Lý Thuyết Các Yếu Tố Đầu Vào


thống, đồng thời, đánh giá mối tương quan giữa các hoạt động của hệ thống với môi trường, tài nguyên, xã hội, bao gồm: sản xuất, năng suất và hiệu quả. Trong đó, hiệu quả kinh tế là tỷ lệ đầu ra/ đầu vào, giá trị các sản phẩm thu được trên đơn vị đầu tư. Đầu ra là giá trị các sản phẩm bán ra cho thị trường, sản phẩm phụ. Đầu vào là chi phí con giống, chi phí thức ăn, chi phí thuốc thú y, chi phí ao hồ/lồng bè, chi phí công lao động, chi phí điện nước, chi phí thuế đất đai, mặt nước hay môi trường, các dịch vụ khác (Nguyễn Quang Linh, 2011).

2.1.3 Lý thuyết các yếu tố đầu vào‌

Trong nông nghiệp có rất nhiều yếu tố tác động đến năng suất cây trồng và vật nuôi. Các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp nói chung và trong nuôi trồng thuỷ hải sản nói riêng có thể bao gồm: vốn, lao động, thức ăn, chi phí cải tạo môi trường, tiến bộ công nghệ.

2.1.3.1 Vốn

Đây là yếu tố đầu vào cực kỳ quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất. Khi có vốn hộ nông dân có khả năng tăng mức đầu tư, mở rộng quy mô, tăng khả năng tận dụng các tốt các cơ hội và tăng hiệu quả kinh tế. Hộ nuôi trồng sử dụng vốn để đầu tư vào lồng, bè, giống, thức ăn, thuốc… đến cuối vụ mới thu hồi được chi phí sản xuất. Vì vậy, đây là điều thường gây khó khăn cho hộ nông dân không có vốn đầu tư. Đặc điểm chung trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong nuôi trồng thuỷ sản nói riêng là có độ rủi ro khá cao do đặc tính thời vụ vì còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Một trận dịch lớn thì nguồn vốn sản xuất chỉ còn lại con số không.

2.1.3.2 Lao động

Lao động nông nghiệp là yếu tố sản xuất đặc biệt tham gia vào quá trình sản xuất không chỉ về số lượng người lao động mà còn cả chất lượng nguồn lao động. Có nhiều lý thuyết khác nhau liên quan đến mối quan hệ giữa năng suất và vốn con người. Trong khi phần lớn nhấn mạnh vai trò tích cực của vốn con người thì có một số lập luận đưa ra vai trò tiêu cực. Vốn vật thể và vốn con người (giáo dục) là yếu tố chính tạo ra sự khác biệt năng suất/hiệu quả kinh tế giữa các quốc gia trong dài


hạn (Hall và Jones, 1999). Một số quốc gia tăng vốn con người bằng cách cung cấp giáo dục và đào tạo. Ngoài ra, con người có được kiến thức thông qua kinh nghiệm và tương tác với người có học thức. Nelson và Phelps (1966) lập luận rằng nguồn nhân lực tăng năng suất thông qua đổi mới và thích ứng của công nghệ. Giáo dục tạo điều kiện và tăng tốc độ bắt kịp và phổ biến các công nghệ. Theo Higon và Sena (2006), sự khác biệt về nguồn nhân lực giữa các vùng khác nhau là lý do cho sự khác biệt năng suất giữa các vùng. Theo kết quả của họ, các công ty nằm gần một khu vực trong đó có lực lượng lao động có học vấn lớn, hưởng lợi nhiều hơn từ lan truyền kiến thức hơn so với những người nằm trong khu vực có lực lượng lao động ít học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Mặt khác, Pritchett (2001) lập luận rằng đầu tư vào vốn con người là một hoạt động lãng phí do ba lý do. Đầu tiên, hệ thống tổ chức hoặc chính phủ trong một quốc gia cản trở nguồn nhân lực. Mức lương thấp, xem xét kỹ năng của họ và những người khác dẫn đến lực lượng lao động được đào tạo có kết quả kém. Lý do thứ hai là nhu cầu thấp của nguồn nhân lực so với nguồn cung nhân lực làm cho lợi ích từ việc giáo dục trở nên thấp. Cuối cùng là chất lượng thấp của hệ thống giáo dục.

2.1.3.3 Thức ăn

Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế nuôi tôm hùm tỉnh Phú Yên - 3

Thức ăn là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong nuôi trồng thủy sản. Thức ăn trong nuôi tôm luôn chiếm chi phí hoạt động rất lớn. Thông qua mô hình 05 (năm) yếu tố ảnh hưởng đến thành công của thức ăn của Tacon (1993): hàm lượng dinh dưỡng và thành phần của thức ăn; các tính chất vật lý và ổn định trong nước của thức ăn; việc vận chuyển và lưu trữ của thức ăn trước khi ăn ở trang trại; phương pháp cho ăn; hệ thống canh tác, mật độ thả giống, quản lý nước và thức ăn tự nhiên sẵn có, Tacon một lần nữa nhấn mạnh vai trò của việc quản lý thức ăn tôm (Tacon, 2013).


2.1.3.4 Môi trường

Môi trường có tác động rất lớn đối với nông nghiệp nói chung và đặc biệt đối với nuôi trồng thủy sản nói riêng. Khi tổng hợp các nghiên cứu trong đánh bắt tôm hùm ở phía Tây Cannada cho thấy sự gia tăng trong số lượng tôm hùm là do sự thay đổi mạnh mẽ của yếu tố môi trường như thay đổi nhiệt độ, khí hậu, tốc độ dòng nước chảy (Pezzack, 1992).

2.1.3.5 Tiến bộ kỹ thuật

Tiến bộ kỹ thuật được xem là một trong những yếu tố giúp gia tăng năng suất và sản lượng trong sản xuất nông nghiệp. Tiến bộ kỹ thuật thể hiện ở ba yếu tố then chốt: thứ nhất, nghiên cứu nông nghiệp phát triển và chọn lựa các giống mới có năng suất cao hơn; thứ hai, việc tăng cường sử dụng phân bón; thứ ba, các hoạt động giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng giống năng suất cao và thực hành nông nghiệp cải tiến (Bruce F.Johnston và John W.Mellor, 1961).

2.2 Phân tích kinh tế trong nông nghiệp‌


2.2.1 Phương pháp hạch toán‌

Đây là phương pháp truyền thống đã có từ lâu và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp. Theo Toni L.Fisher (2012) cho rằng trong thời buổi khó khăn, nông dân phải nhận thức tất cả chi phí. Trong thực tế, người nông dân hiểu làm thế nào để canh tác trên đất của họ nhưng không nhận thức đầy đủ được những chi phí phát sinh. Một phân tích tổng lợi nhuận được thực hiện là điều rất có lợi, mặc dù có thể không tối đa hóa lợi nhuận, hiệu quả cụ thể không được xác định. Bằng cách sử dụng kế toán chi phí trong đó ghi lại các thông tin về chi phí, nông dân có thể thiết lập một mối quan hệ giữa chi phí và các giai đoạn của quá trình nuôi. Khả năng phân loại các chi phí cần thiết để thành công tài chính lâu dài của nông dân. Cuối cùng, nông dân cần phải phân loại chi phí như chi phí cố định và chi phí biến đổi. Nông dân có thể liên kết các chi phí cho các lĩnh vực cụ thể đang được nuôi để xác định lợi nhuận của các lĩnh vực này. Ngoài ra, nông dân có thể xác định


được tầm quan trọng tương đối của mỗi đầu vào và chỉ định một giới hạn chi tiêu cho từng khâu. Bằng cách sử dụng một bảng trình bày, hoặc một trong các tính chất tương tự, một nông dân có thể có dữ liệu đầu vào để dự đoán kết quả của nhiều kịch bản chi phí khác nhau.

2.2.2 Phương pháp hàm sản xuất Tân cổ điển‌


2.2.2.1 Khái niệm hàm sản xuất nông nghiệp

Sản xuất là quá trình chuyển hoá các yếu tố đầu vào thành một hay nhiều yếu tố đầu ra hay còn gọi là sản phẩm của sản xuất hoặc sản lượng đầu ra do số lượng và chất lượng của các yếu tố đầu vào và công nghệ sử dụng quy định. Hàm sản xuất diễn tả mối tương quan phụ thuộc đó. Theo David Begg (2005), hàm sản xuất biểu diễn mối quan hệ kỹ thuật của việc kết hợp các yếu tố đầu vào để sản xuất ra sản lượng đầu ra.

Theo Debertin (1986), nhu cầu nhân tố đầu vào cho quá trình sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào (1) giá của kết quả đầu ra được sản xuất (2) giá của yếu tố đầu vào (3) giá của đầu vào khác thay thế hoặc bổ sung cho đầu vào (4) các tham số của hàm sản xuất mô tả việc chuyển đổi kỹ thuật của các đầu vào thành đầu ra.

Theo Sadoulet và De Janvy (1995) có hai yếu tố xác định phản ứng của người sản xuất. Một là mối quan hệ kỹ thuật tồn tại giữa sự kết hợp đặc biệt của nguyên liệu đầu vào và mức độ kết quả đầu ra; điều này được thể hiện qua các hàm sản xuất. Hai là hành vi của người sản xuất trong việc lựa chọn nguyên liệu đầu vào, đưa ra mức giá thị trường đối với một loại hàng hóa và các yếu tố có thể được giao dịch. Tích hợp của hai yếu tố dẫn đến định nghĩa của lợi nhuận hoặc hàm chi phí, mang đến cho lợi nhuận tối đa hoặc giá tối thiểu mà một người nông dân có thể đạt được. Yếu tố đầu vào của nông dân được phân chia thành yếu tố cố định và yếu tố thay đổi. Vốn được coi là một yếu tố cố định, có tính khả dụng không thể thay đổi trong một khoảng thời gian ngắn, trong khi lao động là một yếu tố biến đổi có thể được mua ở bất kỳ số tiền mong muốn, tại một mức lương nhất định.


Theo Pindyck và Rubinfeld (2001), người sản xuất phải xem xét liệu yếu tố đầu vào có thể thay đổi và nếu có thể trong khoảng thời gian nào. Điều này cần phải phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn khi phân tích sản xuất. Ngắn hạn dùng để chỉ một thời gian trong đó một hoặc nhiều yếu tố sản xuất không thể thay đổi, hay nói cách khác trong ngắn hạn có ít nhất một yếu tố không thể thay đổi, yếu tố đó được gọi là đầu vào cố định. Dài hạn là khoảng thời gian cần thiết để làm cho tất cả các biến đầu vào biến đổi. Không có thời gian cụ thể, chẳng hạn như một năm, để phân chia giữa ngắn hạn và dài hạn. Thay vào đó, người ta phân biệt ngắn hạn và dài hạn trong từng trường hợp cụ thể.

Tóm lại, hàm sản xuất vừa cho biết sản lượng đầu ra từ sự kết hợp các yếu tố đầu vào, vừa cũng cho biết lượng yếu tố đầu vào cần sử dụng để sản xuất được mức sản lượng đầu ra cho trước. Tuy nhiên, do những thay đổi các yếu tố đầu vào trong ngắn hạn và dài hạn khác nhau mà mối quan hệ phụ thuộc giữa các yếu tố đầu vào và sản lượng đầu ra ngắn hạn và dài hạn có những đặc tính riêng. Qua đó hộ nông dân có đủ thời gian để kiểm soát, điều chỉnh loại và lượng đầu vào cần thiết trong sản xuất.

2.2.2.2 Định luật năng suất biên giảm dần

Một trong những vấn đề cơ bản trong kinh tế sản xuất đó là định luật năng suất biên giảm dần. Theo Debertin (1986), với hàm sản xuất việc sử dụng đầu vào tăng, năng suất đầu tiên cũng tăng. Hàm sản xuất có hướng đi lên, tăng dần với tốc độ ngày càng tăng. Sau đó điểm uốn xuất hiện làm cho hàm thay đổi: từ tăng với tốc độ ngày càng tăng đến tăng với tốc độ ngày càng giảm. Điểm uốn đánh dấu sự kết thúc việc tăng lợi nhuận biên và bắt đầu giảm. Cuối cùng hàm đạt tối đa và bắt đầu quay xuống. Lúc này việc tăng sản lượng đầu vào dẫn đến việc giảm tổng sản lượng đầu ra. Điều này xảy ra trong trường hợp người nông dân áp dụng quá nhiều phân bón gây ra bất lợi cho năng suất cây trồng.

Từ đây có thể cho thấy rằng dạng hàm tuyến tính (y = bx) được gán vào cho sản xuất nông nghiệp thì định luật này sẽ không được thỏa. y =bx với b là năng suất


biên của x, khi b >0 thì 1 đơn vị tăng lên của x sẽ sản xuất b đơn vị y, nếu b<0 năng suất sẽ giảm. Theo đó, nếu x tăng lên 1 đơn vị thì năng suất sẽ tăng lên 1 đơn vị, lúc này mức gia tăng trong năng suất là như nhau cho mỗi đơn vị yếu tố đầu vào tăng thêm (Debertin, 1986).

Mối quan hệ giữa năng suất cận biên (MPi) và năng suất trung bình (APi) và sản lượng Y thể hiện như sau:

MPi > APi thì APi tăng dần; MPi > 0 thì Y tăng dần; MPi < APi thì APi giảm dần; MPi < 0 thì Y giảm dần; MPi = APi thì APi cực đại; MPi = 0 thì Y cực đại.

Theo Pindyck và Rubinfeld (2001), định luật năng suất biên giảm dần xuất hiện trong hầu hết các quá trình sản xuất và quy luật này thường áp dụng trong ngắn hạn khi có ít nhất một yếu tố đầu vào là cố định. Quy luật năng suất biên giảm dần mô tả việc giảm năng suất biên nhưng không nhất thiết đó là điều tiêu cực. Quy luật này thường áp dụng đối với kỹ thuật sản xuất nhất định. Ví dụ theo thời gian lao động được tăng lên trong sản xuất nông nghiệp, cải tiến kỹ thuật đang được thực hiện. Những cải tiến có thể bao gồm hạt giống thuốc trừ sâu chống biến đổi gen mạnh mẽ hơn và phân bón có hiệu quả, và thiết bị nông nghiệp tốt hơn. Kết quả là làm cho sản lượng tăng lên mà không hề giảm năng suất biên.

Như vậy, quy luật năng suất biên giảm dần cho thấy hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào biến đổi cao nhất khi năng suất cận biên và năng suất trung bình bằng nhau. Hiệu quả sử dụng yếu tố đầu vào biến đổi vẫn còn khi năng suất cận biên dương và sản lượng sẽ đạt tối đa khi năng suất cận biên bằng 0. Những cải tiến là rất quan trọng để giúp năng suất đạt cao hơn và hạn chế được quy luật năng suất biên giảm dần.


2.2.2.3 Hàm sản xuất Cobb-Douglas

Các hàm sản xuất trước năm 1928 đơn thuần chỉ thể hiện quan hệ kỹ thuật giữa các yếu tố đầu vào và năng suất, chưa thể hiện yếu tố kinh tế. Năm 1928 thì


Cobb và Douglas đã đưa ra hàm sản xuất thể hiện các vấn đề cơ bản trong lý thuyết sản xuất. Theo Debertin (1986), hàm sản xuất Cobb-Douglas nguyên thuỷ có dạng:

Y= A.Kα.L1-α (A: là hằng số ; α: là hệ số co giãn của sản lượng theo vốn (K))

Dạng hàm này thể hiện đặc điểm đồng nhất với các yếu tố đầu vào và phù hợp với nền kinh tế lúc bấy giờ, đó là nhấn mạnh hàm sản xuất của xã hội có hiệu quả không đổi theo quy mô. Bên cạnh đó, hàm này còn dễ dàng chuyển thành logarit cơ số 10 hay logarit cơ số e.

Sau đó, Cobb – Douglas phát hiện rằng trong quá trình sản xuất tại các nông trại cá nhân, việc giải thích một vài tham số đã thay đổi. Vốn và lao động đại diện cho hai biến đầu vào dưới sự kiểm soát của người quản lý. Công nghệ có thể tác động vào độ lớn α, lúc này tham số α và 1-α có thể có tổng nhỏ hơn1, hàm Cobb – Douglas có dạng sau:

Y= A.Kα.L1-β (A: là hằng số ; α: là hệ số co giãn của sản lượng theo vốn (K)

; β: là hệ số co giãn của sản lượng theo lao động (L)).


Ngoài Cobb Douglas, vào những thập niên 1950 -1970 các nhà kinh tế nông nghiệp đã sử dụng đa dạng các dạng hàm số khác để sát với thực tế hơn. Các hàm Cobb – Douglas khác thường có nhiều hơn 2 biến số. Đồng thời, các dạng hàm này đã khắc phục được nhược điểm không mô tả được hết 03 giai đoạn sản xuất của hàm Cobb –Douglas.


2.2.2.4 Lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mô

Theo Debertin (1986), nếu quy mô trang trại tăng thì mỗi đầu vào cũng phải tăng tương ứng bao gồm các đầu vào được xem là cố định cũng như là đầu vào biến đổi. Tính kinh tế theo quy mô hoặc tính phi kinh tế theo quy mô đề cập đến những gì xảy ra khi tất cả các yếu tố đầu vào tăng lên tương ứng. Đối với tính kinh tế theo quy mô hoặc phi kinh tế theo quy mô, tất cả những gì cần thiết là sự thay đổi mức


sản lượng. Giả sử tất cả các đầu vào tăng lên gấp đôi nếu sản lượng tăng hơn gấp đôi thì tồn tại tính kinh tế theo quy mô.

Phân tích hàm sản xuất Cobb – Douglas sẽ thấy rõ điều này, ban đầu Y1=A.Kα.Lβ, nếu tăng K và L lên hai lần khi đó:

Y2 = A. (2K) α. (2L)β = A. 2(α+β). Kα.Lβ = 2(α+β). Y1

- Nếu α+β =1 thì Y2 = 2Y1, hàm sản xuất thể hiện hiệu suất không đổi theo quy mô.

- Nếu α+β >1 thì Y2 > 2Y1, hàm sản xuất thể hiện hiệu suất tăng dần theo quy mô - tính kinh tế của quy mô.

- Nếu α+β <1 thì Y2 < 2Y1, hàm sản xuất thể hiện hiệu suất giảm dần theo quy mô - tính phi kinh tế của quy mô.

Theo David Begg và cộng sự (2005), một doanh nghiệp sản xuất trong dài hạn khi mở rộng quy mô nhằm tăng sản lượng sản xuất, chi phí trung bình một sản phẩm sẽ giảm theo mức chi phí biên sản phẩm sau thấp hơn sản phẩm trước (tính kinh tế theo quy mô). Khi sản lượng đạt đến một mức nào đó, khi sản lượng tăng thì chi phí trung bình dài dạn không đổi, sản lượng tăng tiếp sẽ dẫn đến sản lượng và chi phí trung bình đều tăng (tính phi kinh tế theo quy mô). Có 06 nguyên nhân dẫn đến tính kinh tế theo quy mô: Thứ nhất, do tính không thể chia nhỏ được trong quá trình sản xuất thể hiện bằng việc khi mới kinh doanh nhà sản xuất phải chịu khoản chi phí cố định (chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi) rất lớn như chi phí nhà xưởng, chi phí mua sắm thiết bị, máy móc, nhân sự ban đầu để phục vụ cho sản xuất. Thứ hai, do tính chuyên môn hóa: khi mở rộng sản xuất quy trình sản xuất được chia nhỏ nên một người tập trung chuyên môn vào một công việc nên năng suất lao động sẽ tăng, làm cho chi phí trung bình giảm. Thứ ba, yếu tố công nghệ: khi mức độ chuyên môn hóa càng sâu thì càng khuyến khích tăng kỹ thuật, công nghệ làm cho năng suất cao hơn. Thứ tư, khi mở rộng sản xuất nhà sản xuất có thể được hưởng khoản chiết khấu do mua nguyên vật liệu, phụ tùng với khối lượng lớn góp phần làm giảm chi phí. Thứ năm, việc sử dụng lực lượng bán hàng lớn hơn và

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 27/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí