Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế nuôi tôm hùm tỉnh Phú Yên - 13


Thu hoạch lần 2:


- Sản lượng:…………………………………………………….(kg)

- Đơn giá:………………………………………………(đồng/kg)

- Thành tiền:…………………………………………………..(đồng)

PHẦN 3: THÔNG TIN KHÁC


Q27) Nắm bắt học hỏi kinh nghiệm kỹ thuật nuôi tôm hùm từ những nguồn nào?

1. Tự học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. 5. Phát thanh, truyền hình.


2. Cán bộ nông nghiệp. 6. Báo chí, internet.


3. Các đoàn thể, tổ chức 7. Nguồn khác.


4. Bạn bè, nông dân trong khu vực.


Q28) Tham gia các lớp tập huấn do cán bộ khuyến nông, tổ chức hay không?


1. Có (số lần được tham gia lấp tập huấn:……lần/năm) 2. Không.


Nếu Có trả lời các câu tiếp theo Q29, Q30, Q31, Q32


Q29) Mức độ tham gia các lớp tập huấn về nuôi tôm hùm?


1. Hàng tuần. 2. Hàng tháng. 3. Hàng quý. 4. Hàng năm.


Q30) Hình thức truyền đạt và thông tin nào được các tổ chức tập huấn hướng dẫn?

1. Hội thảo, huấn luyện. 4. Khuyến cáo giống mới.


2. Tiếp xúc tại nhà. 5. Khuyến cáo kỹ năng quản lý.


3. Các vấn đề về bệnh tôm. 6. Khuyến cáo quy trình kỹ thuật.


Q31) Các thông tin tập huấn có ích trong nuôi tôm hùm của hộ?


1. Có ích. 2. Bình thường. 3. Không có ích.


Q32) Mức độ vận dụng các kỹ thuật tập huấn trong nuôi tôm hùm của hộ?


1. Vận dụng nhiều. 2. Bình thường. 3. Không vận dụng.


Q33) Những khó khăn trong nuôi tôm hùm mà hộ mình thường hay mắc phải?


1. Giá cả không ổn định. 5. Chính sách nông nghiệp không phù

hợp.


2. Thiếu vốn. 6. Thiếu thông tin thị trường.


3. Thiếu lao động. 7. Thiếu kiến thức kỹ thuật.


4. Thị trường tiêu thụ. 8. Nguồn nước ngày càng ô nhiễm 9. Khác:…………………………………………………………

Q34) Ai là người tiêu thụ sản phẩm của hộ mình?


1. Bán cho thương lái……….%


2. Bán cho công ty………….%


3. Tự bán ở chợ………………% 4. Khác:………………………%


Q35) Hộ mình cần hỗ trợ gì để nuôi tôm đạt hiệu quả hơn?


1. Giá.


2. Vốn.


3. Tập huấn kỹ thuật


4. Thị trường tiêu thụ.


5. Chính sách nông nghiệp


6. Khác:………………………………………………………….


Xin cám ơn Ông (Bà).



Phụ lục 4.1

Quy định về nuôi tôm hùm


(Ban hành kèm theo quyết định số 2383/QĐ-BNN-NTTS ngày 06 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều I. Mục đích, đối tương, phạm vi áp dụng

1. Mục đích: Hướng dẫn người nuôi tôm hùm về điều kiện kỷ thuật, môi trường nuôi phù hợp,đảm bảo bền vững.

2. Đối tượng, phạm vi áp dụng: Các tổ chức, cá nhân nuôi tôm hùm trên vùng biển Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Tôm hậu ấu trùng (tôm trắng) là tôm mới trải qua thời kỳ ấu trùng Peurulus, chiều dài: 1-2 cm; khối lượng: 0,2 - 0,5g/con.

2. Tôm giống nhỏ (tôm bọ cạp) là tôm có chiều dài 4-6cm, khối lượng 2- 5g/con.

3. Tôm giống lớn là tôm có khối lượng>10g/con được dùng là giống nuôi tôm thương phẩm.

Điều 3: Địa điểm nuôi

1. Phải nằm trong vùng quy hoạch, cần xa khu dân cư, khu công nghiệp, khu nuôi thủy sản khác, bến cảng, chợ cá.

2. Các yếu tố môi trường nước thích hợp bao gồm nhiệt độ: 24-31oC; pH:7,5- 8,5; Độ muối S%o:30-35; Hàm lượng O2 hòa tan (DO):6,2-7,2mg/lít; BOD:<10mgO2/lit; NH3-N:<0,25ppm; H2S:<0,02ppm.

3. Mực nước sâu tối thiểu khi thủy triều thấp là 4m (đối với nuôi lồng găm); 6m (đối với nuôi lồng chìm) và 8m (đối với nuôi lồng nổi).


CHƯƠNG II

QUY ĐỊNH CƠ SỞ VẬT CHẤT, KỸ THUẬT NUÔI TÔM HÙM

Điều 4: Cơ sở vật chất nuôi tôm hùm

1. Lồng nuôi phải bảo đảm chắc chắn và dễ dàng làm vệ sinh, phù hợp với hình thức nuôi (phụ lục I).

2. Mật độ lồng nuôi 30-60 lồng/ha mặt nước; khoảng cách giữa các cụm lồng nuôi của các hộ cách nhau tối thiểu 50m.

3. Nhà làm việc phải bảo đảm chắc chắn, đủ điều kiện sinh hoạt và có nơi chứa dụng cụ để bảo quản thức ăn tươi sống, thuốc thú y, hóa chất.

4. Dụng cụ và thiết bị hỗ trợ

Các dụng cụ và thiết bị hỗ trợ cho nuôi tôm hùm gồm có: thuyền, thùng bảo ôn, thùng đựng thuốc thú y, hóa chất, bộ đồ lặn, máy nén khí, máy giặt lưới. Các dụng cụ và thiết bị hỗ trợ phải bảo đãm sử dụng tốt, an toàn , không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động.

Điều 5. Chất lượng tôm hùm giống, vận chuyển, thả nuôi

1.Tôm thả nuôi cần bảo đảm chất lượng giống, cùng kích cở cùng loài (Phụ

lục II).


2. Tôm giống phải được vận chuyển, thả nuôi đúng kỷ thuật (Phụ lục III).

3. Trước khi thả nuôi tôm phải được tắm fomol, nồng độ 100-200 ppm trong

30 phút.

4. Mật độ thả nuôi được quy định tại mục 2, (phụ lục III)


Điều 6: Thức ăn nuôi tôm

Thức ăn nuôi tôm phải là thức ăn có chất lượng tốt, sạch (có thể khử trùng, hấp chín hoặc là thức ăn công nghiệp). Thức ăn công nghiệp phải còn thời hạn sử dụng, có mùi đặc trưng, không bị nắm mốc.

Điều 7: Quản lý, chăm sóc

1. Tôm được cho ăn theo đúng yêu cầu kỹ thuật đối với từng giai đoạn (Phụ lục IV).


2. Lượng thức ăn hàng ngày phải đúng khối lượng, khả năng bắt mồi của tôm, tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường; nếu thừa phải vớt ngay.

3. Vớt vỏ tôm lột, thường xuyên phân cỡ tôm để nuôi những con cùng cỡ trong cùng một lồng.

4. Hàng ngày vệ sinh lồng nuôi để hạn chế rong rêu, tạo sự lưu thong nước, giảm thiểu ô nhiễm.

Điều 8: Vệ sinh phòng bệnh

1. Khử trùng lồng trước khi nuôi.

2. Đối với những lồng nuôi đặt sát nền đáy (Lồng găm, lồng chìm, sau mỗi đợt sản xuất hoặc khi thay lồng nên duy chuyển lồng nuôi đến vùng nuôi mới có điều kiện môi trường tương tự hoặc để trống nền đáy từ 3-6 tháng, dọn chất thải rắn.

3. Khi dịch bệnh phát sinh phải thong báo tình hình dịch bệnh cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y để có biện pháp xử lý kịp thời.

4. Không sử dụng thộc, hóa chất trong danh mục bị cấm

5. Ghi chép theo dõi sản xuất, tình hình dịch bệnh; lưu trữ tài liệu để sử dụng khi cần thiết.

Điều 9: Nhân lực và an toàn lao động

1. Người lao động phải có sức khỏe lao động, được tập huấn về kỷ thuật nuôi tôm hùm, kiến thức bảo vệ môi trường biển và an toàn lao động trên biển.

2. Chủ cơ sở nuôi phải thường xuyên kiểm tra nhắc nhở người lao động thực hiện nội quy an toàn lao động. Khi nuôi lồng nổi phải đủ phương tiện cứu sinh như quy định đối với tàu cá tại khoản 3, điều 13 Luật Thủy sản.

PHỤ LỤC

(Kèm theo quyết định số 2383/QĐ-BNN-NTTS ngày 06 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông ngiệp và Phát triện nông thôn)



1.Lồng chìm

PHỤ LỤC I LỒNG NUÔI TÔM HÙM


1.1 Lồng ương tôm giống

Khung lồng làm bằng sắt φ= 8-12mm được hàn thành khung hình chữ nhật hay hình vuông, có đủ độ cứng và chắc chắn.

Lồng nuôi có các cỡ: (0,7m x 0,8m x 0,8m); (1mx1mx1m); (1,5x1,5x1m); (2mx2mx1,2m). Khung lồng bằng sắt được sơn chống rỉ.

Lưới bọc lồng có kích thước mắt lưới 2a=0,5cm đối với nuôi tôm hậu ấu trùng (tôm trắng) hoặc 2a=1cm đối với nuôi tôm giống nhỏ (tôm bọ cạp). Có thể có một lớp lưới có kích thước mắt lưới lớn hơn bao thêm ở bên ngoài.

Chính giữa lồng, mặt trên buộc một ống nhựa dài 1,5-2m, có đường kính 10- 12cm để đưa thức ăn cho tôm.

1.2 Lồng nuôi tôm thương phẩm

Khung lồng làm bằng sắt, φ= 12-14mm được hàn thành khung hình chữ nhật hay hình vuông, có đủ độ cứng và chắc chắn. Góc lồng thường được hàn thêm miếng đệm hình tam giác vuông cân.

Lồng nuôi có các cỡ: (3mx3mx1,5m); (2mx3mx1,2m); (3mx2,5mx1,2m). Khung lồng bằng sắt thường được sơn chống rỉ, quét hắc in, quấn thêm một lớp nilon để chống rỉ.

Lưới bọc lồng có kích thước mắt lưới 2a=3-4cm. Chính giữa lồng, mặt trên buộc một ống nhựa dài 1,5-2m, có đường kính 10-12cm để đưa thức ăn cho tôm.

2. Lồng găm

Khung lồng làm bằng gỗ (ké, bạch đàn, keo lá chàm). Lồng nuôi có các cỡ: (4mx5mx5m); (5mx5mx5m); (6mx6mx5m). Các cọc trụ có φ= 10-15cm, dài 4- 10m, được quét hắc ín, vạt một đầu đóng sâu xuống đất, cách nhau 2m. Dùng một số cây có đường kính nhỏ hơn để làm sườn, sao cho lồng chắc chắn.

Lưới lồng có kích thước phù hợp với kích cỡ tôm nuôi.


3. Lồng nổi

Là lồng được làm bằng lưới có hình khối hộp vuông hoặc hình chữ nhật được treo dưới bè nuôi. Kích thước mắt lưới phù hợp với nuôi tôm giống hay nuôi tôm thương phẩm: (4mx4mx6m).


PHỤ LỤC II

CHẤT LƯỢNG TÔM HÙM GIỐNG

Bảng 1: Chất lượng tôm hùm giống



Tôm hậu ấu trùng

(Tôm trắng)

Tôm giống

(Tôm bọ cạp)

Tôm giống lớn

Chiều dài giáp đầu ngực

7-9mm

15-20mm


Chiều dài toàn than (cm)

1-2

3-5


Khối lượng (g/con)

0,2-0,5

4-6

>10

vỏ

Sáng bóng

Sáng bóng

Sáng bóng

Phần phụ (râu, phần phụ ngực, bụng)

Còn nguyên vẹn

Còn nguyên vẹn

Còn nguyên vẹn

Trạng thái

Nhanh nhẹn

Nhanh nhẹn

Nhanh nhẹn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế nuôi tôm hùm tỉnh Phú Yên - 13

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 27/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí