Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế nuôi tôm hùm tỉnh Phú Yên - 15


5.4 Phòng, trị bệnh: Thực hiện biện pháp phòng bệnh tổng hợp; San thưa mật độ nuôi; sử dụng Doxycyline 5-7gram/kg thức ăn tùy theo kích cở tôm nuôi, cho ăn liên tục 5-7 ngày.

6. Bệnh đóng sum/hà

6.1 Loài tôm nhiễm

Tất cả các loài tôm hùm nuôi đều có thể mắc bệnh này

6.2 Dấu hiệu bệnh lý

Nhìn bề ngoài thấy Sum/hà bám ở phần giáp ngực, ức ngực; Tôm bị bệnh này khó lột xác và chậm lớn; Bệnh chỉ xảy ra ở giai đoạn tôm trưởng thành và có thể gây chết rãi rác ở tôm hùm nuôi.

6.3 Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh có thể do: Môi trường vùng nuôi có chất lượng nước kém; Công tác vệ sinh lồng/bè nuôi ít được chú trọng; Tôm suy dinh dưỡng, chậm lột xác.

6.4 Phòng, trị bệnh: Cải tiến môi trường vùng nuôi; Vệ sinh lồng/bè nuôi thường xuyên; Bảo đảm chất lượng và số lượng thức ăn hợp lý cho tôm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

7. Hội chứng “mang cục nhầy”

7.1 Loài tôm nhiễm: Hội chứng “mang cục nhầy” thường gặp ở tôm Hùm Bông, tôm Hùm Đá nuôi lồng. Tuy nhiên ở các loài tôm Hùm nuôi khác cũng có thể mắc bệnh này.

Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế nuôi tôm hùm tỉnh Phú Yên - 15

7.2 Dấu hiệu bệnh lý: Phần ức ngực (giữa 3 đôi chân bò sau cùng) có “cục nhầy” màu trắng đục, tôm “ngứa ngáy” và liên tục “Cào xé” làm lở loét vùng ức ngực, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập.

7.3 Nguyên nhân gây bệnh:

Do quá trình giao phối của tôm tạo nên. “Cục nhầy” cứng lại, gần giống như ma-tit. Đó chính là sản phẩm sinh dục (túi tinh) của tôm hùm đực phóng ra trong quá trình giao phối. Nó được gắn chặc vào ức ngực giữa 3 đôi chân bò sau cùng. Đây chính là kết quả của quá trình thích nghi của loài để tránh những vật ăn mồi ở vùng nông cạn, và cũng là để tăng khả năng bảo vệ, duy trì sự tồn tại của giống nòi.

7.4 Phòng, trị bệnh


Hội chứng mang “cục nhầy” là một hiện tượng sinh lý bình thường của tôm Hùm khi đến giai đoạn thành thục sinh dục. Vì vậy để hạn chế tôm chết do hội chứng này gây ra cần phải: Thả tôm với mật độ thích hợp trong giai đoạn phát dục thành thục; Nuôi tôm với tỉ lệ tôm đực, tôm cái thích hợp trong một lồng nuôi ở giai đoạn tôm phát dục thành thục. Không nên tách tôm đực và tôm cái riêng lẽ, bởi việc làm này cũng chưa giải quyết một cách triệt để hiện tượng mang “cục nhầy” mà còn làm mất đi một lượng trứng ở tôm cái không được thụ tinh để thải ra môi trường tự nhiên nhằm bổ sung nguồn con giống; Loại bỏ trực tiếp “cục nhầy” bằng biện pháp cơ học thông thường.

8. Hội chứng tôm dính vỏ

8.1 Loài tôm nhiễm: Hội chứng tôm lột xác nhưng còn “dính vỏ” ở phần đầu bắt gặp ở tất cả các loài tôm hùm nuôi.

8.2 Dấu hiệu bệnh lý: Phần vỏ thân và vỏ giáp đầu ngực không lọt ra được cơ thể tôm khi tôm tiến hành lột xác; dấu hiệu này xảy ra ở các giai đoạn tôm nuôi nhưng thường gặp ở giai đoạn tôm con và có thể gây chết tôm nuôi từ rải rác đến hàng loạt.

8.3 Nguyên nhân: Do sức đề kháng tôm yếu hay do quá trình vận chuyển, thao tác đánh bắt làm ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, đặc biệt khi quá trình nuôi dưỡng không cung cấp đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho tôm. Vì vậy quá trình lột xác không thực hiện được khi tôm đến chu kỳ lột xác.

8.4 Phòng, trị bệnh: Cần áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp; đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho tôm trong khẩu phần thức ăn hàng ngày; Tránh vận chuyển, phân cỡ tôm vào thời điểm tôm chuẩn bị lột xác.


Phụ lục 4.3


Trích Công văn số 1648/TY-TS ngày 24/09/2014 về việc hướng dẫn phòng, chống bệnh sữa trên tôm hùm nuôi


Bệnh sữa gây thiệt hại lớn nhất cho nghề nuôi tôm hùm ở các tỉnh Nam Trung bộ hiện nay. Tôm mắc bệnh bị chết rải rác hoặc chết hàng loạt, tỷ lệ chết có thể lên đến hơn 70%. Theo báo cáo của các địa phương từ năm 2011 đến nay bệnh sữa đã gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho người nuôi tôm hùm. Để hạn chế dịch bệnh này có hiệu quả, Cục Thú y hướng dẫn các biện pháp phòng, chống như sau:

1. Một số đặc điểm của bệnh sữa trên tôm hùm


- Tên bệnh : Bệnh sữa trên tôm hùm; tên địa phương bệnh tôm sữa, bệnh đục thân; tên tiếng Anh Milky hemolymph disease of spiny lobsters.

- Tác nhân gây bệnh : Do vi khuẩn ký sinh nội bào giống như Rickettsia

(Rickettsia like bacteria – RLB) gây ra.


- Đặc điểm dịch tễ:


+ Loài cảm nhiễm Các loài tôm hùm được nuôi ở khu vực Nam Trung Bộ thuộc họ tôm hùm gai Palinuridae, Giống Panulirus gồm một số loài: tôm hùm bông (Panulirus ornatus), tôm hùm đá (P.homarus), tôm hùm tre (P.polyphagus).

+ Mùa xuất hiện bệnh: bệnh thường xuất hiện bắt đầu từ tháng 4, bùng phát vào giữa mùa mưa (tháng 9 - 10).

+ Đường lây truyền theo chiều ngang: từ thức ăn bị ôi thiu, có mang mầm bệnh; từ tôm bị bệnh lây truyền sang tôm khỏe trong cùng một lồng hoặc gián tiếp qua môi trường nhiễm bệnh; từ lồng, bè có tôm bệnh sang lồng, bè khác trong vùng nuôi.

- Đặc điểm bệnh lý:


+ Tôm bệnh hoạt động kém, ít phản ứng với những tác động xung qua


+ Giảm ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn.


+ Sau 3-5 ngày bị nhiễm bệnh, các đốt ở phần bụng của tôm chuyển từ “trắng trong” sang “trắng đục”.

+ Mô cơ ở phần bụng chuyển sang màu trắng đục hay vàng đục, nhão, có mùi hôi.


+ Dịch tiết của cơ thể (bao gồm cả máu) có màu trắng đục như sữa, số lượng tế bào máu giảm nhiều so với tôm bình thường, máu khó đông.

+ Gan tụy chuyển màu nhợt nhạt và có trường hợp bị hoại tử.


+ Ở mô liên kết gan tụy và trong máu tôm bị bệnh có từng đám dày đặc vi khuẩn ký sinh nội bào giống như Rickettsia.

+ Tôm chết sau khoảng thời gian trung bình 9–12 ngày kể khi nhiễm tác nhân gây bệnh.

2. Chuẩn đoán bệnh


- Dựa vào các dấu hiệu bệnh lý đặc trưng của tôm bệnh.


- Chẩn đoán nhanh bằng phương pháp nhuộm mẫu tươi:


+ Dùng xi lanh 1ml thu 0,1 – 0,2 ml máu từ tim của tôm bằng cách chọc mũi kim qua gốc của chân ngực số 5.

+ Nhỏ mẫu máu tôm thu được lên lam kính rồi dàn mỏng bằng lamen.


+ Để khô mẫu tự nhiên, hoặc hơ nhẹ lam kính lên ngọn lửa đèn cồn.


+ Cố định mẫu bằng cách nhúng lam kính 2 lần vào dung dịch methanol.


+ Nhuộm mẫu bằng dung dịch Giemsa trong 10 phút.


+ Rửa mẫu bằng dung dịch đệm Sorensen (pH = 6,8) trong 3-5 phút.


+ Quan sát mẫu đã nhuộm bằng kính hiển vi với độ phóng đại 400-1000x để phát hiện vi khuẩn giống như Rickettsia dạng hình que cong trong mẫu.

- Phương pháp mô bệnh học:


+ Trên mẫu tôm còn s ng tiến hành giải phẫu để thu các mô đích Gan tụy, mang, dạ dày.


+ Cố định trong Davidson với tỷ lệ thể tích 1/10, nếu khi mô lớn cần tiêm thuốc cố định vào trước khi ngâm trong thuốc cố định.

+ Giữ trong dung dịch cố định từ 36 - 48 giờ, bảo quản trong cồn 70%.


+ Sau đó tiến hành cắt mẫu và nhuộm bằng Haematoxylin và Eosin theo phương pháp của tác giả Lightner (1996).

+ Quan sát mẫu đã nhuộm bằng kính hiển vi với độ phóng đại 400-1000x để phát hiện vi khuẩn tựa Rickettsia (RLB ) dạng hình que cong trong mẫu.

- Phương pháp sinh học phân tử - PCR: Bệnh sữa trên tôm hùm có thể chẩn đoán bằng phương pháp sinh học phân tử (tham khảo quy trình của tác giả Lightner, 2008 và của Tổ chức Thú y thế giới – OIE).

3. Phòng chống dịch bệnh :


Thực hiện theo Thông tư số 17/2014/ -BNNPTNT ngày 20/6/2014 của Bộ ông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong đó, lưu ý một số nội dung sau:

a) Địa điểm nuôi


- Chỉ nuôi trong vùng qui hoạch của địa phương.


- Cách xa các cửa sông để tránh nước ngọt từ sông đổ ra trong mùa mưa làm giảm độ mặn gây sốc hoặc có thể nước sông bị ô nhiễm, có các chất độc hại.

- Đặt lồng nuôi tôm ở nơi có độ sâu tối thiểu khi triều thấp là 4m (đối với nuôi lồng găm) hoặc từ 4 - 8m (đối với nuôi lồng nổi).

- Khoảng cách giữa các lồng nuôi tôm trong cùng một bè phải đảm bảo tối thiểu 01 (một) mét; khoảng cách giữa các bè nuôi tôm phải đảm bảo tối thiểu 50 (năm mươi) mét.

b) Con giống


- Lựa chọn tôm hùm giống đạt chất lượng tốt, khỏe mạnh; thời gian lưu giữ tôm giống từ thời điểm kết thúc khai thác ở biển đến thời điểm thả ương nuôi không quá


48 (bốn mươi tám) giờ.


- Khi thả giống cần đảm bảo các điều kiện để tôm giống thích nghi với môi trường nước mới, không bị sốc nhiệt độ, độ mặn.

c) Phòng bệnh


- Thức ăn tươi, được bảo quản tốt, được sát trùng (có thể ngâm thuốc tím nồng độ 3

– 5 mg/l) trước khi cho tôm ăn.


- Bổ sung premix (các loại vitamin trong đó có vitamin C, axit amin, khoáng chất), men tiêu hóa, trộn vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm.

- Thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe tôm, loại bỏ cá thể yếu, vỏ lột xác và thức ăn dư thừa sau 2 đến 3 giờ cho ăn để hạn chế nguy cơ lây lan mầm bệnh, làm ô nhiễm cục bộ nền đáy và điều chỉnh lượng thức ăn vừa đủ. Định kỳ vệ sinh lồng nuôi tránh bị rong rêu bám làm bít lỗ lưới.

- Không di chuyển lồng bè từ vùng nuôi có tôm bệnh sang vùng nuôi chưa xuất hiện bệnh nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh.

- Trong quá trình thao tác đánh bắt, phân cỡ đàn tôm cần nhẹ nhàng, tránh xây xát cho tôm. Nếu để tôm bị tổn thương, các vi sinh vật gây bệnh sẵn có trong môi trường dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua các vùng tổn thương này.

4. Điều trị bệnh


Nguyên tắc điều trị: Chỉ điều trị tôm hùm bị bệnh nhẹ, khi dịch bệnh mới xuất hiện để hạn chế lây lan.

5. Tổ chức thực hiện


Chi cục Thú y, Chi cục Thủy sản/Nuôi trồng thủy sản các tỉnh có ương, nuôi tôm hùm tổ chức hướng dẫn cho cán bộ thú y cơ sở, người nuôi tôm hùm áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh sữa; đồng thời xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình giám sát chủ động.

Cơ quan Thú y vùng theo dõi, đôn đốc các địa phương trong phạm vi triển khai thực


hiện.


Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Cục Thú y để kịp thời xử lý./.



Phụ lục 5.1 Thống kê mô tả về thông tin chung của các hộ nuôi tôm hùm


Phụ lục 5 2 Quy mô số lồng nuôi 1


Phụ lục 5 2 Quy mô số lồng nuôi 2


Phụ lục 5 2 Quy mô số lồng nuôi 3


Phụ lục 5 2 Quy mô số lồng nuôi 4


Phụ lục 5 2 Quy mô số lồng nuôi 5


Phụ lục 5.2 Quy mô số lồng nuôi


Về thông tin chung của các hộ nuôi tôm hùm Phụ lục 5 2 Quy mô số lồng nuôi 6

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 27/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí