Tình Hình Sử Dụng Tiền Đền Bù Của Các Hộ Điều Tra


Tỷ lệ (%) 70


60


50


40


30


20


10


0

Trước THĐ Sau THĐ Trước THĐ Sau THĐ Trước THĐ Sau THĐ Nhóm hộ Hộ có DT thu hồi <50% Hộ có DT thu hồi >=50% Nhóm hộ 2


Thu từ NN Thu từ KD, DV Thu từ lương LĐ Nguồn thu khác


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên - 13


Biểu đồ 2.8: Cơ cấu thu nhập bình quân của hộ

Đối với nhóm hộ có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi dưới 50% thì theo kết quả điều tra 30 hộ cho thấy, nhìn chung sau thu hồi đất thu nhập từ nông nghiệp giảm, tuy nhiên do diện tích đất thu hồi nhỏ nên sự ảnh hưởng không lớn lắm, chính vì vậy một số hộ sau khi nhận được tiền đền bù đã tập trung vào đầu tư chăn nuôi và kinh doanh dịch vụ, do vậy mặc dù thu nhập từ nông nghiệp giảm song thu nhập từ chăn nuôi và các lĩnh vực khác tăng lên hơn trước nhưng không đáng kể, cụ thể trước thu hồi đất thu nhập bình quân là 40,57 triệu đồng/hộ, sau thu hồi đất là 48,82 triệu đồng/hộ. Bên cạnh đó, thu nhập từ nông nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao là 40,21% tổng thu nhập so với trước thu hồi đất là 49,59% thì tỷ lệ này giảm 9,38%. Điều này chứng tỏ đối với các hộ thuộc nhóm này nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu thu nhập của họ, song thu nhập từ nông nghiệp sau thu hồi đất lại chủ yếu là chăn nuôi, chiếm tới 73,61%, tăng lên


7,85% so với trước thu hồi, qua kết quả điều tra ta còn thấy thu nhập bình quân của các hộ từ sản xuất kinh doanh cũng tăng từ 16,98% trước thu hồi đất lên 19,58% sau thu hồi đất. Đặc biệt thu nhập từ lương lao động của các hộ từ nhóm này ngày càng chiếm ưu thế hơn các ngành khác sau thu hồi đất với 35,29% tổng thu nhập.

Đối với nhóm hộ bị thu hồi trên 50% diện tích đất nông nghiệp thì tổng thu nhập lại giảm hơn so với trước thu hồi, đặc biệt thu nhập từ ngành nông nghiệp giảm mạnh chỉ còn 38,70%, trong khi trước thu hồi đất tỷ lệ này là 52,45%. Hơn nữa, cũng như các nhóm khác thu nhập của ngành nông nghiệp cũng chủ yếu là chăn nuôi chiếm tới 83,70%. Điều này chứng tỏ, diện tích canh tác bị thu hẹp các hộ đã chuyển sang tập trung sản xuất chăn nuôi để tạo thu nhập cho gia đình. Ngoài ra, ở nhóm này thu nhập từ kinh doanh cũng tăng lên đáng kể, chiếm 27,19% trong khi trước thu hồi tỷ lệ này là 19,19%. Có thể nói lương lao động là một trong những nguồn thu nhập chính của hộ sau thu hồi đất vì nó chiếm tới 30,68% trong khi trước thu hồi tỷ lệ này chỉ chiếm 23,51%. Điều này chứng tỏ sau khi bị thu hồi đất phần lớn lao động do bị hạn chế về trình độ nên khó tìm được việc làm ổn định, do vậy chủ yếu các hộ chuyển sang làm thuê những công việc tạm thời như phụ hồ, gánh vác thuê… để tạo thu nhập cho gia đình.

Đối với nhóm hộ 2, sau khi thu hồi đất cơ cấu thu nhập của các hộ cũng có nhiều thay đổi, theo kết quả điều tra 20 hộ trên địa bàn ta thấy: sau khi bị thu hồi diện tích đất tổng hợp khá lớn thì tổng thu nhập bình quân của các hộ giảm mạnh từ 60,17 triệu đồng xuống còn 51,23 triệu. Tuy nhiên, ở nhóm này thu nhập phần lớn vẫn tập trung vào ngành nông nghiệp chiếm tới 43,55%, trong đó chủ yếu là thu nhập từ chăn nuôi chiếm tới 86,96%.

Qua đây ta có thể thấy được một thực tế là hầu như các hộ sau khi thu hồi đất đều tập trung vào phát triển chăn nuôi, tuy nhiên đây là một ngành


chịu rất nhiều rủi ro, chính vì vậy đây không phải là giải pháp tối ưu để ổn định thu nhập và cuộc sống của các hộ sau thu hồi đất được. Hơn nữa, sau khi bị thu hồi đất đa số các lao động vừa làm nông nghiệp vừa đi làm thuê và nhiều công việc khác để tăng thêm thu nhập do đó thu nhập từ công việc khác và làm thuê chiếm 45,38% tổng thu nhập sau thu hồi đất.

Như vậy, qua phân tích kết quả điều tra ta có thể thấy được rò cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ có xu hướng giảm dần thu nhập nông nghiệp, tăng dần thu nhập từ các ngành nghề khác. Song nhìn chung đại đa số sau thu hồi đất thu nhập của các hộ đều giảm, điều này chứng tỏ vai trò của đất đai đối với đời sống của người dân rất quan trọng. Vì vậy, để đảm bảo cuộc sống lâu dài cho người dân thì vấn đề đặt ra ở đây phải có giải pháp can thiệp làm sao để tạo việc làm và thu nhập ổn định cho họ sau khi mất đất.

b, Sự tác động của việc thu hồi đất đến thu nhập của các hộ điều tra

Sau khi phân tích bảng 2.11 ta có thể hiểu được phần nào tác động của quá trình thu hồi đất đến đời sống của các hộ, song để hiểu sâu hơn về sự tác động này ta đi nghiên cứu bảng 2.12.

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy đa số các hộ sau thu hồi đất có thu nhập giảm, mặc dù nhóm hộ có diện tích thu hồi dưới 50% đất nông nghiệp khi xét bình quân các hộ thì tổng thu nhập tăng, song khi phân tích sâu hơn thì ta thấy sau khi thu hồi đất chỉ có 36,67% số hộ ở nhóm này có thu nhập tăng hơn so với trước thu hồi, còn đa số các hộ có thu nhập giảm chiếm 53,33% và chỉ có 10% số hộ là có thu nhập không thay đổi.

Đối với nhóm có diện tích đất thu hồi trên 50% đất nông nghiệp, qua kết quả điều tra 50 hộ thì cũng chỉ có 30% số hộ có thu nhập tăng, 60% số hộ có thu nhập giảm và chỉ có 10% là vẫn giữ được thu nhập ổn định.

Đối với nhóm 2 qua điều tra 20 hộ cho thấy, có tới 60% số hộ có thu nhập giảm sau thu hồi đất, chỉ có 20% số hộ là có thu nhập tăng và 20% số hộ giữ nguyên được thu nhập so với trước thu hồi đất.



90

Bảng 2.12: Sự biến động thu nhập của các hộ điều tra



Chỉ tiêu

Nhóm hộ 1 (n=80 )


Nhóm hộ 2 (n=20)


Tổng số

Hộ có DT thu hồi < 50% (n=30)

Hộ có DT thu hồi

50% (n=50)

SL (hộ)

Tỷ lệ (%)

SL (hộ)

Tỷ lệ (%)

SL (hộ)

Tỷ lệ (%)

SL (hộ)

Tỷ lệ (%)

Tổng số

30

100

50

100

20

100

100

100

- Hộ có thu nhập tăng

11

36,67

15

30,00

4

20,00

30

30,00

- Hộ có thu nhập không đổi

3

10,00

5

10,00

4

20,00

12

12,00

- Hộ có thu nhập giảm

16

53,33

30

60,00

12

60,00

58

58,00

90

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2008


Sở dĩ có sự khác nhau giữa các hộ này là do sau thu hồi đất một số hộ có thuận lợi về địa lý cũng như có sẵn các nghề phụ do đó khi nhận được tiền đền bù họ tập trung vào phát triển kinh doanh cũng như phát triển các nghề sẵn có, chính vì thế có thể nói số tiền đền bù là cơ hội cho họ tăng thêm thu nhập. Nhưng ngược lại đa số các hộ không có nghề phụ và không thuận lợi để phát triển dịch vụ đồng thời sau khi thu hồi đất do bị hạn chế về chuyên môn nên họ không có khả năng tìm kiếm việc làm và phải phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp. Chính vì vậy, đại đa số tiền đền bù họ để gửi ngân hàng không có sự luân chuyển, đầu tư sản xuất hoặc chỉ để mua sắm, xây dựng nhà cửa nên thường thu nhập sau thu hồi đất của họ bị giảm.

Hộ có thu nhập tăng Hộ có thu nhập không đổi Hộ có thu nhập giảm

30

58

12


Biểu đồ 2.9: Biến động thu nhập của hộ

Tóm lại, qua phân tích tình hình biến động thu nhập của các hộ ta có thể thấy hầu như sau thu hồi đất thu nhập của các hộ đều giảm, cụ thể trong tổng số 100 hộ thì có tới 58% số hộ có thu nhập giảm, trong khi chỉ có 12% số hộ có thu nhập không thay đổi. Tuy nhiên, trong số các hộ sau thu hồi đất cũng có các hộ có thu nhập tăng, mặc dù chiếm số lượng không cao chỉ đạt 30% trong tổng số hộ, song nó cũng cho thấy được nếu các hộ biết sử dụng tiền đền bù đúng mục đích, tập trung đầu tư sản xuất kinh doanh thì số vốn


đó sẽ tạo điều kiện nâng cao thu nhập và đảm bảo cuộc sống của họ sau thu hồi đất.

Qua đây có thể rút ra một điều đó là để có thể tạo thu nhập ổn định và tăng thu nhập cho các hộ sau thu hồi đất thì vấn đề cốt lòi phải giải quyết là phải tạo việc làm lâu dài cho họ, nâng cao tay nghề cũng như chuyển giao khoa học kỹ thuật để họ phát triển các ngành nghề phù hợp với điều kiện nguồn lực của gia đình mình, đồng thời phải tư vấn cho họ biết hướng phát triển kinh tế và đầu tư hiệu quả hạn chế rủi ro một cách tối thiểu, chỉ có vậy mới đảm bảo ổn định và nâng cao thu nhập cho các hộ sau thu hồi đất.

c, Tình hình sử dụng tiền đền bù của hộ

Khi các hộ nông dân bị lấy đất phục vụ cho việc xây dựng các KCN thì họ sẽ nhận được một khoản tiền đến bù nhất định. Mục đích của việc đền bù chính là để người dân có điều kiện chuyển hướng sản xuất, đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, đầu tư cho học hành hay dùng để tìm một công việc mới... Tuy nhiên, nếu không sử dụng hợp lý thì nó có tác dụng ngược lại và đây cũng là một vấn đề bức xúc đòi hỏi phải giải quyết kịp thời. Để thấy được thực trạng sử dụng tiền đền bù của các nhóm hộ điều tra sau thu hồi đất ta đi nghiên cứu bảng 2.13

Qua bảng số liệu điều tra trên ta có thể thấy được những vấn đề nổi bật sau: Phần lớn các hộ sau khi nhận được tiền đền bù đều tập trung gửi ngân hàng, một phần đầu tư cho ổn định đời sống và đầu tư cho sản xuất kinh doanh, chỉ có một phần nhỏ đầu tư cho đào tạo nghề và học tập. Tuy nhiên, tuỳ vào tính chất, cũng như điều kiện thực tế của gia đình mà các nhóm hộ sử dụng đồng tiền đền bù cũng khác nhau. Cụ thể:



93

93

Bảng 2.13: Tình hình sử dụng tiền đền bù của các hộ điều tra



Chỉ tiêu

Nhóm hộ 1 (n=80 )


Nhóm hộ 2 (n=20)

Hộ có DT thu hồi

< 50% (n=30)

Hộ có DT thu hồi

50% (n=50)

SL (Trđ)

Tỷ lệ (%)

SL (Trđ)

Tỷ lệ (%)

SL (Trđ)

Tỷ lệ (%)

Tổng số tiền đền bù BQ/hộ

65,97

100

150,59

100

158,33

100

1. Chi ổn định đời sống

22,83

34,61

37,14

24,66

45,67

28,84

- Xây nhà

9,98

43,71

15,87

42,73

20,18

44,19

- Mua phương tiện đi lại

5,73

25,10

10,58

28,49

13,67

29,93

- Mua phương tiện sinh hoạt

5,57

24,40

6,73

18,12

9,72

21,28

- Sinh hoạt khác

1,55

6,79

3,96

10,66

2,10

4,60

2. Chi đầu tư sản xuất, kinh doanh

18,54

28,10

42,06

27,93

20,59

13,00

3. Chi phí đào tạo nghề

2,44

3,70

3,11

2,07

2,69

1,70

4. Chi phí học tập

1,99

3,02

4,45

2,96

4,56

2,89

5. Gửi ngân hàng

20,17

30,57

63,83

42,38

84,82

53,57

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2008


Tỷ lệ (%)

60

50

40

30

20

10

0

Hộ có DT thu hồi < 50% Hộ có DT thu hồi >= 50%

Nhóm hộ 2

Nhóm hộ

Chi ổn định đời sống

Chi phí học tập

Chi đầu tư SX, KD

Gửi ngân hàng

Chi phí ĐT nghề


Biểu đồ 2.10: Tình hình sử dụng tiền đền bù của hộ

Đối với nhóm hộ có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi dưới 50% sau khi nhận được tiền đền bù các hộ chủ yếu tập trung sử dụng số tiền này vào việc chi ổn định đời sống như xây nhà, mua phương tiện đi lại, phương tiện sinh hoạt …, mục đích này chiếm 34,46% tổng số tiền đền bù mà các hộ nhận được. Số tiền còn lại các hộ lại chủ yếu tập trung vào gửi ngân hàng chiếm tới 30,57%, trong khi đó số tiền đầu tư cho sản xuất kinh doanh chỉ chiếm 28,10% và số tiền đầu tư cho đào tạo nghề, học tập chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số tiền mà các hộ nhận được lần lượt là 3,70 và 3,02%. Điều này cho thấy, sau thu hồi đất do số diện tích bị thu hồi không lớn lắm nên khi nhận được tiền bồi thường các hộ thường dùng để ổn định đời sống và gửi ngân hàng làm vốn dự trữ chứ sử dụng rất ít vào đầu tư cho học nghề.

Đối với nhóm hộ bị thu hồi trên 50% diện tích đất nông nghiệp thì số tiền đền bù mà các hộ nhận được là tương đối lớn, số tiền này các hộ chủ yếu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022