Đánh Giá Chung Những Ảnh Hưởng Của Khu Công Nghiệp Đến Đời Sống Hộ Nông Dân


Bên cạnh đó nhiều hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đã khiến cho nhiều người không có việc làm và đổ xô ra các thành phố lớn như Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng kiếm sống, gây áp lực cho các thành phố về nhà ở, việc làm, các tệ nạn xã hội… Không những thế tình trạng “nhàn cư vi bất thiện” đã xuất hiện những tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, trộm cắp ở một số xã như xã Trung Thành, xã Thuận Thành, thị trấn Ba Hàng, tệ nạn mại dâm ở xã Trung Thành đang nổi lên như là một điểm nóng trên địa bàn huyện Phổ Yên. Đặc biệt là một bộ phận tầng lớp thanh thiếu niên ăn chơi, đua đòi đã xa ngã vào các tệ nạn xã hội.

2.2.3. Đánh giá chung những ảnh hưởng của khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân

2.2.3.1. Ảnh hưởng tích cực

Một là, việc xây dựng các KCN góp phần làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích canh tác.

Các KCN phát triển mạnh mẽ làm diện tích nông nghiệp bị thu hẹp dần. Do đó, các hộ nông dân đã hướng tới việc sử dụng đất có hiệu quả hơn bằng cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang các loại cây ăn quả đặc sản, cây rau có giá trị kinh tế cao. Vùng chuyên canh cây ăn quả được mở rộng.

Cũng do quá trình xây dựng các KCN mà dân cư đô thị được mở rộng, đời sống người dân cũng được tăng lên nên nhu cầu tiêu dùng hàng nông sản có chất lượng cao được tăng lên đáng kể. Giá bán các loại quả đặc sản từ đó cũng được nâng cao làm tăng giá trị thu được từ vườn quả, tăng thu nhập cho người nông dân.

Hai là, các KCN đi vào hoạt động sẽ góp phần tạo ra nhiều việc làm cho người dân, góp phần nâng cao đời sống cả về vật chất và tinh thần, thúc đẩy công nghiệp nông thôn ngày càng phát triển. Đây là một cơ hội tốt mà chính quyền và người dân địa phương cần phải tận dụng.


Ba là, Việc xây dựng và phát triển các KCN sẽ là yếu tố cơ bản cho phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Cơ cấu kinh tế của huyện đã và đang có sự chuyển dịch theo hướng hoàn toàn hợp lí, phù hợp với xu thế chung của các quốc gia phát triển. Đó là tăng giá trị ngành công nghiệp, TTCN và dịch vụ, từng bước giảm dần giá trị của ngành nông nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Bốn là, Mở rộng qui mô, chất lượng của hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn; nâng cao trình độ văn hoá cho người dân.

Việc phát triển các KCN ở những vùng nông thôn làm tăng khả năng nhận thức, tiếp thu của người nông dân. Trình độ dân trí của người nông dân mỗi ngày được nâng cao do họ thường xuyên được tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng, với khoa học kĩ thuật hiện đại. Do đó người nông dân ngày càng thể hiện được tính năng động, chủ động, sáng tạo của mình. Họ mạnh dạn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng những giống mới có năng suất và giá trị kinh tế cao. Họ ham học hỏi, tìm tòi những qui trình kĩ thuật chăm sóc tiên tiến; sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón ngày càng hợp lí và có hiệu quả. Năng suất sản xuất nông nghiệp cũng nhờ vậy mà ngày càng phát triển.

Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên - 15

Như vậy, ảnh hưởng tích cực của các KCN đến đời sống kinh tế xã hội hộ nông dân là rất lớn, nó góp phần nâng cao nhận thức, hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân. Do đó, các hộ nông dân cũng như các ban ngành đoàn thể cần phải phối hợp hài hoà, hợp lí, đồng bộ trong hầu hết công việc để phát huy những ảnh hưởng tích cực đó đến đời sống kinh tế hộ.

2.2.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực

Ngoài những ảnh hưởng tích cực như phân tích ở trên thì sự phát triển các KCN còn có những tác động xấu đến đời sống kinh tế - xã hội của hộ nông dân.

Một là, quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp dần làm qui mô sản xuất nhỏ lại. Quá trình CNH diễn ra, các khu đô thị, khu công nghiệp, các tuyến đường


liên tỉnh... liên tiếp được xây dựng trên địa bàn huyện Phổ Yên, hầu hết lấy từ diện tích đất nông nghiệp. Tới đây, diện tích đất nông nghiệp ở huyện Phổ Yên sẽ lại tiếp tục bị thu hẹp, dự án gần nhất trong tương lai sẽ là xây dựng khu đô thị, đường quốc lộ 3 mới... Do đó, qui mô sản xuất nông nghiệp của hộ sẽ bị giảm đi.

Đất nông nghiệp bị giảm, làm cho chăn nuôi gia súc, gia cầm bị giảm đi. Đất nông nghiệp bị thu hồi, nhiều lao động sẽ không có kế sinh nhai. Lao động nông nghiệp là lao động phổ thông, hầu hết chưa qua đào tạo tay nghề. Nếu bị thu hồi hết đất thì nhiều lao động, đặc biệt là những người đã có tuổi, chỉ quen với công việc đồng áng sẽ lâm vào tình cảnh thất nghiệp hoặc làm những việc không có tính ổn định lâu dài. Đây là một vấn đề nan giải mà Đảng và Nhà nước cần chú tâm giải quyết.

Hai là, tác động đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến đời sống và sức khoẻ của người dân địa phương.

Phổ Yên là huyện công - nông nghiệp, vấn đề môi trường ở đây cũng đã và đang xuất hiện những dấu hiệu bất cập được xem xét cả trên 3 góc độ là ô nhiễm không khí, tiếng ồn và ô nhiễm nguồn nước, rác thải. Các công ty, xí nghiệp mọc lên, dân cư đông đúc nên nước thải ra nhiều, làm cho môi trường đất thay đổi, đồng thời cũng gây ô nhiễm môi trường, kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Năng suất lúa cũng như nuôi trồng thủy sản vì vậy bị giảm đi nhiều. Các cơ sở sản xuất TTCN cũng đã và đang đưa vào môi trường một lượng chất thải khá lớn, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản cũng như sức khoẻ con người.

Ba là, một phần lớn lao động nông nghiệp chuyển sang làm phi nông nghiệp do quá trình xây dựng các KCN.

Nhiều nông dân nhất là tầng lớp thanh niên đã di chuyển sang khu vực khác làm giảm lao động nông nghiệp. Như vậy, nếu xét riêng ở lĩnh vực sản


xuất nông nghiệp, sự giảm bớt lao động nông nghiệp sẽ gây khó khăn cho sản xuất, đặc biệt là vào thời gian chính vụ. Nhiều hộ nông dân huyện Phổ Yên hiện nay vào thời điểm cấy, gặt đã phải thuê lao động từ các địa phương khác với chi phí cao: Năm 2007 thuê cấy là 50.000 đồng/công, thuê gặt là 70.000 đồng/công. Nhưng xem xét trên tổng thể nền kinh tế thì đây là một hiện tượng tích cực, nó thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

Bốn là, những nét đẹp truyền thống bị tổn hại, tệ nạn xã hội không ngừng gia tăng.

Việc phát triển các KCN sẽ tạo điều kiện cho các tệ nạn ma tuý, mại dâm, cờ bạc gia tăng gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội và nhân dân; về mặt trị an xét trên phạm vi toàn xã hội thì nó không gây nhiều biến động lớn nhưng đối với người dân thì nó gây ra không ít các ảnh hưởng không tốt.

Tóm lại, xây dựng và phát triển các KCN là một xu hướng tất yếu cho sự phát triển của mỗi địa phương, nhưng những mặt tích của nó chỉ thực sự phát huy một cách hiệu quả khi chúng ta đồng bộ thực hiện ở các giai đoạn của quá trình dựa trên sự bố trí và qui hoạch tổng thể phù hợp, hạn chế được những tác động tiêu cực từ việc xây dựng các KCN.


Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ỔN ĐỊNH

VÀ NÂNG CAO ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN VÙNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP HUYỆN PHỔ YÊN - THÁI NGUYÊN

3.1. MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM CỦA HUYỆN PHỔ YÊN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

Phát triển kinh tế xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giảm dần khoảng cách giàu, nghèo giữa các vùng nông thôn, vùng núi cao với vùng đô thị; tiếp tục thực hiện xoá đói, giảm nghèo và đẩy lùi các tệ nạn xã hội; đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá. Hình thành hệ thống các KCN hợp lí trên địa bàn, đảm bảo sự phát triển bền vững và thực sự trở thành động lực cho sự phát triển chung của toàn huyện, tạo hạt nhân để phát triển đồng đều các tiểu vùng và các địa phương trong huyện, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân số và lao động, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tăng tỉ lệ đóng góp của công nghiệp trong phát triển kinh tế

- xã hội của huyện.

1, Phát triển các KCN phù hợp với định hướng phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của huyện, định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh.

2, Phát triển các KCN phải đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, dịch vụ và môi trường; đảm bảo kinh tế gắn liền với ổn định đời sống xã hội và dân cư, từng bước CNH và HĐH nông thôn.

3, Phát triển các KCN trên địa bàn phải đảm bảo hiệu quả cao, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên đất đai.

4, Xác định thị trường cho phát triển các KCN trên địa bàn chủ yếu là ngoại tỉnh. Bên cạnh đó cần thiết hình thành một số KCN có quy mô hợp lí


(nhỏ và vừa) nhằm tạo điều kiện cho một số các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp dựa trên cơ sở nguồn nguyên liệu trong tỉnh và khai thác thị trường nội tỉnh. Đầu tư đồng bộ các công trình hạ tầng đối ngoại để tạo điều kiện phát triển các KCN, khai thác tốt các nguồn lực trong và ngoài tỉnh.

5, Phân bố các KCN hợp lí tạo động lực thúc đẩy các tiểu vùng phát triển, tạo hạt nhân phát triển các tiểu vùng.

6, Phát triển đồng bộ các đô thị và các ngành dịch vụ khác gắn liền với phát triển KCN để tạo sự phát triển hài hoà, đồng bộ hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành, các lĩnh vực.

3.2. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN PHỔ YÊN

Để phát triển bền vững nông thôn trong quá trình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp huyện đã có các định hướng cơ bản như sau:

Thứ nhất, cần phải xác định rò qui hoạch phát triển các khu công nghiệp cho từng địa phương trong toàn vùng và tuân thủ nghiêm ngặt qui hoạch đó trong quá trình thực hiện. Không đơn giản chỉ là hạn chế đến mức thấp nhất việc lấy đất trồng lúa làm khu công nghiệp như hiện nay mà phải cấm hẳn việc làm đó. Chỉ qui hoạch khu công nghiệp ở những vùng đất trồng hoa màu hoặc đất không thể tưới tiêu chủ động cho dù nó có thể ở xa khu dân cư hay đường giao thông cũng vậy. Bởi vì chi phí để làm đường vào khu công nghiệp cũng như chi phí cho đi lại của công nhân sẽ là không đáng kể nếu so với chi phí về thời gian thâm canh, làm thuỷ lợi và lao động kết tinh vào trong độ phì của những mảnh đất đó.

Thứ hai, phải coi khâu thẩm định chặt chẽ những tác động về môi trường của từng xí nghiệp và toàn bộ khu công nghiệp đối với nguồn nước cũng như không khí ở các khu vực liên quan là một trong những ưu tiên hàng đầu. Tác động tiêu cực của quá trình phát triển các khu công nghiệp gây ô nhiễm môi


trường sinh thái nói chung và làm suy giảm tính bền vững của cả môi trường đất, địa chất nói riêng, đặc biệt là ở những khu công nghiệp được xây dựng trên đất

nông nghiệp bị thu hồi một cách tự phát, không theo quy hoạch.

Tại nhiều khu công nghiệp mới được hình thành từ thu hồi đất nông nghiệp do rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà vấn đề xử lí chất thải rắn như chưa được thực hiện đúng quy cách, gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái, đến sức khoẻ của con người. Hầu hết chất thải rắn nguy hại chưa được phân loại riêng, còn chôn lấp chung với chất thải sinh hoạt, chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, chưa vận hành đúng qui trình nên đã làm ô nhiễm môi trường đất, nước làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và đời sống của nhân dân. Phát triển các khu công nghiệp có nghĩa là phát triển và xây dựng các khu nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, kho, bến bãi,…tại các khu công nghiệp. Hầu hết các khu công nghiệp được xây dựng bám theo các tuyến quốc lộ và nằm sát khu dân cư nên tình trạng ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường qua khói, bụi là điều khó tránh khỏi.

Thứ ba, phải gắn việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp với đảm bảo tính bền vững về chính trị - xã hội.

Thứ tư, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp phải đảm bảo giữ gìn và củng cố liên minh công - nông và quan hệ giữa Nhà nước và nông dân. Liên minh này chẳng những là nòng cốt, là lực lượng cơ bản nhất trong khối đại đoàn kết toàn dân mà còn là những lực lượng sản xuất to lớn và quyết định nhất tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, cơ sở kinh tế…của cả chế độ trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH VÀ NÂNG CAO ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN VÙNG ẢNH HƯỞNG

3.3.1. Các giải pháp chung

Việc xây dựng và phát triển các KCN tác động rất nhiều đến phát triển kinh tế - xã hội của hộ nông dân. Qua nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế


ở các hộ nông dân, chúng tôi thấy để nâng cao đời sống của hộ nông dân trong điều kiện các KCN đang được quy hoạch, xây dựng và phát triển mạnh mẽ cần giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề. Trong khuôn khổ luận văn, tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu; một mặt nhằm khắc phục những tác động tiêu cực, mặt khác phát huy những tác động tích cực. Sau đây là một số vấn đề cần đặc biệt quan tâm.

3.3.1.1. Giải pháp lao động - việc làm

Một nguyên nhân khiến cho người dân sau thu hồi đất khó tìm được công việc mới thích hợp cũng như khó thích nghi với công việc mới là do trình độ văn hoá cũng như trình độ chuyên môn của họ còn nhiều hạn chế, để khắc phục được tình trạng này cần thực hiện giải pháp sau:

- Cần xây dựng chiến lược mang tính kịp thời cũng như lâu dài về đào tạo việc làm cho người lao động sau thu hồi đất gắn với chiến lược của thời kỳ CNH - HĐH.

- Hỗ trợ học phí cho con em trong diện bị thu hồi đất, đồng thời khuyến khích các lao động tham gia vào các lớp đào tạo nghề ngắn hạn, nhằm nâng cao tay nghề để họ có thể chuyển đổi ngành nghề.

- Mở rộng quy mô cũng như chất lượng các cơ sở đào tạo nghề để giúp họ nâng cao trình độ chuyên môn nhằm tìm kiếm được những công việc phù hợp, mang tính ổn định.

- Cần có sự phối kết hợp giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp để thực hiện công tác đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp và sau khoá đào tạo những lao động này sẽ được nhận vào các doanh nghiệp để làm việc.

- Cần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất như ưu đãi trong vay vốn, miễn giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm…

- Đối với những lao động đã quá tuổi đào tạo nghề mà bị mất đất thì cần

khuyến khích họ chuyển sang các ngành dịch vụ, TTCN với các hình thức tín dụng thích hợp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022