Tình Hình Biến Động Ngành Nghề Của Hộ Điều Tra


các hộ dân, đặc biệt là những hộ làm nông nghiệp. Để khắc phục những tác động tiêu cực này ở mức tối thiểu yêu cầu cấp bách đặt ra là phải có những giải pháp kịp thời trước mắt cũng như lâu dài để giải quyết lao động, việc làm nhằm nâng cao thu nhập góp phần ổn định đời sống của người dân sau thu hồi đất.

2.2.2.2 Ảnh hưởng đến ngành nghề của hộ

Việc làm cho người trong tuổi lao động ở nông thôn luôn là mối quan tâm của chính quyền địa phương và của mọi hộ gia đình. Tuy nhiên, không phải lúc nào lao động cũng có việc làm như họ mong muốn, thường việc làm ở nông thôn ít ổn định và mang tính thời vụ cao. Để giải quyết vấn đề việc làm cho lao động nông thôn tại địa phương, trong những năm qua sự kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành cùng với lực lượng lao động đã tạo được một số ngành nghề mới cũng như đào tạo được một lực lượng lao động có tay nghề có thể đáp ứng được yêu cầu công việc tại các nhà máy khi mà quỹ đất nông nghiệp ngày càng giảm. Tình hình biến động ngành nghề của hộ được thể hiện tại bảng 2.7

Qua bảng số liệu 2.7 ta có thể thấy được ngành nghề của các hộ đã chuyển biến theo hướng giảm dần hộ thuần nông, tăng dần số hộ kiêm nông nghiệp (vừa làm nông nghiệp vừa làm thêm nghề khác). Tuy nhiên, sự chuyển biến này đối với từng nhóm hộ lại khác nhau, cụ thể:

Đối với nhóm hộ bị thu hồi dưới 50% diện tích đất nông nghiệp thì sự biến động ngành nghề tương đối chậm, so với trước khi thu hồi đất thì số hộ thuần nông tuy có giảm, song tốc độ giảm còn chậm, điều này được thể hiện như sau: Trước khi thu hồi đất số hộ thuần nông chiếm 66,67% tổng số hộ, nhưng sau thu hồi đất tỷ lệ này có giảm nhưng vẫn ở mức cao 53,33%. Trong khi đó số hộ kiêm nông nghiệp tăng không đáng kể, trước thu hồi đất số hộ làm kiêm nông nghiệp chiếm 26,66%, sau thu hồi đất số hộ này tăng lên 33,33% trong tổng số hộ. Hơn nữa, ở nhóm này số hộ chuyển sang sản xuất phi nông nghiệp không nhiều, chỉ chiếm 13,34% tổng số hộ, tăng lên 6,67% so với trước khi bị thu hồi.



72

Bảng 2.7: Tình hình biến động ngành nghề của hộ điều tra



Chỉ tiêu

Nhóm hộ 1 (n=80 )


Nhóm hộ 2 (n=20)

Hộ có DT thu hồi < 50% (n=30)

Hộ có DT thu hồi

50% (n=50)

Trước THĐ

Sau THĐ

Trước THĐ

Sau THĐ

Trước THĐ

Sau THĐ

SL

(hộ)

Tỷ lệ (%)

SL

(hộ)

Tỷ lệ (%)

SL

(hộ)

Tỷ lệ (%)

SL

(hộ)

Tỷ lệ (%)

SL

(hộ)

Tỷ lệ (%)

SL

(hộ)

Tỷ lệ (%)

Tổng số

30

100

30

100

50

100

50

100

20

100

20

100

Thuần nông

20

66,67

16

53,33

30

60,00

22

44,00

15

75,00

8

40,00

Kiêm NN (tổng hợp)

8

26,66

10

33,33

15

30,00

18

36,00

4

20,00

9

45,00

Phi nông nghiệp

2

6,67

4

13,34

5

10,00

10

20,00

1

5,00

3

15,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên - 11

72

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2008


Số liệu trên được thể hiện qua biểu đồ như sau:


Thuần nông Kiêm NN (tổng hợp) SX phi NN

Tỷ lệ (%)

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

6.67

5

13.34

10

20

15

20

26.66

30

33.33

36

45

75

66.67

53.33

60

44

40

Trước THĐ Sau THĐ Trước THĐ Sau THĐ Trước THĐ

Sau THĐ

Nhóm hộ

Hộ có DT thu hồi <50%

Hộ có DT thu hồi >=50%

Nhóm hộ 2


Biểu đồ: 2.4: Cơ cấu ngành nghề của hộ

Đối với nhóm hộ bị thu hồi trên 50% diện tích đất nông nghiệp thì theo kết quả điều tra cho thấy số hộ làm thuần nông giảm mạnh, song tỷ lệ này so với thực tế vẫn còn ở mức cao. Cụ thể, sau thu hồi đất số hộ thuần nông vẫn chiếm 44% tổng số hộ, giảm 16% so với trước khi thu hồi đất. Tuy nhiên, ở nhóm hộ này số hộ chuyển sang sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng lên rò rệt, chiếm 20% tổng số hộ, tăng 10% so với trước khi thu hồi đất. Số hộ kiêm nông nghiệp tuy có tăng nhưng chỉ chiếm 36% trong tổng số hộ, so với trước thu hồi đất tăng 6%.

Đối với nhóm hộ 2: Đây là nhóm chịu tác động nhiều nhất do mất tổng hợp cả 3 loại đất sản xuất, chính vì vậy sau khi thu hồi đất số hộ thuần nông giảm rất mạnh từ 75% tổng số hộ trước thu hồi đất xuống còn 40% tổng số hộ sau thu hồi đất. Số hộ kiêm nông nghiệp cũng tăng lên tương đối mạnh từ 20% tổng số hộ trước thu hồi đất lên 45% tổng số hộ sau thu hồi đất. Số hộ


sản xuất phi nông nghiệp chiếm 15% trong tổng số hộ, tăng 10% so với trước khi thu hồi.

2.2.2.3 Ảnh hưởng đến lao động của hộ

Nhìn trung trong những năm gần đây lực lượng lao động ở các nhóm hộ nghiên cứu trên địa bàn tương đối ổn định, phần lớn nhân khẩu trong các nhóm đều thuộc vào lực lượng lao động chính, đây là một nguồn lực phát triển tiềm năng bởi với lực lượng lao động dồi dào nó sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển nhưng đồng thời nó lại là một thách thức lớn đối với chính quyền địa phương trong việc giải quyết việc làm cho họ, bởi sau khi bị thu hồi đất thì rất nhiều người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm hoặc không tìm được việc làm ổn định. Hơn nữa, trong những năm tới số lao động bước vào độ tuổi lao động khá cao trong khi diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng có xu hướng giảm lại càng tạo ra sức ép lớn trong khâu giải quyết lao động dư thừa hiện tại. Đặc biệt đối với các hộ trong diện thu hồi đất trên địa bàn xã Trung Thành một trong những xã với dân số đông sống phụ thuộc vào nghề nông nghiệp. Do vậy, để đảm bảo ổn định cuộc sống lâu dài cho lao động sau thu hồi đất thì vấn đề đặt ra là làm sao đưa ra được hướng giải quyết việc làm một cách hợp lý nhằm ổn định và nâng cao thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống của người dân sau thu hồi đất. Tuy nhiên, để đưa ra được những giải pháp mang tính chiến lược lâu dài, thì trước tiên các cấp chính quyền địa phương phải dự đoán được bao nhiêu lao động chuẩn bị bước vào tuổi lao động và bao nhiêu người chuẩn bị qua độ tuổi lao động để có hướng giải quyết kịp thời.

a, Tình hình độ tuổi lao động của các nhóm hộ

Độ tuổi lao động là một trong những nhân tố phản ánh được chất lượng và nguồn lao động của các hộ. Để thấy được nguồn lao động của các nhóm hộ nghiên cứu ta đi phân tích bảng 2.8.



75

75

Bảng 2.8: Độ tuổi lao động của các nhóm hộ điều tra



Chỉ tiêu

Nhóm hộ 1 (n=80 )


Nhóm hộ 2 (n=20)

Hộ có DT thu hồi < 50%

(n=30)

Hộ có DT thu hồi 50%

(n=50)

SL (người)

Tỷ lệ (%)

SL (người)

Tỷ lệ (%)

SL (người)

Tỷ lệ (%)

Tổng số nhân khẩu

139

100

197

100

91

100

Dưới 15 tuổi

25

17,99

39

19,80

22

24,18

15 - 17 tuổi

6

4,32

10

5,08

0

0

18 - 25 tuổi

34

24,46

41

20,81

17

18,68

26 - 44 tuổi

42

30,22

62

31,47

25

27,47

45 - 60 tuổi

22

15,83

33

16,75

20

21,98

Trên 60 tuổi

10

7,18

12

6,09

7

7,69

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2008


Số liệu trên được thể hiện qua biểu đồ như sau:



Tỷ lệ (%)






35







30.22

31.47





30




27.47




24.46


24.18




25


20.81



21.98



19.8





20 17.99


16.75


18.68



15.83






15







10


7.18


6.09




7.69


4.32

5.08





5







0




0



Nhóm hộ

Hộ có DT thu hồi < 50%

Hộ có DT thu hồi >= 50%


Nhóm hộ 2




Dưới 15 tuổi

15 - 17 tuổi

18 - 25 tuổi

26 - 44 tuổi

45 - 60 tuổi

Trên 60 tuổi


Biểu đồ 2.5: Độ tuổi lao động của nhóm hộ điều tra

Qua kết quả điều tra được thể hiện tại bảng 2.8 và biểu đồ ta có thể thấy: Nhìn chung số người trong độ tuổi lao động ở các nhóm hộ đều chiếm đa số, cụ thể:

Đối với nhóm bị thu hồi đất dưới 50% diện tích đất nông nghiệp thì qua kết quả điều tra 30 hộ với tổng số 139 nhân khẩu thì số lao động tuổi từ 15 đến 60 chiếm tới 74,83% tổng số nhân khẩu. Đặc biệt trong nhóm này tỷ lệ lao động trong độ tuổi từ 26 đến 60 chiếm tới 46,05% tổng số nhân khẩu, đây là một vấn đề khó khăn lớn đối với việc tìm kiếm việc làm, chuyển đổi ngành nghề của các hộ sau thu hồi đất. Bởi vì, ở lứa tuổi này họ khó có thể tham gia vào các lớp đào tạo cũng như khó có thể thích nghi với môi trường làm việc mới, do vậy nếu không có giải pháp tạo việc làm tại chỗ cho họ thì họ rất dễ rơi vào cảnh thất nghiệp thiếu việc làm sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang phục vụ xây dựng KCN. Bên cạnh đó, số nhân khẩu dưới 15 tuổi tức


là lực lượng lao động tiềm năng cũng khá cao chiếm 17,99% tổng số nhân khẩu. Đây chính là một cơ hội đồng thời cũng là một khó khăn lớn trong việc giải quyết việc làm cho các lao động khi diện tích đất sản xuất của họ bị thu hồi, hơn nữa các đối tượng lao động tuổi từ 18 đến 44 chiếm rất đông (54,68%), đây là lực lượng lao động chính tạo thu nhập ở các hộ, đồng thời hiện tại họ cũng là những người chịu áp lực nhiều nhất về việc làm sau khi tư liệu sản xuất của họ bị thu hồi.

Đối với nhóm hộ bị thu hồi trên 50% diện tích đất nông nghiệp thì qua kết quả điều tra 50 hộ cho thấy, phần đông số nhân khẩu tập trung ở độ tuổi từ 15 đến 60, trong đó chiếm số đông là số nhân khẩu từ 26 đến 60 chiếm 48,22% tổng số lao động. Đây là lực lượng chính trong việc tạo thu nhập và đảm bảo cuộc sống cho các hộ, song do ở độ tuổi này các lao động rất khó tham gia vào các lớp đào tạo nâng cao tay nghề, đồng thời do tuổi tác nên họ rất khó chuyển đổi nghề và khả năng tìm kiếm việc làm, thích nghi với môi trường làm việc mới còn khó khăn. Chính vì vậy, phải có giải pháp phù hợp để tạo việc làm cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho họ chuyển đổi nghề. Hơn nữa, lực lượng chuẩn bị bước vào độ tuổi lao động vẫn còn khá cao chiếm 19,80%. Đây là một khó khăn rất lớn đối với các hộ khi họ bị thu hồi diện tích đất sản xuất tương đối lớn, do phần lớn số nhân khẩu thuộc vào lực lượng lao động chính vì vậy hiện tại áp lực tìm việc làm thay thế công việc trước kia để tạo thu nhập, ổn định cuộc sống là rất khó khăn.

Đối với nhóm 2 là nhóm bị thu hồi tổng hợp nhiều loại đất thì qua kết quả điều tra 20 hộ cho thấy phần lớn lao động thuộc độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi chiếm 68,13% trong tổng số nhân khẩu. Đặc biệt trong đó tỷ lệ lao động ở độ tuổi 26 đến 60 chiếm tương đối lớn tới 49,45%. Do đó, nó gây khó khăn rất lớn cho quá trình đào tạo nghề, tạo việc làm cũng như tăng thu nhập cho các hộ sau khi bị thu hồi đất, bởi vì ở độ tuổi này họ rất khó khăn trong việc chuyển đổi nghề cũng như trong việc nâng cao trình độ và khả năng tìm kiếm được việc làm phù hợp, đặc biệt nó còn khó khăn hơn khi các hộ bị thu hồi


nhiều diện tích đất cùng lúc. Bên cạnh đó, lực lượng dưới độ tuổi lao động ở nhóm này lại khá cao chiếm 24,18% trong tổng số nhân khẩu. Vì vậy một câu hỏi lớn đặt ra ở đây là làm sao giải quyết được việc làm ổn định lâu dài cho các lao động sau khi bị thu hồi đất.

Tóm lại, qua phân tích số liệu trên có thể nói phần lớn số nhân khẩu ở các nhóm hộ điều tra đều thuộc lực lượng lao động chính, song số lao động lại tập trung chủ yếu trong độ tuổi từ 26 đến 60 nên gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác đào tạo, tìm việc làm và chuyển đổi nghề của các hộ. Tuy nhiên, số nhân khẩu và lực lượng lao động tiềm năng cũng khá cao, điều này chứng tỏ tỷ lệ sinh ở các nhóm hộ còn cao trong khi diện tích đất ngày càng bị thu hẹp. Đây quả thực là một sức ép, một thách thức rất lớn đối với việc giải quyết việc làm cho họ sau khi tư liệu sản xuất bị thu hồi, hơn nữa đối với lực lượng lao động tiềm năng khi họ bước vào độ tuổi lao động thì liệu việc có thể đáp ứng hết yêu cầu của họ hay không, đây là một vấn đề yêu cầu các cấp các ngành quan tâm giải quyết.

b, Chất lượng nguồn lao động ở các nhóm hộ điều tra

Chất lượng nguồn lao động là một chỉ tiêu phản ánh nhiều yếu tố như; trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật… Để thấy được chất lượng lao động ở các nhóm hộ điều tra ta đi phân tích bảng 2.9

Qua bảng số liệu ta thấy: nhìn chung trình độ học vấn của lao động trong các nhóm hộ điều tra đều đạt ở mức độ trung bình. Cụ thể: Trình độ văn hoá của nhóm hộ bị thu hồi dưới 50% diện tích đất nông nghiệp đa số là trình độ trung học cơ sở chiếm 55,77%, trong khi số lao động trình độ trung học phổ thông đã tốt nghiệp hoặc chưa tốt nghiệp chỉ chiếm 34,61%. Mặc dù ở các hộ không có lao động nào mù chữ, tuy nhiên tỷ lệ lao động có trình độ cao vẫn còn thấp, đây chính là một rào cản gây khó khăn cho việc thu hút những lao động này vào doanh nghiệp, cũng như các cơ sở tuyển lao động. Hơn nữa, trình độ học vấn thấp còn khiến cho họ không những khó tìm được

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí