Ảnh Hưởng Của Việc Thu Hồi Đất Tới Đời Sống Kinh Tế Hộ


tập trung vào gửi ngân hàng vừa là để lấy lãi vừa là để tiết kiệm, số tiền này chiếm 42,38% tổng số tiền đền bù nhận được. Lý do mà các hộ chủ yếu tập trung gửi tiền vào ngân hàng là do họ chưa định hướng được sẽ đầu tư vào đâu, đầu tư như thế nào… cùng với tâm lý sợ rủi ro không giám đầu tư lớn. Một bộ phận khác các hộ đã mạnh dạn sử dụng số tiền đền bù của mình vào việc đầu tư sản xuất, nhưng do chưa xác định được hướng sản xuất mới nên các hộ đầu tư vào chăn nuôi là chủ yếu với quy mô nhỏ, có những hộ còn sử dụng số tiền đền bù của mình để mua ruộng đất tiếp tục sản xuất nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ, tỷ lệ này chiếm 27,93% tổng số tiền mà hộ nhận được. Tiếp theo là các hộ dùng số tiền đền bù để ổn định đời sống chiếm 24,66%. Trong khi đó có những khoản mục cần đầu tư nhiều và mang tính ổn định nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập như học tập, đào tạo nghề thì các hộ lại rất ít quan tâm do vậy nó chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn 2,96% và 2,07% so với tổng số tiền đền bù mà các hộ nhận được.

Đối với nhóm hộ 2 là nhóm bị thu hồi tổng hợp của các loại đất thì qua kết quả điều tra 20 hộ cho thấy phần lớn các hộ sau khi nhận được tiền đền bù đều gửi vào ngân hàng, chiếm tỷ lệ 53,57% tổng số tiền đền bù nhận được. Lý do mà các hộ chủ yếu gửi tiền vào ngân hàng là vì sau thu hồi đất các hộ chưa chuyển đến khu tái định cư, chưa ổn định cuộc sống nên các hộ chưa biết đầu tư theo hướng nào, hơn nữa với số tiền được đền bù lớn như vậy trong khi đó tư liệu sản xuất không còn cộng với tâm lý sợ rủi ro khi đầu tư nên các hộ không giám đầu tư mở rộng sản xuất chính vì vậy đầu tư vào sản xuất kinh doanh của hộ chỉ chiếm 13%. Ngoài số tiền gửi vào ngân hàng thì các hộ sử dụng tiền cho ổn định đời sống cũng tương đối lớn chiếm 28,84% tổng số tiền được đền bù, trong khi đó số tiền đầu tư cho học tập và đào tạo nghề lại rất thấp chỉ chiếm 2,89% và 1,70%.

Như vậy qua phân tích trên ta có thể thấy được một thực tế là hầu hết số tiền đền bù mà các hộ nhận được đều đem gửi ngân hàng để lấy lãi và dùng làm tiết kiệm, tiếp theo đó là ổn định đời sống và đầu tư cho sản xuất kinh


doanh. Việc quan tâm đến học tập và đào tạo nghề là rất ít, đây cũng là một khó khăn lớn cần giải quyết ngay, bởi khi hộ đã sử dụng hết tiền đền bù mà các lao động không có việc làm, không có trình độ thì nguy cơ dẫn đến đói nghèo, thất nghiệp, tệ nạn xã hội … ngày càng cao. Chính vì vậy, để tháo gỡ vấn đề này thì các cấp chính quyền cần phải quan tâm tới công tác hướng nghề cho người dân, tư vấn cho họ sử dụng tiền đền bù sao cho có hiệu quả, mang lại lợi ích lâu dài nhằm ổn định cuộc sống và nâng cao thu nhập cho người dân sau thu hồi đất.

2.2.2.6 Ảnh hưởng đến điều kiện sống của hộ

Quá trình thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp đã gây ra nhiều ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống kinh tế xã hội của hộ nông dân bị mất đất trên địa bàn huyện Phổ Yên. Qua điều tra khảo sát, lấy ý kiến đánh giá của 100 hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp về ảnh hưởng của việc mất đất tới đời sống của hộ, ta có kết quả điều tra được tổng hợp tại bảng 2.14

Từ số liệu bảng 2.14, ta thấy việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng các KCN đã có những ảnh hưởng tích cực đến nhiều lĩnh vực như: điều kiện sinh hoạt, giải trí, y tế... hầu hết các nhóm hộ sau thu hồi đất thì chi phí bình quân hàng năm đều tăng lên cụ thể:

Đối với nhóm có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi dưới 50% thì chi phí bình quân tăng từ 30,03 triệu đồng trước thu hồi đất lên 36,34 triệu đồng sau thu hồi đất, trong đó chủ yếu là chi phí ăn uống tăng từ 13,57 triệu trước thu hồi đất lên 15,79 triệu sau thu hồi đất, tiếp theo đó là các chi phí về may mặc, đi lại, giải trí cũng đều tăng lên so với trước thu hồi đất. Điều đó chứng tỏ thu nhập của nhóm hộ này ngày càng tăng do chuyển đổi từ làm nông nghiệp sang các ngành nghề khác cho nên các hộ có điều kiện hơn để mua sắm, để cải thiện các bữa ăn hàng ngày, đảm bảo đủ chất và lượng. Việc đảm bảo dinh dưỡng cho bữa ăn đã là một nhu cầu không thể thiếu đối với các hộ nông dân.


Đối với nhóm hộ có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trên 50% diện tích thì qua số liệu phỏng vấn 50 hộ cho thấy, do tác động của thu hồi đất nên chi phí bình quân hàng năm cũng tăng lên từ 29,55 triệu đồng trước thu hồi đất lên 33,54 triệu đồng sau thu hồi đất, trong đó mức tăng chủ yếu vẫn là chi phí ăn uống chiếm 43,08% trước thu hồi đất và 42,07% sau thu hồi đất. Về điện sinh hoạt, giá trị sử dụng bình quân trước thu hồi đất là 1,57 triệu đồng, sau thu hồi đất là 2,23 triệu đồng, tức tăng 0,66 triệu đồng. Khi chưa bị thu hồi đất thì các hộ chủ yếu là làm nông nghiệp, vì vậy cũng chưa đủ khả năng để mua sắm các vật dụng trong gia đình, sau khi bị thu hồi đất thì các hộ đều được đền bù một khoản tiền nhất định, ngoài việc đầu tư vào các công việc khác thì hộ cũng đã tự trang bị cho gia đình mình những tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện, bình nóng lạnh… do vậy người dân đã sử dụng điện sinh hoạt nhiều hơn. Về vấn đề sức khỏe cũng đã được nâng lên. Khi đời sống được nâng cao, người dân đã có ý thức chăm lo cho sức khoẻ của bản thân nhiều hơn. Rất nhiều người được hỏi trả lời rằng hàng sáng và chiều họ đều tập thể dục ở sân nhà văn hoá của mỗi khu vực. Đồng thời trạm y tế cũng được nâng cấp để khám sức khoẻ định kỳ cho mọi người nên sức khoẻ của người dân tốt lên. Từ 0,49 triệu đồng trước khi bị thu hồi đất tăng lên 0,98 triệu đồng sau thu hồi đất. Khi thu nhập tăng lên, đời sống của người dân được nâng cao thì cũng là lúc nhu cầu về giải trí, may mặc của các hộ được đáp ứng.

Đối với nhóm 2 là nhóm bị mất tổng hợp nhiều loại đất nhất thì qua kết quả điều tra 20 hộ cho thấy các hộ này cũng chịu ảnh hưởng tương tự như các nhóm hộ khác sau thu hồi đất, chi phí bình quân của nhóm hộ này tăng từ 34,34 triệu đồng trước thu hồi đất lên thành 41,86 triệu đồng sau thu hồi đất. Cũng giống như các nhóm khác chi phí ăn uống và chi phí may mặc vẫn là những chi phí chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đó là các loại chi phí đi lại, học hành

… đều tăng làm cho tổng chi phí tăng lên theo.



98

Bảng 2.14: Ảnh hưởng của việc thu hồi đất tới đời sống kinh tế hộ

98

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Nhóm hộ 1 (n=80 )


Nhóm hộ 2 (n=20)

Hộ có DT thu hồi < 50% (n=30)

Hộ có DT thu hồi 50% (n=50)

Trước THĐ

Sau THĐ

Trước THĐ

Sau THĐ

Trước THĐ

Sau THĐ

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

SL

Tỷ lệ (%)

Chi phí bình quân/hộ

30,03

100

36,34

100

29,55

100

33,54

100

34,34

100

41,86

100

Ăn uống BQ/hộ

13,57

45,19

15,79

43,45

12,73

43,08

14,11

42,07

15,04

43,80

17,11

40,87

Điện sinh hoạt BQ/hộ

1,52

5,06

2,15

5,93

1,57

5,32

2,23

6,65

1,89

5,50

2,97

7,10

May mặc BQ/hộ

6,13

20,41

7,21

19,84

5,79

19,59

6,07

18,10

6,78

19,74

7,92

18,92

Đi lại, giải trí BQ/hộ

5,53

18,41

6,27

17,25

5,84

19,76

6,14

18,31

6,17

17,97

6,84

16,34

Y tế BQ/hộ

0,41

1,37

0,91

2,5

0,49

1,66

0,98

2,92

1,13

3,29

2,45

5,85

Học hành BQ/hộ

2,87

9,56

4,01

11,03

3,13

10,59

4,01

11,95

3,33

9,70

4,57

10,92

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên - 14


Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2008


Như vậy, qua phân tích kết quả điều tra của 100 hộ ta có thể thấy một thực tế đó là chi phí bình quân hàng năm sau thu hồi đất của các hộ đều tăng lên, điều đó cho thấy điều kiện sống của người dân đã được cải thiện đáng kể, nhưng nó có bền vững hay không thì phụ thuộc rất nhiều vào chủ chương, chính sách của địa phương và sự nỗ lực của người dân.

2.2.2.7 Ảnh hưởng đến môi trường

Nghiên cứu này đã tiến hành đánh giá sự thay đổi về môi trường (tự nhiên) dựa trên nhận định chủ quan của những người trả lời thông qua các câu hỏi mang tính chất định tính. Dưới đây là ý kiến đánh giá của các hộ điều tra về sự thay đổi của môi trường do tác động của các KCN.

Bảng 2.15. Ý kiến của các hộ điều tra về mức độ tác động của môi trường


Chỉ tiêu

Ý kiến của các hộ điều tra

(%)

1. Môi trường tốt hơn

0

2. Môi trường không đổi

13

3. Môi trường xấu hơn

87

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2008)


Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế là sự phát triển của các nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp nó đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của Phổ Yên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung, tuy nhiên nó cũng có không ít các mặt trái. Ô nhiễm môi trường sống chính là một trong những mặt trái đó, những tiếng ồn, những chất độc hại thải ra môi trường … làm ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của dân cư. Sau khi điều tra sự đánh giá của người dân tại các khu vực gần khu công nghiệp thì có tới 87% người dân cho rằng hiện trạng môi trường gần các khu công nghiệp là xấu đi và


đang chịu ảnh hưởng của bụi và khí thải là rất lớn, 13% số hộ cho rằng môi trường là không đổi. Vì vậy việc tác động xấu của sản xuất công nghiệp đến sức khoẻ và đời sống của người dân là điều không tránh khỏi. Ngoài ra những tác động xấu của môi trường còn làm cho sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, những chất độc hại của các nhà máy, xí nghiệp thải ra môi trường chưa qua xử lí đã làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, gây ra một số dịch bệnh… và dẫn đến năng suất thấp. Với tốc độ tăng trưởng bình quân 17,5%/năm, hoạt động sản xuất công nghiệp được coi là một trong những nguồn chính gây ô nhiễm môi trường không khí ở Phổ Yên, các cơ sở có tiềm năng thải các chất thải gây ô nhiễm không khí, trong đó chủ yếu là các cơ sở công nghiệp cũ với công nghệ lạc hậu và hầu như chưa có thiết bị xử lý khí thải độc hại. Những cơ sở mới được xây dựng tập trung ở các khu công nghiệp, nhưng chưa xử lý triệt để các khí thải độc hại nên vẫn gây ô nhiễm môi trường xung quanh như khí bụi khói, khí SO2, khí CO, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường không khí một số khu vực của huyện. Trong đó, các cơ sở sản xuất thuộc ngành hoá chất, gạch và chế biến thực phẩm gây ô nhiễm lớn nhất. Bên cạnh đó số lượng các phương tiện tham gia giao thông cũng là một trong những nguyên nhân gây nên ô nhiễm không khí, trong thời gian qua, số lượng các phương tiện giao thông ở Phổ Yên tăng nhanh. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do phát triển kinh tế và mở rộng quy mô dân số, làm tăng nhu cầu đi lại. Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Lưu lượng xe lớn và chất lượng nhiên liệu sử dụng chưa tốt (hàm lượng benzen khoảng 5% so với 1% ở các nước trong khu vực; hàm lượng lưu huỳnh trong diezen chiếm từ 0,5-1% so với 0,05% ở các nước trong khu vực) là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm. Kết quả quan trắc môi


trường không khí tại các khu, cụm công nghiệp cũng cho thấy: Nồng độ bụi lơ lửng tại hầu hết các khu vực đều có xu hướng gia tăng liên tục, vượt quá chỉ tiêu cho phép 2,5 - 4,5 lần. Trong đó, gia tăng đặc biệt mạnh là các khu vực: Thị trấn Ba hàng, xã Trung Thành, xã Đắc Sơn….Bên cạnh đó các vấn đề ô nhiễm về môi trường đất, nước cũng đang làm cho người dân nơi đây phải gánh chịu những hậu quả khôn lường. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh, sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước. Môi trường nước ở các KCN và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Các cở sở sản xuất công nghiệp ở Phổ Yên đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải do vậy mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ là rất nặng.

Hiện nay, vấn đề môi trường là vấn đề chung của tất cả các quốc gia chứ không phải vấn đề riêng của một quốc gia, một khu vực hay một địa phương nào, vì nó là một nhân tố vừa trực tiếp, vừa gián tiếp ảnh hưởng tới đời sống cộng đồng nói chung và các hộ gia đình nói riêng. Có thể nói sự đánh giá của những người dân nơi đây đã phần nào cho chúng ta thấy được mặt trái của việc xây dựng các nhà máy, các KCN đến đời sống người dân vùng ảnh hưởng. Vì vậy các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo cần phải suy nghĩ và hành động như thế nào để khi phát triển các KCN thì trước hết phải đảm bảo nguyên tắc tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt.

2.2.2.8 Ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội

Việc thu hồi đất của các hộ dân để xây dựng các nhà máy, các KCN đã ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề xã hội của người dân, trước hết đánh giá trên góc độ tích cực, khi các KCN được hình thành thì đường xá giao thông ở các địa phương cũng được hoàn thiện hơn, đời sống của người dân, khả năng tiếp cận thị trường của người dân được nâng lên… mức độ nhận thức của người dân cũng có nhiều thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, nhất là trong cách


nhìn nhận vai trò, vị trí của người phụ nữ nông thôn trong xã hội hiện nay tăng lên. Quan niệm muốn có con trai trong các gia đình đã phần nào giảm xuống. Các bậc cha mẹ đã nhận thức đúng đắn hơn trong việc đầu tư cho con cái học hành. Nếu như trước kia huyện Phổ Yên chỉ có một số xã, thị trấn tiêu biểu như thị trấn Ba Hàng, Bãi Bông, xã Đồng Tiến, Hồng Tiến…có tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường ĐH, CĐ là nhiều nhất thì hiện nay các xã như Phúc Thuận, Phúc Tân, Minh Đức… tỉ lệ học sinh đỗ ĐH, CĐ cũng ngày một tăng lên.

Ngoài ra, nhờ sự phát triển của các KCN mà người dân còn được sử dụng một số dịch vụ công cộng tốt hơn như: đường xá giao thông thuận tiện, thông tin liên lạc nhanh, phúc lợi xã hội được cải thiện (con em của các hộ gia đình nghèo được quan tâm hơn trong vấn đề giáo dục, người già neo đơn được chăm lo hơn)…

Đánh giá trên góc độ tiêu cực, do sự du nhập của lối sống thành thị đã làm cho một số truyền thống văn hoá của địa phương bị mai một dần, những nét đẹp truyền thống trong gia đình, họ hàng, làng xóm có phần bị tổn hại. Một bộ phận thanh thiếu niên tiếp thu nhanh xu thế hiện đại nên có những quan điểm đi ngược lại với thế hệ người cao tuổi đang cố giữ những giá trị văn hoá truyền thống dẫn đến nhiều mâu thuẫn. Do quá trình thu hồi đất để xây dựng các nhà máy, KCN diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn huyện nên một số xã có địa điểm thuận lợi, nhu cầu về nhà ở tăng vọt như xã Thuận Thành, Đồng Tiến, Trung Thành… làm cho giá đất đã tăng đột biến, vì thế đã có rất nhiều gia đình, anh em, cha con, hàng xóm tranh chấp, mâu thuẫn cũng chỉ vì những khoản tiền đền bù. Xã Thuận Thành do đặc điểm của xã là có đường tỉnh lộ chạy qua và có KCN được xây dựng trên diện tích đất bị thu hồi là khá nhiều nên số tiền đền bù theo đó cũng tương đối lớn, kéo theo đó là các vụ kiện cáo xảy ra tương đối nhiều mà chủ yếu là tranh chấp đất đai của anh em, bố con, làng xóm.

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí