Kết Quả Phát Triển Các Khu Công Nghiệp Huyện Phổ Yên


c, Mức 35.000đ/m2 đối với các phường còn lại của thành phố Thái Nguyên d, Mức 40.000đ/m2 đối với các phường của thị xã Sông Công.

e, Mức 30.000đ/m2 đối với các thị trấn, huyện lỵ f, Mức 25.000đ/m2 đối với các thị trấn còn lại

6, Đất nông nghiệp khu vực nông thôn không thuộc khoản 4 điều này, tính bồi thường theo hạng đất nông nghiệp đang quản lý và được hỗ trợ thêm như sau:

a, Mức 25.000đ/m2 đối với các xã giáp ranh với các phường của Thành

phố Thái Nguyên.

b, Mức 20.000đ/m2 đối với các xã không thuộc điểm a khoản 6 điều này của thành phố; các xã giáp ranh với các phường của Thị xã Sông Công, các xã thuộc vùng trung du, các xã giáp ranh với thị trấn huyện lỵ;

c, Mức 15.000đ/m2 đối với các thửa đất (không thuộc điểm a, điểm b

khoản này) cách trục quốc lộ, tỉnh lộ không quá 100m, các thửa đất thuộc vùng khai thác mỏ, thửa đất cách trung tâm cụm xã không quá 100m.

d, Mức 10.000đ/m2 đối với các thửa đất khu vực còn lại

Chương III: Bồi thường, hỗ trợ tài sản

Điều 16: Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi

1, Thực hiện điều 24 Nghị định 197/2004/NĐ-CP và điểm 5 phần 3 Thông tư 116/2004/TT-BTC.

2, Chi bồi thường với cây trồng bao gồm cả cây giống và cây ươm trên đất có trước khi có thông báo thuộc dự án của cấp có thẩm quyền, không bồi thường, không hỗ trợ cho cây trồng phát sinh sau thời điểm có thông báo trên. 3, Giá bồi thường cây cối, hoa màu theo bảng giá hiện hành và hướng

dẫn của cơ quan chuyên ngành.

4, Giá bồi thường cây cối theo quy định tại khoản 3 điều này xác định cho cây trồng đúng quy định, định mức kỹ thuật, mật độ quy định và hệ số xen canh cho phép của các cấp có thẩm quyền. Đối với cây ươm, cây giống


phải đảm bảo mật độ. Nếu cây trồng không đúng quy định thì khi bồi thường phải chiết giảm theo hệ số tương ứng.

5, Cây cối nằm dọc mép đường giao thông mở rộng vào không quá 3m, khi tính bồi thường xác định hệ số 1.

Chương IV: Chính sách hỗ trợ

Điều 20: Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất

Theo điều 28 Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ cụ thể như sau:

1, Hỗ trợ ổn định đời sống cho hộ gia đình, các nhân phải di chuyển chỗ ở xác định là 6 tháng mỗi tháng là 30 kg gạo/khẩu, theo giá gạo bình quân ở địa phương tại thời điểm.

2, Hỗ trợ ổn định sản xuất kinh doanh

Đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản được hỗ trợ ổn định sản xuất là 4.000đ/m2 đất bị thu hồi (không hỗ trợ đối với đất rừng).

Điều 21: Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm

1, Thực hiện theo điều 29 Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ và điểm 2 phần 4 Thông tư 116/TT-BTC của Bộ Tài chính.

2, Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được lựa chọn một trong hai hình thức hỗ trợ sau:

a, Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề: Mức hỗ trợ học phí tối đa là 2,5 triệu đồng cho một lao động bị thu hồi đất phải chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển đổi cơ sở dạy nghề tại địa phương của một ngành nghề cho một khoá học (lao động bị thu hồi trên 360 m2 đất sản xuất nông nghiệp trở lên thì mới được hỗ trợ chi phí đào tạo nghề và phải có xác nhận của UBND cấp xã, UBND cấp huyện).


b, Hỗ trợ bằng tiền cho 1m2 đất nông nghiệp bị thu hồi là 6.000 đ/m2 (không bao gồm đất rừng và đất nông nghiệp cùng thửa đất ở).

3, Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, tuỳ theo dự án để chọn một trong hai hình thức sau:

a, Đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi trên 500m2 đất nông nghiệp

trở lên, diện tích còn lại dưới mức bình quân của xóm (hợp tác xã) thì cứ 500m2 đất nông nghiệp bị thu hồi được giao 10m2 đất làm kinh doanh dịch vụ nhưng tối đa không quá 100m2 đất/hộ theo giá đất qui định không phải đấu giá, khu đất làm kinh doanh dịch vụ do UBND cấp huyện và chủ dự án bố trí phù hợp với qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

b, Những dự án phát triển kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao phải có chính sách tuyển dụng lao động cho những hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi, nhất là tuyển dụng lao động phổ thông khi họ có đủ điều kiện tuyển dụng.

2.2.1.4. Kết quả phát triển các khu công nghiệp huyện Phổ Yên

Thu hút đầu tư là một trong số các biện pháp được đặt lên hàng đầu trong phương hướng phát triển kinh tế của huyện Phổ Yên. Vì chỉ có thu hút đầu tư, tức là xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp... thì mới có điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang hướng tập trung nhiều vào công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Để nghiên cứu vấn đề này ta xem bảng 2.5.

Qua số liệu bảng 2.5 ta thấy số lượng các KCN, CCN từ năm 2006 đến năm 2008 đã có sự thay đổi đáng kể. Nếu như tính đến thời điểm năm 2006 chỉ có 4 KCN, CCN thì con số đó đã thay đổi nhanh vào năm 2007 và 2008. Tổng số KCN, CCN tính đến hết năm 2007 là 6 và lên tới 9 năm 2008. Cùng với sự tăng lên về số lượng các KCN, CCN thì số lượng các dự án được cấp phép, diện tích và quy mô vốn đầu tư cũng tăng lên nhanh chóng.



66


Bảng 2.5: Kết quả thu hút các dự án đầu tư vào các KCN trên địa bàn huyện Phổ Yên qua 3 năm 2006 - 2008




Năm

Số lượng

KCN, CCN

Số lượng

dự án được cấp phép

Diện tích đầu tư (ha)

Quy mô

vốn đầu tư (tỷ đồng)

Số lượng DN đã đi vào

sản xuất

Giá trị

sản xuất (tỷ đồng)

Thu NS (tỷ đồng)

Thu hút LĐ (LĐ)

2006

4

7

36,54

946

6

220

5,8

875

2007

6

12

212,31

1.680

8

520

10,5

1.555

2008

9

28

2.883,11

11.795

19

658

11,8

2.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên - 10


66

Nguồn: Phòng Công thương huyện Phổ Yên


Cụ thể tính đến thời điểm năm 2006 chỉ có 7 dự án được cấp phép với tổng diện tích đầu tư là 36,54 ha, quy mô vốn đầu tư là 946 tỉ đồng với 6 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, đến năm 2008 tổng số tiền đầu tư cho 28 dự án lên tới 11.795 tỉ đồng, diện tích đầu tư là 2.883,11 ha với 19 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất.

Nguồn lao động của huyện nhìn chung là dồi dào. Tuy nhiên, nhu cầu về công việc hiện tại là khá căng thẳng. Đặc biệt là số lao động trong các hộ nông thôn bị mất đất cho các dự án xây dựng KCN, CCN. Mặc dù một số hộ trong số đó đã nhanh chóng có sự chuyển đổi sản xuất đáp ứng được nhu cầu công việc cho lao động hộ mình. Số còn lại hoặc do chưa kịp chuyển đổi sản xuất hoặc do không đủ điều kiện chuyển đổi sản xuất và đặc biệt một số hộ đang có sự cam kết về sử dụng lao động cho các KCN, nhà máy mà các KCN và các nhà máy đó hiện mới đang trong tình trạng giải phóng mặt bằng hoặc bắt đầu đi vào triển khai xây dựng. Có thể nói nhu cầu về việc làm hiện nay đối với lao động của địa phương đang rất cấp thiết. Trong khi các trung tâm dạy nghề của huyện thì còn nhỏ về quy mô và số lượng ngành nghề không đủ điều kiện để đào tạo hết số lao động tại địa phương mình. Phần lớn số lao động nam của địa phương vẫn phải tìm đến các thành phố lớn để học nghề.

Qua bảng 2.5 ta thấy, đến thời điểm năm 2008 có 19 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất trong các KCN, giá trị sản xuất mà các doanh nghiệp này tạo là tính đến thời điểm năm 2008 là 658 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách Nhà nước là 11,80 tỉ đồng. Nhưng điều quan trọng nhất là số lao động mà các doanh nghiệp đã giải quyết được 2.000 lao động - một con số không hề nhỏ. Theo kết quả chúng tôi đã điều tra được thì trong 2.000 lao động đó có tới 72,5% lao động là lao động địa phương, 27,5% còn lại là lao động từ nơi khác đến. Ở khía cạnh thu nhập, nếu so sánh thu nhập một lao động nông nghiệp với một lao động trong các KCN thì chắc chắn lao động tại các KCN là cao hơn. Tuy nhiên, muốn trở thành lao động trong các KCN đó thì người dân cần phải đạt một trình độ nhất định nào đó về tay nghề. Trong thời gian tới, huyện


Phổ Yên còn là điểm đến hấp dẫn cho rất nhiều các nhà đầu tư mới, vì vậy cơ hội đặt ra về việc làm cho người dân địa phương là rất cao.

2.2.2. Ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân

2.2.2.1 Ảnh hưởng đến đất đai của hộ điều tra

Việc xây dựng các KCN hầu hết nằm trong khu vực đất đai được người dân sử dụng chủ yếu vào việc sản xuất nông nghiệp, vì vậy nó không chỉ ảnh hưởng đến việc làm giảm diện tích đất của từng hộ mà còn làm cho tình hình biến động đất đai của các hộ trở nên sôi động hơn. Tình hình biến động đất đai ở các hộ điều tra bao gồm việc mua, bán, thuê, mượn, cho thuê, cho mượn của các hộ nông dân và việc thu hồi đất nông nghiệp của Nhà nước.

Khi tính toán các chỉ tiêu về đất thì chúng tôi sẽ phản ánh tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra. Điều đó có nghĩa là diện tích đất mà hộ mua hay thuê, mượn sẽ được tính vào diện tích đất canh tác hiện nay của hộ, nếu hộ bán hay cho thuê thì diện tích đó sẽ không tính vào diện tích đất canh tác của hộ. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của các hộ điều tra đã có nhiều sự biến động khi các KCN mọc lên. Xem xét tình hình này ở các hộ điều tra được thể hiện qua bảng 2.6

Qua bảng 2.6 ta có thể thấy: Nhìn chung so với trước khi thu hồi đất thì diện tích bình quân trên một hộ đều giảm ở tất cả các nhóm hộ. Cụ thể như sau: Đối với nhóm hộ 1 là nhóm chỉ bị mất đất sản xuất nông nghiệp thì tổng diện tích giảm rò rệt, nhưng thể hiện rò nhất ở nhóm hộ có diện tích đất nông nghiệp thu hồi trên 50%. Theo kết quả điều tra 50 hộ thuộc nhóm này ta thấy trước thu hồi đất tổng diện tích bình quân trên hộ của nhóm này là 3431,68 m2 nhưng sau khi thu hồi đất diện tích này giảm xuống còn 1771,21 m2. Còn đối với nhóm hộ có diện tích đất nông nghiệp thu hồi dưới 50%, tuy diện tích có giảm song tổng diện tích bình quân trên hộ vẫn ở mức cao, trước thu hồi đất tổng diện tích bình quân là 3171,69 m2 nhưng sau khi thi hồi đất diện tích này vẫn còn 2472,31 m2. Đối với nhóm hộ 2 là nhóm mất tổng hợp các loại đất thì tổng diện tích bình quân trên hộ cũng giảm nhiều so với trước khi thu hồi đất.



69


Bảng 2.6: Hiện trạng sử dụng đất trước và sau thu hồi đất của các hộ điều tra



Chỉ tiêu

Nhóm hộ 1 (n=80 )

Nhóm hộ 2 (n=20)

Hộ có DT thu hồi < 50% (n=30)

Hộ có DT thu hồi 50% (n=50)

Trước THĐ

Sau THĐ

Trước THĐ

Sau THĐ

Trước THĐ

Sau THĐ

SL (m2)

Tỷ lệ

(%)

SL (m2)

Tỷ lệ

(%)

SL (m2)

Tỷ lệ

(%)

SL (m2)

Tỷ lệ

(%)

SL (m2)

Tỷ lệ

(%)

SL (m2)

Tỷ lệ

(%)

Tổng DTBQ/hộ

3171,69

100

2472,31

100

3431,68

100

1771,21

100

4139,75

100

1728,65

100

DT đất NN BQ/hộ

2377,30

74,95

1677,95

67,87

2497,94

72,79

835,80

47,19

2942,20

71,07

1199,40

69,38

DT đất thổ cư BQ/hộ

482,45

15,21

482,45

19,52

482,45

14,06

480,05

27,10

581,20

14,04

154,50

8,94

DT đất vườn tạp

BQ/hộ

225,34

7,11

225,34

9,11

395,76

11,53

395,76

22,35

490,60

11,85

181,90

10,52

Đất khác BQ/hộ

86,57

2,73

86,57

3,50

55,53

1,62

59,60

3,36

125,75

3,04

192,85

11,16


69

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2008


Cụ thể, trước khi thu hồi đất tổng diện tích bình quân trên hộ là 4139,75 m2

nhưng sau khi thu hồi đất con số này giảm xuống còn 1728,65 m2, điều này chứng tỏ diện tích đất các hộ chuyển đổi phục vụ cho KCN là rất lớn.

Theo kết quả điều tra ta có thể thấy trong toàn bộ diện tích bị thu hồi thì đại đa số vẫn là diện tích đất nông nghiệp. Cụ thể:

Đối với nhóm có diện tích đất thu hồi dưới 50% trước khi thu hồi diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân là 2377,3 m2 chiếm 74,95% tổng diện tích, sau khi thu hồi con số này giảm xuống còn 1677,95 m2 chiếm 67,87% tổng diện tích.

Đối với nhóm có diện tích thu hồi trên 50% thì sau khi thu hồi đất diện tích sản xuất nông nghiệp giảm rất nhiều, theo kết quả điều tra 50 hộ thì trước khi thu hồi đất diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân của các hộ là 2497,94 m2 chiếm 72,79% tổng diện tích, nhưng sau khi thu hồi đất con số này giảm xuống chỉ còn 835,80 m2 chiếm 47,23% so với tổng diện tích. Điều này cho thấy trong các loại đất thì đất sản xuất nông nghiệp vẫn là đối tượng bị thu hồi nhiều nhất.

Đối với các loại đất khác thì sau thu hồi đất không có sự thay đổi ở nhóm 1, song ở nhóm 2 lại có sự thay đổi tương đối lớn, đặc biệt là đất thổ cư và đất vườn tạp, cụ thể: Trước khi thu hồi đất diện tích đất thổ cư bình quân trên hộ là 581,2 m2 chiếm 14,04% so với tổng diện tích, sau khi thu hồi đất thì con số này giảm xuống còn 154,5 m2 chiếm 8,94% so với tổng diện tích, đất vườn tạp bình quân từ 490,6 m2 xuống còn 181,9 m2.

Tóm lại, qua phân tích bảng số liệu trên ta thấy rò được thực trạng của việc chuyển đổi đất phục vụ xây dựng KCN, trong đó diện tích đất chuyển đổi nhiều nhất là đất sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, đất đai là một tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp, vì vậy việc thu hồi đất sẽ không tránh khỏi những tác động tiêu cực tới đời sống của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022