Phát Hiện Sớm Những Thay Đổi Bất Thường Của Doanh Nghiệp


- Yêu cầu tín dụng của doanh nghiệp có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay không

- Doanh nghiệp có tuân thủ đầy đủ những điều kiện cấp tín dụng của ACB hay không

2.4.2 Phát hiện sớm những thay đổi bất thường của doanh nghiệp

Xem xét kĩ lưỡng các thông tin tài chính của doanh nghiệp xin vay và tìm xem có điều gì bất thường không. Nhóm dấu hiệu này có tác động trực tiếp đến chất lượng tín dụng nhưng với độ “trễ” lớn hơn. Các dấu hiệu này được rút ra từ chính bản thân hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và không dễ dàng nhận biết nếu thiếu sự quản lý chặt chẽ sâu sát của cán bộ tín dụng. Nhóm dấu hiệu này bao gồm:

- Độ lệch giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi doanh nghiệp đề nghị cấp tín dụng.

- Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể như: sự gia tăng đột biến của tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu; tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời có dấu hiệu sụt giảm liên tục; hàng hóa tồn kho có sự gia tăng bất thường, tăng doanh thu nhưng giảm lợi nhuận hoặc không có lợi nhuận…..

- Thay đổi thường xuyên cơ cấu quản trị và điều hành.

- Xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn trong bộ máy quản trị và điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lý.

- Khó khăn trong quản lý phát triển sản phẩm và dịch vụ mới.

- Những thay đổi về chính sách của nhà nước như tác động của thuế, xuất nhập khẩu, thay đổi các biến số kinh tế vĩ mô: tỷ giá, lãi suất, thay đổi công nghệ sản xuất,… tác động bất lợi đến chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Các cơ chế chủ yếu sử dụng để kiểm soát tín dụng và tài sản thế chấp:

Đây là nhóm dấu hiệu dễ nhận biết nhất, có tác động trực tiếp, với tốc độ nhanh và trong khoảng thời gian ngắn tới chất lượng tín dụng, có thể chuyển từ


55


trạng thái bình thường lên cấp độ rủi ro cao, do đó đòi hỏi những phản ứng mau lẹ, tích cực và hiệu quả. Nhóm dấu hiệu này còn gọi là nhóm dấu hiệu cảnh báo sớm, bao gồm:

- Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hay đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp không giải thích một cách thuyết phục.

- Chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu mà không giải thích thuyết phục.

- Đề nghị gia hạn/ điều chỉnh kỳ hạn nhiều lần không rò lý do chính đáng.

- Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.

- Chậm thanh toán các khoản lãi đến hạn.

- Thanh toán nợ gốc không đầy đủ, đúng hạn.

- Mức độ vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vượt nhu cầu dự kiến.

- Sử dụng tài trợ ngắn hạn cho họat động trung dài hạn.

- Chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ giá cao với mọi điều kiện.

Căn cứ Quy chế xếp loại các tổ chức tín dụng của NHNN, ACB đã khẳng định được là một ngân hàng an toàn và hiệu quả trong suốt nhiều năm qua. Có thể nói, hiện tượng bất đối xứng thông tin tồn tại rất ít và không làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự hoạt động của Ngân hàng, của các khách hàng cũng như tới nền kinh tế. Có nhiều nguyên nhân để đạt được kết quả trên. Sau đây là một số nguyên nhân chính:

Thứ nhất, về chính sách tín dụng. Để duy trì rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất, từ nhiều năm nay ACB đã thực hiện nhiều chính sách tín dụng thận trọng. Để thực hiện xét duyệt và quyết định cấp các khoản tín dụng và bảo lãnh, ACB tổ chức thàng bốn cấp: Chuyên viên, Ban tín dụng tại các chi nhánh, Ban tín dụng hội sở, Ban tín dụng phía Bắc và cấp cao nhất là Hội đồng tín dụng (HĐTD). HĐTD ACB bao gồm thành


56


viên Hội đồng quản trị (HĐQT) và thành viên Ban điều hành. Bên cạnh việc quyết định cấp tín dụng hoặc bảo lãnh, HĐTD còn quyết định các vấn đề về chính sách tín dụng, quản lí rủi ro tín dụng, hạn mức phán quyết của các Ban tín dụng. Nguyên tắc cấp tín dụng là sự nhất trí 100% của các thành viên xét duyệt. Các khách hàng vay cá nhân và doanh nghiệp đều được xếp hạng trong quá trình thẩm định. Sau khi thẩm định, phân tích và định lượng rủi ro, các hạn mức tín dụng hoặc các khoản vay độc lập sẽ được cấp cho từng khách hàng. Ngoài ra, ACB luôn nghiêm túc thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định của NHNN với mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định của NHNN với mức trích lập đủ khoản nợ quá hạn theo quyết định của HĐTD. Việc thành lập Ban chính sách và quản lý tín dụng năm 2005 là nhằm làm chuyên nghiệp hóa công tác quản lý rủi ro tín dụng.

Hơn nữa, ACB rất thận trọng cho vay, tức là tìm đối tác chất lượng với lãi suất hợp lý. Điển hình như năm 2011, nhờ tính cẩn trọng và duy trì tỉ trọng hoạt động hợp lí, tỷ lệ nợ xấu của ACB rất thấp và dồi dào thanh khoản hơn so với các Ngân hàng khác. Theo ý kiến của ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ACB thì “ đánh quả trong hoạt động ngân hàng không phải là kinh doanh nghiêm túc” 3 trước tình hình các ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận tín dụng lên hàng đầu bất chấp tình hình kinh tế giai đoạn 2006-2007 là giai đoạn tăng trưởng nóng nhưng không ổn định của thị

trường bất động sản, chứng khoán, còn năm 2008 là một năm đầy biến động…

Bảng 2.7: Tỉ lệ an toàn vốn qua các năm của ACB

Đơn vị tính: %


Khoản mục

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

10.9

16.19

12.44

9.73

10.33

9.25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của bất đối xứng thông tin trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Á Châu - 9


Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính và bản cáo bạch qua các năm của ACB


Hệ số an toàn vốn năm 2006 giảm nhẹ so với năm 2005 (12%) nhưng vẫn nằm trong mức an toàn cao thể hiện sự chủ động của ACB trong vấn đề cân đối giữa rủi ro và




3 Trích lời ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng ACB trả lời phỏng vấn trên báo điện tử vietnamnet. http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/print/kinhte/398180/index.html


57


lợi nhuận, chú trọng đến việc nâng cao lợi nhuận cho cổ đông trong khi vẫn đảm bảo nguyên tắc thận trọng cần thiết. Theo Quy chế xếp loại các tổ chức tín dụng cổ phần và theo các tiêu chí CAMEL4, ACB là một ngân hàng lành mạnh, luôn xếp loại A trong nhiều năm liền.

Trong năm 2007, ACB liên tục nâng vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo chỉ tiêu an toàn vốn và đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh, tăng trưởng tài sản có. Vốn điều lệ của ACB tăng thêm 1.530 tỷ đồng từ các nguồn: trái phiếu chuyển đổi, quỹ dự trữ bổ sung và phát hành cổ phiếu phổ thông (100 tỷ đồng). Nhờ vậy, hệ số an toàn vốn của ACB trong năm là 16,19%, tăng 5,3% so với cuối năm 2006.

Thị trường ngân hàng năm 2009 có nhiều diễn biến phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận cũng như tăng trưởng quy mô của các ngân hàng thương mại. Trong đó đáng chú ý là các vấn đề căng thẳng ngoại tệ; sự thay đổi chính sách từ khuyến khích tăng tín dụng đầu năm (thông qua gói cho vay hỗ trợ lãi suất 4% từ 01/02/2009) chuyển sang kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng từ cuối quý II và chấm dứt hỗ trợ lãi suất ngắn hạn từ cuối năm 2009; cũng như quy định chấm dứt các hoạt động kinh doanh vàng tài khoản, hoạt động của các trung tâm giao dịch vàng. Do đó tỉ lệ an toàn vốn của ACB năm 2009 giảm đáng kể so với năm 2008 từ 12.44% xuống còn 9,73%.

Năm 2011 do thị trường có nhiều biến động làm cho tỷ lệ an toàn vốn giảm từ 10.33% xuống còn 9.25% nhưng vẫn nằm trong tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN ( 9% )

Thứ hai, chính sách nhân sự của ACB: ACB rất quan tâm đến nhân tố con người. Nhận thức được rằng một hệ thống hoạt động hoàn hảo là bởi có những con người vận hành giỏi và nguồn nhân lực là yếu tố sống còn cho sự thành công của ACB,



4 Hệ thống đánh giá CAMEL là hệ thống đánh giá tình trạng vững mạnh của các tổ chức tài chính. Việc đánh giá dựa trên 5 tiêu chí: vốn, chất lượng tài sản, quản lý, doanh thu và mức thanh khoản của tổ chức tài chính. CAMEL chính là viết tắt từ chữ cái đầu của các chữ tiếng Anh Capital, Asset quality, Management, Earnings, và Liquidity của 5 tiêu chí trên.


58


công tác đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ được thực hiện một cách liên tục và có hệ thống.

Khi mới thành lập, ACB chỉ có 27 nhân viên. Đến nay, nhân sự của ACB đã lên đến 8.312 người, tăng hơn 300 lần. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, Đội ngũ nhân sự của ACB hàng năm tiếp tục được bổ sung chủ yếu từ các trường Đại học chuyên ngành tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh trong và ngoài nước. Nguồn nhân lực ACB được đánh giá là được đào tạo căn bản, có tính chuyên nghiệp cao và nhiều kinh nghiệm.

Việc xây dựng môi trường làm việc năng động với cơ chế về lương thưởng phúc lợi và thăng tiến nghề nghiệp minh bạch, tạo dựng văn hóa ACB được chú trong đặc biệt và là chiến lược khá dài hạn. Đạo đức nghề nghiệp và sự sáng tạo cá nhân luôn được khuyến khích phát triển. Điều này đã hạn chế được tình trạng bất đối xứng thông tin dẫn tới chất lượng tín dụng càng ngày càng tăng và tạo được uy tín với khách hàng.


Thứ ba, sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng thường xuyên theo dòi, quản lí các khoản vay rất chặt chẽ nên hạn chế được hiện tượng rủi ro đạo đức tại ACB. Nhân viên xuống tới nhà xưởng, nơi đặt cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng để thanh kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp và quá trình trả nợ của khách hàng.


Thứ tư, ACB có Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Á Châu. Công ty này tiếp nhận, quản lý, xử lý các khoản nợ tồn đọng của ACB. Tiếp nhận, quản lý, xử lý toàn bộ tài sản bảo đảm nợ vay của ACB, tài sản gán nợ, tài sản Tòa án giao cho ACB thu hồi; với nhiều biện pháp thích hợp như: cải tạo, sửa chữa, cho thuê, khai thác kinh doanh, góp vốn, liên doanh bằng tài sản để thu hồi nợ; cơ cấu lại nợ tồn đọng bằng các biện pháp như chuyển đổi nợ thành vốn góp... Tư vấn trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản, xác định nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn cho các tổ chức tín dụng. Thực hiện dịch vụ quản lý và xử lý nợ cho các tổ chức tín dụng, các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản khác...


59


Do đó, tại ACB trong hơn 5 năm qua nợ dưới tiêu chuẩn rất thấp. Uy tín của ngân hàng nhờ đó tăng lên rò rệt khi mà luôn tồn tại tỉ lệ dự phòng phù hợp với yêu cầu của NHNN Việt Nam. Hiện tượng bất đối xứng thông tin là một hiện tượng phổ biến và khó có thể tránh khỏi trong hoạt động tín dụng, ở ACB hiện tượng này vẫn tồn tại nhưng ở một tỷ lệ khá thấp. Đây cũng là một nguyên nhân chính để ACB vững mạnh và phát triển như bây giờ và không gây nên một hậu quả nghiêm trọng nào ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Bảng 2.9 : Dự phòng cho vay khách hàng

Đơn vị tính: triệu đồng


Khoản mục

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Dự phòng cụ thể

4.802

5.945

21.896

63.853

73.662

237.407

Dự phòng chung

50.262

129.735

205.969

436.845

640.442

749.029

Tổng

56.207

134.537

227.865

500.698

714.104

986.436

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính và bản cáo bạch qua các năm của ACB


Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ dự phòng của ACB


Đơn vị tính: triệu đồng



1,000,000

800,000

600,000

400,000

200,000

0

Dự phòng chung

Dự phòng cụ thể

2006 2007 2008 2009 2010 2011


Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính và bản cáo bạch qua các năm của ACB


60


Kết luận chương 2:


Chương 2 đã tìm hiểu về thực trạng tín dụng doanh nghiệp, thực trạng của bất đối xứng thông tin trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Á Châu. Chương này cũng đã đưa ra hậu quả của bất đối xứng thông tin tín dụng doanh nghiệp gây ra cho Ngân hàng TMCP Á Châu.

Chương 2 cũng đã tìm hiểu những biện pháp quản lí rủi ro tín dụng của Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Á Châu để có được kết quả như trên.


61


Chương 3


GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM ẢNH HƯỞNG CỦA BẤT ĐỐI XỨNG THÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác, các công cụ nợ, chủ yếu là tín dụng ngân hàng đóng vai trò chính yếu trong nguồn vốn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh một thị trường chứng khoán chưa phát triển, hoạt động tín dụng ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều điểm chưa mạnh, chưa thể hiện được sứ mệnh lịch sử của mình. Một trong những ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam là hiện tượng bất cân xứng thông tin. Việc khắc phục tình trạng bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng của ngân hàng không phải công việc của riêng gì bản thân ngân hàng đó mà phải có sự thực hiện đồng bộ của các thành phần có liên quan cũng như sự hỗ trợ của nhà nước thông qua ban hành và giám sát các thể chế hoạt động. Việc xác định được các bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và áp dụng các giải pháp hữu hiệu sẽ giúp cho Ngân hàng TMCP Á Châu cũng như hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động tốt hơn. Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tầm tay của các NHTM nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng của riêng từng ngân hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế đang chuyển đổi, đang định hướng mô hình phát triển ở Việt Nam. Trong phạm vi tầm tay của các ngân hàng, rủi ro tín dụng phụ thuộc vào năng lực của bộ phận tín dụng trong việc phát hiện và hạn chế rủi ro từ lúc xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốt thời gian vay. Năng lực cấp tín dụng phụ thuộc vào chuyên môn của cán bộ tín dụng và nhân viên của họ và các nguồn lực của ngân hàng về nhân sự cũng như về cơ sở vật chất. Do vậy biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng sâu sắc nhất vẫn là các biện pháp liên quan đến việc đào tạo, bố trí cán bộ và cơ chế kiểm tra, giám sát hành vi của cán bộ trong quá trình xử lý công việc. Thực hiện tốt các biện pháp này có thể


62

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí