Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương - 6

phải là có nhân thân tốt. Việc cho hưởng án treo đối với những trường hợp này phải hết sức chặt chẽ. Chỉ có thể xem xét cho hưởng án treo khi thuộc một trong các trường hợp sau:

b1) Người bị kết án từ trên 3 năm tù đến 15 năm tù về tội do cố ý (kể cả trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều tội hoặc nhiều bản án) mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;

b2) Người bị kết án đến 3 năm tù về tội do cố ý mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;

b3) Người bị kết án về các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;

b4) Người bị kết án về các tội do vô ý mà đã được xóa án tích;

b5) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ hai lần trở lên mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;

b6) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc một lần và có nhiều lần bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;

b7) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng;

b8) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật từ hai lần trở lên mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng;

b9) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật về hành vi có cùng tính chất với hành vi phạm tội lần này mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

b10) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 6 tháng;

b11) Người đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính [37].

Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương - 6

Như vậy đối với người phạm tội đã bị Tòa án kết án về một tội nào đó nhưng đã được xóa án tích theo quy định của pháp luật, hoặc họ đã bị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành chính, bị xử lý kỷ luật nhưng sau khi được xóa án tích hoặc đã hết thời hiệu xử lý đến ngày phạm tội lần này là một thời gian cụ thể đối với từng loại đã liệt kê trên đây thì mới xem xét cho hưởng án treo.

Thứ tư: về vấn đề nhân thân là họ phải có nơi cư trú cụ thể, rò ràng để nhằm quản lý, giáo dục họ khi Tòa án giao họ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc giao họ cho chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để quản lý giáo dục theo đúng quy định của pháp luật.

Tóm lại khi xem xét đánh giá về vấn đề nhân thân người phạm tội Hội đồng xét xử phải xem xét một cách khách quan, toàn diện và hết sức cẩn trọng, công tâm phải đặt trong một bối cảnh cụ thể và dựa trên đường lối chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, có như vậy mới đưa ra một phán quyết hợp tình, hợp lý và chính xác cao.

Căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật

Tại Điều 60 Bộ luật hình sự quy định về chế định án treo thì điều kiện cho người bị kết án được hưởng chế định án treo như sau:

Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

Tại Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện Điều 60 Bộ luật hình sự về án treo trong đó có quy định về các tình tiết giảm nhẹ như sau:

Chỉ xem xét cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

a. ...

d. Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự và có từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự; nếu có một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì phải có từ ba tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự [37].

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là những yếu tố làm thay đổi mức độ của hành vi phạm tội theo hướng ít nghiêm trọng hơn. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong một vụ án cụ thể và đối với người phạm tội cụ thể chỉ làm cho tội phạm thay đổi mức độ nguy hiểm trong vụ án đó và cũng chỉ làm cho tội phạm thay đổi mức độ nguy hiểm trong phạm vi một cấu thành chứ không làm thay đổi tính chất của tội phạm ấy [18, tr. 236]. Các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999.

Tại Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn chi tiết về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 46 quy định các tình tiết sau đây được coi là tình tiết giảm nhẹ khác:

Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, người mẹ Việt nam anh hùng, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước;

- Bị cáo là thương binh hoặc có người thân thích như vợ, chồng, cha, mẹ, con (con đẻ hoặc con nuôi), anh, chị, em ruột là liệt sĩ;

- Bị cáo là người tàn tật do bị tai nạn trong lao động hoặc trong công tác, có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên;

- Người bị hại cũng có lỗi;

- Thiệt hại do lỗi của người thứ ba;

- Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo;

- Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về mặt sức khỏe của người bị hại, gây thiệt hại về mặt tài sản;

- Phạm tội trong trường hợp vì phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu;

- Ngoài ra khi xét xử, tùy từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rò trong bản án [32, tr. 21].

Như vậy theo các quy định của Bộ luật hình sự cũng như các hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì những tình tiết giảm nhẹ được quy định mở hơn, có tính chất tùy nghi hơn phụ thuộc vào trường hợp cụ thể của người phạm tội để có thể xem xét cho rằng đó là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, song theo tác giả thì việc cho phép tùy nghi trong

trường hợp này cũng cần phải hết sức chặt chẽ tránh sự lạm dụng, tùy tiện theo tư tưởng chủ quan của Hội đồng xét xử.

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những yếu tố làm thay đổi mức độ của hành vi phạm tội theo hướng nghiêm trọng hơn, được quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự. Những tình tiết được quy định từ điểm a đến điểm o khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự mới được coi là tình tiết tăng nặng, khi xét xử không được phép tùy tiện coi các tình tiết khác là tình tiết tăng nặng làm xấu đi tình trạng của bị cáo.

Một vấn đề cần chú ý khi áp dụng các tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng đó là tất cả các tình tiết này đã là tình tiết định khung hay định tội thì không được áp dụng làm tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nữa.

Trên cơ sở các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết định việc có cho phép người bị kết án được hưởng chế định án treo hay không phải đảm bảo nguyên tắc là không có tình tiết tăng nặng và có ít nhất từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự. Khi áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cũng cần chú ý đến những tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ nữa.

Trong trường hợp người bị kết án vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng thì tại Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 hướng dẫn trong trường hợp nếu có một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì phải có từ ba tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự.

Theo quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự quy định về chế định án treo thì điều kiện cho người bị kết án được hưởng chế định án treo ghi:

..., nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo ...

Theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 khi hướng dẫn thực hiện Điều 60 Bộ luật hình sự về án treo đối với vấn đề này có ghi:

Chỉ xem xét cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

a. ...

đ. Có khả năng tự cải tạo và nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm về tham nhũng [37].

Trên cơ sở đánh giá người phạm tội trên tất cả các mặt như mức phạt tù, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự sau khi đã thỏa mãn những điều kiện trên, nếu xét thấy không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù mà vẫn thỏa mãn:

- Người phạm tội "có khả năng tự cải tạo", thể hiện về chính bản thân người phạm tội nói lên điều đó như xem xét trên tổng thể vấn đề về nhân thân người phạm tội họ trước đây vốn là người tốt bản thân họ chưa hề có tiền án, tiền sự, đây là lần đầu phạm tội, song vì một lý do nào đó (có thể như bị kích động mạnh về mặt tinh thần, do không hiểu biết về pháp luật, do bị rủ rê lôi kéo, do cơ hội…) mà họ trở thành người phạm tội nay phải ra trước Tòa để chịu sự trừng phạt của pháp luật, bản thân họ lúc này thực sự biết ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo về những việc mình đã làm. Trong những trường hợp nêu trên có thể nhận định được rằng người phạm tội lúc này thực sự có khả năng cải tạo chúng ta có thể áp dụng Điều 60 để cho họ được hưởng án treo.

- Khi cho người bị kết án tù được hưởng chế định án treo mà "không gây ảnh hưởng xấu cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội tham nhũng". Việc hiểu và vận dụng vấn đề này ở đây là hết sức nhạy cảm đòi hỏi phải có một cái nhìn toàn diện về tình hình trật tự trị an trên địa bàn nơi người phạm tội đã gây ra. Có thể tội phạm mà họ thực hiện đã qua

thời gian dài, không để lại dư luận xấu trong xã hội, không ảnh hưởng lớn đến thuần phong mỹ tục của dân tộc, không gây mâu thuẫn căng thẳng giữa họ đối với một cộng đồng dân cư hay người bị hại, loại tội phạm mà họ gây ra không phải đang là vấn đề bức xúc tại địa phương, không phải trong các đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm được phát động... thì Hội đồng xét xử có thể quyết định cho họ được hưởng chế định án treo.

Về điều kiện này là một điều kiện phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm tình hình tội phạm ở mỗi địa phương, phụ thuộc vào ý thức chủ quan của những người có quyền đưa ra phán quyết nếu không thực sự công tâm khách quan đánh giá đúng bản chất từng vụ việc đặt trong một bối cảnh cụ thể của một con người, địa phương cụ thể thì sẽ không hợp lý, chính vì vậy dễ nảy sinh việc áp dụng pháp luật không thống nhất ở từng vụ án, từng địa phương khác nhau do đó tính thống nhất của pháp chế bị vi phạm. Hiện nay, tình hình tội phạm về tham nhũng tăng mạnh về số lượng cũng như mức độ nghiêm trọng và đang trở thành quốc nạn. Công tác phòng, chống tham nhũng luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành. Như vậy, việc cho các bị cáo phạm tội về tham nhũng hưởng án treo rò ràng chưa đáp ứng được điều kiện "không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm". Do đó tại Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP cũng quy định rò "không được xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với các tội phạm mà dư luận xã hội lên án, đặc biệt là các tội phạm về chức vụ, để phục vụ đắc lực cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tham nhũng nói riêng".

Nghị quyết còn quy định rò các trường hợp không cho hưởng án treo như sau:

a) Người phạm tội thuộc đối tượng cần phải nghiêm trị quy định tại khoản 2 Điều 3 của Bộ luật hình sự bao gồm: người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm

nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng; phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;

b) Bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội;

c) Trong hồ sơ thể hiện là ngoài lần phạm tội và bị đưa ra xét xử, họ còn có hành vi phạm tội khác đã bị xét xử trong một vụ án khác hoặc đang bị khởi tố, điều tra, truy tố trong một vụ án khác;

d) Bị cáo tại ngoại bỏ trốn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án đã đề nghị cơ quan điều tra truy nã [37].

Khi xem xét, quyết định cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo, Nghị quyết quy định rò cần lưu ý những vấn đề sau đây:

a) Đối với trường hợp người bị xử phạt tù đã bị tạm giữ, tạm giam thì chỉ cho hưởng án treo khi thời gian đã bị tạm giữ, tạm giam ngắn hơn thời hạn phạt tù;

b) Những trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nếu có đủ điều kiện để áp dụng Điều 47 của Bộ luật hình sự thì cũng phải xử trong khung hình phạt liền kề là đã thể hiện chính sách khoan hồng đối với họ; không được xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với các tội phạm mà dư luận xã hội lên án, đặc biệt là các tội phạm về chức vụ, để phục vụ đắc lực cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tham nhũng nói riêng;

c) Những trường hợp có tình tiết định khung tăng nặng, nếu Viện kiểm sát không truy tố cũng phải áp dụng để xét xử đúng quy định của pháp luật; nếu còn có các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật hình sự cũng phải được áp dụng đầy đủ; không được vì muốn cho hưởng án treo mà không áp dụng đầy đủ các tình tiết định khung tăng nặng và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 48 của Bộ luật hình sự;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022