Thực Tiễn Áp Dụng Án Treo Tại Địa Bàn Tỉnh Hải Dương

- Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước. Điều này có nghĩa bản án tù cho hưởng án treo sẽ được đem ra thi hành, tức hình phạt tù sẽ được thực hiện không kể hình phạt đối với tội mới sau này là hình phạt gì.

Khi người bị kết án phạm tội mới thì đặt ra vấn đề tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự.

Theo như quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự:

1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này.

Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.

2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này [21].

Theo như tinh thần chung của Điều 50 Bộ luật hình sự thì trường hợp hình phạt mới tuyên là hình phạt tù thì chỉ việc cộng lại và bắt người phạm tội phải chấp hành chung. Đối với hình phạt mới đã tuyên là cải tạo không giam giữ thì được quy đổi cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được quy đổi thành 1 ngày tù để rồi cộng lại với hình phạt tù trước đây. Còn tổng hợp với trường hợp án chung thân thì hình phạt chung là chung thân, tử hình thì là tử hình. Đối với hình phạt tiền, hình phạt trục xuất là không tổng hợp.

- Theo như quy định của pháp luật thì chỉ duy nhất có hai loại hình phạt là không đặt ra vấn đề tổng hợp hình phạt đó là hình phạt tiền và hình phạt trục xuất.

- Đối với các loại hình phạt khác thì tại Điều 50 của Bộ luật hình sự đã quy định rất cụ thể cách quy đổi như thế nào đối với từng loại hình phạt.


2.2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG ÁN TREO TẠI ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG


2.2.1. Những kết quả đạt được trong việc áp dụng án treo

Việc xây dựng và hoàn thiện về chế định án treo trong luật hình sự Nhà nước ta là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn và chính xác, nó phù hợp với nguyện vọng của quần chúng nhân dân, phù hợp với các thông lệ quốc tế trên con đường phát triển, hội nhập. Thực tiễn áp dụng án treo trong thời gian vừa qua cho thấy đã thu được những kết quả tốt mang một ý nghĩa hết sức to lớn, chúng ta đã thể hiện được tính nghiêm khắc trong pháp luật hình sự Nhà nước ta là kiên quyết trừng trị kẻ phạm tội song cũng phần nào thể hiện tính nhân đạo của pháp luật Nhà nước trong việc khoan hồng đối với những người lần đầu lầm lỡ, biết ăn năn hối cải, khắc phục hậu quả do tội phạm mà mình đã gây ra. Như vậy về ý nghĩa, mục đích của hình phạt đã đạt được là chúng ta lấy giáo dục làm chính mà hoàn toàn không phải nhất thiết bắt họ phải cách ly khỏi đời sống xã hội.

Tuy nhiên không phải ở đâu, không phải mọi nơi mọi chỗ đều hiểu và vận dụng một cách chuẩn xác những quy định về chế định án treo, chính từ đó đã có rất nhiều những sai sót trong quá trình vận dụng việc áp dụng chế định án treo này.

Ngay từ khi chế định án treo được ban hành từ năm 1946 đến nay Tòa án nhân dân tối cao đã có rất nhiều những hướng dẫn trong việc thực hiện về chế định án treo, điều đó phần nào cũng thể hiện sự lúng túng của các cơ quan có thẩm quyền trong việc xây dựng và hướng dẫn áp dụng pháp luật, mặt khác về phía dư luận xã hội cũng còn nhiều phản ánh trong việc thực hiện chế định án treo.

Qua khảo sát thực tiễn xét xử của các Tòa án ở tỉnh Hải Dương từ năm 2007 đến năm 2013 cho thấy việc áp dụng quy định về án treo đã phát huy được

hiệu quả cao trong công tác cải tạo, giáo dục người phạm tội nói riêng và góp phần vào việc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung. Việc xét cho người phạm tội hưởng án treo của các Tòa án trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã đảm bảo tương đối chính xác, điều đó thể hiện trên thực tế là số lượng người người tái phạm tội trong thời gian thử thách rất ít và số lượng người tái phạm tội khi chưa được xóa án tích của bản án cho hưởng án treo cũng không đáng kể.

Nghiên cứu các bản án sơ thẩm cho hưởng án treo của Tòa án tỉnh và các Tòa án cấp huyện ở tỉnh Hải Dương từ năm 2007 đến năm 2013 cho thấy đa số các bản án cho hưởng án treo là thỏa đáng, là kết quả của việc áp dụng đúng các quy định về điều kiện cho hưởng án treo, trước tiên là điều kiện về mức phạt tù (không quá ba năm) đối với người bị kết án được hưởng án treo. Điều đó được phản ánh trước tiên ở các số liệu thống kê sau đây về số người được hưởng án treo trong quá trình xét xử sơ thẩm của các Tòa án từ năm 2007 đến năm 2013.

Bảng 2.1: Tình hình áp dụng án treo của Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương từ năm 2007 đến năm 2013


Năm

Tổng số bị cáo bị phạt tù

Số bị cáo được hưởng án treo

Tỷ lệ (%)

2007

146

47

32

2008

134

21

16

2009

61

11

18

2010

58

23

40

2011

69

28

41

2012

102

21

21

2013

75

7

9

Trung bình

92

22

25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương - 8

Nguồn: Toà án nhân dân tỉnh Hải Dương.

Bảng 2.1 cho thấy: Trong thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương các năm từ 2007 đến 2013 trung bình mỗi năm có 92 người bị

phạt tù, trong đó 22 người được hưởng án treo chiếm tỷ lệ 25%. Năm 2007 là năm có số người bị phạt tù lớn nhất (146 người), số người được hưởng án treo cao nhất (47 người). Năm 2011 là năm có tỷ lệ người bị phạt tù hưởng án treo lớn nhất (41%). Các năm từ 2010 đến 2013 số người được hưởng án treo giảm. Năm 2013 là năm có tỷ lệ số người được hưởng án treo thấp nhất (9%).

Bảng 2.2: Tình hình áp dụng án treo của các Tòa án nhân dân cấp huyện của tỉnh Hải Dương từ năm 2007 đến năm 2013


Năm

Tổng số bị cáo bị phạt tù

Số bị cáo được hưởng án treo

Tỷ lệ (%)

2007

522

195

37

2008

593

324

55

2009

655

226

35

2010

819

250

31

2011

876

279

35

2012

868

361

42

2013

863

418

48

Trung bình

742

293

40

Nguồn: Toà án nhân dân tỉnh Hải Dương.

Bảng 2.2 cho thấy: Trong thực tế của Tòa án nhân dân các huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Hải Dương các năm 2007 đến năm 2013 trung bình mỗi năm có 742 người bị phạt tù, trong đó 293 người được hưởng án treo chiếm tỷ lệ 40%. Năm 2011 là năm có số người bị phạt tù lớn nhất (876 người). Năm 2008 là năm có tỷ lệ người bị phạt tù hưởng án treo lớn nhất (55%). Các năm từ 2010 đến 2011 số người được hưởng án treo giảm. Năm 2010 là năm có tỷ lệ số người được hưởng án treo thấp nhất (31%). Tỷ lệ người được hưởng án treo trong số người bị phạt tù đã có xu hướng tăng dần trong các năm từ năm 2011 đến năm 2013.

So sánh các số liệu của bảng 2.1 và 2.2 cho thấy trong các năm từ năm 2007 đến năm 2013 tỷ lệ trung bình số bị cáo được hưởng án treo trong tổng số bị xử phạt tù ở Tòa án cấp huyện (40%) cao hơn ở cấp tỉnh (25%).

2.2.2. Những hạn chế trong việc áp dụng án treo

Thực tiễn áp dụng án treo ở tỉnh Hải Dương cũng cho thấy người bị phạt tù không quá ba năm được hưởng án treo phần nhiều là những người phạm tội "Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ", "Trộm cắp tài sản", "Đánh bạc", "Cố ý gây thương tích". Mặc dù đã có hướng dẫn lưu ý các Tòa án tránh mắc phải sai lầm là vì có ý định trước sẽ cho người bị kết án được hưởng án treo nên đáng lẽ phải xử trên 03 năm tù thì lại xử phạt không quá 03 năm tù nhưng vẫn có trường hợp Tòa án đã xử quá

nhẹ để cho người phạm tội hưởng án treo. Ví dụ vụ án: Bị cáo Phạm Văn V không có giấy phép lái xe. Vào khoảng 15h10' ngày 03.01.2010 bị cáo Phạm Văn V điều khiển xe ôtô 30N-1062 đi trên đường quốc lộ 5A theo hướng Hải Phòng. Khi đi đến Km36+550 thuộc địa phận xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương do không làm chủ tay lái, đi với tốc độ cao, xe ôtô đã lao vào đường dành cho xe thô sơ đâm vào anh Lương Văn M đang điều

khiển xe máy đi ngược chiều trên đoạn đường này, làm anh M bị ngã văng về phía sau xe ôtô nằm tại đường số 2 giáp giải phân cách giữa, đầu xe ôtô tiếp tục đẩy xe máy đi 182,3m trên mặt đường rồi mới dừng lại.

Do xe máy mắc vào phần đầu xe ôtô nên V điều khiển xe lùi lại hai lần để giật xe ra khỏi đầu và đánh lái sang phải bỏ chạy về hướng Hải Phòng. Hậu quả anh M bị chết vào hồi 15h20' cùng ngày, xe máy của anh M bị hư hỏng thiệt hại trị giá 3.200.000đ [24].

Bị cáo Phạm Văn V nhận thức được rằng điều khiển xe ôtô không có giấy phép lái xe, đi với tốc độ cao, không làm chủ được tay lái, đi không đúng phần đường, trước khi điều khiển xe ôtô lại uống rượu là vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nhưng bị cáo vẫn thực hiện. Chứng tỏ bị cáo thể hiện ý thức coi thường pháp luật, không tôn trọng quy định về an toàn giao thông. Trong vụ án này, V bị truy tố khoản 2 mức khởi điểm của hình phạt là 3 năm. Với tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm của V,

mức hình phạt mà V phải chịu là hơn 3 năm nhưng vì muốn cho V hưởng án treo nên Hội đồng xét xử tuyên mức án phạt tù đối với V là 3 năm. Mặc dù bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b, p khoản 1, 2 Điều 46 Bộ luật hình sự nhưng hiện nay tình hình tai nạn giao thông đường bộ xảy ra nhiều và có diễn biến phức tạp, để đấu tranh và đẩy lùi loại vi phạm này, Hội đồng xét xử xét chiếu cố cho bị cáo hưởng án treo đã không tương xứng với hành vi phạm tội gây ra và không có tác dụng giáo dục riêng và phòng ngừa chung có hiệu quả.

Về điều kiện nhân thân người phạm tội để xem xét cho hưởng án treo, thực tiễn áp dụng ở tỉnh Hải Dương cho thấy nhìn chung khi quyết định cho hưởng án treo Tòa án đã áp dụng đúng quy định về điều kiện nhân thân cũng như hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Đại đa số người phạm tội được xét cho hưởng án treo đều là những người chưa có tiền án, tiền sự, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, có nhân thân tương đối tốt. Tuy nhiên có trường hợp bị cáo có nhân thân xấu, có tiền sự nhưng Tòa án vẫn cho hưởng án treo.

Ví dụ vụ án Phạm Đức M cùng đồng bọn xét xử về tội Tổ chức đánh bạc và Đánh bạc, theo bản án số 30 ngày 26/6/2012 của Tòa án huyện CG, với tổng số tiền các bị cáo sử dụng vào việc Đánh bạc 110.800.000đ [26].

Trong vụ án này, các bị cáo Vũ Văn C, Trần Thanh T, Trần Hoàng D là các bị cáo đều có vai trò tích cực, số tiền đánh bạc nhiều. Riêng bị cáo Trần Thanh T có một tiền sự về hành vi gây thương bị xử lý hành chính tháng 6/2011, nhưng cấp sơ thẩm nhận xét đến thời điểm xét xử bị cáo được xóa tiền sự để cho T và C, D được hưởng án treo là chưa nghiêm, không đúng quy định của pháp luật.

Vụ án Nguyễn Văn T, sinh năm 1977, Nguyễn Văn N, sinh năm 1972 (năm 2000 bị xử phạt 11 năm tù về tội lưu hành tiền giả đặc xá ngày 30.8.2006), Nguyễn Văn Q, sinh năm 1984 (năm 2008 Chủ tịch Ủy ban nhân

dân huyện KT đưa vào trung tâm chữa bệnh). Sáng ngày 01.01.2012, các bị cáo T, N, Q cùng các bị cáo khác đã thực hiện hành vi đánh bạc bằng hình thức xóc đĩa. Tổng số tiền các bị cáo sử dụng đánh bạc 6.357.000 đồng (trong đó thu tại chiếu bạc 2.915.000 đồng, thu của bị cáo Tuyển 708.000 đồng còn lại là của các bị cáo khác) [25].

Bản án sơ thẩm áp dụng khoản 1 Điều 248; Điều 20, Điều 53, điểm h (đối với T), p khoản 1, 2 Điều 46 (đối với T), Q; khoản 1, 2 Điều 60 Bộ luật hình sự. Xử phạt Nguyễn Văn N 06 tháng tù, Nguyễn Văn T 04 tháng tù đều cho hưởng án treo.

Bị cáo T có nhân thân xấu Tòa án cho bị cáo hưởng án treo là không đúng.

Về các tình tiết giảm nhẹ là một trong những điều kiện để Tòa án xem xét cho người bị phạt tù hưởng án treo. Các tình tiết giảm nhẹ được xem là điều kiện để cho người bị kết án được hưởng án treo phải thuộc các nhóm: các tình tiết giảm nhẹ quy định trong Bộ luật hình sự, các tình tiết giảm nhẹ được ghi nhận trong các văn bản hướng dẫn xét xử và các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được Tòa án xác định cụ thể đối với người phạm tội. NQ 01/2007 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã hướng dẫn một số tình tiết giảm nhẹ khác ngoài tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự. Nhưng đến nay trong quá trình áp dụng các tình tiết giảm nhẹ này cũng chưa được chính xác và thống nhất tại các Tòa án.

Qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi thấy các tình tiết giảm nhẹ quy định trong Bộ luật hình sự hay được Tòa án sử dụng nhất khi xem xét cho người bị phạt tù cho hưởng án treo là "Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng", "người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải", "phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn" và "người phạm tội tự nguyện sửa chữa bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả".

Tuy Điều 46 Bộ luật hình sự quy định về các tình tiết giảm nhẹ một cách cụ thể nhưng trên thực tế áp dụng quy định về các tình tiết này để làm

căn cứ cho hưởng án treo cũng vẫn còn những vướng mắc, nhiều ý kiến và cách áp dụng khác nhau. Một trong những nguyên nhân là do một số tình tiết giảm nhẹ luật không quy định cụ thể và không có văn bản hướng dẫn. Nguyên nhân khác là do nhiều trường hợp người áp dụng án treo đã hiểu không đúng về các tình tiết giảm nhẹ nên xác định sai hoặc tùy tiện coi các tình tiết không có ý nghĩa giảm nhẹ là tình tiết giảm nhẹ cho hưởng án treo.

Về quy định tại điểm a khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự "Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm". Nhiều vụ tai nạn giao thông sau khi gây tai nạn người phạm tội đã đưa nạn nhân vào bệnh viện cấp cứu, khi xét xử có Thẩm phán cho rằng như vậy là người phạm tội đã góp phần ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm nên đã áp dụng tình tiết giảm nhẹ này. Cũng có Thẩm phán cho rằng việc đưa một người tai nạn vào bệnh viện là trách nhiệm của bất cứ người nào, nhất là người gây tai nạn phải đưa nạn nhân đi cấp cứu là trách nhiệm đương nhiên nên không thể coi là tình tiết giảm nhẹ. Cũng có ý kiến cho rằng chỉ được áp dụng tình tiết này nếu hành động của người phạm tội thực sự có tác dụng ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm. Ví dụ vụ án Trương Văn D phạm tội "Vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ". Trong vụ án này, D không có giấy phép lái xe, đi lấn đường gây tai nạn cho ông Bằng. Sau khi xảy ra tai nạn, D đã đưa ông Bằng cấp cứu nhưng ông Bằng đã chết trên đường đi đến bệnh viện. Tòa án đã áp dụng điểm a khoản 1 Điều 46 làm một trong những tình tiết giảm nhẹ để cho D hưởng án treo. Theo quan điểm của chúng tôi, tuy việc gây tai nạn lỗi hoàn toàn thuộc về D, hành động đưa nạn nhân đi cấp cứu là trách nhiệm đương nhiên của D nhưng nếu hành động đó có tác dụng nạn nhân được cấp cứu kịp thời thì D được hưởng tình tiết giảm nhẹ này. Trong trường hợp nạn nhân đã chết trên đường đến bệnh viện nên D không được hưởng tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự.

"Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả" cũng là tình tiết được sử dụng nhiều trên thực tế nhưng vẫn còn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022