Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Hiện Hành Về Án Treo

treo. Trong khi đó, Điều 56c Bộ luật hình sự Đức quy định rất nhiều quyết định để Thẩm phán có thể lựa chọn áp dụng áp đặt cho người được hưởng án treo. Mục đích của quy định này là nhằm làm cho người được hưởng án treo thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ trong thời gian được hưởng án treo. Đó là, Tòa án có thể chỉ thị: Về chỗ ở, học tập, việc làm nghỉ ngơi hoặc kinh doanh; trình diện tại Tòa án hoặc nơi khác; không giao thiệp với một số người hoặc một nhóm người nhất định có thể dẫn dắt vào việc phạm tội; không sở hữu, tàng trữ công cụ phương tiện nhất định có thể gây án; thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Chỉ thị sau khi có sự đồng ý của người bị kết án là: Chữa bệnh bắt buộc hoặc vào một cơ sở giáo dục; vào sống trong một ký túc xá.

Vấn đề giám sát, giáo dục người được hưởng án treo trong thời gian thử thách: Điều 56d Bộ luật hình sự Đức quy định rất rò ràng: Nếu người được hưởng án treo chưa đủ 27 tuổi và hình phạt tự do của họ là trên 9 tháng thì Tòa án có thể cử người trợ giúp trong thời gian thử thách.

Hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo: Điều 56b Bộ luật hình sự Đức cho phép Thẩm phán có nhiều lựa chọn khi áp dụng hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo gồm:

1- Bồi thường thiệt hại;

2- Trả một khoản tiền cho cơ sở dịch vụ công; 3- Lao động công ích;

4- Nộp một khoản tiền cho Nhà nước.

Điều kiện thử thách và hậu quả pháp lý của việc vi phạm điều kiện thử thách của án treo: Tại khoản 5 Điều 60 Bộ luật hình sự Việt Nam quy định trường hợp bị tước án treo chỉ có một căn cứ duy nhất là phạm tội mới trong thời gian thử thách. Nhưng Điều 56f Bộ luật hình sự Đức quy định rất rộng các căn cứ khi vi phạm nghĩa vụ thực hiện trong thời gian được hưởng án treo sẽ bị tước bỏ án treo là:

1- Trong thời gian thử thách phạm tội mới;

2- Không nghe lời người giúp đỡ, không tuân thủ các chỉ thị và có nguy cơ phạm tội mới;

3- Không thanh toán các khoản phạt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Bộ luật Hình sự Đức không quy định tổng hợp hình phạt đối với bị án được hưởng án treo lại phạm tội mới trong thời gian thử thách còn Bộ luật hình sự Việt Nam lại quy định vấn đề này.

Bộ luật hình sự Đức quy định về hủy bỏ hình phạt tại Điều 56g. Theo đó, khi hết thời gian thử thách mà Tòa án không phải ra quyết định hủy bỏ án treo thì Tòa án ban hành quyết định hủy hình phạt tù đã tuyên. Bộ luật hình sự Việt Nam không quy định vấn đề này.

Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương - 5

Xét giảm thời gian thử thách: Bộ luật hình sự Đức không quy định xét giảm thời gian thử thách đối với án treo, trong khi đó Bộ luật hình sự Việt Nam quy định xét giảm thời gian thử thách đối với án treo tại khoản 4 Điều

60. Khi người bị kết án đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách, có nhiều tiến bộ thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục làm đề nghị để Tòa án ban hành quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

Bộ luật hình sự Đức còn quy định án treo cho trường hợp đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn và tù chung thân tại Điều 57, 57a. Đây là quy định rất khác so với Bộ luật hình sự Việt Nam. Tại Điều 57 Bộ luật hình sự Đức quy định: Tòa án cho người đang chấp hành án tù hưởng án treo khi: Bị án đã chấp hành được 2/3 án tù (ít nhất là 2 tháng); bị án sẽ không phạm tội mới dù được tự do thì Tòa án có thể cho hưởng án treo phần hình phạt còn lại khi bị án chấp nhận việc thay thế này. Khi quyết định cho hưởng án treo, Tòa án phải xem xét nhân thân người phạm tội, quá khứ của họ, các tình tiết của tội phạm, thái độ người phạm tội trong trại giam, hoàn cảnh sống cũng như tác động đến tương lai của họ nếu áp dụng án treo.

Tại Điều 57a Bộ luật hình sự Đức thì điều kiện để bị án chịu hình phạt tù chung thân được chuyển đổi sang án treo là: Đã chấp hành hình phạt tù được 15 năm; đã có kết quả cải tạo tốt; thỏa mãn điều kiện của khoản 1, khoản 5 của Điều 57 (điều kiện cho hưởng án treo). Thời gian thử thách của trường hợp này là 5 năm. Đây là quy định thể hiện tính nhân văn và nhân đạo sâu sắc.

Thông qua việc nghiên cứu về án treo của một số nước trên thế giới thấy rằng ở mỗi nước tùy thuộc vào hoàn cảnh địa lý, sự phát triển về kinh tế xã hội, ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong việc thực thi pháp luật mà mỗi quốc gia lựa chọn cho mình một giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, luật hình sự hầu hết các quốc gia quy định về án treo có một điểm chung, giống nhau đó là thể hiện chính sách nhân đạo trong pháp luật hình sự về vấn đề cưỡng chế của nhà nước với sự tham gia của xã hội trong quá trình giáo dục cải tạo người phạm tội mà không bắt họ cách ly khỏi cộng đồng, tạo điều kiện cho họ có một môi trường cải tạo tốt hơn. Mặt khác các bị án đều phải chịu bởi hậu quả pháp lý xấu nếu điều kiện thử thách cụ thể của án treo bị vi phạm. Điều này đảm bảo sự tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh những điều kiện thử thách của án treo từ phía người phạm tội.

Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ ÁN TREO VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ÁN TREO TẠI ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG


2.1. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ ÁN TREO


Tại Điều 60 của Bộ luật hình sự năm 1999 quy định:

1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

2. Trong thời gian thử thách Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tổ chức chính quyền địa phương trong việc giám sát giáo dục người đó.

3. Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này.

4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan tổ chức có trách nhiệm giám sát giáo dục, Tòa án có thể rút ngắn thời gian thử thách.

5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 Bộ luật này [21, tr. 72].

Hướng dẫn áp dụng Điều 60 của Bộ luật hình sự về án treo tại Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06.11.2013 đã đưa ra khái niệm về án treo: "Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần buộc phải chấp hành hình phạt tù" [37].

2.1.1 Căn cứ để người bị phạt tù được hưởng án treo

Điều kiện cho người bị kết án được hưởng chế định án treo mà trước đây được quy định tại Điều 44 Bộ luật hình sự năm 1985 thì nay được quy định tại khoản 1 Điều 60 Bộ luật hình sự hiện hành: "1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm" [21].

Như vậy các điều kiện mà Tòa án bắt buộc phải xem xét khi cho người bị kết án được hưởng án treo, đó là mức phạt tù (bị xử phạt không quá ba năm), điều kiện về nhân thân của người phạm tội, điều kiện về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và điều kiện không cần bắt người bị kết án chấp hành hình phạt tù.

Tại Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06.11.2013 quy định:

Chỉ xem xét cho người bị phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

Bị xử phạt tù không quá 3 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 8 của Bộ luật hình sự;

Theo quy định này phạm vi được áp dụng đối với chế định án treo đã thu hẹp lại, người bị kết án không quá 3 năm tù chỉ được hưởng án treo khi phạm "tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng". Khi bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội thì không cho hưởng án treo.

Như vậy căn cứ vào mức hình phạt tù là một trong những căn cứ đầu tiên để xem xét cho người bị kết án được hưởng chế định án treo, đòi hỏi Thẩm phán cũng các Hội thẩm nhân dân phải tuyệt đối tuân theo những quy định của pháp luật đó chính là các nguyên tắc, những căn cứ pháp luật khi quyết định hình phạt. Trong quá trình xét xử phải thực sự công tâm, phải xuất phát từ yêu cầu đấu tranh và phòng ngừa tội phạm, phải có lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp có bản lĩnh vững vàng kiên quyết đấu tranh với những hành vi phạm tội có tính chất nguy hiểm cho xã hội cao, song cũng phải biết đánh giá đúng đối với những người nhất thời phạm tội, biết ăn năn hối cải mà tạo cơ hội cho họ được sửa chữa cải tạo ngoài xã hội, đó chính là yêu cầu của những người làm công tác xét xử trong giai đoạn hiện nay.

Căn cứ về nhân thân người phạm tội

Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 của Bộ luật hình sự thì việc áp dụng chế định án treo phải xem xét khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội.

Cũng theo quy định tại Điều 63 của Bộ luật tố tụng hình sự thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải có trách nhiệm chứng minh một trong 4 vấn đề của vụ án hình sự đó là: ... 3. Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo [22].

Như vậy cả trên lĩnh vực luật nội dung và luật hình thức thì vấn đề nhân thân người phạm tội đều được pháp luật đề cập một cách rò ràng, đầy đủ. Trong khoa học luật hình sự xuất hiện nhiều cách định nghĩa khác nhau về nhân thân người phạm tội như "Nhân thân người phạm tội trong luật hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ" [39, tr. 97] hay:

Nhân thân người phạm tội tức là người có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự quy định là tội

phạm được hiểu là tổng thể tất cả các dấu hiệu, đặc điểm có ý nghĩa về mặt xã hội, trong sự kết hợp với các điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi phạm tội của người đó [50, tr. 126].

Hoặc:


Nhân thân người phạm tội là tổng hợp các đặc điểm về mặt pháp lý hình sự, xã hội - nhân khẩu học, xã hội - sinh học và đạo đức - tâm lý học của người đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, mà các đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng để giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự của người đó một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật đồng thời đấu tranh chống tình trạng phạm tội [2, tr. 6].

Như vậy có thể thấy nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm khác nhau của một con người cụ thể với tư cách là chủ thể của tội phạm mà những đặc điểm này có ảnh hưởng nhất định đến hành vi phạm tội và khả năng giáo dục, cải tạo người phạm tội. Việc xem xét vấn đề nhân thân đó chính là thể hiện sự nhân đạo, sự khoan hồng và sự công bằng của Nhà nước đối với những người phạm tội, thông qua đó việc áp dụng hình phạt cũng như các chế định đối với người phạm tội mới có tác dụng và hiệu quả trong việc giáo dục người phạm tội.

Theo văn bản hướng dẫn mới nhất của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06.11.2013 hướng dẫn cụ thể hơn:

Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn tôn trọng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều mà pháp luật cấm; chưa bao giờ bị kết án, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật.

Có nơi cư trú cụ thể, rò ràng;

Theo như hướng dẫn nêu trên thì khi đánh giá, xem xét nhân thân một người phạm tội để quyết định về mặt hình phạt và xem xét có cho họ được hưởng chế định án treo hay không trên cơ sở họ có nhân thân tốt, có đầy đủ những điều kiện sau đây:

Thứ nhất: Ngoài lần phạm tội này họ luôn tôn trọng các quy tắc xã hội, luôn chấp hành đúng chính sách pháp luật; nghĩa là trước khi phạm tội họ là công dân tốt, chấp hành nghiêm đường lối chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, không vi phạm pháp luật, không bị xử lý kỷ luật, không phải là đối tượng nghiện chất ma túy, không thuộc đối tượng hình sự, ổ nhóm tội phạm cần phải quan tâm theo dòi…

Thứ hai: Họ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân, điều kiện này đối với người phạm tội được hiểu luật pháp nhà nước ta đã quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân trong hiến pháp và pháp luật, ví dụ: Người từ đủ 18 tuổi trở lên phải thực hiện nghĩa vụ quân sự nhưng họ không thực hiện mà trốn tránh; hoặc người kinh doanh buôn bán phải có nghĩa vụ đóng thuế đối với Nhà nước nhưng họ không thực hiện trong khi đó họ cũng chưa bị xử lý bằng hình thức gì; không chấp hành nộp các loại phí theo quy định của địa phương… Tất cả những hành vi đó đều có thể được hiểu là vi phạm điều kiện về nghĩa vụ công dân, nếu như họ vi phạm thì họ không được hưởng án treo.

Thứ ba: Họ phải là người chưa bao giờ bị kết án, bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật nghĩa là bản thân họ từ trước tới ngày họ phạm tội họ chưa hề bị kết án hoặc bị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật.

Trường hợp người phạm tội có án tích nhưng đã được xóa án tích, được đương nhiên xóa án tích thì coi là chưa bị kết án; đã bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật nhưng đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật thì được coi là chưa bị xử lý hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật, nhưng không

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí