Án Treo Trong Luật Hình Sự Của Một Số Nước Trên Thế Giới

1.3. ÁN TREO TRONG LUẬT HÌNH SỰ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Do có nhiều điểm ưu việt của án treo trong việc áp dụng các biện pháp lý để đạt được mục đích của hình phạt đối với người phạm tội mà vẫn không làm mất đi sự nghiêm minh của pháp luật do vậy pháp luật của nhiều nước trên thế giới đã sớm đưa chế định này vào trong bộ luật hình sự của mình.

Nhìn chung ở các nước đều có những điểm tương đối giống nhau trong việc áp dụng chế định án treo đó là Tòa án xét xử và kết án một người về một tội danh nhất định với một hình phạt tù hoặc tiền cụ thể dưới năm năm, tuy nhiên tòa án ấn định cho một thời gian thử thách trong khoảng thời gian là năm năm tùy theo tính chất vụ việc có kèm theo một điều kiện nhất định nào đó…nếu người phạm tội vi phạm những điều kiện này thì án cũ phải được chấp hành cùng với hình phạt của bản án mới.

1.3.1. Pháp luật Liên bang Nga

Tại Điều 73 Bộ luật hình sự Liên bang Nga năm 1996, sửa đổi năm 2010 quy định về án treo như sau:

1. Nếu sau khi đã quyết định các hình phạt lao động cải tạo, hạn chế quân vụ, quản chế trong các đơn vị kỷ luật quân đội hoặc tù trong thời hạn đến tám năm, Tòa án đi đến kết luận là có thể cải tạo người phạm tội mà không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù và ra quyết định cho hưởng án treo.

2. Khi quyết định án treo, Tòa án sẽ cân nhắc đến tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hình phạt.

3. Khi quyết định án treo, Tòa án sẽ quy định thời hạn thử thách đối với người phạm tội và trong thời gian này người phạm tội cần chứng tỏ sự ăn năn hối cải bằng hành vi của mình. Trường hợp

áp dụng hình phạt tù trong thời hạn một năm hoặc hình phạt khác nhẹ hơn thì thời hạn thử thách bắt buộc phải dưới sáu tháng và không được vượt quá ba năm, còn trường hợp áp dụng hình phạt tù trong thời hạn từ một năm trở lên - bắt buộc không được dưới 6 tháng và không được vượt quá năm năm. Thời hạn thử thách được tính từ thời điểm bản án bắt đầu có hiệu lực. Khoảng thời gian chờ bản án có hiệu lực sẽ được tính vào thời hạn thử thách.

4. Trong quá trình quyết định án treo có thể quyết định các loại hình phạt bổ sung khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

5. Tòa án sau khi quyết định án treo sẽ giao việc thực hiện các nhiệm vụ xác định cho người phạm tội trên cơ sở phù hợp với độ tuổi, khả năng lao động và tình trạng sức khỏe: không được phép thay đổi nơi thường trú, nơi công tác, nơi học tập mà không thông báo cho các cơ quan chức năng nhà nước thực thi việc giám sát hành vi của người hưởng án treo; không được thăm viếng những địa điểm theo quy định; bắt buộc tiến hành điều trị các bệnh nghiện rượu, nghiện ma túy, nhiễm độc, các bệnh hoa liễu; bắt buộc lao động hoặc tiếp tục học tập trong các tổ chức giáo dục chung.

6. Giám sát hành vi của người hưởng án treo do cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền thực hiện, còn đối với trường hợp người hưởng án treo là quân nhân - do ban chỉ huy các đơn vị và cơ quan quân đội thực hiện.

Án treo và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương - 4

7. Trong thời hạn áp dụng án treo, Tòa án theo đề nghị của cơ quan thực thi việc giám sát hành vi của người hưởng án treo có thể thay đổi từng phần hoặc thay đổi tất cả hoặc bổ sung các nhiệm vụ đã quy định trước đó [42, tr. 98-100].

Như vậy, án treo trong Luật hình sự Liên bang Nga có tính chất pháp lý tương tự như án treo trong luật hình sự Việt Nam, là biện pháp miễn chấp

hành hình phạt có điều kiện, được áp dụng với nhiều loại hình phạt. Tuy nhiên, Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định nghĩa vụ của người được hưởng án treo trong Bộ luật hình sự như: không được phép thay đổi nơi thường trú, nơi công tác, nơi học tập mà không thông báo cho các cơ quan chức năng nhà nước thực thi việc giám sát hành vi của người hưởng án treo; không được thăm viếng những địa điểm theo quy định; bắt buộc tiến hành điều trị các bệnh nghiện rượu, nghiện ma túy, nhiễm độc, các bệnh hoa liễu; bắt buộc lao động hoặc tiếp tục học tập trong các tổ chức giáo dục chung.

1.3.2. Pháp luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Bộ luật hình sự năm 1997, sửa đổi năm 2005 tại mục 5 về án treo quy định từ Điều 72 đến Điều 77 [12, tr. 65-66]:

Điều 72 quy định những điều kiện áp dụng:

Khi bị xử phạt cải tạo lao động hoặc tù không quá ba năm, căn cứ vào những tình tiết phạm tội và biểu hiện ăn năn hối lỗi của người phạm tội, có thể cho người phạm tội hưởng án treo nếu xét thấy việc áp dụng án treo sẽ không gây nguy hiểm cho xã hội.

Nếu người bị án treo phải chịu thêm hình phạt bổ sung thì vẫn phải chấp hành theo quy định chung [12].

Điều 73 quy định thời gian và cách tính:

Thời gian thử thách đối với người bị phạt cải tạo lao động nhưng được hưởng án treo đến 1 năm nhưng không ít hơn 2 tháng.

Thời gian thử thách đối với người bị phạt tù có thời hạn nhưng được hưởng án treo đến 5 năm nhưng không được ít hơn 1 năm.

Thời gian thử thách được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật [12].

Điều 74 quy định việc không áp dụng án treo đối với người tái phạm.

Điều 75 quy định các nghĩa vụ của người hưởng án treo:

Người phạm tội được tuyên hưởng án treo, thì phải tuân theo các quy định dưới đây:

1. Tuân thủ pháp luật, quy chế hành chính, phục tùng việc giám sát;

2. Báo cáo hoạt động của bản thân theo quy định của cơ quan giám sát;

3. Tuân thủ nội quy tiếp khách của cơ quan giám sát;

4. Trước khi thay đổi chỗ ở hoặc rời khỏi huyện, thành phố nơi cư trú phải báo cáo và xin phép cơ quan giám sát [12].

Điều 76 quy định Cơ quan có trách nhiệm giám sát:

Cơ quan Công an chịu trách nhiệm giám sát người bị án treo với sự giúp đỡ của cơ quan hoặc tổ chức xã hội nơi người đó làm việc hoặc cư trú trong thời gian thử thách. Nếu như không có những tình tiết quy định tại Điều 77 của Bộ luật này thì hết thời gian thử thách sẽ không phải chấp hành hình phạt cũ và được thông báo công khai [12].

Điều 77 quy định vấn đề vi phạm thời gian thử thách:

Nếu trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo lại phạm tội mới hoặc phát hiện trước đó đã phạm tội khác nhưng chưa bị xử lý, thì phải hủy bỏ án treo và đưa ra thi hành hình phạt chung cho cả hai tội cũ và mới được quyết định theo quy định tại Điều 69 của Bộ luật này [12].

Người phạm tội được tuyên hưởng án treo, trong thời gian thử thách nếu vi phạm pháp luật, quy chế hành chính hoặc quy định về quản lý giám sát đối với án treo của cơ quan Công an thuộc Quốc vụ viện với tình tiết nghiêm trọng thì hủy bỏ án treo và buộc chấp hành hình phạt đã tuyên trong bản án.

Án treo trong Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được áp dụng đối với người phạm tội bị xử phạt cải tạo lao động hoặc tù không quá ba năm. Luật quy định rò không áp dụng án treo đối với người tái phạm. Quy định về việc hủy bỏ án treo nếu trong thời gian thử thách phát hiện trước đó người được hưởng án treo đã phạm tội khác nhưng chưa bị xử lý có thể hiểu là quy định không áp dụng án treo đối với người phạm tội nhiều lần. Thời gian thử thách và điều kiện thử thách đối với người bị phạt tù có thời hạn tương tự như trong luật hình sự Việt Nam nhưng luật hình sự Trung Hoa quy định nếu trong thời gian thử thách người được hưởng án treo vi phạm pháp luật, quy chế hành chính hoặc quy định về giám sát với tình tiết nghiêm trọng thì vẫn hủy bỏ án treo. Quy định này đảm bảo sự chấp hành nghiêm chỉnh điều kiện thử thách từ phía người được hưởng án treo.

1.3.3. Pháp luật Nhật Bản

Bộ luật hình sự Nhật Bản năm 1907, sửa đổi năm 2011 tại chương 4 quy định về án treo thể hiện từ điều 25 - 27, cụ thể:

Điều 25 quy định điều kiện áp dụng:

I. Những người dưới đây bị tuyên tù giam hoặc cấm cố dưới ba năm hoặc bị phạt tiền dưới 50 vạn Yên, tùy theo tình tiết giảm nhẹ mà có thể được hưởng án treo trên 1 năm đến dưới 5 năm, tính từ ngày bản án có hiệu lực:

1. Người mà trước đây chưa từng bị mức án trên cấm cố.

2. Người mà trước đây mặc dù đã bị xử mức án trên cấm cố, nhưng kể từ ngày kết thúc việc chấp hành án đó, hoặc kể từ ngày được miễn giảm việc chấp hành án đó mà trong vòng 5 năm chưa hề bị tuyên án trên mức cấm cố.

II. Mặc dù trước đây đã bị xử mức án trên cấm cố, thì được hưởng án treo đó mà bị ra bản án tù giam dưới 1 năm hoặc cấm cố sẽ tương tự như khoản trên khi có tình tiết xem xét giảm nhẹ đặc biệt.

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian giám hộ quan sát theo khoản 1 của Điều dưới thì cũng không có hạn chế [13].

Điều 25-2 quy định giám hộ quan sát:

1. Trong trường hợp của khoản 1 Điều 25, thì trong thời hạn án treo có thể kèm thêm giám hộ quan sát. Và cũng trong trường hợp khoản 2 Điều 25 thì trong thời hạn án treo có giám hộ quan sát.

2. Có thể tạm xóa giám hộ quan sát theo việc xử lý của cơ quan hành chính.

3. Về việc áp dụng phần tuy nhiên của khoản II Điều 25 và quy định của khoản II-2 của Điều 26 thì trong thời gian được tạm xóa giám hộ quan sát được coi như không có giám hộ quan sát [13].

Điều 26 quy định trường hợp hủy bỏ án treo một cách cần thiết:

Tòa án phải hủy bỏ quyết định án treo đối với những trường hợp dưới đây. Tuy nhiên, trong trường hợp của điểm 3 dưới đây, người được tuyên án treo là người thuộc khoản I-2 Điều 25 và khoản 3 Điều 26-2 thì không hạn chế:

1. Khi trong thời gian án treo mà vẫn phạm tội và bị xử lý trên mức hình phạt cấm cố mà mức tù đó lại không được tuyên án treo.

2. Trước khi được tuyên án treo lại bị phạt trên mức tù cấm cố về tội khác, mà mức tù đó lại không được tuyên án treo [13].

Điều 26-2 quy định hủy bỏ việc định lượng án treo:

Có thể hủy bỏ được việc thi hành án treo đối với những trường hợp sau đây:

1. Khi trong thời gian án treo lại phạm tội mới và bị phạt tiền.

2. Người chịu giám hộ quan sát theo quy định của khoản 1 Điều 25-2 mà không tuân thủ những điều cần tuân thủ, mà tình tiết lại tăng nặng.

3. Trước khi được ra bản án treo thì lại bị xử phạt trên cấm cố về tội khác và bị phát giác về việc hưởng án treo đó [13].

Điều 26-3 quy định hủy bỏ án treo của án khác: "Khi hủy bỏ quyết định án treo của mức án trên cấm cố theo quy định của hai điều luật trên, thì trong thời gian án treo mà mức án trên mức cấm cố thì phải hủy án treo đó" [13].

Điều 27 quy định hiệu quả của việc đã quá thời hạn án treo: "Nếu đã quá thời gian cho phép mà vẫn không được hủy việc tuyên treo, thì sẽ mất hiệu lực" [13].

Bộ luật hình sự của Nhật Bản quy định điều kiện áp dụng án treo đối với người phạm tội chịu các hình phạt khác nhau là tù giam, cấm cố dưới 3 năm, phạt tiền dưới 50 vạn Yên. Bộ luật hình sự Việt Nam quy định bắt buộc phải giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Bộ luật hình sự Nhật Bản quy định trong thời hạn án treo "có thể" kèm theo giám hộ quan sát đối với trường hợp của khoản 1 Điều 25, trong trường hợp khoản 2 của Điều 25 thì trong thời hạn án treo có giám hộ quan sát. Bộ luật hình sự Nhật Bản cũng quy định chi tiết các trường hợp hủy bỏ án treo trong đó Bộ luật hình sự Việt Nam quy định một căn cứ duy nhất là phạm tội trong thời gian thử thách. Bộ luật hình sự Nhật Bản thể hiện điểm mới so với Bộ luật hình sự Việt Nam khi quy định "hiệu quả của việc đã quá thời hạn án treo".

1.3.4. Pháp luật nước Cộng hòa liên bang Đức

Theo quy định của luật hình sự của Cộng hòa liên bang Đức thì quy định rất rò về căn cứ, điều kiện cho hưởng án treo, ấn định thời gian thử thách…

Điều 56 Bộ luật hình sự Đức quy định nhiều căn cứ: Hình phạt tù không quá một năm; nếu thấy người bị kết án đã bị cảnh cáo và tương lai không phạm tội mới dù không bị tù; khi áp dụng án treo cần chú ý nhân thân người phạm tội, cuộc sống trước đây của họ, hoàn cảnh phạm tội, thái độ sau khi phạm tội, quan hệ xã hội và tác dụng chờ đợi ở người được hưởng án treo.

Quy định này là chặt chẽ, khắt khe, đã thu hẹp đối tượng được hưởng án treo hơn quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam.

Về căn cứ nếu thấy người bị kết án đã bị cảnh cáo và (cơ sở để tin) tương lai không phạm tội mới dù không bị tù. Đây là căn cứ không được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam. Có thể nói, đây là quy định rất chặt chẽ, hạn chế Thẩm phán tùy nghi áp dụng án treo mặc dù có đã có đủ điều kiện để bị cáo được hưởng án treo. Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật hình sự Đức thì Thẩm phán phải cân nhắc rất nhiều tình tiết để cho bị cáo được hưởng án treo như: Cuộc sống trước đây của họ, hoàn cảnh phạm tội, thái độ sau khi phạm tội, quan hệ xã hội và tác dụng chờ đợi ở người được hưởng án treo. Toàn bộ những căn cứ trên giúp cho Hội đồng xét xử ban hành quyết định áp dụng hay không áp dụng án treo một cách chính xác.

Thời gian thử thách của án treo: Điều 56a Bộ luật hình sự Đức quy định "Tòa án quyết định thời gian thử thách của án treo là không quá năm năm và không dưới hai năm" [41]. Như vậy, thời gian thử thách của án treo trong Bộ luật hình sự Đức quy định chặt chẽ hơn trong Bộ luật hình sự Việt Nam. Thể hiện ở mức tối thiểu của thời gian thử thách là hai năm so với một năm của Việt Nam. Điểm tiến bộ của Bộ luật hình sự Đức trong quy định thời gian thử thách của án treo là thời gian bắt đầu tính thời gian thử thách của án treo được quy định ngay trong Bộ luật hình sự "Thời gian thử thách bắt đầu từ khi bản án cho hưởng án treo có hiệu lực".

Về nghĩa vụ mà người được hưởng án treo phải thực hiện. Theo quy định của Bộ luật hình sự Đức, việc giao nghĩa vụ cho người được hưởng án treo là rất cần thiết để quản lý, thấy được sự tiến bộ của người được hưởng án treo. Là nghĩa vụ bằng khả năng của mình khắc phục hậu quả đã gây ra; nộp tiền vào công quỹ hoặc cho cơ sở phục vụ hoạt động công cộng; các đóng góp công ích khác...

Các quyết định áp đặt cho người được hưởng án treo: Bộ luật hình sự Việt Nam không quy định các quyết định áp đặt cho người được hưởng án

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022