bảo tồn thiên Quốc tế(IUCN), năm 2004 đã tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa nước và quyền con người và đề cập đến nội dung của quyền đối với nước sạch, góp phần vào việc đưa quyền đối với nước sạch được công nhận là quyền con người.
Bài viết “Tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường quyền cơ bản của con người” của tác giả Đào Minh Hương, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Con người số 1
năm 2012. Trong bài, tác giả tâp
trung phân tích khả năng tiếp cân
, tính bền vững
và tính công bằng trong t hưc
hiên
Quyền tiếp cân
nước sac̣ h và vê ̣sinh môi trường .
Đồng thời tác giả nêu một số giải pháp quản lý , sử duṇ g hiêu quả và bêǹ vững taì
Có thể bạn quan tâm!
- An ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông Hồng - Thực trạng và giải pháp - 1
- Biến Động Môi Trường Nước Và An Ninh Con Người
- Một Số Vần Đề Lý Luận Về Quyền Tiếp Cận Nước Sạch
- Cơ Sở Pháp Lý Của Quyền Tiếp Cận Nước Sạch Của Người Dân
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
nguyên nước từ cách tiếp cân
quyền .
Với tình hình nghiên cứu trên đây cho thấy, những công trình này tuy có đề cập đến các góc độ khác nhau của vấn đề an ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về an ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông Hồng góc độ pháp lý về quyền con người. Vì thế, đề tài này không trùng với bất cứ đề tài nào đã được công bố.
3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là an ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch được giới hạn tại vùng đồng bằng sông Hồng dưới góc độ nhân quyền.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật thực định, phân tích, đánh giá các quan điểm, quan niệm trong khoa học pháp lý hiện nay về an ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch, luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung và thực trạng về an ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông Hồng. Trên cơ sở đó, xây dựng cơ sở khoa học đánh giá thực trạng an ninh nguồn nước, thực trạng sử dụng nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông Hồng, đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng nguồn nước tại khu vực và đảm bảo việc thực hiện quyền sử dụng nước sạch của người dân.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu vấn đề an ninh nguồn nước tại khu vực đồng bằng sông Hồng dựa trên tình hình thực tế có tham chiếu đến các chính sách, quy định pháp luật có liên quan. Đồng thời luận văn đi sâu vào nghiên cứu lý luận, các quy chuẩn của quyền tiếp cận nước sạch tại các Điều ước quốc tế và tại các văn bản khác của Việt Nam làm cơ sở cho việc đánh giá về quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông Hồng. Thông qua việc đánh giá thực trạng trong 5 năm từ năm 2009 – 2013 để có cơ sở đó đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như việc thực hiện đạt hiệu quả cao.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, trong đó có sự vận dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để thấy được tiến trình hình thành và phát triển các quy định về an ninh môi trường, an ninh nguồn nước và các quyền về nước trên thế giới và Việt Nam, cụ thể hơn là tại đồng bằng sông Hồng. Đồng thời quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với an ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch…
Ngoài ra, để lý giải các vấn đề lý luận, giúp cho các vấn đề nghiên cứu được nhìn nhận từ nhiều góc độ, luận văn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp như: phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, đánh giá… Các số liệu có liên quan được nêu trong luận văn do tác giả thu thập và phân tích từ các báo cáo tổng kết của các cơ quan cơ quan nhà nước như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường… kết hợp với các thông tin được nêu trên các báo chí, mạng Internet… để chứng minh và làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
5. Những nét mới của luận văn
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về an ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông Hồng. Là đề tài chuyên khảo trong khoa học pháp lý của nước ta với hướng nghiên cứu mới, chuyên sâu hơn, góp phần làm rò khái niệm, quy định về an ninh nguồn nước và việc sử dụng nước sạch là quyền con người cần được đảm bảo để có mức sống thỏa đáng, từ đó đề ra phương hướng áp dụng, hoàn thiện chính sách,
pháp luật phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như việc đảm bảo thực hiện quyền trên thực tế.
6. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn
Đây là đề tài chuyên khảo về an ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch. Luận văn góp phần làm sáng tỏ và làm phong phú thêm lý luận về an ninh nguồn nước, quyền về nước trên thế giới; khắc họa được toàn cảnh an ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân ở Việt Nam và đồng bằng sông Hồng; chỉ ra những điểm tiến bộ, bất cập trong các quy định hiện nay về quản lý nguồn nước, việc thực hiện quyền trên thực tế; đề xuất một số giải pháp, hướng hoàn thiện, khắc phục góp phần bảo ản an ninh nguồn nước và thực hiện quyền có hiệu quả.
Luận văn còn cung cấp cơ sở lý luận cho Đảng, Nhà nước để xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật đối với việc quản lý, sử dụng nguồn nước đảm bảo an ninh và quy định việc thực hiện quyền tiếp cận nước sạch trong các văn bản pháp luật có hiệu quả.
Công trình nghiên cứu giúp ích cho các nhà nghiên cứu trong công tác tuyên truyền, chỉ đạo thực hiện pháp luật.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật có liên quan (đến chủ đề của luận văn). Ngoài ra, luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu ở Khoa Luật Ðại học Quốc gia Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung về an ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch
Chương 2. Thực trạng về đảm bảo an ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông Hồng
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao cơ chế đảm bảo an ninh nguồn nước và quyền tiếp cận nước sạch của người dân vùng đồng bằng sông Hồng.
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ AN NINH NGUỒN NƯỚC VÀ QUYỀN TIẾP CẬN NƯỚC SẠCH
1.1. Tài nguyên nước và an ninh nguồn nước
Thế giới hiện nay đã và đang khai thác, tận dụng triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ con người, trong quá trình sử dụng chúng ta có thể thay thế nguồn tài nguyên này bằng nguồn tài nguyên khác, nhưng không có gì có thể thay thế được nước trong cuộc sống. Một cách hiểu đơn giản hơn, đảm bảo nguồn nước và phát triển kinh tế luôn phải được giải quyết hài hòa. Tuy nhiên, ngày nay nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn nước và vấn đề sử dụng nước sạch.
Vấn đề liên quan đến nguồn nước đã và đang nổi lên như một vấn đề chủ chốt trong việc xác định hướng đi của các quốc gia hiện nay - hợp tác nhiều hơn hay cạnh tranh nhiều hơn. Việt Nam cũng như các quốc gia khác trong khu vực đang phải đối mặt và tìm ra cách giải quyết hữu hiệu về các vấn đề liên quan đến nguồn nước. Sẽ không là cường điệu khi nói an ninh nguồn nước khi gặp khủng hoảng sẽ đe dọa sự phát triển kinh tế và chính trị cũng như tính bền vững của môi trường. Hiện nay, nước là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng cạnh tranh và bất hòa trong và giữa các quốc gia, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến các căng thẳng mới giữa các quốc gia về việc chia sẻ nguồn nước trong khu vực và nguy cơ đấu tranh cục bộ chống lại các quyết định của Chính phủ hoặc doanh nghiệp trong việc mở rộng các ngành công nghiệp cần nhiều nước.
1.1.1. Tầm quan trọng của tài nguyên nước
Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên Trái Đất và cần thiết cho các hoạt động kinh tế - xã hội của loài người. Cùng với các dạng tài nguyên thiên nhiên khác, tài nguyên nước là một trong bốn nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội, là đối tượng lao động và là một yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất.
Từ xưa, con người đã biết đến vai trò quan trọng của nước; các nhà khoa học cổ đại đã coi nước là thành phần cơ bản của vật chất và trong quá trình phát triển của xã hội loài người thì các nền văn minh lớn của nhân loại đều xuất hiện và phát triển trên lưu vực của các con sông lớn như: nền văn minh Lưỡng hà ở Tây Á nằm ở lưu vực hai con sông lớn là Tigre và Euphrate (thuộc Irak hiện nay); nền văn minh Ai Cập ở hạ lưu sông Nile; nền văn minh sông Hằng ở Ấn Ðộ; nền văn minh Hoàng Hà ở Trung Quốc; nền văn minh sông Hồng ở Việt Nam...
Tài nguyên nước của một quốc gia hay của một vùng lãnh thổ gồm 2 loại: loại từ nước nội địa sinh ra do mưa trừ đi lượng bốc hơi và loại nước quá cảnh chảy từ nước khác (hoặc vùng lân cận đến).
Tài nguyên nước bao gồm nước trong khí quyển, nước mặt, nước dưới mặt nước biển và đại dương. Các nguồn nước này hầu hết là tài nguyên tái tạo, nằm trong chu trình tuần hoàn của nước. Mặc dù lượng nước trên Trái Đất là khổng lồ, song lượng nước ngọt cho phép con người sử dụng chỉ chiếm một phần rất nhỏ bé (dưới 1/100.000). Hơn nữa sự phân bố của các nguồn nước ngọt lại không đều theo không gian và thời gian càng khiến cho nước trở thành một dạng tài nguyên đặc biệt, cần phải được bảo vệ và sử dụng hợp lý.
Ngân hàng thế giới (WB) dự báo rằng trong 20 năm tới dân số thế giới có thể đạt tới 8 tỷ người, sẽ làm tăng nhu cầu nước lên 650% khiến cho 26 quốc gia với 250 triệu dân sẽ lâm vào tình cảnh thiếu nước, căng thẳng về nước. Người ta tính rằng cứ sau 21 năm, nhu cầu sử dụng nước lại tăng gấp đôi. Trong khi đó hiện nay, ô nhiễm nước vẫn không ngừng tăng lên. 1/4 số hồ của Trung Quốc bị ô nhiễm, hàng ngàn hồ của Thụy Điển bị Axit hóa, 3/4 lượng nước sông của Balan bị nhiễm bẩn đến mức chỉ sử dụng cho nhu cầu công nghiệp cũng không đạt 2.
Các giá trị và tầm quan trọng của tài nguyên nước tại các lưu vực sông đã có sự tác động đối với các nguồn tài nguyên khác và với con người, cụ thể như sau:
+ Tầm quan trọng theo tính chất đa chức năng gồm có: (i) Cung cấp các nguồn tài nguyên quý giá cho sinh hoạt, sản xuất như nước, đất đai, rừng, khoáng sản, thủy sản; (ii) Bảo vệ sự sống của con người và hệ sinh thái; (iii) Là môi trường
tiếp nhận, chuyển tải và tự làm sạch các chất thải; và (iv) Là môi trường tổng hợp nhiều loại hàng hóa tự nhiên có giá trị kinh tế cao.
+ Giá trị của tài nguyên nước tại các lưu vực sông gồm có 17:
Giá trị sử dụng trực tiếp: (i) Cung cấp nước cho sinh hoạt & công nghiệp; (ii) Cung cấp nước tưới; (iii) Cung cấp nước phát điện; (iv) Nuôi trồng thủy sản; và; (v) Chống xâm nhập mặn.
Giá trị sử dụng gián tiếp: (i) Giao thông thuỷ; (ii) Khai thác cát lòng sông; (iii) Cung ứng các dịch vụ phi thị trường, tiếp nhận tự làm sạch các chất thải; (iv) Tạo cảnh quan môi trường; và (v) Phục vụ các hoạt động văn hoá, thể thao và giải trí.
Giá trị bảo tồn: (i) Tham gia vào chu trình nước trong tự nhiên; (ii) Duy trì hệ sinh thái nước lành mạnh; (iii) Bảo tồn đa dạng sinh học dưới nước và trên cạn trong phạm vi lưu vực; và (iv) Bảo tồn các vùng đất ngập mặn duyên hải, ngập nước nội địa.
1.1.2. Một số vấn đề về an ninh môi trường và an ninh về nước
1.1.2.1. Sơ lược lịch sử của vấn đề an ninh môi trường
Quan điểm truyền thống tại các quốc gia khi nói tới an ninh quốc gia, chủ yếu quan tâm tới chủ quyền dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ chống lại sự xâm lược về quân sự từ quốc gia khác. Nhưng trong những năm gần đây, các quốc gia đã chú trọng nhiều hơn tới việc mở rộng khái niệm truyền thống về an ninh sang những lĩnh vực được gọi là các nguy cơ mới như cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, vi phạm quyền con người, sự lan tràn của các căn bệnh truyền nhiễm và nguy cơ xuống cấp môi trường do nhiễm độc, phá hủy tầng ôzôn, ô nhiễm nguồn nước… Chính các vấn đề này đã làm thúc đẩy việc nghiên cứu mối quan hệ cụ thể giữa môi trường và an ninh.
Nhân loại đã bước sang thế kỷ thứ 21 đối mặt với an ninh và phát triển là sự thay đổi môi trường. Vấn đề suy thoái môi trường được đưa ra công luận thế giới từ những năm 60 của thế kỷ 20 từ những bài viết của Rachel Carson. Cho đến những năm 70, vấn đề này mới được nhận phản hồi tích cực: Hội nghị Stockhom, 1972 đã đưa vấn đề này lên chương trình nghị sự toàn cầu và thành lập Chương trình Môi
trường Liên hợp quốc (UNEP); các tổ chức phi chính phủ như Hòa bình xanh và Những người bạn của Trái đất, các cơ quan Bảo vệ môi trường Quốc gia đã được thành lập; nhiều hiệp định đa phương về môi trường được đàm phán. Vào những năm 80, Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) đã được thiết lập và đưa ra khái niệm mới phát triển bền vững để đưa vào chương trình toàn diện nhằm cứu lấy môi trường. Ủy ban cũng đã kêu gọi mọi người nhận thức rằng an ninh môi trường cũng một phần là chức năng của phát triển bền vững 2.
An ninh toàn diện của một quốc gia luôn bao gồm hai bộ phận có mối quan hệ khăng khít với nhau: an ninh chính trị (bao gồm các yếu tố quân sự, kinh tế và con người) và an ninh môi trường (bảo vệ và sử dụng môi trường). Các chuyên gia ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng quốc gia không còn là đối tượng duy nhất đang được bảo vệ an ninh và ủng hộ việc chuyển từ khái niệm an ninh là tránh khỏi các mối đe dọa khác sang khái niệm an ninh là tự do tiếp cận tới các dịch vụ về môi trường. Mối quan hệ giữa an ninh và môi trường rất khó để phân tích, bởi qua hàng thế kỷ đã coi an ninh là một khái niệm hẹp chỉ sự an toàn, không có xung đột vũ trang. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu đã đặc biệt tập trung nhấn mạnh những chuyển biến của môi trường và nguồn tài nguyên cạn kiệt đóng vai trò là những nguyên nhân tiềm tàng gây xung đột mạnh như Homer-Dixon, 1991, 1994; Libiszewski, 1992; Bachler, 1994…Homer-Dixon đã kết luận rò ràng rằng “…khan hiếm các tài nguyên không phục hồi được là yếu tố góp phần đẩy đến xung đột vũ trang ở rất nhiều nơi thuộc thế giới thứ ba” [2]. Việc môi trường xuống cấp và tài nguyên cạn kiệt cũng góp phần tạo ra xung đột. Những phân tích, bình luận của các chuyên gia đã chỉ ra môi trường sẽ trở thành yếu tố cốt lòi của các tình trạng căng thẳng, trở thành kênh dẫn tới tình trạng căng thẳng, thành chất xúc tác hay thậm chí là cái đích cho tình trạng căng thẳng trong tương lai, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Cách hiểu về an ninh môi trường ở các quốc gia, các tổ chức là khác nhau. Nhưng đều tựu chung lại là: chỉ sự xuống cấp và tài nguyên cạn kiệt do nhiều nguyên nhân như thiên tai, các hoạt động quân sự hoặc các xung đột vũ trang… tạo
ra dẫn đến nhiều mâu thuẫn gay gắt trong phát triển kinh tế - xã hội và quan hệ quốc tế, đe dọa đến an ninh quốc gia; và cần có sự can thiệp, những giải pháp để làm dịu bớt những tổn thất cho môi trường.
Tại Báo cáo Thiên niên kỷ của Hội đồng Châu Mỹ của Liên hiệp quốc xác định “An ninh môi trường là việc bảo đảm an toàn trước các mối nguy hiểm môi trường sinh ra do sự yếu kém trong quản lý hoặc thiết kế và có nguyên nhân trong nước hay xuyên quốc gia” [2].
An ninh môi trường là trạng thái mà một hệ thống môi trường có khả năng đảm bảo điều kiện sống an toàn cho con người trong hệ thống đó.
Rò ràng là các nghiên cứu về môi trường và an ninh còn chưa thống nhất, điều này cũng đã lý giải các khái niệm về an ninh môi trường còn chưa đồng nhất giữa các học giả hay giữa các tổ chức quốc tế, quốc gia về môi trường. Dù chưa thống nhất, nhưng việc đưa môi trường vào nội dung an ninh là việc đang nhận được sự quan tâm rộng rãi trên thế giới.
1.1.2.2. Một số vấn đề an ninh về nước: sự khan hiếm nước và các tranh chấp quốc tế liên quan đến nguồn nước
Khái niệm an ninh về nước được hiểu là [2]:
- Nước ngọt và hệ sinh thái được bảo vệ và cải thiện
- Phát triển bền vững và chính trị ổn định được cổ vũ
- Ai cũng có nước sạch để dùng với giá cả phải chăng, đảm bảo sức khỏe và năng lực sản xuất
- Con người được bảo vệ khỏi các nguy hiểm do nước gây ra
- An ninh về nước của quốc gia là sử dụng tổng hợp, bảo vệ và phòng chống có hiệu quả các tác hại về nước với 7 điểm cụ thể:
+ Cung cấp nước sạch và điều kiện vệ sinh cho mọi người
+ Đủ nước cho an ninh lương thực và phát triển kinh tế xã hội
+ Bảo tồn các hệ sinh thái nước
+ Phòng chống và giảm thiểu các tác hại do nước gây ra
+ Đánh giá nước hợp lý