Bảng 2.6: Số lượng các thành viên tham gia thị trường mở
2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | |
NHNN VN | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
NHTM NN | 4 | 4 | 4 | 5 | 5 | 5 | 5 | 5 | 3 | 3 |
NHTM CP | 9 | 10 | 10 | 11 | 13 | 14 | 17 | 23 | 32 | 32 |
NH nước ngoài | 4 | 4 | 5 | 5 | 6 | 7 | 9 | 11 | 14 | 14 |
NH liên doanh | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
Công ty tài chính | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
Quỹ TDNDTW | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
Tổng số | 21 | 22 | 23 | 25 | 28 | 30 | 35 | 44 | 56 | 56 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tăng Trưởng Của Doanh Số Giao Dịch Ngoại Tệ Trên Ttlnh
- Quy Mô Khối Lượng Niêm Yết Và Giá Trị Giao Dịch Chứng Khoán Niêm Yết Trên Toàn Thị Trường Tính Đến Cuối Năm 2007
- Tổng Hợp Kết Quả Trúng Thầu Tín Phiếu Kho Bạc Từ 2000 - 2009
- Một Số Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Nhtmnn
- Những Nỗ Lực Của Nhà Nước Trong Việc Hình Thành Ttck Việt Nam
- Nội Dung Của Quản Lý Nhà Nước Trên Ttck Việt Nam Thời Gian Qua
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
Nguồn: [62] Đoàn Phương Thảo “Một số đặc điểm cơ bản của nghiệp vụ thị trường mở và phân tích trường hợp của Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, số 9 tháng 5/2009.
Cần phải lưu ý rằng, mặc dù số lượng thành viên tham gia thị trường hiện nay đã tăng gấp hơn 2,5 lần so với những năm đầu mới đi vào hoạt động, nhưng chỉ chiếm khoảng 45% tổng số các tổ chức tín dụng hiện có và tập trung chủ yếu ở nhóm các NHTM CP [62]. Điều này cho thấy mức độ tham gia của các thành viên còn khá hạn chế so với tiềm năng, và thực tế có nhiều TCTD thực sự có nhu cầu giao dịch vốn trên thị trường mở nhưng không có cơ hội do không đủ điều kiện tham gia thị trường. Thực tế này đòi hỏi NHNN cần nhanh chóng có những chính sách “cởi mở” hơn, tạo điều kiện cho các TCTD có nhu cầu thực sự tham gia, từ đó gia tăng thêm số lượng các thành viên tham gia thị trường. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi mà Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và ngày càng có nhiều hơn sự xuất hiện của các tổ chức tài chính quốc tế .
Mặt khác, phương thức giao dịch trên thị trường mở cũng ngày càng đa dạng, linh hoạt hơn. Trước đây, khi mới đi vào hoạt động việc đấu thầu được tổ chức theo hình thức đấu thầu lãi suất, xét thầu đối với từng thành viên. Hiện nay, thị trường mở ở Việt Nam đang thực hiện giao dịch theo phương thức đấu thầu cạnh tranh lãi suất có kết hợp cả phương thức đấu thầu khối lượng áp dụng theo lãi suất trúng thầu trong đấu thầu cạnh tranh lãi suất. Việc kết hợp giữa 2 phương thức đấu thầu nói trên vừa đảm bảo nguyên tắc thị trường và vừa khuyến khích các thành
viên tham gia giao dịch trên thị trường mở, tạo điều kiện để nhà phát hành (chủ yếu là NHNN) có thể đạt được mức phát hành dự kiến.
Để phát triển thị trường mở, ngoài việc cố gắng tạo ra những cơ chế để đa dạng hóa danh mục hàng hóa giao dịch, tăng số lượng các thành viên tham gia và áp dụng các phương thức đấu thầu linh hoạt, NHNN còn chủ động từng bước tăng “tần số” các phiên giao dịch, làm cho tổng số phiên giao dịch tăng nhanh qua các năm. Trong những năm đầu (2000-2001), khi mới triển khai nghiệp vụ thị trường mở, các phiên giao dịch được tổ chức định kỳ với chu kỳ 10 ngày/phiên. Bước sang năm 2002, NHNN đã tăng “tần số” giao dịch trên thị trường mở lên 2 phiên/tuần và thông báo rõ định kỳ các phiên giao dịch cho các thành viên tham gia thị trường. Việc tăng cường số phiên giao dịch trong một tuần đã phần nào giúp các thành viên tham gia chủ động, linh hoạt và kịp thời điều chỉnh lượng vốn khả dụng đáp ứng yêu cầu kinh doanh tiền tệ của mình. Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt (như các năm 2007, 2008) NHNN đã tổ chức các phiên đấu thầu đột xuất theo ngày, thậm chí nhiều ngày tổ chức tới 2- 3 phiên để đáp ứng yêu cầu của thị trường. Dẫn đến số phiên giao dịch trong 2 năm 2007 và 2008 tăng nhanh so với các năm trước. Tổng số phiên giao dịch năm 2007 đạt ở mức 355 phiên, đặc biệt năm 2008 đã đạt đến mức kỷ lục là 402 phiên, gấp hơn 20 lần so với những năm đầu đi vào hoạt động (xem bảng 2.2).
Chính từ sự tăng số lượng các phiên giao dịch trong tuần và số lượng các thành viên tham gia, nên thị trường mở thực sự trở thành công cụ hiệu quả để NHNN thực hiện chính sách tiền tệ (CSTT). Trong năm 2007 NHNN đã đạt được thành công lớn trong việc sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để can thiệp vào vốn khả dụng của NHTM và thu hút bớt tiền từ lưu thông về, kiềm chế lạm phát. Tổng khối lượng giấy tờ có giá ngắn hạn mà NHNN mua vào kỳ hạn ngắn lên tới 59.011 tỷ đồng để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn khả dụng cho các NHTM. Nhưng cũng trong năm 2007, để kiềm chế lạm phát NHNN đã bán ra một lượng lớn tín phiếu NHNN và các GTCG, tổng doanh số bán ra là 356.850 tỷ đồng, đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Con số đó cũng cho thấy mức độ thu hút tiền về của NHNN là rất lớn. Sang năm 2008, diễn biến lại theo chiều ngược lại. Trong những tháng đầu năm 2008, để tiếp tục kiềm chế lạm phát NHNN đã bán ra một lượng tín phiếu NHNN và GTCG để thu bớt tiền trong lưu thông về, tổng khối lượng bán ra là 88.859 tỷ
đồng. Tuy nhiên, về cuối năm, khi lạm phát đã được chặn đứng và nền kinh tế đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thì NHNN phải thực hiện CSTT “nới lỏng”để đưa nền kinh tế nhanh chóng thoát khỏi suy thoái. Tổng khối lượng các GTCG mà NHNN mua vào nhằm “bơm thêm” vốn khả dụng cho các TCTD trong năm 2008 lên tới 947.205 tỷ đồng.
Cuối cùng, thị trường mở của việt Nam sẽ không thể có được những kết như hiện nay nếu như thiếu sự nỗ lực của NHNN trong việc cải tiến, hoàn thiện các thủ tục giao dịch nghiệp vụ thị trường mở. Thời gian đầu, NHNN chưa cho phép đăng ký lưu ký giấy tờ có giá thông qua trang web của NHNN mà các TCTD khi có nhu cầu phải đến trực tiếp Sở giao dịch NHNN để hoàn thành các thủ tục lưu ký. Các thủ tục khá phiền hà, nhiều khi gây khó khăn cho các thành viên tham gia đấu thầu. Các thủ tục giao dịch nghiệp vụ thị trường mở dần được cải tiến, cơ chế hoạt động tiếp tục được hoàn thiện. Năm 2004, NHNN đã ban hành Quy chế lưu ký giấy tờ có giá tại NHNN ban hành kèm theo Quyết định số 1022/2004/QĐ-NHNN ngày 17/8/2004. Đây là cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho các TCTD thực hiện thống nhất việc lưu ký các giấy tờ có giá phục vụ cho các giao dịch trên TTTT được thuận lợi, đơn giản hơn. Đặc biệt, từ 15/12/2004, NHNN đã bắt đầu giao dịch đặt thầu và đấu thầu trên thị trường mở qua mạng tin học, tạo thuận lợi cho các thành viên tham gia thị trường.
(vii) Các hoạt động nghiệp vụ khác của NHNN trên TTTT
Bên cạnh nghiệp vụ thị trường mở, NHNN cũng được từng bước đổi mới, hoàn thiện nghiệp vụ tái cấp vốn theo hướng nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ gián tiếp của NHNN theo quy luật thị trường. Đến nay tái cấp vốn của NHNN cho các NHTM chủ yếu được thực hiện dưới các hình thức chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá. Các hình thức cho vay theo chỉ định của Chính phủ trước đây (từng chiếm tỷ trọng lớn trong cho vay tái cấp vốn) đã giảm mạnh qua các năm. Thủ tục, quy trình xử lý đề nghị vay tái cấp vốn từng bước được tinh giản, tạo thuận lợi cho các ngân hàng. Cơ chế tái cấp vốn được áp dụng bình đẳng cho tất cả các ngân hàng, không phân biệt loại hình sở hữu. Đặc biệt từ năm 2003, thực hiện Luật sửa đổi một số Điều Luật Ngân hàng Nhà nước, NHNN đã cho phép cả các giấy tờ có giá dài hạn như các loại trái phiếu Chính phủ được sử dụng trong các giao dịch giữa NHNN và các NHTM. Điều này làm tăng đáng kể
khối lượng giấy tờ có giá được giao dịch với NHNN, mở rộng khả năng tiếp cận của các ngân hàng đối với các kênh hỗ trợ vốn của NHNN, tạo điều kiện nâng cao khả năng điều tiết của NHNN đối với TTTT. Đến nay, bên cạnh các NHTMQD, khá nhiều NHTMCP, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã tiếp cận các kênh hỗ trợ vốn nêu trên của NHNN.
Mặc dù cơ chế tái cấp vốn không có sự phân biệt đối xử đối với các ngân hàng khác nhau, nhưng thực tế tái cấp vốn vẫn chủ yếu thực hiện đối với các NHTM nhà nước, các NHTMCP ít được tái cấp vốn do thường không đủ các điều kiện tái cấp vốn. Tuy nhiên, cho đến nay, khá nhiều NHTMCP, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã tiếp cận các kênh hỗ trợ vốn của NHNN.
Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu ngày càng được điều hành linh hoạt, phù hợp với mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ. Từ năm 2003, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu được điều chỉnh dần để hình thành khung lãi suất theo định hướng thị trường. Cùng với việc điều chỉnh lãi suất chiết khấu để trở thành lãi suất sàn, NHNN đã thực hiện phân bổ hạn mức chiết khấu cho các NHTM. Qua đó, nghiệp vụ chiết khấu được điều hành như một kênh hỗ trợ vốn thường xuyên với giá rẻ từ NHNN. Trong khi đó, nghiệp vụ cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá áp dụng lãi suất tái cấp vốn là mức lãi suất trần để NHNN từng bước thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng trên thị trường.
Nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá ngắn hạn đã góp phần nhất định trong việc thực thi CSTT của NHNN khi TTTT, thị trường vốn của Việt Nam chưa hoàn thiện. Thông qua nghiệp vụ chiết khấu, các NHTM đã được đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo khả năng thanh toán và tăng trưởng tín dụng khi nhu cầu vay vốn không thể đáp ứng được trên các thị trường hiện có như thị trường mở, thị trường nội tệ liên ngân hàng, vay cầm cố tại NHNN. Tuy vậy, nghiệp vụ này cũng mới chỉ tập trung vào các NHTM NN là các đối tượng có nguồn vốn tương đối dồi dào, nắm giữ lượng giấy tờ có giá được chấp nhận chiết khấu tương đối lớn, các NHTMCP, liên doanh, do những hạn chế nhất định về lượng giấy tờ có giá hiện đang nắm giữ và những yếu tố chủ quan, khách quan khác nên chưa tiếp cận được nhiều với nghiệp vụ này của NHNN.
Lãi suất cơ bản
10
9
8
Lãi suất tái cấp vốn Lãi suất chiết khấu
9 . 5
8 .2 5 8 . 2 5 8 . 2 5
8 . 5
7. 8
8
7. 4 4 7. 5 7. 5 7.5 7. 5
7.5
7
6
5
4
3
2
1
0
6 .5 6 . 5 6 . 5
6
6
6
4 .8
4 .2 4 . 2
5
5
5
4 .5 4 . 5 4 . 5
4
3
3
3
Tháng 12/2002
Tháng 6/ 2003
Tháng 12/2003
Tháng 6/ 2004
Tháng 12/2004
Tháng 6/2005
Tháng 12/2005
Tháng 6/ 2005
Tháng 12/2007
Tháng 12/2008
Tháng 12/2009
Biểu đồ 2.7: Diễn biến lãi suất của NHNN Việt Nam thời gian qua (2002-2009) Nguồn:tác giả tự tổng hợp dựa trên số liệu các báo cáo thường niên từ năm 2002 đến 2008 và các số liệu khác của NHNN năm 2009
Ngoài các kênh hỗ trợ vốn ngắn hạn của NHNN thông qua nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ tái cấp vốn, NHNN còn thực hiện cho vay thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. Thêm vào đó, từ 7/2001, NHNN bắt đầu thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ để hỗ trợ các tổ chức tín dụng gặp khó khăn tạm thời về vốn khả dụng VND và nhằm đạt được mục tiêu của chính sách tiền tệ. Nghiệp vụ này được sử dụng như một công cụ chính sách tiền tệ, góp phần giải quyết tình trạng bất hợp lý về vốn VND và vốn ngoại tệ của các tổ chức tín dụng trong tình trạng nền kinh tế bị đô la hóa cao như Việt Nam. Thực tế công cụ này đã phát huy tác dụng trong những thời điểm các NHTM thực sự khan hiếm về vốn khả dụng VND, nhất là đối với các ngân hàng nước ngoài có ngoại tệ dư thừa nhưng lại khó khăn về vốn VND và không sở hữu giấy tờ có giá ngắn hạn nên không có điều kiện tiếp cận các kênh hỗ trợ vốn khác của NHNN.
Tuy nhiên các giao dịch hoán đổi vẫn chưa được thực hiện thường xuyên. Thực tế, các NHTM chỉ thực hiện nghiệp vụ này vào thời điểm khó khăn nghiêm trọng về khả năng thanh toán. Hơn nữa, thủ tục giao dịch hoán đổi giữa NHNN với các NHTM bằng con đường công văn và NHTM phải chứng minh được tình hình
thiếu vốn khả dụng bằng tiền đồng, lúc đó NHNN mới xem xét quyết định. Như vậy, nghiệp vụ này chưa mang tính thị trường và chưa thực sự đáp ứng được các tình huống kinh doanh diễn ra hàng ngày của các NHTM.
2.2.1.2. Đánh giá về vai trò của Nhà nước đối với quá trình phát triển của thị trường tiền tệ Việt Nam.
(1) Những kết quả đạt được:
Sự phát triển của TTTT Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết cung cầu về nguồn vốn ngắn hạn nhằm hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống của các chủ thể trong nền kinh tế. Đặc biệt, TTTT đã thực hiện chức năng cân đối, điều hòa nguồn vốn giữa các ngân hàng, góp phần hỗ trợ cho các ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán, hoạt động an toàn và hiệu quả. Trong đó nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng thể hiện trên một số mặt sau :
Thứ nhất: Đã hình thành một khuôn khổ pháp lý cần thiết cho hoạt động của TTTT, theo hướng hiện đại và hội nhập với thị trường tài chính - tiền tệ khu vực và thế giới.
Nhà nước đã tập trung xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của TTTT đã từng bước được thực hiện nhằm xử lý những bất cập, khó khăn, đáp ứng được yêu cầu thực tế và phù hợp với thông lệ quốc tế. Để tạo điều kiện phát triển TTTT, tháng 5/1990, Nhà nước đã ban hành 2 Pháp lệnh ngân hàng là Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính. NHNN đã ban hành Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, ngày 31/12/2001 về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng; ban hành quy định về hoạt động môi giới tiền tệ (Quyết định số 315/2004/QĐ-NHNN ngày 7/4/2004); quy định về việc chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng với khách hàng (Quyết định số 1325/2004/QĐ-NHNN ngày 15/10/2004) và phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng xây dựng mẫu hợp đồng gốc Repo. NHNN cũng đã sửa đổi, bổ sung văn bản hướng dẫn đối với các giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng (Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004) và ban hành các quy định mới về các công cụ thị trường tiền tệ nhất là các công cụ phòng ngừa rủi ro (option, swap lãi suất…) phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, NHNN đã ban hành Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN, ngày 25/4/2007, sửa đổi, bổ sung
Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Ngày 20/5/2010 Thống đốc NHNN đã ký Thông tư số 13/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD.
Bên cạnh đó, NHNN đã ban hành mới và không ngừng hoàn thiện các cơ chế, quy chế về các nghiệp vụ TTTT giữa NHNN và các TCTD như nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá; các quy định về đấu thầu tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Chính phủ qua NHNN, quy định về lưu ký giấy tờ có giá.
Về hội nhập quốc tế, từ tháng 9/2003, NHNN đã ban hành quy định cho phép chi nhánh ngân hàng nước ngoài nâng mức huy động tiền gửi VND từ 25% lên 50% vốn được cấp để nhằm phù hợp với những cam kết trong tiến trình hội nhập.
Về quản lý ngoại hối, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh ngoại hối ngày 13/12/2005, có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2006. Pháp lệnh được đánh giá là thống nhất các hoạt động ngoại hối, hướng tới một thị trường ngoại hối mở, tự do hóa và minh bạch. Cùng với sự ra đời của Pháp lệnh này, ngày 5/1/2006, Quỹ tiền tệ thế giới IMF đã chính thức công nhận Việt Nam đã đáp ứng được tiêu chuẩn về tự do hóa tài khoản vãng lai, một trong những điều kiện tự do hóa để gia nhập WTO…
Thứ hai, đã tạo điều kiện để TTTT hình thành tương đối đầy đủ các bộ phận thị trường.
Thông qua các hoạt động trên TTTT, NHNN Việt Nam đã thực hiện điều tiết tiền tệ nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, thúc đẩy TTTT phát triển với tốc độ nhanh và tương đối đồng bộ. Doanh số của một số TTTT cơ bản, như thị trường liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc, thị trường mở đã phát triển tương đối nhanh qua các năm , khiến cho quy mô của thị trường không ngừng phát triển. Các chủ thể tham gia thị trường ngày càng tích cực, bên cạnh hệ thống các NHTM còn có sự tham gia của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư… Hàng hóa giao dịch trên thị trường đã được hình thành tương đối đầy đủ, như tín phiếu Kho bạc, tín phiếu NHNN, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu Chính phủ và các loại trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính quyền địa phương. Các nghiệp vụ cơ bản của TTTT đã từng bước được đưa vào áp dụng tại
Việt Nam như nghiệp vụ thị trường mở, chiết khấu giấy tờ có giá… một số nghiệp vụ của thị trường bậc cao như option, swap cũng đang bước đầu được thực hiện.
Thứ ba, vai trò điều tiết của các cơ quan quản lý thị trường mà đặc biệt là NHNN có những bước biến chuyển đáng kể.
NHNN đã điều tiết cung tiền chuyển từ công cụ trực tiếp sang công cụ gián tiếp, phù hợp với các thông lệ quốc tế; thực hiện tự do hóa lãi suất, điều hành linh hoạt tỷ giá sát với cung cầu vốn trên thị trường cũng như giảm dần sự can thiệp có tính hành chính vào hoạt động cho vay của các NHTM. Nhờ vậy mà giá cả trên thị trường dần được xác định theo quan hệ cung cầu, trong đó lãi suất thị trường liên ngân hàng cùng với lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc đã bước đầu hình thành nên lãi suất thị trường. Đây là yêu cầu tất yếu khi nước ta đã bước vào hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ.
Thứ tư, đã từng bước hiện đại hóa hoạt động của TTTT
Thực hiện Chỉ thị 58/CT-TƯ ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, từ năm 2001, thông qua việc ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động giao dịch và kiểm soát được thị trường năng lực công nghệ của NHTM Việt Nam tăng lên đáng kể. Đến nay, đã có hơn 80% các nghiệp vụ ngân hàng được xử lý bằng máy, trong đó phải kể đến việc ứng dụng thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống thanh toán bù trừ điện tử, hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, hệ thống chuyển tiền điện tử, hệ thống đấu thầu tín phiếu Kho bạc, hệ thống nghiệp vụ thị trường mở… Việc xây dựng và cài đặt chương trình hệ thống thiết bị phục vụ giao dịch qua mạng vi tính giữa các thành viên được thực hiện trôi chảy và đảm bảo an toàn bảo mật. Đây là bước phát triển quan trọng và cần thiết để phát triển TTTT hiệu quả và an toàn hội nhập với thị trường quốc tế.
Thứ năm, TTTT Việt Nam đã từng bước hội nhập kinh tế quốc tế.
Lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng theo các cam kết với Mỹ và ASEAN đến năm 2010 đang được thực hiện một cách tích cực với việc dần gỡ bỏ những rào cản cho việc thành lập các chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam. Từ tháng 9/2003, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép nâng mức huy động đồng Việt Nam lên 50% so với trước đây là 25%. Bên cạnh đó, hệ thống ngân