Xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam - 13

xuất và xuất khẩu hai mặt hàng này, Nhà nước nên có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp này tiếp tục đầu tư vốn và đổi mới công nghệ trong quá trình sản xuất để cải tiến sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng EU, nâng cao chất lượng, tăng cường xuất khẩu theo phương thức mua đứt bán đoạn (mua nguyên liệu bán thành phẩm), giảm dần phương thức gia công xuất khẩu đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp sản phẩm có tỷ lệ nội địa hóa cao, tiến tới xuất khẩu sản phẩm 100% nguyên liệu trong nước nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu hai mặt hàng này.

Đối với mặt hàng đang được ưu chuộng trên thị trường EU như hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ gia dụng... Nhà nước cần có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vốn và công nghệ hiện đại để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa và nâng cao trình độ tiếp thị sản phẩm nhằm mục đích tăng khối lượng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu những mặt hàng này sang EU.

Đối với mặt hàng nông sản có khả năng xuất khẩu sang thị trường EU như cà phê, chè, rau quả...Nhà nước cần xây dựng quy hoạch, chọn lựa và có chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư vốn tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ sau thu hoạch để bảo đảm sản phẩm làm ra có năng suất và chất lượng cao, đồng đều, khối lượng lớn và giá thành hạ. Việc tạo ra vùng sản xuất chuyên canh cho xuất khẩu giúp cho công tác thâm canh, chăm sóc và lựa chọn, đảm bảo chất lượng hàng hóa tốt khi đem xuất khẩu.

Nhà nước cũng cần có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo đầu tư theo chiều sâu để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, tính độc đáo và tính khác biệt của sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng nhằm tăng nhanh khối lượng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu sang thị trường EU. Đối với các doanh nghiệp lớn của Nhà nước thuộc ngành điện tử-tin học, viễn thông. Nhà nước cần có chính sách hỗ

trợ về vốn và khuyến khích họ tập trung nghiên cứu cơ bản để tạo ra các sản phẩm công nghệ cao [11].

6. Có chính sách phát triển nguồn nhân lực để nâng cao khả năng xuất khẩu vào thị trường EU

Hiện nay, nước ta rất thiếu cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, bởi vậy dẫn tới hàng hóa sản xuất ra chất lượng còn thấp, không đồng đều, kiểu dáng đơn điệu, thiếu tính sáng tạo, giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. Nhà nước cần tổ chức nhiều chương trình đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật thuộc các ngành chế biến, chế tạo, đồng thời cũng cần đào tạo một đội ngũ cán bộ thương mại giỏi thì mới có thể đưa những sản phẩm có chất lượng tốt đến tay người tiêu dùng EU được. Hiện nay có sự hẫng hụt, chênh lệch lớn về những kiến thức quản lý kinh tế nói chung, quản lý thương mại nói riêng giữa nước ta so với ngay các nước trong khu vực, chính vì vậy, đã đẩy Việt Nam vào tình trạng bất lợi trong các cuộc đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương với các đối tác giàu kinh nghiệm như các đối tác đến từ EU.

Nhà nước cần chú trọng tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về ngoại thương cho các cán bộ lãnh đạo và chuyên viên của các công ty xuất khẩu. Xây dựng chính sách về chế độ bồi dưỡng, đào tạo và tào tạo lại, tuyển chọn cán bộ ngoại thương một cách chặt chẽ và nghiêm túc cả về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và trình độ ngoại ngữ.

Hàng năm, Nhà nước nên cử các cán bộ sang học tập, nghiên cứu tại EU. Mặc dù hiện nay tiếng Anh được sử dụng phổ biến song chúng ta cũng cần các cán bộ ngoại thương giỏi tiếng Pháp, Đức, Tây Ban Nha...và am hiểu về văn hóa mỗi quốc gia thành viên. Như vậy sẽ tạo thuận lợi cho phía Việt Nam trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu, hợp tác kinh doanh, liên doanh với đối tác EU nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

Nhà nước cũng cần tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo nhằm nâng cao kiến thức kinh doanh và trình độ quản lý cho đội ngũ các nhà quản lý và chỉ đạo kinh doanh của các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng hóa sang EU. Mở các lớp thuyết trình giới thiệu các thông tin mới nhất về chế độ, chính sách, thể lệ liên quan đến kinh doanh thương mại cũng như các hướng dẫn về nghiệp vụ như Marketing, vận tải, bao bì hàng hóa, bảo hiểm xuất khẩu, kỹ thuật đàm phán. Tổ chức các hội nghị, hội thảo với EU để trao đổi, học tập kinh nghiệm từ giới kinh doanh EU.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Đặc biệt Nhà nước nên tích đầu tư hơn nữa vào việc đào tạo các luật sư có năng lực, trình độ, có bằng cấp quốc tế, thông thạo luật Việt Nam cũng như là luật quốc tế để có thể góp phần giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam trong những tranh chấp thương mại quốc tế [8].

Trên đây là một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần tháo gỡ những khó khăn rào cản mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải trong quá trình xuất khẩu hàng hoá vào thị trường EU từ đó đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này. Việt Nam cũng như Liên minh Châu Âu (EU) đang có những nỗ lực để xích lại gần nhau hơn. Sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau sẽ tạo đà cho việc phát triển hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam chiếm lĩnh được thị trường và Việt Nam sẽ vươn lên là đối tác thương mại quan trọng của EU trong tương lai.

Xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU - Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam - 13

KẾT LUẬN


Cho đến nay, Liên minh Châu Âu được xem là một thể chế kinh tế chính trị lớn mạnh hàng đầu thế giới. Càng ngày liên minh Châu Âu càng đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh trên toàn thế giới.

Việt Nam đang nỗ lực hết mình để phát triển kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu ra khắp các thị trường trên toàn thế giới, trong đó trọng tâm là thị trường EU. Với tất cả những kết quả mà xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được tại thị trường EU, chúng ta có cơ sở để tin vào sự lớn mạnh hơn nữa về quan hệ hợp tác thương mại của Việt Nam và EU. EU cũng tạo điều kiện cho Việt Nam để hàng hóa xuất khẩu Việt Nam được thâm nhập vào thị trường khó tính này. Chính sự hợp tác, nỗ lực của hai bên đã góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai bên ngày càng phát triển.

Từ việc tìm ra những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang EU, khóa luận đã cung cấp một cái nhìn tổng quan nhất đối với tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU hiện nay, qua đó cũng đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy mạnh quan hệ thương mại hợp tác giữa hai bên. Em hy vọng bài khóa luận của em sẽ cung cấp cho thầy cô và các bạn những thông tin hữu ích và phần nào hiểu rõ hơn về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường trên thế giới nói chung và sang thị trường EU nói riêng.

Em xin gửi lời chân thành cảm ơn tới PGS.TS Phạm Duy Liên, thầy đã hướng dẫn cho em hoàn thành khóa luận này, em cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú ở Viện nghiên cứu Châu Âu, Thư viện Quốc gia, Viện kinh tế và chính trị thế giới, Viện kinh tế Trung Ương, các thầy cô, bạn bè đã quan tâm và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Công Thương (2001), Chiến lược phát triển xuất khẩu thời kỳ 2001-2010.

2. PGS.TS Vũ Chí Lộc (2004), Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Châu Âu, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.

3. TS. Nguyễn Quang Minh, Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU, Luận văn thạc sĩ kinh tế, 2004.

4. PGS.TS Đinh Công Tuấn (2008), Quan hệ kinh tế Việt Nam-EU năm 2005, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, năm 2008.

5. PGS.TS Nguyễn Quang Thuấn (2008), Một số thành tựu phát triển của Liên minh Châu Âu năm 2007, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, năm 2008.

6. GS.TS Võ Trí Thành (2007), Xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU: Tổng quan và đánh giá sử dụng cách tiếp cận Tỷ trọng thị trường không đổi (CMS)”, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.

7. GS.TS Võ Trí Thành (2007), Khảo sát doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường EU, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.

8. GS.TS Võ Trí Thành (2007), Xuất khẩu vào thị trường EU: Trở ngại và khuyến nghị chính sách, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.

9. TS. Nguyễn Anh Tuấn, Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU, Luận án Tiến sĩ kinh tế, 2006.

10. Phạm Quang Thao (1997), Những điều cần biết về thị trường EU, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (2005) , Cẩm nang xuất khẩu cho doanh nghiệp, Nhà xuất bản văn hóa thông tin Hà Nội, 2005.

12. European Union Economic and Commercial Counsellors (2007), 2007 commercial consellors report on Vietnam, 2007.

13. Võ Trí Thành, Đinh Hiền Minh, Phạm Thiên Hoàng (2007), Vietnam’s export to the EU: An overview and assessment using CMS- based approach, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.

14. Võ Trí Thành, Đinh Hiền Minh, Phạm Thiên Hoàng (2007), Exporting to the EU: Obstacles and policy recommendations, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.

15. http:www.eurostat.com

16. http://www.hptrade.com.vn

17. http:/www.nciec.gov.vn

18. http://www.mof.gov.vn

19. http://www.mofahcm.gov.vn

20. http://chongphagia.vn

21. http://www.dddn.com.vn

22. http://www.binhduongtpc.gov.vn

23. http://vianet.vn

24. http://www.vneconomy.com.vn

25. http://www.hatrade.com

26. http://winkipedia.com

27. http://irv.gov.vn

28. http://europa.eu

29. http://vietnamnet.vn

30. http://vnexpress.net

31. http://www.ambafrance-vn.org

32. http://www.tapchicongsan.org.vn

33. http://www.mofa.gov.vn

34. http://www.nesovietnam.com

35. http://www.sppg.org.vn

36. http://www.cpv.org.vn

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 21/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí