Đánh Giá Quy Định Của Pháp Luật Về Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Phòng Cháy Và Chữa Cháy

ra quyết định đã quá 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; các trường hợp thời hạn đã quá 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính đối với nhiều biên bản có nhiều tình tiết phức tạp mà không xin gia hạn hoặc đã xin gia hạn nhưng không được cấp có thẩm quyền cho phép gia hạn; hoặc hết thời hạn được cấp có thẩm quyền gia hạn; các trường hợp VPHC trong lĩnh vực PCCC trong tình thế cấp thiết; do phòng vệ chính đáng; do sự kiện bất ngờ; do sự kiện bất khả kháng và trong các trường hợp được quy định tại Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục và các bước theo trình tự nêu trên, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Đây là hoạt động hết sức quan trọng trong công tác xử phạt vi phạm hành chính, bởi tất cả các khâu, các thủ tục nêu trên chỉ nhằm mục đích cuối cùng là ra quyết định xử phạt VPHC, quyết định này phải đảm bảo nội dung theo quy định của pháp luật, việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC phải tuân thủ theo đúng quy định tại Điều 67 và Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và theo mẫu quy định tại Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Ngoài các thủ tục xử phạt nêu trên Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 cũng quy định khá cụ thể các thủ tục khác đảm bảo cho việc xử phạt VPHC như thủ tục khám người, thủ tục thu, nộp tiền phạt,... các quy định này là cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC nói riêng. Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với người có thẩm quyền xử phạt là phải nắm vững thủ tục xử phạt theo quy định của pháp luật trong thực thi công vụ.

2.1.2. Đánh giá quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy

Trên thực tế việc thực hiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC đã có những hiệu quả nhất định trong công tác đấu tranh, phòng, chống các vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; qua đó, góp phần răn đe, phòng ngừa và hạn chế những vi phạm hành chính về PCCC.

Tuy nhiên, ở phương diện lý luận và thực tiễn thì pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC hiện hành vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải được khắc phục như:

- Khoản 1 Điều 47 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại hộ gia đình quy định: “Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vô ý vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại dưới 25.000.000 đồng”. Trong thực tế, việc xử lý các hành vi để xảy ra cháy, nổ mà chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại dưới 25.000.000 đồng cũng còn nhiều bất cập, trở ngại, mức thiệt hại này thường xảy ra ở các vụ cháy là hộ gia đình, hộ kinh doanh nhỏ lẻ, do đặc thù của đối tượng này phần lớn là hộ gia đình, khi xảy ra cháy thường kéo theo những vấn đề liên quan đến cuộc sống, tình cảm của người dân. Do đó, việc xử lý hành vi để xảy ra cháy của các đối tượng này rất khó khăn, gần như không thực hiện được. Ngoài ra, có những vụ cháy, nổ xảy ra không thể thực hiện xử phạt vi phạm hành chính được, nhất là những vụ cháy, nổ xảy ra ở những khu vực miền núi, vùng kinh tế khó khăn hoặc những hộ gia đình mà khi cháy xảy ra, ngọn lửa đã thiêu hủy toàn bộ tài sản. Theo một cán bộ cảnh sát phòng cháy và chữa cháy nhiều năm công tác trong ngành: “Làm sao mà xử phạt họ được, trong khi họ chẳng còn gì, nhà cửa, tài sản thành tro bụi, nhiều trường hợp còn bị mất cả người

thân, thậm chí người vô ý vi phạm cũng bị thiêu cháy. Cái ăn, cái mặc còn không có thì lấy đâu mà nộp phạt, nhiều lúc anh em trong đội PCCC còn phải hỗ trợ gạo, quần áo cho họ nữa”. Tính răn đe trong Nghị định thì đã rõ, thế nhưng tính thực thi lại là một bài toán khó bởi tình người trong cơn hoạn nạn sẽ khiến cho lực lượng chức năng rất khó “ra tay” xử phạt [23].

- Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; quy định mức phí và lệ phí mà các tổ chức mua và bán bảo hiểm cháy, nổ phải có nghĩa vụ thực hiện. Thực tế cho thấy, nhiều tổ chức, cá nhân có những dấu hiệu lợi dụng khe hở trong việc thực hiện Nghị định này để tránh né việc mua và bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc gây thất thu cho ngân sách. Tuy nhiên, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP chỉ quy định một điều duy nhất (Điều 46) để điều chỉnh hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thì có lẽ chưa thể đủ tác dụng phòng ngừa vi phạm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

- Điểm a Khoản 2 Điều 46 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc quy định: “Cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc mà không mua theo quy định”. Theo thống kê của Cục Cảnh sát PCCC&CNCH, việc xử phạt vi phạm hành chính về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP gặp phải những khó khăn nhất định. Mỗi năm chỉ có số ít trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định còn đối với hành vi không bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc và hành vi doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không có biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất cho đối tượng tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định không thực hiện được.

- Khi quy định thẩm quyền phạt tiền của từng chủ thể, pháp luật quy định mức tối đa mỗi chủ thể được quyền áp dụng, mức tối đa này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi cụ thể. Theo quy định, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt. Như vậy, nếu hành vi vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thì mức phạt đương nhiên được ấn định là mức trung bình của khung và mức tối đa của khung chỉ áp dụng khi hành vi có nhiều tình tiết tăng nặng. Trong thực tế, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ có số lượng nhiều hơn những hành vi có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Tức là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thường xuyên xử phạt các hành vi vi phạm hành chính với các tình tiết cơ bản nhưng thẩm quyền xử phạt lại căn cứ vào mức phạt đối hành vi có tình tiết tăng nặng. Cách quy định này đã hạn chế một cách đáng kể thẩm quyền của các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, khi thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì việc kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính chủ yếu do cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong quá trình làm nhiệm vụ phát hiện và xử lý, mặc dù được giao thầm quyền xử lý nhưng nhiều hành vi vi phạm hành chính lại vượt quá thẩm quyền của cán bộ xử lý. Thực tế cho thấy, nhiều cán bộ có cấp hàm cao như thiếu tá, trung tá khi xử lý hành vi vi phạm trong lĩnh vực PCCC không được xử lý trực tiếp mà phải đề xuất lên cấp trên ra quyết định xử lý. Chẳng hạn, một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC thường xuyên diễn ra như hành vi không duy trì

hoạt động thường xuyên của hệ thống chiếu sáng sự cố; hành vi không có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cứu nạn theo quy định; hành vi không có thiết bị chiếu sáng sự cố trên lối thoát nạn hoặc có nhưng không đủ độ sáng theo quy định hoặc không có tác dụng; hành vi khóa, chèn, chặn cửa thoát nạn;… Những hành vi này theo quy định lại có khung tiền phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Nhưng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 66 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì cán bộ kiểm tra an toàn PCCC lại không có quyền xử phạt đối với những hành vi này vì mức tối đa của khung tiền phạt là

5.000.000 đồng đã vượt quá giới hạn thẩm quyền của cán bộ kiểm tra an toàn PCCC. Quy định trên dẫn đến tình trạng rất nhiều vụ việc phải đợi cấp trên xử lý mặc dù tính chất hành vi vi phạm hành chính không đến mức cần có sự quyết định của cấp có thẩm quyền cao hơn. Tình hình này đã gây ra những ách tắc trong xử phạt vi phạm hành chính về PCCC, nhiều hành vi vi phạm hành chính không được xử lý kịp thời và quan trọng hơn là việc giải quyết vi phạm hành chính thường bị dồn lên cấp trên gây quá tải, trong khi cấp dưới hầu hết chỉ thực hiện chức năng lập biên bản mà không có thẩm quyền xử phạt, dẫn đến nhiều trường hợp không xử lý được hành vi vi phạm hành chính do hết thời hiệu, thời hạn pháp luật quy định. Việc xử phạt không kịp thời còn phần nào gây tâm lý bất bình trong một số bộ phận nhân dân do tang vật, phương tiện bị tạm giữ lâu quá thời gian cần thiết mà chưa được giải quyết làm mất thời gian và công sức cho cả người vi phạm và người xử phạt.

- Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC phần lớn gắn liền với những quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn, kỹ thuật, trong khi đó nhiều hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định số 167/2013/NĐ-CP còn mang tính chung chung, chưa cụ thể dẫn tới việc hiểu và xử lý vi phạm hành chính còn gặp nhiều khó khăn hoặc trước khi xử lý vi phạm hành chính phải đối chiếu với nhiều văn bản, quy định, tiêu chuẩn,… để đưa ra quyết

61

định xử lý cuối cùng, điều này ít nhiều gây khó khăn, phiền hà cho người xử lý và người bị xử lý.

- Một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP có mức xử phạt còn thấp, chưa đủ sức răn đe dẫn tới việc cơ sở sẵn sàng vi phạm một số hành vi để mang lại lợi ích về kinh tế so với việc phải chấp hành các yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC, phổ biến là các hành vi liên quan đến vấn đề khoảng cách an toàn, giải pháp ngăn cháy, thoát nạn và vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; một số hành vi có mức xử phạt thấp dẫn tới việc cơ sở sẵn sàng nộp phạt, nhưng không khắc phục vì tính toán hiệu quả kinh tế giữa việc nộp phạt và việc khắc phục vi phạm sẽ lớn hơn nhiều lần số tiền nộp phạt.

- Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt quy định: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ

100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động ở những nơi có quy định cấm”. Điểm a Khoản 3 Điều 33 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt quy định: “Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, các thiết bị điện tử hoặc các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt khác ở những nơi có quy định cấm”. Quy định như trên còn khó hiểu, mập mờ và tính khả thi chưa cao bởi cụm từ “thiết bị điện tử” ở đây quá rộng, gần như loại máy móc nào hiện nay cũng có thể liệt vào thiết bị điện tử như máy ảnh kỹ thuật số, tivi, hay như nơi có quy định cấm như ở cây xăng thì ngay cả trụ bơm xăng cũng là thiết bị điện tử,… Nếu quy định như trên thì ví như tại cây xăng, khách hàng muốn vào đổ xăng thì phải gửi điện thoại di động và diêm, bật lửa ở ngoài nếu không sẽ bị xử phạt. Trên thực tế, tại cây

xăng nhiều người dân vẫn vô tư “alo” tại cây xăng, trong khi đó lực lượng chức năng thì “quá mỏng” không thể túc trực để xử phạt, mà muốn xử phạt thì cũng không dễ [23].

Hình 2 1 Hành vi sử dụng điện thoại di động ở cây xăng nơi có quy định cấm 1

Hình 2.1. Hành vi sử dụng điện thoại di động ở cây xăng (nơi có quy định cấm)


2.2. THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÕNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.2.1. Những yếu tố có liên quan đến công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.2.1.1. Vị trí địa lý, tình hình kinh tế, xã hội có liên quan

Thành phố Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt hơn các địa phương khác trong cả nước. “Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính

trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh

tế và giao dịch quốc tế” (Nghị quyết 15 NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15 tháng 12 năm 2000). Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, nơi cung cấp các dịch vụ cao cấp (tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, viễn thông, y tế,...); là trung tâm công nghiệp công nghệ cao, có đóng góp lớn vào thu ngân sách của đất nước; là trung tâm giao dịch quốc tế, đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia. Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng nhất miền Bắc, nơi quy tụ đầy đủ các phương thức giao thông: đường bộ, đường sông, đường sắt, đường hàng không, là nơi hội tụ các tuyến giao thông trong nước và quốc tế. Hà Nội có hai sân bay dân dụng, là đầu mối giao thông của 5 tuyến đường sắt: Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Lào Cai, Hải Phòng, Thái Nguyên. Các tuyến đường bộ như quốc lộ 1A, quốc lộ 5, quốc lộ 18,… Đường hàng không được nối với nhiều quốc gia và tỉnh, thành trong cả nước. Với điều kiện thuận lợi này, Hà Nội là trung tâm thương mại - dịch vụ có tác động chi phối trên phạm vi rộng lớn, là nơi phát luồng phục vụ phần lớn nhu cầu hàng hoá, dịch vụ cho các tỉnh khu vực Bắc Bộ [40, tr. 16].

Là nơi tập trung các cơ quan cao nhất của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; thành phố có trên 160 các Đại sứ quán, Lãnh sự quán, cơ quan ngoại giao và các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện nước ngoài [12, tr. 2]; Hà Nội cũng tập trung đông đảo đội ngũ các nhà khoa học, các cán bộ có trình độ chuyên môn cao trong nhiều lĩnh vực, với hàng trăm viện nghiên cứu và nhiều trường đại học, cao đẳng.

Hà Nội tập trung nhiều bảo tàng lớn và quan trọng nhất cả nước như: Bảo tàng lịch sử, Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Quân đội và một số bảo tàng chuyên ngành như Bảo tàng Phụ nữ, Bảo tàng Địa chất, Bảo tàng Dân tộc,…

Năm 2008, thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, đã hợp nhất toàn bộ tỉnh Hà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/08/2024