Dự Báo Tình Hình Kinh Tế, Chính Trị, Xã Hội Của Thành Phố Hà Nội Có Liên Quan Đến Công Tác Phõng Cháy Và Chữa Cháy

lý thị trường;…) còn chưa chặt chẽ. Tồn tại này biểu hiện ở việc hàng năm số lượng đoàn kiểm tra liên ngành được thành lập còn ít, trong các lần kiểm tra an toàn PCCC chủ yếu do lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố thực hiện.

- Hiện nay, diện tích thành phố Hà Nội đã được mở rộng nên một số cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC nằm ở xa trung tâm, nên trong công tác kiểm tra, hướng dẫn và xử lý vi phạm còn hạn chế, cán bộ quản lý không có đủ điều kiện về phương tiện, thời gian để kiểm tra, xử lý đối với những cơ sở này, dẫn tới các tồn tại, vi phạm về PCCC không được xử lý kịp thời, bên cạnh đó việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCCC cho quần chúng nhân dân chưa được lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố quan tâm đúng mức.

- Các vụ xử phạt tuy đã có sự chuyển biến tích cực về số lượng, song vẫn còn hạn chế so với những vi phạm đã và đang xảy ra, vẫn còn vụ việc xử phạt chỉ mang tính hình thức, chiếu lệ, vì vậy, chưa đề cao được tính răn đe, giáo dục đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm; việc lập hồ sơ vụ việc vẫn còn sai sót chưa đảm bảo chặt chẽ theo quy định của pháp luật; việc đánh giá mức độ và hành vi vi phạm còn tùy tiện, chưa nghiêm túc và thiếu khoa học, chưa đảm bảo khách quan, dẫn đến hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính còn hạn chế.

- Còn có hành vi vi phạm quy định về PCCC kéo dài nhưng chậm được khắc phục. Tình trạng vi phạm các quy định về PCCC diễn ra có tính phổ biến (tuy ở mức độ vi phạm khác nhau) nhưng tỷ lệ xử lý (xử phạt VPHC, ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động, khởi tố điều tra, truy tố) là chưa tương xứng.

- Các vi phạm hành chính về PCCC được phát hiện và ghi nhận trong các biên bản kiểm tra an toàn PCCC là rất nhiều, bình quân mỗi biên bản

kiểm tra ghi nhận có tối thiểu từ 1 đến 2 vi phạm hành chính về PCCC, nhưng khi xử phạt cán bộ thực hiện nhiệm vụ thường chỉ ra quyết định xử phạt hoặc lập biên bản vi phạm hành chính với một vi phạm, thậm chí không xử phạt vi phạm nào; như vậy không đảm bảo theo nguyên tắc mọi hành vi vi phạm đều phải được phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

- Các vụ xử phạt đối với các hành vi để xảy ra cháy còn ít, đặc biệt là đối với các vụ cháy xảy ra tại các khu vực dân cư, hộ gia đình, việc xử phạt còn nhiều vướng mắc, chưa mang lại kết quả theo yêu cầu của pháp luật.

- Một số vụ xử phạt cán bộ thực hiện nhiệm vụ tiến hành lập biên bản vi phạm cũng như ra các quyết định xử phạt nhưng không xác định các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để ra quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật, có đến 85 % các vụ xử phạt đều xác định khung tiền phạt ở mức trung bình; bên cạnh đó lại có vụ việc áp dụng hình thức xử phạt một cách tùy tiện, ví dụ như: cơ sở có những vi phạm đã được kiến nghị khắc phục sửa chữa nhiều lần nhưng cơ sở không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, nhưng cán bộ thực thi nhiệm vụ lại áp dụng mức xử phạt thấp nhất là cảnh cáo.

- Việc áp dụng các biện pháp xử phạt, đình chỉ, tạm đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở mang tính chất phúc lợi xã hội như: Bệnh viện, trường học, chợ, trung tâm thương mại hoặc các cơ sở trọng điểm như các cơ quan nhà nước thường gặp rất nhiều khó khăn, hầu như không thực hiện được do có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, đời sống của người dân. Thực tế cho thấy qua kiểm tra an toàn PCCC có những cơ sở có nguy cơ cháy nổ rất cao, nhưng không thể áp dụng các biện pháp xử phạt trên.

c. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Thực tế cho thấy công tác xử lý VPHC trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều khuyết điểm và hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả công tác xử

phạt vi phạm hành chính. Những hạn chế đó còn tồn tại là do những nguyên nhân chủ yếu sau:

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy - Qua thực tiễn thành phố Hà Nội - 12

- Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC và việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC còn bất cập, một số quy định trong Luật Phòng cháy và chữa cháy, Thông tư số 04/2004/TT-BCA và một số quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC tính khả thi thấp, đã bộc lộ sự không phù hợp với thực tiễn công tác PCCC hiện nay, như: Chưa có quy định về trang bị phương tiện PCCC cho lực lượng PCCC tại chỗ, chế độ chính sách cho những người tham gia hoạt động PCCC, quy định về tổ chức, quản lý lực lượng PCCC chuyên ngành, quy chuẩn PCCC cho các công trình siêu cao tầng, công trình ngầm,... Mặt khác, các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy thường được ban hành chậm cũng làm cho việc tổ chức thực hiện gặp nhiều trở ngại. Một số các quy định của pháp luật về PCCC còn chồng chéo với các quy định khác của pháp luật như: Quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC, theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy thì tiêu chuẩn về PCCC là tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng, tuy nhiên theo Luật Ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam thì tiêu chuẩn chỉ khuyến khích áp dụng, điều này đã gây rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn.

+ Thực tế công tác quản lý về PCCC cho thấy một số lỗi vi phạm pháp luật về PCCC, thực sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng chưa được quy định rõ trong các Nghị định về xử phạt hành chính trước đây đã gây nhiều khó khăn trong công tác xử phạt vi phạm hành chính như: Hành vi chiết nạp khí đốt hóa lỏng trái phép, hành vi làm mất giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ,... Nhiều hành vi vi phạm về PCCC còn quy định chung chung, chưa cụ thể dẫn đến việc áp dụng trong công tác xử phạt chưa thực sự hiệu quả, mất nhiều thời gian để xác minh, giải thích cho đối tượng vi phạm;

các hành vi vi phạm để xảy ra cháy, nổ chưa được quy định đầy đủ và thiếu tính khoa học; thẩm quyền xử phạt chưa thể hiện được sự tin tưởng, mạnh dạn phân cấp, phân quyền cho những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ; hình thức xử phạt và mức phạt tiền trong lĩnh vực PCCC còn thấp, không đủ mức độ răn đe, trừng phạt đối với các chủ thể vi phạm, chưa phản ánh và theo kịp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

+ Việc đánh giá thiệt hại trong các vụ cháy là căn cứ để xác định mức xử phạt cũng gặp nhiều khó khăn, hầu hết thiệt hại trong các vụ cháy trong thực tế đều do việc đánh giá chủ quan của các đơn vị cơ sở nơi xảy ra cháy và cán bộ thực thi pháp luật; việc đánh giá thiệt hại chủ yếu thường theo hướng hạ thấp giá trị tài sản và mức độ thiệt hại để chỉ phải chịu mức xử phạt thấp đây cũng là kẽ hở của pháp luật dẫn đến hiệu quả xử phạt VPHC đối với các hành vi vi phạm gây cháy, nổ còn hạn chế.

- Công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC chưa được coi trọng đúng mức, còn hạn chế về thời lượng, nội dung chưa được đề cập sâu đến các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn đối với vi phạm hành chính, đối tượng được tuyên truyền còn hạn chế; việc thông báo các hành vi vi phạm và đối tượng vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời,... Bên cạnh đó, việc giáo dục pháp luật cũng như mục đích, ý nghĩa của xử phạt VPHC đối với các chủ thể xử phạt cũng còn chưa thường xuyên, đã dẫn đến tình trạng một số cán bộ thực thi pháp luật còn xem nhẹ công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC. Nhận thức pháp luật của các chủ thể vi phạm và chủ thể xử phạt còn hạn chế ở các mặt sau:

+ Nhận thức của chủ thể vi phạm: Một bộ phận lãnh đạo các cấp, các ngành, đơn vị, cơ sở và trong nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng và về vai trò, vị trí của công tác xử phạt VPHC đối với quản lý

84

công tác PCCC trong đời sống xã hội, chưa có những hiểu biết nhất định trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC, chưa thật sự quan tâm tới công tác PCCC, chưa gắn PCCC trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Luật Phòng cháy và chữa cháy và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, người đứng đầu cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình và cá nhân trong PCCC nhưng trên thực tế, sự chuyển biến trong nhận thức và từ nhận thức đến việc thực thi các quy định của pháp luật về PCCC chưa cao, chưa đồng đều giữa các ngành, lĩnh vực và trong các khu vực dân cư, đã dẫn đến tình trạng vi phạm các quy định về PCCC còn diễn ra ở nhiều lúc, nhiều nơi;

+ Nhận thức của chủ thể xử phạt: Thực tế cho thấy vẫn còn có những cán bộ được giao quyền trong công tác xử phạt chưa nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, tác dụng của công tác xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC trong hoạt động QLNN về PCCC, đã dẫn đến tình trạng nể nang, “nhẹ tay”, thậm chí lơ là trong công tác kiểm tra an toàn PCCC, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC tại các cơ sở, khu dân cư của một số cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ còn thiếu trách nhiệm, thái độ công việc chưa nghiêm túc, thiếu kiên quyết, bỏ qua lỗi vi phạm, không xử phạt mà chỉ yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. Điều đó đã dẫn đến trật tự, kỷ cương trong việc thực hiện pháp luật về PCCC và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC kém hiệu quả, hiện tượng vi phạm, tái phạm xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tư nhân.

- Vai trò trách nhiệm, trình độ, năng lực của cán bộ thực thi nhiệm vụ trong phát hiện vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC chưa được đề cao, còn tình trạng kiểm tra an toàn PCCC tại các cơ sở một cách hời hợt, không hiệu quả, không phát hiện được lỗi vi phạm, đây là điểm

85

yếu chung của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra an toàn PCCC. Cán bộ làm công tác kiểm tra an toàn PCCC thường được phân công phụ trách một địa bàn cố định trong một thời gian dài nên không thể tránh khỏi mối quan hệ thân tình giữa cán bộ kiểm tra với các cơ sở phụ trách dẫn đến sự thiếu kiên quyết, nể nang, thiếu khách quan trong việc đánh giá, kiểm tra và vì vậy việc xử phạt vi phạm trong lĩnh vực PCCC tại các cơ sở chưa nhiều; việc yêu cầu thực hiện khắc phục các tồn tại thiếu sót về PCCC tại các cơ sở qua các đợt kiểm tra thiếu nghiêm túc đã dẫn đến nhiều cơ sở vi phạm các quy định về an toàn PCCC. Việc giao khoán chỉ tiêu xử phạt cho cán bộ quản lý địa bàn đã và đang được thực hiện đã bộc lộ nhiều bất cập như: Cán bộ địa bàn thực thi nhiệm vụ sẽ khoán lỗi vi phạm cho các cơ sở quản lý để lấy chỉ tiêu, chỗ nào dễ thì xử phạt, chỗ nào khó thì thôi hoặc khi đạt được chỉ tiêu rồi sẽ bỏ qua các vi phạm và không xử lý tiếp nữa để dành chờ khoán chỉ tiêu mới hoặc sợ khi xử phạt cao hơn mức được giao khoán sẽ bị tăng mức khoán trong thời gian tới,... điều này đã làm cho việc thực thi pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC mất đi tính nghiêm minh.

- Công tác phối hợp trong QLNN về PCCC nói chung và công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC nói riêng giữa lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy vẫn còn thiếu đồng bộ và chưa chặt chẽ, đặc biệt là trong công tác xử lý vi phạm hành chính đối với các vụ cháy; công tác kiểm tra an toàn PCCC theo các kế hoạch chuyên ngành, chuyên đề của cấp trên; công tác PCCC trong xây dựng công trình; công tác thống kê, báo cáo tình hình, đánh giá rút kinh nghiệm về xử phạt vi phạm chưa thường xuyên và nghiêm túc, công tác chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quản lý nghiệp vụ cấp trên còn ít.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC đối với lực lượng Cảnh sát PCCC trong quá trình

thực thi công vụ chưa được các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị chức năng quan tâm thực hiện thường xuyên; chưa có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ, việc thanh tra, kiểm tra nhiều khi mang tính chiếu lệ theo kiểu “người nhà”, vì vậy chưa phát hiện và uốn nắn kịp thời những hạn chế, sai sót, tồn tại trong việc xử phạt vi phạm hành chính của các lực lượng này, dẫn đến vẫn còn có những sai phạm trong công tác xử lý.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở những nội dung lý luận ở Chương 1, Chương 2 đã trình bày những quy định của pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC và khảo sát thực trạng công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, Chương 2 đã trình bày những quy định chung về xử lý vi phạm hành chính như hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành, nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính, hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử lý vi phạm hành chính và thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC; qua đó, đưa ra sự đánh giá quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC. Chương 2 cũng đã khảo sát thực trạng và kết quả công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2014; đồng thời đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là cơ sở quan trọng để đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÕNG CHÁY VÀ

CHỮA CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI


3.1. DỰ BÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC PHÕNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

3.1.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Căn cứ Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội như sau:

* Quan điểm phát triển

Ưu tiên đầu tư vào những ngành, lĩnh vực tạo thế và lực cho phát triển (kết cấu hạ tầng then chốt, lĩnh vực và sản phẩm chủ lực, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực); đầu tư có trọng điểm vào một số lĩnh vực mà Thành phố có lợi thế cạnh tranh như du lịch, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao,... để nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thực hiện phát triển bền vững, gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

* Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa

- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011 - 2015 đạt 12 - 13%/năm, thời kỳ 2016 - 2020 đạt khoảng 11 - 12% và thời kỳ 2021 -

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/08/2024