Tình Hình Cháy, Nổ Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội Từ Năm 2010 Đến Năm 2014

Tây và chuyển toàn bộ huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung của huyện Lương Sơn Hoà Bình vào Thành phố Hà Nội nâng diện tích Hà Nội lên thành 3348,5 km2; dân số 6450 nghìn người với 12 quận, 17 huyện và 01 thị xã. Trong đó nội thành gồm 12 quận, ngoại thành gồm thị xã Sơn Tây và 17 huyện với 584 đơn vị hành chính cấp xã/phường/thị trấn, bao gồm: 177 phường, 386 xã và 21 thị trấn [20, tr. 9].

Thực hiện đường lối phát triển kinh tế, xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong những năm qua, Hà Nội không ngừng được phát triển, mở rộng cả về quy mô và diện tích. Hà Nội có 637 công trình cao từ 10 tầng trở lên (có công trình siêu cao với 65, 72 tầng) có nhiều công trình trọng điểm quốc gia; có 151 chợ lớn, kiên cố và bán kiên cố; 142 siêu thị lớn, trung tâm thương mại; 217 làng nghề truyền thống, nhiều khu dân cư tập trung đông người; 05 khu công nghiệp lớn; 19 khu công nghiệp vừa và nhỏ; 275 đơn vị, doanh nghiệp cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh; hàng trăm công trình có công trình ngầm để xe; 06 bãi đỗ xe lớn do cấp Thành phố quản lý; 01 sân bay quốc tế; 01 rừng quốc gia; 04 kho vật liệu nổ công nghiệp; 9 kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ; 06 kho khí đốt; 13 cơ sở sử dụng, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp; 215 khách sạn lớn; 04 đường ống dẫn xăng dầu; 489 cửa hàng bán lẻ xăng dầu; 08 kho tồn chứa khí đốt hóa lỏng có trữ lượng từ 03 tấn trở lên; 22 trạm sang chiết nạp khí dầu mỏ hóa lỏng LPG); 03 kho hóa chất nguy hiểm cháy, nổ; 38 trạm biến áp có công suất 110 KV trở lên;... Ngoài ra, còn có trên 10.000 cơ sở và các doanh nghiệp tư nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, tiểu thủ công nghiệp do UBND quận, huyện, thị xã cấp phép kinh doanh [12, tr. 3]. Với sự gia tăng về dân số và các phương tiện giao thông cùng với các hoạt động, sản xuất kinh doanh ngày càng phát

triển với nhiều thành phần kinh tế thì công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố ngày càng được coi trọng.

Hoạt động phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn Thủ đô luôn được Đảng, Nhà nước, cán bộ, các ngành trung ương quan tâm chỉ đạo. Ngày 19/11/2014, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 27/CT-TU về tăng cường sự lãnh đạo công tác PCCC&CNCH trên địa bàn thành phố trong tình hình mới; Ngày 25/6/2015, Ban Bí thư T.Ư Đảng đã ban hành Chỉ thị số 47 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy. Trong đó, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân từ Trung ương đến cơ sở phải xác định công tác phòng cháy và cứu nạn, cứu hộ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên hàng ngày; cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy; xây dựng chiến lược phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, nhất là đối với các địa bàn, công trình trọng điểm quốc gia trong đó có Thủ đô Hà Nội.

2.2.1.2. Tình hình cháy, nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2014

- Tình hình cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra:

Qua kết quả khảo sát và số liệu thống kê của Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội, từ năm 2010 đến năm 2014, trên địa bàn thành phố xảy ra 999 vụ cháy, nổ làm chết 69 người, bị thương 118 người, gây thiệt hại ước tính khoảng 393,642 tỷ đồng. Có thể thấy, trung bình mỗi năm thành phố Hà Nội xảy ra khoảng 200 vụ cháy, nổ, thiệt hại khoảng 78,73 tỷ đồng; ngoài ra, còn có hàng trăm vụ cháy nhỏ được các lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, dân phòng phát hiện, dập tắt kịp thời không để cháy lớn gây thiệt hại về người và tài sản (xem phụ lục 1).

- Về nguyên nhân gây cháy, nổ tại các cơ sở và nhà dân:

+ Do vi phạm quy định về PCCC (vi phạm trong sử dụng các loại nguồn lửa, nguồn nhiệt, sử dụng điện, hàn cắt kim loại,...): 543 vụ (chiếm 54,35 %);

+ Do vô ý gây cháy (do sơ xuất trong đun nấu, sử dụng lửa, sử dụng thiết bị điện, sử dụng xăng dầu, sử dụng khí đốt hóa lỏng v.v…,): 123 vụ (chiếm 12,31 %);

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

+ Do cố ý gây cháy (đốt do mâu thuẫn, đốt do say rượu, phá hoại,...): 39 vụ (chiếm 3,9 %);

+ Do các nguyên nhân khác (tai nạn giao thông, tự cháy, sét đánh, trẻ em nghịch lửa,...): 294 vụ (chiếm 29,42 %).

Như vậy, qua phân tích nguyên nhân cháy trong trong tổng số 999 vụ cháy thì số vụ cháy do con người thiếu ý thức và kiến thức về PCCC gây ra như vi phạm quy định về PCCC; do sơ xuất, bất cẩn; do vô ý gây cháy (chiếm 66,66 % tổng số vụ cháy); do các nguyên nhân khác như tai nạn giao thông, tự cháy, sét đánh,… cũng chiếm tỷ lệ khá cao. (xem phụ lục 2).

- Địa bàn và thành phần (hình thức sở hữu tài sản):

+ Theo địa bàn xảy ra cháy, từ năm 2010 đến năm 2014, cháy xảy ra tại khu vực nội thành là 598/999 vụ (chiếm 59,85 %); cháy xảy ra tại khu vực ngoại thành là 401/999 vụ (chiếm 40,14 %). Nếu so với giai đoạn trước năm 2010 thì số vụ cháy tại khu vực nội thành đang ngày càng tăng (trước đây số vụ cháy tại khu vực thành thị chiếm khoảng 50 - 55 %); số vụ cháy tại khu vực ngoại thành thì giảm tương ứng. Nguyên nhân của sự thay đổi trên là do quá trình đô thị hóa tăng nhanh (tăng cả về số lượng và quy mô); số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cũng gia tăng mạnh.

+ Theo thành phần (hình thức sở hữu tài sản), cháy xảy ra ở khu vực doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ cao nhất là 61,36 % (613/999 vụ), sau đó là khu vực nhà dân chiếm 19,11 % (191/999 vụ) và khu vực khác như cửa hàng

xăng dầu, phương tiện giao thông,… chiếm 12,31 % (123/999 vụ), còn lại là cháy ở khu vực kinh tế nhà nước, các cơ sở kinh tế có 100 % vốn nước ngoài, các cơ sở kinh tế liên doanh với nước ngoài, chung cư, nhà cao tầng và rừng chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Nhìn chung, trong giai đoạn 5 năm từ năm 2010 đến năm 2014, tình hình cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội cơ bản đã được kiềm chế so với tốc độ phát triển kinh tế, xã hội. Song lại xuất hiện nhiều vụ cháy lớn với những thiệt hại đáng kể về người và tài sản như tính riêng trong năm 2014 đã xảy ra 10 vụ cháy gây chết người (trong đó có vụ cháy tại số 09 Trần Thánh Tông, Hai Bà Trưng, làm 06 chết, 10 cán bộ chiến sĩ bị thương; vụ cháy quán Karaoke Nhật Thực, số 4B ngõ 43 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, làm 05 người chết) và 13 vụ cháy gây thiệt hại lớn về tài sản (có vụ thiệt hại lên tới 130 tỷ đồng) (xem phụ lục 3).

2.2.2. Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.2.2.1. Tình hình vi phạm dẫn đến cháy, nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội

Qua thống kê, trong 5 năm từ năm 2010 đến năm 2014 trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra 999 vụ cháy, nổ làm chết 69 người, bị thương 118 người, gây thiệt hại ước tính khoảng 393,642 tỷ đồng.

Kết quả điều tra nguyên nhân các vụ cháy, nổ xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:

- Năm 2010 xảy ra 246 vụ cháy, nổ nguyên nhân do vi phạm quy định về PCCC (vi phạm trong sử dụng các loại nguồn lửa, nguồn nhiệt, sử dụng điện, hàn cắt kim loại..): 159 vụ (chiếm 64,63 %); do vô ý gây cháy (do sơ xuất trong đun nấu, sử dụng lửa, sử dụng thiết bị điện, sử dụng xăng dầu, sử dụng khí đốt hóa lỏng v.v…,): 13 vụ (chiếm 5,28 %); do cố ý gây cháy (đốt do mâu

68

thuẫn, đốt do say rượu, phá hoại..): 15 vụ (chiếm 6,09 %); do các nguyên nhân khác (tai nạn giao thông, tự cháy, sét đánh, trẻ em nghịch lửa..): 59 vụ (chiếm 24,0 %);

- Năm 2011 xảy ra 229 vụ cháy, nổ nguyên nhân do vi phạm quy định về PCCC (vi phạm trong sử dụng các loại nguồn lửa, nguồn nhiệt, sử dụng điện, hàn cắt kim loại..): 110 vụ (chiếm 48,03 %); do vô ý gây cháy (do sơ xuất trong đun nấu, sử dụng lửa, sử dụng thiết bị điện, sử dụng xăng dầu, sử dụng khí đốt hóa lỏng v.v…,): 14 vụ (chiếm 6,11 %); do cố ý gây cháy (đốt do mâu thuẫn, đốt do say rượu, phá hoại..): 21 vụ (chiếm 9,17 %); do các nguyên nhân khác (tai nạn giao thông, tự cháy, sét đánh, trẻ em nghịch lửa..): 84 vụ (chiếm 36,69 %);

- Năm 2012 xảy ra 197 vụ cháy, nổ nguyên nhân do vi phạm quy định về PCCC (vi phạm trong sử dụng các loại nguồn lửa, nguồn nhiệt, sử dụng điện, hàn cắt kim loại..): 77 vụ (chiếm 39,08 %); do vô ý gây cháy (do sơ xuất trong đun nấu, sử dụng lửa, sử dụng thiết bị điện, sử dụng xăng dầu, sử dụng khí đốt hóa lỏng v.v…,): 47 vụ (chiếm 23,85 %); do cố ý gây cháy (đốt do mâu thuẫn, đốt do say rượu, phá hoại..): 0 vụ; do các nguyên nhân khác (tai nạn giao thông, tự cháy, sét đánh, trẻ em nghịch lửa..): 73 vụ (chiếm 37,08

%);

- Năm 2013 xảy ra 161 vụ cháy, nổ nguyên nhân do vi phạm quy định về PCCC (vi phạm trong sử dụng các loại nguồn lửa, nguồn nhiệt, sử dụng điện, hàn cắt kim loại..): 96 vụ (chiếm 59,6 %); do vô ý gây cháy (do sơ xuất trong đun nấu, sử dụng lửa, sử dụng thiết bị điện, sử dụng xăng dầu, sử dụng khí đốt hóa lỏng v.v…,): 14 vụ (chiếm 8,69 %); do cố ý gây cháy (đốt do mâu thuẫn, đốt do say rượu, phá hoại..): 03 vụ (chiếm 1,86 %); do các nguyên nhân khác (tai nạn giao thông, tự cháy, sét đánh, trẻ em nghịch lửa..): 48 vụ (chiếm 29,81 %);

- Năm 2014 xảy ra 166 vụ cháy, nổ nguyên nhân do vi phạm quy định về PCCC (vi phạm trong sử dụng các loại nguồn lửa, nguồn nhiệt, sử dụng điện, hàn cắt kim loại..): 101 vụ (chiếm 60,84 %); do vô ý gây cháy (do sơ xuất trong đun nấu, sử dụng lửa, sử dụng thiết bị điện, sử dụng xăng dầu, sử dụng khí đốt hóa lỏng v.v…,): 32 vụ (chiếm 19,27 %); do cố ý gây cháy (đốt do mâu thuẫn, đốt do say rượu, phá hoại..): 0 vụ; do các nguyên nhân khác (tai nạn giao thông, tự cháy, sét đánh, trẻ em nghịch lửa..): 30 vụ (chiếm 18,07

%).


Hình 2 2 Biểu đồ nguyên nhân cháy nổ tại các cơ sở trên địa bàn thành phố 1

Hình 2.2. Biểu đồ nguyên nhân cháy, nổ tại các cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội

từ năm 2010 đến năm 2014

Qua các đợt kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hà Nội đã phát hiện nhiều thiếu sót, hành vi vi phạm hành chính về PCCC như:

- Nhiều chợ, trung tâm thương mại được xây dựng trước đây không đảm bảo các yêu cầu về PCCC, quá tải về số lượng quầy, sạp hàng và số lượng hàng hóa, nhất là việc làm các quầy, sạp hàng bằng vật liệu dễ cháy, không đảm bảo yêu cầu, khoảng cách an toàn chống cháy lan, không có lối thoát nạn an toàn khi cháy xảy ra.

- Một số chợ, trung tâm thương mại được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như là nơi trao đổi hàng hóa, kinh doanh khách sạn, vũ trường, làm văn phòng giao dịch,… do vậy, thường xuyên tập trung đông người tạo nguy cơ cháy, nổ.

- Cũng như nhiều nước phát triển trên thế giới, việc xây dựng các công trình nhiều tầng là xu hướng tất yếu hiện nay cũng như trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc đảm bảo an toàn PCCC cho những công trình nhiều tầng còn gặp nhiều khó khăn, bất cập như nhiều công trình đã được xây dựng trước đây chưa tuân thủ nghiêm ngặt quy định an toàn PCCC; nhiều công trình đã được thẩm duyệt về PCCC và đưa vào sử dụng nhưng sau một thời gian cơ quan quản lý đã cho cải tạo, sửa chữa làm thay đổi tính chất sử dụng có liên quan đến an toàn PCCC mà không thẩm duyệt lại về PCCC.

Ở hầu hết các nhà nhiều tầng, tầng 1 hoặc tầng hầm được sử dụng làm nơi trông giữ các phương tiện giao thông, đặc biệt là xe máy. Ở những nơi đó thường không đảm bảo được các điều kiện an toàn PCCC, tự lắp đặt thêm các thiết bị điện có công suất lớn không phù hợp so với thiết kế ban đầu nên dễ gây nên các vụ cháy do quá tải, chập điện.

- Ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thường gặp các vi phạm như quản lý, bảo quản, sử dụng các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; hàng hóa, vật liệu, nguyên liệu thành phẩm sắp xếp không đúng quy định, không phân loại theo tính chất nguy hiểm cháy,…

- Ở các khu dân cư: tình trạng các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình kinh doanh các mặt hàng có tính chất nguy hiểm cháy, nổ trong các khu dân cư rất phổ biến; nơi ăn, ở, sinh hoạt đồng thời là nơi sản xuất, nơi để vật liệu, thành phẩm, hàng hóa tạo ra môi trường dễ cháy, nổ. Bên cạnh đó, thành phố còn nhiều các khu tập thể đã xây dựng từ lâu, nay xuống cấp nghiêm trọng, các hành lang thoát nạn không có hoặc có nhưng bị lấn chiếm, khoảng không bị

cơi nới, thậm chí cầu thang bộ cũng bị các hộ dân tận dụng nên khi xảy ra cháy không có đường cứu chữa và thoát nạn. Hệ thống điện trong khu dân cư còn chắp vá, không đảm bảo an toàn về PCCC, khi thiết kế mạng điện trong gia đình không tính hết công suất dự phòng, đường dây tải cũ không được thay thế kịp thời nên xảy ra nhiều vụ cháy, nổ do chập mạch, quá tải.

2.2.2.2. Đánh giá chung về thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Số các nguyên nhân cháy có liên quan trực tiếp đến ý thức chấp hành pháp luật về PCCC, ý thức về PCCC, lỗi vi phạm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người lao động còn chiếm tỷ lệ là 543/999 vụ (chiếm 54,35 %) trong các nguyên nhân dẫn đến cháy; nguyên nhân cháy đều có lỗi vi phạm của các tổ chức, cá nhân như do vi phạm quy định về an toàn PCCC, do thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở việc chấp hành pháp luật về PCCC của người có trách nhiệm đối với cán bộ nhân viên và người lao động, việc thiếu quan tâm trong thực hiện các yêu cầu về PCCC tại cơ sở đã được các cơ quan chức năng yêu cầu, do sơ xuất bất cẩn trong sử dụng các loại nguồn lửa nguồn nhiệt tại nơi làm việc, do không khắc phục kịp thời các sự cố của máy móc thiết bị dẫn đến chạm chập, gây cháy;

- Công tác quản lý, chỉ đạo và thực hiện các quy định về PCCC vẫn còn nhiều hạn chế, để xảy ra tình trạng đó có một phần trách nhiệm của các cơ quan QLNN về PCCC, mà trực tiếp ở đây là lực lượng Cảnh sát PCCC đã không kiên quyết trong việc áp dụng các quy định của pháp luật trong quản lý công tác PCCC cũng như áp dụng các chế tài xử lý của pháp luật đối với các tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm hành chính về PCCC, thực tế cho thấy các nguyên nhân gây cháy ở các cơ sở trên đều đã được kiến nghị trong các biên bản kiểm tra an toàn PCCC như: Sắp xếp hàng hóa không đảm bảo

72

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/08/2024