Hình Thức Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Và Biện Pháp Khắc Phục Hậu Quả Trong Lĩnh Vực Phòng Cháy Và Chữa Cháy

và 23 điều từ Điều 5 đến Điều 27 quy định 22 nhóm hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử phạt trục xuất. Nghị định số 52/2012/NĐ-CP đã bổ sung một số hành vi phạm mới, đồng thời cũng quy định cụ thể hơn so với Nghị định số 123/2005/NĐ-CP.

Để đảm bảo thực hiện đồng bộ và thống nhất các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt VPHC về PCCC nói riêng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, ngày 12/11/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/12/2013 và thay thế Nghị định số 52/2012/NĐ-CP, ngày 14/6/2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC.

Nghị định số 167/2013/NĐ-CP gồm có 4 chương và 74 điều; về hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả cơ bản được quy định như trong Nghị định số 52/2012/NĐ-CP nhưng đã loại bỏ biện pháp khắc phục hậu quả trong 13 điều (Điều 27, 28, 33 và các điều từ Điều 34 đến Điều 45); điều chỉnh khung tiền phạt tối thiểu là từ 100.000 đồng đến

300.000 đồng và tối đa là từ 40.000.000 đến 50.000.000 đồng (đối với cá nhân), nếu xử phạt tổ chức thì mức phạt tiền gấp 2 lần cá nhân; thẩm quyền xử phạt tăng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC được quy định tại 22 điều từ Điều 27 đến Điều 48, theo đó các nhóm hành vi vi phạm về PCCC được kế thừa và chuyển gần như nguyên trạng từ các nhóm hành vi vi phạm trong lĩnh vực PCCC từ Điều 5 đến Điều 26 Nghị định số 52/2012/NĐ-CP; riêng Điều 27 Nghị định số 52/2012/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt trục xuất được chuyển vào các khoản cụ thể của 9 điều (Điều 27 đến Điều 33, Điều 40,

41

Điều 42, Điều 43); về hành vi vi phạm đã loại bỏ 5 hành vi được quy định tại Nghị định số 52/2012/NĐ-CP.

Theo đó, các hành vi vi phạm về PCCC được quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP được chia thành 22 nhóm sau:

- Nhóm hành vi vi phạm quy định trong việc ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện quy định, nội quy về PCCC gồm có 09 hành vi, như: Chấp hành không đầy đủ nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; làm mất tác dụng hoặc để nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy cũ mờ, không nhìn rõ chữ, ký hiệu chỉ dẫn;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về kiểm tra an toàn PCCC gồm có 07 hành vi, như: Không xuất trình hồ sơ, tài liệu phục vụ cho kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy; thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản;…

- Nhóm hành vi vi phạm về hồ sơ quản lý công tác an toàn PCCC gồm có 04 hành vi, như: Không thực hiện việc báo cáo về công tác phòng cháy và chữa cháy; không đủ tài liệu trong hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy;…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về PCCC trong quản lý, bảo quản và sử dụng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ gồm có 07 hành vi, như: Không có sổ sách, hồ sơ theo dõi, quản lý chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; bảo quản, bố trí, sắp xếp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ vượt quá số lượng, khối lượng theo quy định;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về PCCC trong sản xuất, kinh doanh chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ gồm có 08 hành vi, như: Không có biện pháp, phương tiện ngăn ngừa tích tụ tĩnh điện theo quy định; không có biện

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy - Qua thực tiễn thành phố Hà Nội - 7

42

pháp thông gió tự nhiên hoặc không có thiết bị thông gió cưỡng bức theo quy định;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định trong vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ gồm có 17 hành vi, như: Làm hư hỏng giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; không mang theo giấy phép vận chuyển khi vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về PCCC trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt gồm có 04 hành vi, như: Sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động ở những nơi có quy định cấm; sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về PCCC trong thiết kế, lắp đặt, quản lý, sử dụng điện gồm có 10 hành vi, như: Không có quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong sử dụng điện tại cơ sở; sử dụng thiết bị điện không theo đúng chỉ dẫn của nhà chế tạo;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về an toàn PCCC trong thiết kế, thi công, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét gồm có 04 hành vi, như: không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định; không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét theo quy định;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư, xây dựng gồm có 08 hành vi, như: Thi công, lắp đặt không đúng theo thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt; không trình hồ sơ để thẩm duyệt lại khi cải tạo, mở rộng, thay đổi tính chất sử dụng nhà, công trình trong quá trình thi công, sử dụng theo quy định;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về khoảng cách an toàn PCCC và ngăn cháy gồm có 09 hành vi, như: Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa không đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy và ngăn cháy theo

43

quy định; không tổ chức vệ sinh công nghiệp dẫn đến khả năng tạo thành môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về thoát nạn trong PCCC gồm có 10 hành vi, như: Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông và các vật dụng khác cản trở lối thoát nạn; tháo, gỡ hoặc làm hỏng các thiết bị chiếu sáng sự cố, biển báo, biển chỉ dẫn trên lối thoát nạn;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về phương án chữa cháy của cơ sở gồm có 09 hành vi, như: Xây dựng phương án chữa cháy không đảm bảo yêu cầu; không phổ biến phương án chữa cháy;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về thông tin báo cháy gồm có 06 hành vi, như: Không có hiệu lệnh, thiết bị thông tin báo cháy theo quy định; báo cháy chậm, không kịp thời; báo cháy không đầy đủ;…

- Nhóm các hành vi phạm quy định về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện PCCC gồm có 13 hành vi, như: Không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy và chữa cháy định kỳ; trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đầy đủ hoặc không đồng bộ theo quy định;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về công tác chữa cháy gồm có 11 hành vi, như: Không kịp thời thực hiện việc cứu người, cứu tài sản hoặc chữa cháy; không chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, học tập, bồi dưỡng và huấn luyện về PCCC gồm có 04 hành vi, như: Không tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy theo quy định; không tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về thành lập, tổ chức, quản lý lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng PCCC chuyên ngành gồm có 07 hành vi, như: Không đảm bảo số lượng về con người, thời gian trong một ca trực, kíp trực

về an toàn phòng cháy và chữa cháy; lực lượng chữa cháy cơ sở không sử dụng thành thạo phương tiện phòng cháy và chữa cháy được trang bị tại cơ sở;…

- Nhóm hành vi vi phạm quy định trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phương tiện, thiết bị PCCC và thiết kế về PCCC gồm có 04 hành vi, như: Hành vi của đơn vị thiết kế về phòng cháy và chữa cháy mà không đủ tư cách pháp nhân, năng lực chuyên môn kỹ thuật theo quy định; hoán cải xe ô tô chữa cháy, tàu, thuyền chữa cháy chuyên dùng khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền;…

- Nhóm các hành vi vi phạm quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc gồm có 05 hành vi, như: Cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc mà không mua theo quy định; mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không đúng quy tắc, biểu phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do Bộ Tài chính ban hành;…

- Nhóm các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại hộ gia đình gồm có 03 hành vi, như: vô ý vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại dưới

25.000.000 đồng;…

- Nhóm các hành vi hành vi vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ gồm có 06 hành vi, như: Hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại dưới 2.000.000 đồng;…

2.1.1.4. Hình thức xử lý vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy

Hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC thể hiện sự răn đe, trừng phạt của pháp luật đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các nguyên tắc quản lý nhà nước trong lĩnh vực

PCCC, buộc người vi phạm hành chính phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về vật chất và tinh thần.

Ngoài ra, các quy định này còn mang tính giáo dục đối với các cá nhân, tổ chức bị xử phạt đồng thời góp phần nâng cao ý thức của công dân trong việc chấp hành pháp luật và các quy tắc quản lý nhà nước trong lĩnh vực PCCC. Theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC thì hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung.

Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; đi kèm với hình thức xử phạt chính có thể là một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung.

a. Hình thức xử phạt chính

Hình thức xử phạt chính bao gồm 2 hình thức: Cảnh cáo và Phạt tiền

* Cảnh cáo

Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.

Mục đích của hình thức xử phạt cảnh cáo không nhằm gây ra thiệt hại về vật chất mà nhằm ngăn chặn kịp thời, xử lý các cá nhân, tổ chức đã có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC từ đó giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về PCCC đối với người có hành vi vi phạm. Việc áp dụng đúng đắn hình thức xử phạt cảnh cáo có ý nghĩa quan trọng đối với công tác phòng ngừa vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC.

Hình thức xử phạt cảnh cáo khác với hình phạt cảnh cáo ở mức độ nghiêm khắc của chế tài. Người bị tòa tuyên hình phạt cảnh cáo theo thủ tục

tố tụng hình sự được coi là có án tích và bị ghi vào lí lịch tư pháp, còn đối tượng bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo thì không như vậy.

Cũng cần phân biệt hình thức xử phạt cảnh cáo với hình thức kỉ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức. Hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; hình thức kỉ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật. Hình thức xử phạt cảnh cáo do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quyết định áp dụng; hình thức kỉ luật cảnh cáo do thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức áp dụng.

* Phạt tiền

Phạt tiền là hình thức xử phạt chính có tính chất nghiêm khắc hơn hình thức xử phạt cảnh cáo bởi nó là sự tác động đến lợi ích vật chất của người vi phạm, gây cho họ hậu quả bất lợi về tài sản, buộc tổ chức, cá nhân vi phạm phải nộp phạt bằng một khoản tiền mặt. Do đó, hình thức xử phạt này có hiệu quả rất lớn trong việc phòng, chống vi phạm hành chính cũng như răn đe, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về PCCC trong xã hội.

Mức phạt tiền trong lĩnh vực PCCC theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP được quy định mức tối thiểu là 100.000 đồng và mức tối đa là 50.000.000 đồng.

Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

b. Hình thức xử phạt bổ sung

Tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung là: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; Trục xuất.

* Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.

Trong lĩnh vực PCCC, hình thức xử phạt vi phạm hành chính này được áp dụng trong các trường hợp như: Tàng trữ trái phép chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; Sử dụng trái phép chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; Sản xuất, kinh doanh, san, chiết, nạp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép; Sản xuất, kinh doanh chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ thuộc danh mục cấm kinh doanh;…

* Trục xuất

Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong lĩnh vực PCCC, trục xuất là hình thức xử phạt bổ sung và được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính trong các trường hợp như: Không có phương án hoặc thiết bị xử lý sự cố bục, vỡ bể chứa, thiết bị, đường ống chứa, đựng, dẫn dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ và các chất lỏng dễ cháy khác; Sản xuất, kinh doanh chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ thuộc danh mục cấm kinh doanh; Vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ vượt quá số lượng, khối

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/08/2024