Số Người Lao Động Được Huấn Luyện Từ Năm 2015 – 2019

* Chăm sóc sức khoẻ người lao động

- Khám sức khoẻ định kỳ

Hằng năm Công ty tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho toàn thể CBCNV. Từ năm 2015 đến nay không lao động nào bị mắc bệnh nghề nghiệp và phải nghỉ mất sức vì bệnh nghề nghiệp. Kết quả của các lần khám sức khoẻ đều được ghi lại để theo dòi.

- Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật

Công ty hiện đang lo bữa ăn ca và chế độ bồi dưỡng 3 ca theo qui định của nhà nước. Bữa ăn trưa và tối (cho lao động làm ca) do nhà bếp của Công ty phụ trách với định mức cho suất ăn là 30.000đ/suất/người có bảng thực đơn hàng ngày người lao động có thể đổi món nếu không hợp khẩu vị, nghiêm cấp tình trạng cắt cơm ca để nhận tiền vì việc trả bồi dưỡng bằng hiện vật là để đảm bảo cho người công nhân ăn uống khoa học và đầy đủ đảm bảo sức khoẻ. Tuy vậy, trong giai đoạn tháng 8 năm 2017 công nhân các xưởng đã bỏ suất ăn trong suốt một tuần vì lý do bộ phận nhà bếp bớt xén khẩu phần dẫn đến suất ăn không đảm bảo giá trị 30.000đ. Để giải quyết vụ việc này Phó tổng giám đốc và bếp trưởng chỉ đưa ra lời xin lỗi chứ không có biện pháp kiểm tra xử lý thích đáng.

Ngoài bữa ăn ca, vào mùa hè từ ngày 01/5 đến 30/10 công nhân thuộc diện lao động độc hại, ngoài trời được bồi dưỡng thêm bằng hiện vật như: Sữa tươi, sữa chua, bánh… với mức quy định là 10.000đ/người/ngày (cùng với bồi dưỡng độc hại 700.000đ/tháng cho một công nhân làm việc ở diện độc hại, ngoài trời được trả kèm lương)

Khi có công việc đột xuất Công ty huy động công nhân làm thêm giờ từ 120 đến 150giờ/năm, nhưng đối với lao động nữ có con nhỏ thì 1 năm chỉ làm thêm 70 đến 90 giờ năm. Công ty cũng chú ý đến việc luân chuyển công việc phù hợp cho lao động nữ nếu cần thiết.

* Công tác huấn luyện hướng dẫn

Trước khi đi vào sản xuất, mỗi công nhân đều được huấn luyện các quy định về an toàn, quy trình vận hành máy móc thiết bị mà người đó làm việc. Sau huấn luyện phải qua kiểm tra, thậm trí kiểm tra nhiều lần, khi đạt yêu cầu mới cho làm việc. Trước khi làm việc chính thức phải qua một thời gian làm thử, có kèm cặp hướng dẫn bổ sung. Kể cả thợ đã có tay nghề vào làm hợp đồng trong Công ty đều qua hướng dẫn nội quy, quy trình an toàn, ký sổ rồi mới được làm viêc.

Bảng 2.7: Số người lao động được huấn luyện từ năm 2015 – 2019

Đơn vị: người


Thứ tự

Năm

Số lao động được

huấn luyện

Số lao động được huấn

luyện lại

1

2015

279

260

2

2016

277

260

3

2017

277

250

4

2018

285

257

5

2019

282

240

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Thực hiện chính sách an toàn lao động đối với người lao động thuộc nhóm nghề độc hại tại công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội - 7

(Nguồn bộ phận an toàn)


Ngoài công tác huấn luyện khi tuyển dụng mới, hàng năm vào quý I Công ty đều tổ chức huấn luyện kiểm tra định kỳ. Đối với công nhân vận hành các thiết bị có yêu cầu an toàn nghiêm ngặt được cấp thẻ an toàn. Đối với cán bộ quản lý, kỹ sư, kỹ thuật viên 2 năm 1 lần định kỳ huấn luyện đều có kiểm tra viết. Nếu kiểm tra không đạt thì phải học và kiểm tra lại đến đạt yêu cầu thì mới được vào vị trí làm việc.

Tuy nhiên việc thực hiện công tác này hiện nay đều do bộ phận an toàn phụ trách mặc dù có thêm sự hỗ trợ của bộ phận hành chính nhưng do số lượng công nhân lớn và máy móc thiết bị đa dạng phức tạp nên cán bộ phụ

trách an toàn không thể đảm trách hết công việc này, cần cấp kinh phí để huy động thêm sự hỗ trợ của các đơn vị có chuyên môn bên ngoài.

Ngoài ra trong các đợt tuần lễ quốc gia AT – VSLĐ và ngày môi trường thế giới hàng năm Công ty đã có băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể cán bộ công nhân viên.

2.3. Thực trạng thực hiện chính sách an toàn lao động đối với người lao động thuộc nhóm nghề độc hại của công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội

2.3.1. Ban hành các văn bản và kế hoạch triển khai thực hiện chính sách an toàn lao động

Trên cơ sở các chính sách, chương trình, đề án về an toàn lao động đối với người lao động của Trung ương, thành phố Hà Nội thì Công ty TNHH MTV thoát nước Hà nội đã ban hành các văn bản có liên quan như:

Quyết định số 131/QĐ-KC1 do Tổng giám đốc ký quyết định về việc quy định công tác huấn luyện An toàn vệ sinh lao động. Quyết định này được ban hành trên cơ sở căn cứ Chương IX- An toàn vệ sinh lao động của Bộ Luật Lao động sửa đổi có hiệu lực kể từ ngày 01/05/2013. Căn cứ theo thông tư 27/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 quy định về công tác huấn luyện An toàn vệ sinh lao động.

Chủ tịch- Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV thoát nước Hà nội, ký quyết định số 1375A/QĐ-TNHN ngày 28 tháng 9 năm 2010 về việc thành lập Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động và Phòng chống cháy nổ.

Các Báo cáo thực hiện An toàn vệ sinh lao động về việc chấp hành các quy định của pháp luật về An toàn, vệ sinh lao động bo Bộ Lao động- Thương binh và xã hội ban hành.

Công văn cố 791/CV- TNHN về việc triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trên HTTN so Công ty quản lý ngày 23 tháng 7 năm 2020.

Thông báo số 1361/TNHN-ATVSLĐ về Tăng cường công tác an toàn phòng cháy nổ phục vụ sản xuất ngày 5 tháng 9 năm 2019.…

2.3.2. Phổ biến tuyên truyền về chính sách ATLĐ đối với NLĐ thuộc nhóm nghề độc hại

Nhận thấy được tầm quan trọng của tuyên truyền phổ biến có ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện chính sách ATLĐ đối với NLĐ thuộc nhóm nghề độc hại, Công ty luôn chú trọng, tăng cường triển khai các hoạt động tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Ban lãnh đạo Công ty phối hợp với các phòng, ban chức tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền qua các cuộc thi, tập huấn, góc tin, bản tin, viết bài, phong trào thi đua (cụ thể bảng 2.8)… cho cán bộ công nhân và NLĐ thuộc công ty để nhằm đảm bảo ATLĐ và giảm thiểu tai nạn rủi ro xảy ra trong quá trình tổ chức lao động.

Đối với công ty, việc xác định nội dung tuyên truyền, hình thức tuyên truyền chủ yếu dựa vào những huớng dẫn nội dung từ cấp trên chỉ thị xuống cấp duới. Sau đây là những văn bản huớng dẫn mà công ty dựa vào để xây dựng nội dung tuyên truyền của công ty:

Sau khi dựa vào những văn bản đã triển khai, công ty đã xây dựng đuợc một chương trình, nội dung để tuyên truyền nhu sau: Tuyên truyền các nội dung về pháp luật AT-VSLĐ. Các quy định của pháp luật mới nhất về AT- VSLĐ. Quy trình xử lý, báo cáo, thống kê tình hình AT-VSLĐ. Tuyên truyền các nội dung về an toàn lao động, vệ sinh lao động,…

Những vấn đề cần biết về việc tổ chức thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với công tác tuyên truyền tại công ty, công ty thường xuyên áp dụng hình thức tuyên truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh nội bộ được bố trí lắp tại các phân xưởng sản xuất, khu vườn hoa, nhà ăn, ngoài ra còn sử dụng một số hình thức như sau:

Bảng 2.8. Một số hình thức tuyên truyền


Loại công cụ

Nơi áp dụng

Bảng tin

Trong khuôn viên công ty

Hòm đóng góp ý kiến

Trước cổng công ty

Hội thảo, nói chuyện chuyên đề

Hội trường công ty

Tờ rơi, tranh áp phích

Trong khuôn viên công ty

Phong trào thi đua

Từng cá nhân, xưởng SX, phòng chức năng

Tập huấn

Cá nhân, tổ nhóm

Thi tìm hiểu AT-VSLĐ

Từng cá nhân, xưởng SX, phòng chức năng

Chiếu phim

Chiếu phim tập thể cho toàn thể NLĐ và

người dân xung quanh công ty

Góc an toàn, góc bảo hộ lao động

Từng xưởng SX

Tờ hướng dẫn nội bộ an toàn lao

động

Từng cá nhân, xưởng SX, phòng chức năng

Băng rôn, khẩu hiệu về AT-

VSLĐ

Trước cổng công ty, trước cửa các XN

Sách, sổ tay AT-VSLĐ

Cá nhân, XN


* Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền

Việc xây dựng kế hoạch tuyên truyền và tổ chức thực hiện kế hoạch này được giao cho cán bộ chuyên trách là ông Khuất Văn Nga, các kế hoạch và phân công thực hiện được phân công cụ thể rò ràng cho từng chương trình. Các kế hoạch tuyên truyền được phân ra làm 02 loại: Loại thường xuyên và

loại thời vụ.

Kế hoạch tuyên truyền thường được lập trong thời gian 3 - 5 ngày để đáp ứng kịp thời sự thay đổi của công việc đối với kế hoạch thời vụ, còn đối với kế hoạch thường xuyên thì vì đã nằm trong kế hoạch năm nên thời gian đã được xác định từ trước.

Việc thực hiện kế hoạch được giao cho cán bộ chuyên trách và đội ngũ an toàn viên hay tuyên truyền viên, tuy nhiên chất lượng thực hiện hiện nay còn nhiều hạn chế về năng lực do cán bộ chuyên trách cũng như đội ngũ tuyên truyền viên rất giỏi về chuyên môn song khả năng diễn giải, hay khả năng vận động, tuyên truyền còn hạn chế.

Như vậy, công tác tuyên truyền chính sách ATLĐ khá phong phú đa dạng, nhiều hình thức tuyên truyền chính sách, tuy nhiên để đánh giá hiệu quả của công tác này thì cần cần xây dựng hệ thống đánh giá thì Công ty chưa thực hiện được.

2.3.3. Tổ chức bộ máy và phân công phối hợp thực hiện chính sách ATLĐ đối với NLĐ thuộc nhóm nghề độc hại

Việc triển khai, tổ chức thực hiện chính sách ATLĐ chính là sự chỉ đạo của Ban giám đốc, Hội đồng an toàn vệ sinh lao động và sự phối hợp của các phong ban chức năng được giao nhiệm vụ trên cơ sở tổ chức thực hiện các nội dung của ATLĐ, cụ thể là:

* Ra các thông báo thường xuyên về việc thực hiện ATLĐ hàng tuần, hàng tháng đối với các xí nghiệp trực thuộc, với các nội dung:

Tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra hệ thống thoát nước, cho xử lý kịp thời các vị trí đan ga, ga gang, HE, mất vỡ, hỏng, sập sệ trên hệ thống thoát nước theo đúng quy định hiện hành.

Đối với vị hàm ếch, đan ga có nguy cơ mất an ttoàn trên hệ thống thoát nước có hương án biện pháp đảm bảo an toàn ngay.

Đối với các tuyến mương lở, sông hồ không có lan can và hành lang bảo

vệ thực hiện các biện pháp đả bảo an toàn (căng dậy, biển báo nguy hiểm…) phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền cho nhân dân trong khu vực biết vị trí có nguy cơ mất an toàn.

Nghiêm túc chấp hành công tác an toàn điện các trạm bơm, máy sục khí, của phai các hồ… thường xuyên kiểm tra các thiết bị, củng cố, thay thế các điểm không đạt yêu cầu

Phòng quản lý chất lượng kiểm tra theo dòi việc thưc hiện của các xí nghiệp. Có báo cáo kịp thời thường xuyên với ban lãnh đạo công ty kết quả thực hiện.

* Tổ chức thực hiện công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Nội dung huấn luyện được công ty thực hiện theo các hướng dẫn bằng văn bản từ cấp trên, các văn bản luật của nhà nước. Nội dung được xác định như sau: Huấn luyện nhóm đối tượng người làm công tác quản lý (Nhóm 1)

Nhóm đối tượng này được huấn luyện kiến thức chung chủ yếu sau đây: Chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động ở cơ sở. Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất và biện pháp khắc phục, phòng ngừa.

Huấn luyện nhóm đối tượng cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách, cán bộ kiêm nhiệm phụ trách an toàn vệ sinh lao động (Nhóm 2)

Nhóm đối tượng nay được huấn luyện kiến thức chung bao gồm: Kiến thức chung như nhóm làm công tác quản lý; Nghiệp vụ tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động tại cơ sở. Tổng quan về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn.

Huấn luyện nhóm đối tượng người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động (Nhóm 3)

Nhóm đối tượng này được huấn luyện kiến thức chung và chuyên ngành gồm: Chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Tổng quan

về công việc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Xử lý các tình huống sự cố sản xuất, sơ cứu tai nạn lao động.

Huấn luyện nhóm đối tượng người lao động không thuộc 3 nhóm kể trên (Nhóm 4)

Nội dung huấn luyện nhóm đối tượng này gồm 2 phần sau:

Phần 1: Huấn luyện kiến thức chung về an toàn lao động, vệ sinh lao động (huấn luyện tập trung).

Phần 2: Yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc Sau khi đã xác định được các nội dung cần huấn luyện cho từng đối

tượng, từng nhóm như trên, cán bộ chuyên trách và người huấn luyện sẽ lên nội dung chi tiết, cụ thể từng nội dung như sau: Huấn luyện an toàn thiết bị Điện. Các dạng tai nạn do điện và nguyên nhân. Tai nạn điện gây ra thường biểu hiện ở hai dạng là chấn thương do điện và điện giật.

Cả hai trường hợp xảy ra khi:

Tiếp xúc với điện hạ áp, con người có nguy cơ bị điện giật khi chạm trực tiếp vào 2 pha hoặc chạm vào vỏ thiết bị có rò điện. Tiếp xúc với điện cao áp, nếu phạm vi khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện rất dễ có nguy cơ chạm phải điện cao áp, hoặc là khi đến quá gần sẽ có nguy cơ bị phóng điện. Một khả năng bị tai nạn nữa đó là bị điện giật khi đi vào vùng có điện khi đi vào vùng có điện áp bước.

- Các biện pháp bảo vệ

Bảo vệ nối đất tác động theo cách làm giảm điện áp chạm nhằm mục đích giảm mức độ nguy hiểm đối với người vận hành và tạo ra dòng điện

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí