Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh vì sự trường tồn và phát triển của doanh nghiệp Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP MẠNH VÌ SỰ 1


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP MẠNH VÌ SỰ TRƯỜNG TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Sinh viên thực hiện : Đỗ Hữu Hưng

Lớp : Anh 6

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh vì sự trường tồn và phát triển của doanh nghiệp Việt Nam - 1

Khóa : 41 B

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hoàng ánh


Hà Nội, 11/2006

MỤC LỤC

LờI Mở ĐầU 3

CHƯƠNG 1 6

1. TổNG QUAN Về VĂN HóA DOANH NGHIệP6

1.1. Khái quát chung về văn hóa6

1.2. Quan điểm hệ thống về văn hóa doanh nghiệp8

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp 19

1.4. Các giai đoạn hình thành và phát triển của văn hóa doanh nghiệp 22

2. VĂN HóA DOANH NGHIệP MạNH 25

2.1. Nguồn gốc hình thành 25

2.2. Đặc trưng của văn hóa mạnh 26

2.3. Vai trò của VHM đối với sự phát triển của doanh nghiệp 33

CHƯƠNG 2 39

1. QUá TRìNH HìNH THàNH Và PHáT TRIểN CủA VĂN HóA DOANH NGHIệP TạI VIệT NAM 39

1.1. Giai đoạn phong kiến (trước 1958) 39

1.2. Giai đoạn Pháp thuộc (1858 1945) 40

1.3. Giai đoạn XHCN (1945 1986) 42

1.4. Giai đoạn sau Đổi mới (1986 đến nay) 43

2. CáC ảNH HƯởNG CủA VĂN HóA DOANH NGHIệP CủA DOANH NGHIệP VIệT NAM HIệN NAY 45

1.1. ảnh hưởng của văn hoá dân tộc tới sự hình thành và phát triển văn hoá doanh nghiệp Việt Nam 45

1.2. Tác động của quá trình hội nhập tới văn hoá doanh nghiệp Việt Nam 48

3. THựC TRạNG XÂY DựNG VĂN HóA DOANH NGHIệP Vì Sự TRƯờNG TồN Và PHáT TRIểN CủA DOANH NGHIệP VIệT NAM 50

3.1. Nhận thức về Văn hóa doanh nghiệp 50

3.2. Đầu tư cho xây dựng VHDN của các doanh nghiệp Việt Nam 54

3.3. Hiện trạng nền văn hóa doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 55

3.4. Những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp 63

4. MộT Số NềN VĂN HóA DOANH NGHIệP VIệT NAM TIÊU BIểU 65

4.1. Văn hóa FPT 65

4.2. Văn hóa Gami 68

CHƯƠNG 3 76

1. YÊU CầU XÂY DựNG VĂN HóA DOANH NGHIệP MạNH TRONG GIAI

ĐOạN HIệN NAY 76

2. PHƯƠNG HƯớNG XÂY DựNG VĂN HóA DOANH NGHIệP MạNH CủA DOANH NGHIệP VIệT NAM 78

2.1. Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc 79

2.2. Khai thác các giá trị tinh thần thích hợp trong doanh nghiệp Việt Nam 79

2.3. Tiếp thu tinh hoa văn hóa doanh nghiệp các nước phát triển 80

3. MộT Số MÔ HìNH VHDN MạNH TRÊN THế GIớI 81

3.1. Văn hóa Microsoft 81

3.2. Văn hóa Honda 87

3.3. Bài học kinh nghiệm từ xây dựng VHDN của các tập đoàn trên thế giới 91

4. PHƯƠNG PHáP XÂY DựNG VĂN HóA MạNH Vì Sự TRƯờNG TồN Và PHáT TRIểN CủA DOANH NGHIệP VIệT NAM 95

4.1. Giải pháp từ phía Nhà nước 95

4.2. Quy trình xây dựng Văn hoá Mạnh 97

KếT LUậN 102

LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài


Sau 20 năm đổi mới, bộ mặt kinh tế đất nước đã có nhiều thay đổi. Đóng góp quan trọng vào thành công đó chính là hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam. Trong tương lai gần, yêu cầu xây dựng các doanh nghiệp trong nước vững mạnh trở thành động lực cho phát triển kinh tế đất nước.

Tuy nhiên, năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn rất nhiều hạn chế và bất cập. Sự thua thiệt về tài chính, công nghệ, hiểu biết thị trườngđặc biệt là năng lực quản lý luôn là bài toán khó có lời giải cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thị trường quốc tế.

Trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đang bước vào vận hội mới với vô vàn những cơ hội lẫn thách thức tiềm ẩn. Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải giành giật từng khoảng thị trường nội địa một cách trực tiếp với các tập đoàn hàng đầu thế giới. Bài toán đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam thực tế không chỉ dừng lại ở việc làm thế nào để có thể tồn tại tạm thời trên thị trường nội địa, mà đòi hỏi đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam cần phải phát triển mang tính bền vững và lâu dài trong môi trường mới đầy biến động.

Nghiên cứu các tập đoàn phát triển hàng đầu trên thế giới, tác giả nhận thấy rằng chìa khóa của sự vững mạnh đó bắt nguồn từ việc khơi dậy tiềm năng nội tại kết hợp với khả năng thích ứng nhanh nhạy với thị trường, trong đó điều cốt lõi chính là công tác đầu tư xây dựng và phát triển một nền văn hóa doanh nghiệp tích cực và lành mạnh để phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đây là yếu tố mà doanh nghiệp Việt Nam có nhiều tiềm năng nhưng chưa phát huy tương xứng với chính sức mạnh nội tại của doanh nghiệp và yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới.

Nhằm mục đích làm rõ vai trò và sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong công cuộc xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nghiệp vững mạnh của đất nước, tác giả chọn đề tài: “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh vì sự trường tồn và phát triển của doanh nghiệp Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:


- Làm rõ khái niệm về văn hóa, văn hóa doanh nghiệp (VHDN) và các yếu tố cấu thành, giai đoạn phát triển và phương thức nhận biết VHDN. Trình bày quan điểm về văn hóa doanh nghiệp mạnh.

- Phân tích thực trạng của văn hoá doanh nghiệp cùng những tác động của văn hoá doanh nghiệp đến sự phát triển của các doanh nghiệp.

- Đề xuất giải pháp tổng thể để các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và phát triển một nền văn hoá doanh nghiệp vững mạnh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề mang tính lý luận về VHDN như khái niệm và các yếu tố cấu thành VHDN, vai trò của VHDN đối với sự trường tồn và phát triển của doanh nghiệp.

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc phân tích làm rõ vai trò VHDN trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; những phương pháp, cách thức các công ty đa quốc gia xây dựng và phát triển VHDN.

4. Phương pháp nghiên cứu


- Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp cụ thể khác như: khảo sát thực tiễn, phỏng vấn, phân tích tổng hợp, so sánh đánh giá, mô tả và khái quát hoá... để phục vụ mục đích nghiên cứu.

5. Kết cấu của đề tài


Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu của đề tài gồm 3 chương:


- Chương I: Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp mạnh.

- Chương II: Thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

- Chương III: Phương pháp xây dựng VHDN mạnh vì sự trường tồn và phát triển của doanh nghiệp Việt Nam.

CHƯƠNG 1‌‌

TỔNG QUAN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP MẠNH

1. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP


1.1. Khái quát chung về văn hóa


Từ “văn hoá” có rất nhiều nghĩa, nó được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau. Theo nghĩa thông dụng văn hoá được dùng để chỉ học thức (trình độ văn hoá), lối sống (nếp sống văn hoá); theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ văn minh của một giai đoạn (văn hoá AiCập, văn hoá Đông Sơn)... Bản thân các vấn đề văn hoá rất phức tạp, đa dạng. Do có nhiều cách tiếp cận nên dẫn đến có nhiều cách hiểu nội dung thuật ngữ này. Đã có rất nhiều định nghĩa văn hoá khác nhau được các học giả đưa ra.

Định nghĩa văn hoá đầu tiên được chấp nhận rộng rãi là định nghĩa do nhà nhân chủng học E.B.Taylor đưa ra. Theo ông, “Văn hoá là một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng, thói quen mà con người đạt được với tư cách là thành viên của một xã hội”.

Định nghĩa rộng nhất về văn hoá có lẽ là của E.Heriot, theo ông: “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên lãng đi đó là Văn hoá”.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá”.

Trong các công trình nghiên cứu, ngay cả với một cách hiểu cũng đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Bởi vậy, điều quan trọng hơn cả không phải là định nghĩa như thế nào, mà là định nghĩa đó nói lên được những gì. Để có được một định nghĩa

chính xác về văn hoá, trước hết cần xác định được những đặc trưng cơ bản của văn hoá.

Văn hoá trước hết phải có tính hệ thống. Trong các từ điển, từ văn hoá thường được định nghĩa là “tập hợp các giá trị...”. Không thể định nghĩa văn hoá như một phép cộng đơn thuần của những tri thức bộ phận. Nhờ có tính hệ thống mà văn hoá thực hiện được chức năng tổ chức xã hội. Chính văn hoá thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.

Đặc trưng thứ hai của văn hoá là tính giá trị. Trong từ “văn hoá” thì “văn” có nghĩa là “vẻ đẹp” (= giá trị), văn hoá có nghĩa là “trở thành đẹp, thành có giá trị”. Văn hoá chỉ chứa cái đẹp, chứa cái có giá trị. Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người. Nhờ có đặc tính này, văn hoá thực hiện chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội cân bằng giữa thiện và ác, giữa đẹp và xấu.

Đặc trưng thứ ba của văn hoá là tính nhân sinh. Văn hoá là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người. Do gắn liền với con người và hoạt động của con người trong xã hội, văn hoá trở thành một công cụ giao tiếp quan trọng. Chức năng giao tiếp là chức năng thứ ba của văn hoá. Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hoá là nội dung của nó.

Văn hoá còn có tính lịch sử. Văn hoá bao giờ cũng hình thành trong một quá trình và được tích luỹ qua nhiều thế hệ. Truyền thống văn hoá là những giá trị tương đối ổn định và truyền thống này tồn tại thông qua giáo dục. Chức năng giáo dục là chức năng quan trọng thứ tư của văn hoá. Nó không chỉ giáo dục những giá trị đã ổn định mà còn giáo dục cả những giá trị đang hình thành.

Như vậy, tuy khái niệm về văn hoá có thể sẽ rất đa dạng và linh hoạt giữa các lãnh thổ và tộc người khác nhau, nhưng những đặc trưng của nó lại khá tương đồng giữa các quốc gia và hệ tư tưởng. Do đó, theo tác giả nên tiếp cận văn hoá bởi một khái niệm có khả năng làm toát lên những đặc trưng cơ bản của nó và đề nghị sử dụng định nghĩa văn hoá của PGS, TSKH Trần Ngọc Thêm làm chuẩn mực xuyên suốt đề tài:

Ngày đăng: 19/09/2022