Xây dựng và phát triển bền vững thương hiệu ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập - 13


trưng riêng như đã đề ra, đó là “Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả”. Điều này làm hạn chế rất lớn trong việc tạo dựng hình ảnh trong tâm trí khách hàng.

Mặc dù thương hiệu Ngân hàng No & PTNT Việt Nam đã gây được ấn tượng mạnh ở trong nước nhưng trên trường quốc tế thì rất mờ nhạt. Hiện nay, Ngân hàng No & PTNT Việt Nam mới chỉ có một văn phòng đại diện ở nước ngoài tại Campuchia, có quan hệ đại lý với 892 ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính tại 112 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng mục tiêu chủ yếu là phục vụ hoạt động thanh toán quốc tế chứ không nhằm mục đích mở rộng tín dụng và đầu tư ra nước ngoài.

2.3. Nguyên nhân tồn tại

Nguyên nhân sâu xa đó là do hoàn cảnh lịch sử ra đời là một ngân hàng chuyên doanh hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trải qua một thời kỳ dài hoạt động mang tính chính sách là chủ yếu đã làm mất hẳn tính chủ động trong kinh doanh của một ngân hàng thương mại. Ban lãnh đạo Ngân hàng gần như chỉ quan tâm đến việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch liên quan đến việc phát triển nông nghiệp, nông thôn được Nhà nước giao, và văn hóa đó đã ăn sâu vào cội rễ của cả một hệ thống mà không phải dễ thay đổi một sớm một chiều. Kết quả là Ngân hàng hoạt động đúng như tên gọi của nó mà không có bất kỳ chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ nào khác ngoài hoạt động cho vay.

Liên quan đến hoạt động cho vay, Ngân hàng Nông nghiệp đảm bảo phân bố tài chính cho các khu vực nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo và các khu vực cần có sự ưu đãi khác mà các ngân hàng khác không muốn đầu tư vào. Mặc dù hình thức này lại khắc phục được những khuyết tật của thị trường tài chính và đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhưng hậu quả để lại trong thời gian dài luôn hoạt động yếu kém mà biểu hiện nhất là tình trạng nợ quá hạn chồng chất. Ngân hàng thường phải đối mặt với vấn đề văn hóa chây ỳ trong vay nợ. Người ta cứ nghĩ rằng các khoản cho vay từ Ngân hàng Nông nghiệp là khoản tiền của Nhà nước hỗ trợ khu vực nông nghiệp, nông thôn hoặc đó là “của công của Nhà nước” và vì vậy, vay được là cứ vay mà không nghĩ đến việc trả nợ.

Quyết định của Ngân hàng thường bị chi phối bởi yếu tố chính trị. Đây là một trong những khó khăn của Ngân hàng trong việc cho vay theo lãi suất thị


trường và thực hiện chế độ đảm bảo nợ vay bằng tài sản thế chấp, cầm cố. Hầu hết các khoản cho vay của Ngân hàng nhằm mục đích hỗ trợ nên không có tài sản thế chấp, cầm cố nhưng lại với lãi suất ưu đãi.

Vấn đề thông tin trong hệ thống Ngân hàng thường chậm chạp, không hiệu quả. Quyết định kinh doanh thường phải nhanh nhạy trên cơ sở có thông tin kịp thời. Trong khi đó, với hệ thống rộng lớn, chế độ thông tin yếu, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thấp kém là chắc chắn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Bước vào thời kỳ hội nhập, việc chuyển đổi cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng từ một cấp sang hai cấp đã tách dần chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, cho nên Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam tương đối độc lập hơn, tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trong một thời gian dài đã tạo sức ì rất lớn trong toàn bộ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, nhân viên của cả hệ thống, và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp chỉ thực sự sôi động trong những năm gần đây khi nước ta hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng ngày càng đa dạng, phong phú hơn, hướng đến khách hàng, song vẫn thiếu một tầm nhìn xa và chiến lược trong việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, chuyên nghiệp và đáp ứng được nhu cầu khách hàng ở mức tối đa. Đây là cơ sở vững chắc cho việc xây dựng, quảng bá và phát triển bền vững thương hiệu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Bản thân đội ngũ cán bộ lãnh đạo còn thiếu kiến thức về xây dựng và phát triển thương hiệu, chưa quan tâm đúng mức đến việc đào tạo kiến thức thương hiệu cho cán bộ nhân viên, chưa thành lập được bộ phận chuyên trách về thương hiệu, chưa đánh giá đúng vai trò và tầm quan trọng của thương hiệu đối với sự nghiệp phát triển của Ngân hàng.

Xây dựng và phát triển bền vững thương hiệu ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập - 13

Hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu thiếu đồng bộ, chủ yếu do ý chí chủ quan, thiếu sự tham khảo ý kiến của những chuyên gia, những công ty chuyên hoạt động về xây dựng và phát triển thương hiệu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022