Hình 3.2: Các bước thực hiện xây dựng thương hiệu địa phương
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Phân tích năng lực và lợi thế cạnh tranh. So sánh tỉnh BRVT với các tỉnh khác để chỉ ra các nguồn lực tài chính, ngân sách, con người, thể chế, chắc thức sắp
xếp các nguồn lực để
đạt được kết quả, các lợi thế về
đặc điểm điều kiện tự
nhiên, địa lý và kinh tế xã hội riêng có. Quan trọng nhất là tìm kiếm sự khác biệt để có thể xây dựng và định vị tỉnh BRVT trong dài hạn. Các yếu tố này thường tạo thành một danh sách các đầu việc cần đánh giá và so sánh, để tỉnh BRVT có thể kiểm tra và kiểm nghiệm trong quá trình phân tích tiềm năng.
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Hướng Và Giải Pháp Xây Dựng Thương Hiệu Địa Phương Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Đến Năm 2025
- Xây dựng thương hiệu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 18
- Đề Xuất Lựa Chọn Mô Hình Và Quy Trình Xây Dựng Thương Hiệu Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Định Hướng Và Giải Pháp Xây Dựng Thương Hiệu Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- Xây dựng thương hiệu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 22
- Xây dựng thương hiệu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 23
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
Phân tích rào cản. Có hai loại rào cản, rào cản quốc tế để tỉnh BRVT thực hiện công tác tuyên truyền và truyền thông và rào cản để thu hút các nguồn lực thế giới vào tỉnh BRVT ở chiều ngược lại. Các hàng rào này có thể là hàng thuế quan hoặc phi thuế quan hoặc hàng rào về thể chế. Mỗi môi trường nước ngoài sẽ có một thể chế và văn hóa vận hành khác nhau. Biết được các rào cản để xác định các phương án, kế hoạch hành động vượt qua các rào cản đó. Bên cạnh đó, các rào cản trong nội bộ tỉnh BRVT nhằm kìm hãm sự phát triển hoặc thay đổi cũng cần được loại trừ và giảm thiểu.
Nghiên cứu nhận thức và hành vi chủ thể, các bên liên quan. Nghiên cứu về kỳ vọng của người dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về ước vọng về một hình ảnh tỉnh BRVT như thế nào trong tương lai; nghiên cứu kỳ vọng của nhà đầu tư nước ngoài về môi trường kinh doanh và các hỗ trợ thu hút của Bà Rịa Vũng Tàu so với các tỉnh khác; nghiên cứu mong muốn của du khách nước ngoài, du khách địa phương khác về các điểm đến và cấu trúc các tour du lịch của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; nghiên cứu các nhà nhập khẩu trên thế giới về lựa chọn mua sắm các sản phẩm được sản xuất tại Bà Rịa Vũng Tàu; nghiên cứu doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về hỗ trợ của chính quyền tỉnh đối với phát triển kinh doanh; nghiên cứu về phát triển môi trường sống tại Bà Rịa Vũng Tàu để thu hút lao động có tri thức, kỹ năng thực hành giỏi.
Bước 2 Hoạch định chiến lược
Theo các cách tiếp cận từ
trên xuống dưới từ
trong ra ngoài, chiến lược
thương hiệu tỉnh BRVT phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh BRVT đồng thời phải có từng chiến lược thương hiệu riêng cho từng nhóm đối tượng hữu quan riêng của tỉnh. Để hoạch định được chiến lược, phải xuất phát từ một tầm nhìn chính xác để cụ thể hóa tầm nhìn đó vào từng kế hoạch hành động, từng chính sách, từng nhận thức và niềm tin của cư dân tỉnh BRVT.
Phân tích các lựa chọn đối nghịch. Mỗi địa phương đều có các lợi thế và bất lợi thế, tùy thuộc vào đặc điểm đó phù hợp hay không phù hợp với mục tiêu phát triển. Quan trọng là biết phát huy lợi thế và hạn chế các bất lợi thế. Tầm nhìn tỉnh BRVT trở thành điểm đến du lịch, địa phương công nghiệp, đô thị cảng, trung tâm dịch vụ trung chuyển hàng hóa,.... sẽ kéo theo các kế hoạch hành động có thể khác nhau cho thực hiện mục tiêu xây dựng thương hiệu tỉnh BRVT. Có những nội dung bổ trợ nhau, nhưng cũng có những nội dung kìm hãm nhau. Các yếu tố kìm hãm hoặc tạo ra các lựa chọn đối nghịch, vì thế chính quyền tỉnh BRVT phải sắp xếp thứ tự ưu tiên để có thể thực hiện song song đồng thời các lựa chọn nghịch mà vẫn đạt được mục tiêu chung cho phát triển. Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn, tỉnh BRVT không nên dàn trải tập trung quá nhiều mũi nhọn để rồi không có nguồn lực để triển khai và thực hiện.
Lựa chọn nhóm nhân tố
phát triển. Để trở
thành một địa phương khác
biệt hoá trên một lĩnh vực nhất định, Bà Rịa Vũng Tàu phải lựa chọn có điều kiện một nhóm các nhân tố để đầu tư cho phát triển một cách dài hạn, đồng bộ, toàn diện.
Bước 3 Thực thi chiến lược
Xây dựng kiến trúc khung chiến lược thương hiệu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và các kế hoạch triển khai. Khung chiến lược khái quát các nét cơ bản về những mối quan hệ, những tác động và ảnh hưởng của các đối tượng hữu quan, lộ
trình thực hiện của tỉnh BRVT trong quá trình xây dựng thương hiệu tỉnh nói chung
và các cấu phần của thương hiệu tỉnh nói riêng. Trả lời câu hỏi “Cần làm gì để thương hiệu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thu hút nguồn lực từ thế giới bên ngoài?”. Trong quá trình xây dựng khung chiến lược, cần quan tâm tới 4 nguyên tắc chính sau:
Phát triển hình ảnh tỉnh BRVT là một hình tượng mạnh mẽ, hẫp dẫn đối với cộng đồng.
Có các hình thức xúc tiến hấp dẫn đối với sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, sản phẩm đặc trưng của tỉnh BRVT
hàng
Thực hiện phân phối sản phẩm và dịch vụ
thuận tiện định hướng khách
Đảm bảo rằng những đối tượng hữu quan sử dụng dịch vụ và sản phẩm của tỉnh BRVT có nhận thức đầy đủ về lợi thế cạnh tranh và khác biệt của tỉnh BRVT.
Bước 4 Đánh giá
Xây dựng kế hoạch đánh giá. Kế hoạch đánh giá bao gồm nội dung đánh giá, tiêu chí đánh giá, đối tượng đánh giá, thời gian đánh giá, quy trình đánh giá và đơn vị triển khai công tác đánh giá. Kế hoạch đánh giá càng chi tiết và đầy đủ thì bản thân tỉnh BRVT càng có đủ thông tin cho việc hoạch định chiến lược và kế hoạt xây dựng thương hiệu tỉnh BTVT, có đủ thông tin cho công tác đánh giá hiệu quả triển khai và thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết.
Xây dựng tổ hợp nhóm tiêu chí đánh giá theo mục tiêu giai đoạn. Tùy theo mục tiêu và đối tượng đánh giá, căn cứ vào nội dung đánh giá, cần xây dựng hệ thống các tiêu chí và thang đo lường đánh giá. Đòi hỏi của hệ thống tiêu chí phải dễ phân loại đồng thời phải dễ thực hiện triển khai đánh giá hoặc xếp hạng. Các tiêu chí phải trong sáng rõ ràng để tránh bị trùng lắp hoặc giao thoa về phạm trù nội dung. Các tiêu chí lớn hơn phải mang tính khái quát và bao trùm đối với các tiêu chí nhỏ hơn trong cùng hệ thống đánh giá.
Phân tích thách thức và rà soát chất lượng đáp ứng mục tiêu giai đoạn. Trong quá trình triển khai xây dựng thương hiệu tỉnh BRVT, cần thực hiện quá trình đánh giá và phân tích hiệu quả, rà soát chất lượng công việc triển khai để đảm bảo
tính phù hợp và hiệu quả
của công việc thích
ứng với các thay đổi và biến đổi
không ngừng của môi trường hội nhập trong và ngoài nước.
Thực hiện đánh giá. Câu hỏi ai là người thực hiện công tác đánh giá? Thông thường, tỉnh BRVT nên thuê đơn vị thực hiện chuyên nghiệp và có kiến thức chuyên sâu về nghiên cứu, với đội ngũ các chuyên gia nghiên cứu có tri thức và kĩ năng tổng hợp phân tích tốt nhằm đảm bảo công tác đánh giá có chất lượng và được thực hiện một cách khách quan, thay vì chính quyền tỉnh BRVT tự đứng gia thực hiện công tác đánh giá.
Bước 5 Điều chỉnh
Thiết lập hướng điều chỉnh. Trong quá trình triển khai, không thể đảm
bảo chắc chắn công việc được thực hiện thuận lợi đúng mục tiêu đặt ra. Vì thế, cần phải có các sự điều chỉnh khi môi trường thay đổi, đồng thời điều chỉnh để việc tập trung triển khai đạt được đúng mục tiêu đặt ra thay vì bị chệch hướng. Nhiều trường hợp phải thay đổi chính mục tiêu ban đầu đặt ra cho phù hợp với tình hình mới.
Nội dung thay đổi và dự báo rủi ro. Nội dung nào phải điều chỉnh và thay đổi sẽ gắn với các cơ quan và đơn vị liên quan, gắn với vị trí giai đoạn của quá trình nào triển khai. Các điều chỉnh về nội dung cần gắn với các dự báo về rủi ro,
được hiểu là phải luôn luôn có kịch bản đối với các yếu tố không chắc chắn mà quá trình triển khai chiến lược thực hiện.
3.2.3. Tổ chức triển khai
a. Tầm nhìn của Chiến lược
Xác định tầm nhìn chiến lược xây dựng thương hiệu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu gắn với 4 hướng phát triển chính là:
Kinh doanh và công nghiệp: tái cơ cấu ngành kinh tế để tập trung và dịch
vụ logistic cảng và phát triển du lịch đồng thời tạo tinh thần kinh doanh khởi
nghiệp, lập nghiệp trong cộng đồng dân cư và doanh nhân.
Thị trường xuất khẩu: lựa chọn tối ưu thị trường nhập khẩu đối với các mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ, chỉ dẫn địa lý hoặc sản phẩm đặc trưng của tỉnh BRVT với thương hiệu sản phẩm riêng
Du khách: tập trung chuyển đổi từ khách du lịch đại trà sang khách du lịch cao cấp chấp nhận chi tiêu cho mua sắm và du lịch nhiều hơn, sử dụng các dịch vụ cao cấp và đắt tiền hơn
Cư dân và nhân dụng: tập trung thu hút các du khách không chỉ đến du lịch và còn đến nghỉ dưỡng dài ngày rồi định cư, tập trung thu hút các nguồn lao động có tri thức và kỹ năng thực hành giỏi đến sinh sống và làm việc cho các doanh nghiệp tại tỉnh BRVT.
Hình 3.3 :Tầm nhìn chiến lược thương hiệu địa phương
(Tổng hợp của tác giả)
Xác định tầm nhìn chiến lược và mục tiêu giai đoạn. Tầm nhìn thể hiện bằng một tuyên bố rằng tỉnh BRVT mong muốn trở thành như thế nào trong tương lai. Để đạt đến tương lai đó, tỉnh BRVT cần đặt ra các mục tiêu nào cho bao nhiều giai đoạn, các thứ tự ưu tiên và dành bao nhiều nguồn lực cho các mục tiêu đó.
Dự báo rủi ro. Bản chất của rủi ro là các yếu tố không chắc chắn, bất định. Khi không thể kiểm soát được các yếu tố này thì sẽ kéo theo rủi roc ho quá trình vận hành. Tỉnh BRVT có thể xác định được các yếu tố nội tại, một số yếu tố mang phạm vi quốc gia nhưng không đủ dữ liệu để tiên lượng hết các thay đổi do yếu tố bên ngoài, yếu tố toàn cầu và kinh tế quốc tế đem lại, tác động đến địa phương. Bất kỳ một khâu nào một nội dung hay hành động triển khai nào mà có yếu tố bất định tham gia thì phải có dự báo rủi ro, đưa ra các kịch bản ứng xử với các rủi ro đó.
b. Mô hình tổ chức triển khai chiến lược xây dựng thương hiệu tại địa phương
Xây dựng mô hình nhằm khái quát hóa một cách tổng quát nhất các đối tượng hữu quan và các công việc thực hiện, các giai đoạn triển khai cho việc xây dựng thương hiệu địa phương. Mỗi giai đoạn có nhóm mục tiêu ưu tiên riêng và vì
thế sẽ được tổ chức triển khai thực hiện với những phương cách khác nhau phù hợp. Trong mô hình chưa chỉ rõ thứ tự ưu tiên và trọng số đối với từng tiêu chí và mục tiêu của chiến lược trong ngắn hạn, việc này cần thực hiện thông qua chính quyền tỉnh BRVT xây dựng và hoạch định cho phù hợp với từng đối tượng và từng thời kỳ. Bên cạnh đó, các kế hoạch có sự đan xen gắn kết với nhau và phải được thực thi một cách hài hòa trong tổng thể chung của toàn tỉnh. Tỉnh phải phân bổ
nguồn lực cho kế hoạch dài hạn, kế hoạch năm đến từng Sở/Ban ngành tại địa
phương, đến từng chính quyền cấp làng xã phường sao cho việc thực thi được toàn diện và triệt để.
Xây dựng thương hiệu thông qua các hoạt động quảng bá, truyền thông tổng thể toàn diện, có hệ thống sẽ đảm bảo về niềm tin không chỉ đối với các chủ thể bên ngoài mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với các chủ thể bên trong. 4 điều kiện trong hoạt động marketing truyền thông xây dựng thương hiệu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu bao gồm:
Tạo sự ủng hộ của cư dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu để mỗi người dân trở
thành một đại sứ thương hiệu và tạo sự ủng hộ của Chính phủ để đạt được các nguồn lực ủng hộ ở cấp quốc gia.
Cung cấp các điều kiện CSHT tốt nhất cho người dân phát triển cuộc sống, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, du khách hưởng thụ các trải nghiệm dịch vụ và du lịch
Hình 3.4: Khung thực thi chiến lược xây dựng thương hiệu địa phương
(Tổng hợp của tác giả)
Tạo ra các hình thức mới và các ưu đãi để thu hút doanh nghiệp, đầu tư và nhập cư
Định vị tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu gắn với một hình tượng sống động và
chương trình truyền thông tốt nhằm đảm bảo thông tin đến từng đối tượng hữu quan được hiệu quả.
c. Lựa chọn mô hình đầu mối mạng lưới tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng thương hiệu địa phương
Hình thành 01 Cơ quan độc lập với các Sở/Ban ngành chịu trách nhiệm điều phối chung nhiệm vụ xây dựng thương hiệu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với chức năng và nhiệm vụ như sau: