Xây dựng thương hiệu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 22

­ Tổ chức các chương trình thăm quan tìm hiểu về lịch sử, các giá trị truyền thống, phong tục, tập quán của người dân BRVT

­ Tổ chức các chương trình thăm quan và kết nối giao thương với các làng nghề làng nghề truyền thống, các làng nghề thủ công mỹ nghệ, các quán ăn đặc trưng của tỉnh BRVT

­ Thực hiện bảo tồn các di tích lịch sử và di sản đồng thời số hóa các di sản để làm tài liệu lưu trữ và quảng cáo cho văn hóa tỉnh BRVT

g. Giải pháp xây dựng thương hiệu tỉnh BRVT gắn với tận dụng lợi thế đặc điểm tự nhiên và vị thế địa lý chiến lược

­ Khai thác các sản phẩm mang đặc trưng của địa phương, có chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ của địa phương, mang tri thức truyền thống của địa phương, đồng thời triển khai có hiệu quả chương trình OCOP của tỉnh.

­ Quản lý và khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả, bền vững.

­ Giới thiệu đến các du khách về các lợi thế tự nhiên của tỉnh BRVT

­ Giới thiệu đến các nhà đầu tư các lợi thế vị trí địa lý chiến lược và các lợi điểm tự nhiên của tỉnh BRVT là nơi thích hợp cho đầu tư sản xuất và kinh doanh

­ Quảng bá các lợi thế tự nhiên gắn với vị trí của BRVT trên các phương tiện thông tin đại chúng phù hợp với từng nhóm đối tượng mục tiêu mà tỉnh BRVT mong muốn thu hút.

­ Giới thiệu ra thế giới vị trí huyết mạch của BRVT cho trung chuyển hàng hóa quốc tế với các tuyến đường vận tải biển đi qua.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

h. Giải pháp xây dựng thương hiệu tỉnh BRVT gắn với cải cách thể chế địa phương

­ Hoàn thiện các cơ chế chính sách đồng bộ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, thu hút đầu tư, góp phần đưa Bà Rịa­Vũng Tàu ngày càng phát triển bền vững.

Xây dựng thương hiệu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 22

­ Đào tạo tập huấn nâng cao trình độ cán bộ công chức, viên chức

­ Thực hiện có hiệu quả

cải cách thủ

tục hành chính theo hướng hỗ

trợ

doanh nghiệp phát triển kinh doanh, hỗ trợ người dân phát triển cuộc sống.

Hệ thống các giải pháp phải vừa triển khai đồng bộ lại vừa thực hiện có ưu tiên chọn lọc, việc chọn việc nào làm trước việc nào làm sau phụ thuộc vào điều kiện thực thi kế hoạch thực tế tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Tuy nhiên, trước mắt phải có cơ quan được giao phụ trách cho nhiệm vụ xây dựng thương hiệu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu dưới sự chỉ đạo điều hành của Bí thư và Chủ tịch UBND tỉnh để có đủ thẩm quyền và gấp rút trong việc tổ chức thực hiện sứ mệnh xây dựng thương hiệu địa phương tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hấp dẫn và thu hút đối với thế giới.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong thời gian qua, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã có nhiều giải pháp để


giới

thiệu, quảng bá hình ảnh, con người Bà Rịa – Vũng Tàu trên thị trường trong nước và quốc tế. Mục tiêu của việc xây dựng thương hiệu tỉnh BRVT nhằm góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư, tăng trưởng sản xuất và kinh doanh, thức đẩy kinh tế biển gắn với dịch vụ logistic, hậu cần cảng và du lịch, đồng thời hiện đại

hóa nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế toàn diện từ mạnh mẽ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhân dân tỉnh BRVT.

đó củng cố

Mặc dù tỉnh BRVT đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong phát triển kinh tế ­ văn hóa ­ xã hội nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng kỳ vọng của đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh. Trong đó việc truyền thông thương hiệu tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu còn những hạn chế, khó khăn. Thứ nhất, việc xây dựng hình ảnh về Bà Rịa – Vũng Tàu chưa cụ thể, chưa mang tính rõ nét về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Thứ hai, việc quảng bá tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu của các ngành, các cấp, các địa phương từ tỉnh đến cơ sở chưa thường xuyên, thiếu một tầm nhìn chung, định hướng tổng thể và lâu dài. Thứ ba, trong triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế ­ xã hội, thực hiện từng kế hoạch đơn lẻ thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các các ngành, các cấp, giữa các đề án, kế hoạch phát triển kinh tế ­ xã hội. Chính vì vậy, nghiên cứu và đề xuất về xây dựng thương hiệu địa phương có vai trò quan trọng đối với thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế ­ xã hội của tỉnh. Thông qua luận án “Xây dựng Thương hiệu tỉnh

Bà Rịa – Vũng Tàu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, tác giả được một số vấn đề như sau:

đã làm rõ

Thứ nhất, tác giả đã mô tả rõ thực trạng thương hiệu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được đánh giá dựa trên lý thuyết và mô hình lý thuyết tiếp cận đa chiều với 8 trụ cột đã phần nào làm rõ nét về thương hiệu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ở các khía cạnh. Các nội dung này chỉ ra các đặc điểm nổi bật và nổi trội, các lợi thế mà tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có được, khác biệt với một số địa phương khác.

Thứ

hai,

ngoài phần lý thuyết làm sáng tỏ

phần nào về

thương hiệu địa

phương, xây dựng thương hiệu địa phương, marketing thương hiệu địa phương, tác

giả đã cố gắng hệ thống hóa các vấn đề một cách logic và mạch lạc theo cách tiếp cận khoa học nhằm đảm bảo cho phần triển khai đánh giá thực trạng thương hiệu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được toàn diện và thấu đáo.

Thứ ba, tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm về xây dựng thương hiệu gắn với phát triển kinh tế của một số địa phương trong và ngoài nước như: Thâm Quyến, Incheon, Iskandar, Quảng Ninh và Đồng Tháp. Trên cơ sở đó rút ra các bài học kinh nghiệm đối với xây dựng thương hiệu địa phương tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Thứ tư, tác giả đã phân tích thực trạng thương hiệu địa phương tỉnh bà Rịa Vũng Tàu trên các chiều kích nội dung khác nhau một cách toàn diện và chi tiết. Trong đó có chú ý đến các đặc điểm tự nhiên và xã hội của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

cũng được xem xét để

thấy được các tiềm năng và cơ

hội cho việc xây dựng

thương hiệu địa phương được tốt nhất và hiệu quả nhất.

Thứ năm, chỉ ra các nguyên nhân và giải pháp cho lựa chọn của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về việc xây dựng tỉnh thành một Đô Thị Cảng hiện đại và năng động, đồng thời vẫn duy trì phát triển dịch vụ du lịch và thu hút du khách đòi hỏi phải có sự kết hợp khéo léo và hài hòa giữa phát triển du lịch với dịch vụ cảng biển. Đặc biệt là phát triển các dịch vụ logistics đảm bảo môi trường cho hài hòa với phát triển du lịch bền vững.

Cuối cùng, luận án cố gắng hệ thống và khái quát hóa một các toàn diện và chi tiết nhất các giải pháp cho xây dựng thương hiệu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được triển khai hiệu quả từ mô hình, quy trình đến các hoạt động cụ thể. Trong đó chỉ rõ các năng lực đến từ các nguồn lực của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và cơ chế, cách thức phối hợp triển khai sắp xếp vận hành các nguồn lực nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhất việc thu hút các nguồn lực đến từ bên ngoài.

Phạm vi nghiên cứu của luận án còn giới hạn ở các quan điểm của người dân và doanh nghiệp trong nước, đối với các đối tượng hữu quan như khách du lịch nước

ngoài, nhà đầu tư nước ngoài, nhà nhập khẩu nước ngoài, người tiêu dùng nước

ngoài rất cần các nghiên cứu và đánh giá riêng cho thương hiệu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu để có các giải pháp cụ thể và hành động phù hợp cho triển khai quảng bá và truyền thông hiệu quả, nhằm thu hút họ ủng hộ cho sự phát triển của địa phương Bà Rịa

Vũng Tàu. Ngoài ra, các nghiên cứu về tương tác dịch chuyển liên tỉnh, liên vùng về các dòng hàng hóa và nguồn lực cũng cần được nghiên cứu cụ thể để có các căn cứ

và bằng chứng vững chắc cho luận điểm và giải pháp trong kế thương hiệu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

hoạch xây dựng

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Quốc Thịnh (2007), Thương hiệu với nhà quản lý, tái bản lần 2, có sửa chữa và bổ sung, NXB Lao động;

2. Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Quốc Thịnh (2006), Thương hiệu với nhà quản lý, tái bản lần 1, có sửa chữa và bổ sung, NXB Văn hóa Thông tin;

3. Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Quốc Thịnh (2004), Thương hiệu với nhà quản lý, NXB Chính trị Quốc gia;

4. Nguyễn Thành Trung (2020), ‘‘Định vị thương hiệu tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về thương mại, du lịch và đầu tư”, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, tr.43­ 44, số 571;

5. Nguyễn Thành Trung (2020), ‘‘Tương tác và cải thiện trong mô hình thương hiệu địa phương”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, tr.78­82, số 24;

6. Nguyễn Thành Trung (2011), ‘‘Khái luận thương hiệu quốc gia: Hình ảnh và bản sắc”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, tr.22­24, số 19;

7. Nguyễn Thành Trung (2008), Hãy hiểu đúng nghĩa thương hiệu quốc gia, Thời báo Kinh tế Sài gòn, số 29, 30;

8. Nguyễn Thành Trung (2006), Tiến tới một khuôn khổ

lý thuyết lợi thế

cạnh

tranh bền vững cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: cách tiếp cận dựa trên tri thức về đoán định tương lai, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế 10, 71­77;

9. Nguyễn Thành Trung (2005), Phân loại liên kết thương hiệu mở dựa trên kinh nghiệm, Tạp chí Kinh tế & Phát triển 95, 30­33;

10. Nguyễn Thành Trung, Đinh Ngọc Hưởng, Nguyễn Thu Hương, Đoàn Minh Tân Trang, Nguyễn Kiều Trang, Đỗ Quang Thành, Nguyễn Cẩm Ly (2013), Báo cáo năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương 2013 ‘‘Chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương”, Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế;

11. Nguyễn Thành Trung, Đinh Ngọc Hưởng, Nguyễn Thu Hương, Đoàn Minh Tân Trang, Nguyễn Kiều Trang, Đỗ Quang Thành, Nguyễn Cẩm Ly (2013), Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu – Ban chỉ đạo Hội nhập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

12. Nguyễn Thành Trung, Đinh Ngọc Hưởng, Nguyễn Kiều Trang, Nguyễn Thu Hương, Đoàn Minh Tân Trang (2011), Báo cáo năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương ‘‘Chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương”, Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Ari Kokko, Fredrik Sjoholm (2004), “Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”, Trường Kinh tế Stockholm

[2] Bộ

GTVT (2013), Quyết định số

1071/QĐ­BGTVT ngày 24/04/2013 v/v Phê

duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải Đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

[3] Bộ

GTVT (2014), Quyết định số

3327/QĐ­BGTVT ngày 29/08/2014 v/v Phê

duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (Nhóm 5) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

[4] Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (2013­2016), “Marketing địa phương: chiến lược phát triển vùng”.

[5] Cộng đồng kinh tế ASEAN Jakarta.

ASEAN (APEC) (2011),

Sổ tay kinh doanh, Ban thư ký

[6] Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng giao thông Bà Rịa ­ Vũng Tàu (2014), Báo cáo Dự án Khảo sát, quy hoạch và công bố tuyến luồng đường thủy nội địa tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu, Sở GTVT Bà Rịa ­ Vũng Tàu.

[7] Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Cảng ­ Kỹ thuật biển (2011), Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (Nhóm 5) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Cục Hàng Hải Việt Nam.

[8] Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế cảng ­ kỹ thuật biển (2012), Đề án phát

triển dịch vụ logistics Tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu giai đoạn 2011 – 2020, Sở GTVT Bà Rịa ­ Vũng Tàu.

[9] Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế cảng ­ kỹ thuật biển (2014), Đề án phát triển

hoạt động cụm cảng trung chuyển quốc tế Cái Mép ­ Thị 2020, Sở GTVT Bà Rịa ­ Vũng Tàu.

Vải giai đoạn 2013 –

[10] David O.Dapice (2003), “Thành công và thất bại: Lựa chọn đường đi đúng cho sự tăng trưởng dựa vào xuất khẩu”, Chương trình Việt Nam, Đại học Harvard

[11] Hồ Đức Hùng (2004), “Marketing địa phương của TP. Hồ Chí Minh”, Đề tài NCKH, TP. HCM.

[12] Phan Minh Đức (2016), Luận án Hình ảnh điểm đến, giá trị tâm lý xã hội tác động đến sự hài lòng và lòng trung thành của du khách đến Đà Lạt, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

[13] Sở Công thương (2014), Đề án Chương trình xuất khẩu hàng hóa tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu đến năm 2020, Sở Công thương Bà Rịa ­ Vũng Tàu.

[14] Sở Công thương (2015), Đề án Điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035.

[15] Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Văn phòng ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế NCIEC (2015), Báo cáo Đánh giá năng lực hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2015.

[16] Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (2015), Báo cáo Nghiên cứu khả năng thích ứng giữa hệ thống cảng biển và dịch vụ Logistics tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với năng lực sản xuất, xuất nhập khẩu của vùng, khu kinh tế và tiềm năng tiêu thụ hàng nhập khẩu của các điểm đến tiêu dùng.

[17] Sở GTVT Bà Rịa ­ Vũng Tàu (2013), Báo cáo Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

[18] Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh BRVT (2020), Báo cáo tổng kết công tác cải cách hành chính giai đoạn 2011­2020.

[19] Sở Lao động Thương binh & Xã hội tỉnh BRVT (2020), Dự báo nhu cầu nhân lực tỉnh BRVT năm 2020.

[20] Sở Tài chính tỉnh BRVT (2019), Báo cáo thuyết minh công khai số liệu Tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2019, xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 và phương án phân bổ ngân sách địa phương năm 2020 tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

[21] Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1327/QĐ­TTg ngày 24/08/2009 v/v Phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/12/2022