Biên Tập, Chỉnh Lý, Chuẩn Hóa Dữ Liệu Và Tạo Lập Dữ Liệu Cho Csdl


9

RanhGioi_HienTrang

Ranh giới hiện trạng

10

ThuyDien_HienTrang

Công trình thủy điện hiện trạng

11

VungRanhGioi_HienTrang

Vùng ranh giới hiện trạng

12

HoDap_QuyHoach

Hồ đập quy hoạch

13

NhanThuaDat_QuyHoach

Nhãn thửa đất quy hoạch

14

QuyHoachSuDungNuoc

Quy hoạch sử dụng nước

15

ThamThucVat_QuyHoach

Thảm thực vật quy hoạch

16

ThuyDien_QuyHoach

Công trình thủy điện quy hoạch

17

DiaDanh

Địa danh

18

DuongBienGioiDiaGioi

Đường biên giới địa giới

19

LuuVuc_SongDa

Lưu vực hệ thống sông Đà

20

ThuyHeSongDa_Duong

Thủy hệ sông Đà dạng đường

21

ThuyHeSongDa _Vung

Thủy hệ sông Đà dạng vùng

22

TramThuyVan

Trạm thủy văn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.


- Độ phân giải được thiết lập là 0.001 theo hình 3.3.


Hình 3 3 Độ phân giải thiết kế trong cấu trúc CSDL Mô hình cấu trúc thiết 1

Hình 3.3. Độ phân giải thiết kế trong cấu trúc CSDL


Mô hình cấu trúc thiết kế GeoDatabase theo hình 3.4.


Hình 3 4 Mô hình thiết kế cấu trúc GeoDatabase‌ 3 2 4 Biên tập chỉnh lý 2

Hình 3.4. Mô hình thiết kế cấu trúc GeoDatabase‌

3.2.4. Biên tập, chỉnh lý, chuẩn hóa dữ liệu và tạo lập dữ liệu cho CSDL

Sau khi rà soát đối chứng nguồn dữ liệu, ta tiến hành:

- Phân loại, phân nhóm tài liệu, số liệu đã thu thập được trên cơ sở đó định hình các nguyên tắc và cách tổ chức cơ sở dữ liệu đã thiết kế.

- Số hóa các dữ liệu thu thập được dựa theo các nguyên tắc và tổ chức dữ liệu theo thiết kế.

- Biên tập dữ liệu cả phần không gian và thuộc tính cho từng lớp dữ liệu.

1. Đối với dữ liệu không gian: cần đánh giá hệ tọa độ, phân loại đối tượng, quan hệ hình học, kiểu đối tượng và chất lượng chuẩn hóa không gian đối tượng.

2. Đối với dữ liệu thuộc tính: kiểm tra tính đầy đủ của các trường dữ liệu thuộc tính.


3. Lập bảng so sánh các lớp không gian của dữ liệu địa chính và cơ sở dữ liệu tài nguyên nước.

4. Thiết lập quan hệ ánh xạ để chuyển đổi các dữ liệu không gian và thuộc tính từ cơ sở dữ liệu địa chính thu thập sang dữ liệu tài nguyên nước.

Cụ thể cho từng lớp dữ liệu như sau:

+ Từ bản đồ an ninh nguồn nước dưới dạng bản đồ in (chỉ có thể xem dữ liệu chứ không sử dụng được), biên tập chỉnh lý, số hóa và kiểm tra cơ sở toán học, sau đó tạo ranh giới lưu vực sông Đà gồm 4 tỉnh có các công trình thủy điện lớn và một phần diện tích tỉnh Yên Bái, Phú Thọ. Coi đó như một seedfile chuẩn để biên tập, chỉnh lý dữ liệu bản đồ. Ranh giới lưu vực sông Đà sẽ được chuyển từ polyline sang polygon qua ArcToolbox trong GIS và load vào Feature Class Lưu vực sông Đà trong CSDL.

+ Từ bản đồ gốc tiến hành làm sạch dữ liệu: lấy bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2016 của các tỉnh làm bản đồ nền để thực hiện xây dựng CSDL. Số hóa, biên tập lại, chạy lỗi, tạo vùng cho các bản đồ hiện trạng 4 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình. Còn lại hai tỉnh Yên Bái và Phú Thọ sẽ theo ranh giới lưu vực sông Đà lấy một phần diện tích và làm sạch dữ liệu đó.

+ Tiếp biên bản đồ, lược bỏ các thửa đất theo quy định đưa về đúng tỷ lệ bản đồ 1:100.000.

+ Sau khi tiếp biên cùng với dữ liệu cơ bản đã được làm sạch sẽ tiến hành gộp bản đồ các tỉnh lại với nhau dưới dạng *dgn, *tab để tiện sử dụng (vừa sử dụng được trên microtation vừa sử dụng được cả trên mapinfor, bước này cần kiểm tra lại việc tiếp biên một lần nữa để xác định ranh giới địa chính giữa các tỉnh cho chuẩn xác) và tiến hành chuyển sang dạng *shp.

+ Tách các lớp dữ liệu cần thiết từ bản đồ tổng dưới dạng *dgn, *tab là bước trung gian đưa dữ liệu vào CSDL: từ bản đồ hiện trạng đã làm sạch dữ


liệu ta tách ra các lớp thông tin cần thiết để phục vụ việc đưa dữ liệu vào CSDL đã thiết kế. Bao gồm:

Từ bản đồ hiện trạng trên lưu vực sông Đà ta tách thành:

- Ranh giới thửa đất hiện trạng sẽ lấy toàn bộ đường line trong lưu vực bằng cách chuyển sang line qua ArcToolbox trong GIS và đưa dữ liệu vào Feature Class Ranh giới thửa đất hiện trạng.

- Đối với nhãn các thửa đất hiện trạng: sẽ tách nhãn thửa đất riêng sang một file dgn, chuyển sang point qua ArcToolbox trong GIS để load vào Feature Class Nhãn thửa đất hiện trạng.

- Các hồ đập hiện trạng: trên bản đồ hiện trạng tách các thửa đất có mục đích sử dụng đất MNC là các hồ đập hiện trạng trên lưu vực sông Đà, gán điểm hoặc tạo điểm trong thửa để đánh dấu hồ đập hiện trạng chuyển sang point qua ArcToolbox trong GIS để load vào Feature Class Hồ đập hiện trạng.

- Đường biên giới địa giới các cấp bao gồm địa giới tỉnh, địa giới huyện và địa giới xã. Tách dữ liệu đường biên giới để theo màu khác nhau giữa các cấp để phân loại và chuyển sang line qua ArcToolbox trong GIS để load vào Feature Class Đường biên giới địa giới.

- Hệ thống các trạm thủy văn trong lưu vực được lấy từ bản đồ hiện trạng ta tách các cell trạm thủy văn chuyển sang point qua ArcToolbox trong GIS để load vào Feature Class Trạm thủy văn.

- Hệ thống sông ngòi hay còn gọi là thủy hệ dưới dạng đường. Từ *dgn sẽ chuyển sang line qua ArcToolbox trong GIS để load vào Feature Class Thủy hệ sông Đà dạng đường.

- Các thông tin địa danh như tên sông suối, tên trạm thủy điện là dữ liệu dạng điểm, sẽ tách theo màu ví dụ như sông suối thuộc dữ liệu thủy văn sẽ để màu xanh (46), tên các công trình thủy điện thuộc tên riêng để màu tím (48)…


để sau này chuyển sang dạng point qua ArcToolbox trong GIS để load vào Feature Class Địa danh.

- Đối với các khu công nghiệp và khu kinh tế chỉ để cell các khu công nghiệp và khu kinh tế lớn và chuyển sang dạng point qua ArcToolbox trong GIS để load vào Feature Class Khu công nghiệp và Feature Class Khu kinh tế.

- Đối với các công trình thủy điện lớn trên dòng chính sông Đà, để cell dạng điểm tại các công trình thủy điện lớn, tại các cell đã tạo thêm các thông tin về tên, diện tích, dung tích, công suất…của từng công trình thủy điện và chuyển sang dạng point qua ArcToolbox trong GIS để load vào Feature Class Thủy điện hiện trạng và tiến hành join thông tin của các công trình thủy điện vào các trường dữ liệu.

- Đối với hiện trạng khai thác nguồn nước: trên nền bản đồ hiện trạng add thêm hiện trạng khai thác nguồn nước trên dòng chính sông Đà năm trước (2015), so sánh với các tư liệu khai thác được năm 2017 đã phân tích trong luận văn, đánh dấu điểm điển hình tại 6 tỉnh trên dòng chính sông Đà, và tạo thêm các dữ liệu về tên tỉnh, sử dụng cho mục đích tưới tiêu, phát điện, công nghệ, sinh học, giao thông và thủy sản để sau này chuyển sang dạng point qua ArcToolbox trong GIS vào Feature Class Hiện trạng khai thác và join dữ liệu vào đó.

Từ bản đồ quy hoạch vùng Trung du Miền núi ta tách thành:

- Đối với các công trình thủy điện trong quy hoạch ta chỉ quan tâm đến vị trí các công trình, do đó chỉ cần đặt điểm tại các thửa đất quy hoạch làm đất năng lượng và chuyển sang dạng point qua ArcToolbox trong GIS để load vào Feature Class Thủy điện quy hoạch.

- Đối với nhãn các thửa đất quy hoạch: sẽ tách level nhãn thửa đất riêng, chuyển sang point qua ArcToolbox trong GIS để load vào Feature Class Nhãn


thửa đất quy hoạch.

- Các hồ đập quy hoạch: ở đây ta chỉ quan tâm đến vị trí các hồ chứa trên lưu vực sông Đà do đó chỉ cần đặt điểm tại các thửa đất quy hoạch làm đất mặt nước chuyên dùng và chuyển sang dạng point qua ArcToolbox trong GIS để load vào Feature Class Hồ đập quy hoạch.

- Đối với quy hoạch sử dụng nước: trên nền bản đồ quy hoạch add thêm bản đồ quy hoạch sử dụng nước nước trên dòng chính sông Đà năm trước (2015), so sánh với các tư liệu khai thác được năm 2017 đã phân tích trong luận văn, đánh dấu điểm điển hình tại 6 tỉnh trên dòng chính sông Đà, và tạo thêm các dữ liệu về tên tỉnh, sử dụng cho mục đích tưới tiêu, phát điện, công nghệ, sinh học, giao thông và thủy sản để sau này chuyển sang dạng point qua ArcToolbox trong GIS đưa vào Feature Class Quy hoạch sử dụng nước và đưa dữ liệu vào đó.

- Đối với các loại thảm thực vật quy hoạch: đây là dạng dữ liệu dạng vùng, do đó từ bản đồ quy hoạch cấp vùng chuyển sang *shp đặt tên file là QuyHoachSongDa*shp. Từ bản đồ quy hoạch sử dụng đất người ta chỉ phân chia thành các loại đất. Tuy nhiên, trên dòng chính sông Đà mà cụ thể là trên 6 tỉnh ta nghiên cứu, nhóm đất liên quan đến thảm thực vật chủ yếu là COC, CHN và RSX, được phân thành ba loại hình sử dụng lần lượt là cây cỏ xen nương rẫy, đất chuyên rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày, rừng tự nhiên giàu và trung bình. Theo phân loại và mục đích sử dụng ta tiến hành load dữ liệu theo mục đích sử dụng đất kèm theo loại hình đã được thiết kế sẵn trong Database. Cụ thể như sau: từ Database đã thiết kế ta mở ArcCatalog đến Feature Class Thảm thực vật quy hoạch, tích chuột phải vào load sau đó đưa đường dẫn đến QuyHoachSongDa.shp chọn loại hình sử dụng cây cỏ xen lương rẫy, tiếp đến chọn KH2003 = COC. Dữ liệu thu nhận được sẽ là các


vùng có cây cỏ xen lẫn lương rẫy. Tiếp tục thực hiện tương tự đối với đất chuyên rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày, rừng tự nhiên giàu và trung bình ta được dữ liệu hoàn chỉnh của thảm thực quy hoạch.

+ Chuyển dữ liệu bản đồ hiện trạng về dạng *.shp và đặt tên là SongDa.shp và tiến hành tách các lớp thông tin đưa vào CSDL. Cụ thể:

- Hệ thống sông ngòi dạng vùng hay còn gọi là thủy hệ dạng vùng. Từ Database đã thiết kế ta mở ArcCatalog đến Feature Class Thủy hệ sông Đà dạng vùng, tích chuột phải vào load sau đó đưa đường dẫn đến SongDa.shp chọn vào mục KH2003 gò lệch chọn KH2003 = SON sao đó ấn OK. Dữ liệu thu nhận được sẽ là hệ thống sông ngòi dạng vùng trên toàn bộ dòng chính sông Đà.

- Với vùng ranh giới hiện trạng ta có thể làm theo hai cách. Cách thứ nhất: chuyển trực tiếp từ Feature Class Ranh giới hiện trạng qua ArcToolbox trong GIS thành polygon sau đó load vào Feature Class Vùng ranh giới hiện trạng. Cách thứ hai: load từ SongDa.shp, từ Database đã thiết kế ta mở ArcCatalog đến Feature Vùng ranh giới hiện trạng, tích chuột phải vào load sau đó đưa đường dẫn đến SongDa.shp, chọn mục polygon ok là xong.

- Đối với vùng an ninh nguồn nước: sử dụng vùng từ *shp file hiện trạng sử dụng đất ta add thêm các thông tin từ bản đồ an ninh nguồn nước trên dòng chính sông Đà 2015 (phần lưu lượng dòng chảy), tiến hành thêm các dữ liệu, thông tin mới (cập nhật dữ liệu đầu vào), theo bản đồ mức độ an ninh nguồn nước được xây dựng dựa trên các đẳng trị Moduyn dòng chảy Mo (l/s.km2). Sau đó, ta tiến hành phân vùng các đẳng trị Moduyn theo mức độ với 3 chỉ tiêu lớn là: <20 l/s.km2, 25 ÷ 70 l/s.km2 và >80 l/s.km2. Rồi thêm các thông tin dữ liệu về đẳng trị Moduyn vào bản đồ và load dữ liệu dạng polygon vừa tạo vào Feature Class Vùng an ninh nguồn nước.


- Đối với an ninh nguồn nước: sử dụng vùng từ *shp file hiện trạng sử dụng đất ta add thêm các thông tin từ bản đồ an ninh nguồn nước trên dòng chính sông Đà 2015 (phần cấp độ ảnh hưởng đến mức độ an ninh nguồn nước), tiến hành thêm các dữ liệu, thông tin mới (cập nhật dữ liệu đầu vào). Bản đồ thì an ninh nguồn nước được xây dựng dựa trên các cấp độ ảnh hưởng phân thành 4 mức độ với 4 chỉ tiêu lớn là: vùng không đánh giá được nguồn nước đến; mức ảnh hưởng nghiêm trọng; ảnh hưởng nhiều và ảnh hưởng ít. Sau đó, tiến hành thêm các thông tin dữ liệu về cấp độ ảnh hưởng vào bản đồ và load dữ liệu dạng polygon vừa tạo vào Feature Class An ninh nguồn nước.

- Với ranh giới an ninh nguồn nước: ta sử dụng trực tiếp từ polygon đã được tạo ở mục an ninh nguồn nước ở trên (trước khi load vào dữ liệu), sau đó tiến hành load dữ liệu chuyển sang dạng line qua ArcToolbox trong GIS đưa vào Feature Class Ranh giới an ninh nguồn nước. Hoặc cũng có thể load trực tiếp từ Feature Class An ninh nguồn nước bằng cách chuyển từ dạng polygon sang line rồi load vào Feature Class Ranh giới an ninh nguồn nước.

* Các lưu ý khi tạo tệp dữ liệu và biên tập dữ liệu cho CSDL

- Đối với việc chuyển đổi các dữ liệu không gian việc chuẩn hóa dữ liệu được thực hiện theo các quy định trước khi thực hiện chuyển đổi vào cơ sở dữ liệu. Cụ thể như: chuẩn hóa phông chữ theo tiêu chuẩn TCVN 6909 và theo thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu.

- Đối với việc nhập và đối soát các dữ liệu từ dạng giấy, cũng như bổ sung các dữ liệu theo số liệu mới nhất vào CSDL đã được thiết kế phải đảm bảo tính chính xác của dữ liệu. Việc nhập dữ liệu có thể tiến hành trực tiếp trên các trường thông tin thuộc tính cho CSDL thiết kế, hoặc gián tiếp bằng cách join các thông tin có sẵn theo bảng biểu, hoặc thông tin thuộc tính đã thêm khi biên tập bản đồ. Cần đặc biệt lưu ý đến lỗi font chữ khi join dữ liệu.

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí