Các công trình này giữ nhiệm vụ giải quyết nước tưới để phát triển nông nghiệp của các tỉnh lưu vực sông Đà; hiện có 646 công trình cấp nước tưới cho khoảng 23 nghìn ha; trong đó 280 hồ đập có lượng nước dự trữ cung cấp nước tưới cho khoảng 17 nghìn ha (chiếm 74%); 19 trạm bơm cung cấp cho gần 1 nghìn ha (chiếm 4%); 347 công trình tạm, nhỏ lẻ cung cấp cho khoảng 5 nghìn ha (chiếm 22%).
* Khai thác sử dụng nước cho thủy điện
Sông Đà có tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước; với tiềm năng công suất lắp đặt đạt tới gần 6.300 MW (bằng 63% so với tổng công suất tiềm năng); điện năng trung bình sản xuất được hàng năm khoảng 31,6 tỷ KWh (bằng 45% tổng tiềm năng sản xuất điện cả nước), và điều kiện khai thác tương đối thuận lợi có thể mang lại hiệu quả phát điện khá cao.
Trên dòng chính sông Đà có thể xem xét 18 vị trí để xây dựng các công trình thủy điện vừa với công suất từ (15 ÷ 250) MW; với công suất khoảng
1.200 MW và hơn 200 vị trí có thể xây dựng các trạm điện nhỏ với công suất 10 MW; các vị trí có thể xây dựng được phân bố khá đều khắp lưu vực. Các công trình thủy điện lớn của nước ta được xây dựng trên dòng chính sông Đà được thể hiện trong hình 3.2 như: thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Huội Quảng và Lai Châu 17.
* Khai thác sử dụng nước cho thủy sản
Diện tích nuôi thủy sản trong khu vực vào khoảng 10,2 nghìn ha; chủ yếu là nuôi trồng thủy sản nước ngọt (nuôi cá là chủ yếu). Trong đó, có hơn 5 nghìn ha là nuôi trong các ao hồ, phần còn lại là nuôi trong ruộng. Với khoảng 82,3 nghìn hộ nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích nuôi trong các ao hồ là chủ yếu và có tới 81,04 nghìn hộ nuôi trong các ao hồ; quy mô vào khoảng 0,12ha/hộ; trong các ruộng nước là 4ha/hộ.
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Trình Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Tài Nguyên Nước
- Cấu Trúc Nội Dung Của Cơ Sở Dữ Liệu Trong Môi Trường Gis
- Thực Nghiệm Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Tài Nguyên Nước Tỷ Lệ 1:100.000 Phục Vụ Đảm Bảo An Ninh Nguồn Nước Trên Dòng Chính Sông Đà
- Quy Trình Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Tài Nguyên Nước Tỷ Lệ 1:100.000
- Biên Tập, Chỉnh Lý, Chuẩn Hóa Dữ Liệu Và Tạo Lập Dữ Liệu Cho Csdl
- Nội Dung Cơ Sở Dữ Liệu Tài Nguyên Nước Tỷ Lệ 1:100.000
Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.
Hình 3.2. Thông tin các thủy điện lớn trên dòng chính sông Đà
* Khai thác sử dụng nước cho sinh hoạt
Việc cung cấp nước sạch đến từng hộ gia đình cá nhân là một trong những yếu tố được ưu tiên hàng đầu và được coi là cấp bách nhất của mỗi quốc gia; tuy nhiên, do địa hình phức tạp, dân cư phân bố không tập trung nên việc cấp nước cũng như hình thức cấp nước sinh hoạt trên lưu vực sông Đà khá đa dạng. Đối với những nơi dân cư đông đúc như huyện, tỉnh thì cố gắng xây dựng các công trình nhà máy nước với nguồn nước lấy từ nước mặt hoặc nguồn nước ngầm để xử lý và cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư khu vực. Đối với những thị trấn nhỏ chưa có công trình cấp nước tập trung thì người dân phải tự khai thác nguồn nước bằng cách đào giếng…
* Khai thác sử dụng nước cho giao thông
Giao thông thủy có mạng lưới rộng khắp với quãng đường 500 km phương tiện đi lại bằng tầu đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao, vận chuyển khoảng 15.600 tấn hàng hóa và phục vụ chuyên chở hành khách. Đối với những nơi vùng cao việc đi lại, sinh hoạt và giao thông đường bộ còn
gặp nhiều khó khăn thì giao thông đường thủy đóng góp quan trọng vào việc cải thiện môi trường sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số.
* Khai thác sử dụng nước cho công nghiệp
Trên lưu vực hiện có đến 6.000 cơ sở công nghiệp với nhu cầu cung cấp nước vào khoảng 25.000 m3/ng, nước dùng cho công nghiệp chiếm một phần nhỏ so với nước tưới trong nông nghiệp. Theo như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội các tỉnh vùng Tây Bắc thì công nghiệp ở đây chủ yếu là chế biến nông - lâm sản, công nghiệp điện và công nghiệp khai khoáng. Do đó, với việc xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La với hàng loạt các hoạt động công nghiệp khai thác… đã đưa vào hoạt động thì nhu cầu nước cho công nghiệp sẽ lại tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, vấn đề về nguồn nước thải cũng như cách sử lý chúng cũng sẽ gây lên áp lực khá lớn về nạn ô nhiễm môi trường, nguồn nước cho lưu vực.
3.1.2.2. Hiện trạng chất lượng nước trên dòng chính sông Đà
Chất lượng nước tại dòng chính sông Đà thuộc loại mềm, hàm lượng các chất hữu cơ nhìn chung thấp, các yếu tố vi lượng nhỏ, một số yếu tố cơ bản như pH, ô xy hòa tan trong giới hạn cho phép, có thể nói chất lượng của nguồn nước còn tương đối tốt và đang có xu thế giảm đi. Cụ thể:
- Dòng chảy bùn cát trên sông: Độ đục bùn cát lơ lửng trung bình năm trên dòng chính sông Đà thay đổi trong phạm vi 100 - 400 g/m3.
- Thành phần hóa học trong nước: nước có phản ứng kiềm yếu, độ pH biến đổi trong phạm vi 6,5 ÷ 8,2 nằm trong quy chuẩn Việt Nam (pH = 5,5 ÷ 9). Lượng ô xy hòa tan trong nước cao, khoảng 80 - 96% và cao hơn từ 100 ÷ 300% so với quy chuẩn (DO = 2). Độ khoáng hóa nước khoảng 100-240 mg/l. Độ cứng nước sông dao động từ 1,05 - 2,80 mg-e/l, nước sông thuộc dạng mềm.
Từ những tính chất trên cho thấy: nguồn nước trên dòng chính sông Đà
còn khá sạch, có thể đáp ứng cho nhu cầu sử dụng cho nông, công nghiệp và sinh hoạt.
3.1.3. An ninh nguồn nước trên tiêu chí phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp và phát triển thủy điện
3.1.3.1. Phục vụ điều tiết tưới tiêu cho nông nghiệp
a. Công trình phục vụ tưới
Toàn lưu vực sông Đà theo số liệu thống kê năm 2013 diện tích tưới là
40.319 ha, đã có 1.061 công trình vừa và nhỏ. Trong đó, hồ chứa có 167 hồ; phai đập có 557; công trình tiểu thủy nông có 317 và 20 trạm bơm tưới cho 35.674 ha diện tích tưới theo thiết kế. Diện tích tưới thực tế là 26.510 ha đạt 74,3%; như vậy, diện tích thiếu công trình tưới vào khoảng 6.570 ha. Cụ thể cho từng tiểu khu như sau:
- Khu I (thượng lưu sông Đà): gồm huyện Mường Tè và một phần huyện Mường Lay tỉnh Lai Châu; thượng lưu sông Đà có diện tích cần tưới là 1.952 ha với 16 công trình tưới gồm hồ chứa, đập dâng và các phai, với diện tích thiết kế là 1.236 ha, diện tích tưới thực tế là 1.138,5 ha (chiếm 92% so với thiết kế).
- Khu II (trung lưu sông Đà): phần trung lưu sông Đà có số công trình nhiều nhất so với toàn lưu vực, hiện có 635 công trình nhỏ với diện tích cần tưới là 22.004 ha. Có 4 công trình lớn hơn 200 ha như đập Nậm Pe (430 ha) đập Chờ Lồng (345 ha), đập Hua Nà (279 ha) và phai Nà Khằm (250 ha). Trong đó, hồ chứa có 49 hồ, 333 đập dâng, còn lại là phai đập 253 phai đảm bảo tưới cho 20.193 ha diện tích tưới cho thiết kế với diện tích tưới thực tế đạt 79% so với thiết kế (16.032 ha).
- Khu III (hạ lưu sông Đà): diện tích cần tưới cho lưu vực là 16.363 ha với 410 công trình trong đó 117 hồ chứa, 20 trạm bơm, 213 phai đập kiên cố
(80 phai đập) đảm bảo tưới phần diện tích thiết kế 14.244 ha, diện tích tưới thực tế đạt 65,56% (diện tích 9.339 ha). Các công trình trên lưu vực chủ yếu là các công trình nhỏ, có một số ít công trình tưới có diện tích lớn hơn 100 ha. Tuy nhiên, sau mỗi trận lũ hàng năm tỷ lệ bị hỏng lên tới 50 - 60%.
Hầu hết các công trình thủy lợi mới chú trọng giải quyết nhiệm vụ tưới lúa ruộng, trong khi nhu cầu tưới ẩm cây công nghiệp, cây ăn quả ngày càng đòi hỏi cao hơn trong cơ cấu chuyển đổi cây trồng vật nuôi, do vậy cần có những biện pháp cụ thể cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt các vùng để cải thiện nhu cầu dùng nước cho người dân theo hướng phát triển bền vững.
b. Công trình phục vụ tiêu
Lưu vực sông Đà có địa hình dốc cao nên diện tích chủ yếu là tiêu tự chảy, chỉ có một phần ở tiểu khu III-4 nằm ở hạ lưu của lưu vực thuộc huyện Kỳ Sơn bị úng thường xuyên với diện tích 300 ha, thị xã Hòa Bình 255 ha (tỉnh Hòa Bình) và huyện Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ); với diện tích lưu vực có đến 80% diện tích là đất dốc. Do vậy, vấn đề tiêu sườn dốc chống xói mòn là vấn đề quan trọng và được quan tâm nhiều nhất. Còn với rửa trôi thì trên đất dốc, đất có thành phần cơ giới nhẹ sẽ bị rửa trôi nhiều hơn, quá trình này sẽ làm giảm hàm lượng sét hữu cơ do đó giảm khả năng hấp thụ lý hóa và dễ mất các chất dinh dưỡng dễ tiêu cho đất.
c. Điều tiết nước phục vụ tưới nông nghiệp
Cần xây dựng các công trình thủy lợi loại vừa và nhỏ cho phù hợp, đề xuất xây dựng các loại công trình thủy lợi như sau:
- Các công trình đập dâng hoặc kênh lấy nước trực tiếp ở các sông suối có độ dốc lớn và có nguồn nước dồi dào.
- Các khu vực có dòng chảy cơ bản không đủ cung cấp cho các hộ dùng nước và điều kiện địa hình cho phép thì dự kiến xây dựng hồ chứa nước để trữ
nước mùa mưa tưới cho mùa khô.
- Với các khu vực có nguồn nước không đủ tưới cho 2 vụ lúa thì xác định nhiệm vụ của công trình chủ yếu tưới cho lúa mùa là chính, diện tích vụ đông xuân chủ yếu trồng màu hoặc trồng cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đối với các trường hợp nguồn nước quá ít không đủ tưới cho lúa thì cần xác định nhiệm vụ công trình tưới cho các loại cây trồng cần ít nước đó.
- Khu vực canh tác có diện tích nhỏ mà chưa có công trình thì kiến nghị chỉ xây dựng các công trình tạm.
d. Giải pháp cấp nước cho từng khu như sau:
- Khu thượng lưu sông Đà: nguồn nước chủ yếu từ nhánh suối Nậm Pô, Huổi Hùng, Huổi Bon, Huổi Cơ. Với diện tích cần tưới vào khoảng 4.153 ha, trong đó diện tích lúa là 1.314 ha và diện tích màu là 2.839 ha.
+ Xây dựng các công trình tưới mới có diện tích thiết kế từ 10 - 60 ha, riêng với khu tưới xã Nà Hỳ huyện Mường Nhé có diện tích tương đối lớn và cũng là khu dự kiến di dân tái định cư vùng lòng hồ Sơn La. Để giải quyết vấn đề cấp nước cho vùng này cần xây dựng các đập dâng trên sông Nậm Pô dẫn nước tưới cho khu tưới bờ phải và xây dựng trên sông Huổi Hùng để tưới cho tưới bờ trái. Đảm bảo đủ tưới cho 350 ha lúa và màu 2 vụ, 61 ha vườn đồi và cấp nước sinh hoạt cho 6.100 người, hệ thống kênh chính bờ phải dài 13km, bờ trái dài 3,4km.
+ Xây dựng đập và cống lấy nước trên sông Nậm Pô: diện tích vào khoảng 158 km2, cao trình đỉnh đập không tràn 515m, kênh chính dài 12,965 km, mặt cắt hình chữ nhật.
+ Xây dựng đập và cống lấy nước trên sông Huổi Hùng: cao trình đỉnh đập không tràn 510,5m kênh chính dài 3,49km mặt cắt hình chữ nhật.
+ Dữ nguyên hiện trạng tưới cho các công trình là 330 ha; tu sửa, nâng
cấp 12 công trình hiện trạng (8 phai đập kiên cố, 4 phai tạm) đảm bảo tưới
2.065 ha; xây dựng mới 12 phai đập để tưới cho 1.758 ha.
- Khu trung lưu sông Đà: đây là lưu vực có diện tích canh tác tập trung chủ yếu và chiếm 61% diện tích canh tác toàn lưu vực, trong đó có hai cao nguyên Nà Sản - Sơn La và cao nguyên Mộc Châu với đất đai tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho khai thác phát triển ngành nông nghiệp. Hạn chế lớn nhất của khu vực này là thiếu nguồn nước tưới phục vụ cho sản suất nông nghiệp. Mạng lưới sông suối thấp, chủ yếu chỉ có nước về mùa mưa và lấy từ dòng nhánh sông Đà như Nậm Mức, Nậm Mạ, Nậm Mu. Các công trình xây dựng mới có quy mô tương đối lớn như:
+ Cụm công trình thủy lợi Phai Cát - Nà Tăm: nằm ở huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu, theo dự kiến xây dựng gồm 22 công trình lớn và nhỏ tưới ổn định cho 2 vụ lúa là 1.707 ha, gồm hai công trình chính là Đập Phai Cát với diện tích canh tác là 120 m; và đập Nà Tăm với diện tích lưu vực 85 km2.
+ Hồ Nậm Chim: thuộc xã Si Pa Phìn huyện Mường Chà, với diện tích lưu vực 83,32 km2, hồ kết hợp với tưới và thủy điện có công suất 300 kw, cấp nước sinh hoạt cho 8.760 người, với diện tích 1.431 ha, hồ có cao trình đỉnh đập 1.013,8 m dung tích hữu ích là 10,508* 106 m3.
+ Hồ Bản Mòng: thuộc xã Hua La nằm trên suối Nậm La có nhiệm vụ chống lũ quét cho thị xã Sơn La và hai bên bờ suối Nậm La; cấp nước tưới cho 300 ha đất lúa và màu 2 vụ; cấp nước sinh hoạt và khu công nghiệp
12.000 m3/ngày.đêm; xả nước về hạ lưu đảm bảo môi trường sinh thái về mùa kiệt 400 l/s; phát điện với công suất 4-10 MW.
+ Hồ chứa Lái Bay: huyện Thuận Châu nằm ở xã Phỏng Lái với diện tích là 3,7 km2 với diện tích tưới thiết kế là 150 ha lúa và màu, 550 ha cây ăn quả và cấp nước sinh hoạt cho 3.800 người.
+ Đập Phiêng Chanh: phục vụ tưới cho 500 ha cây công nghiệp và phục vụ cho đồng bào di dân từ lòng hồ Sơn La (xây dựng tại xã Púng Tra).
+ Cụm công trình thủy lợi Mường Bon - Chiềng Mung (Bom Cưa): gồm có 3 công trình nhỏ là hồ Bản Cáp, hồ Mường Bon, đập Bom Cưa, lấy nước từ 3 con suối khác nhau có quy mô và nhiệm vụ độc lập.
Sau quy hoạch toàn bộ vùng trung lưu sông Đà giải quyết tưới cho diện tích 23.420 ha, trong đó diện tích lúa là 8.244 ha, diện tích màu là 15.176 ha.
- Khu hạ lưu sông Đà: có các công trình xây dựng mới như sau:
+ Hồ Suối Chiếu: thuộc huyện Phù Yên tỉnh Sơn La, diện tích 31,5 km2; nhiệm vụ cấp nước tưới cho 220 ha lúa và màu, cây công nghiệp 500 ha.
+ Hồ Càn Thượng: nằm trên xã Cao Phong huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình, với diện tích lưu vực là 14,38 km2; cung cấp nước tưới cho 200 ha lúa và 300 ha màu, cây công nghiệp.
+ Đập Bưa Men: nằm trên huyện Kỳ Sơn, với diện tích 32,5 km2; cung cấp nước tưới cho 70 ha lúa 2 vụ và 25 ha màu vụ đông, ngoài ra còn cung cấp nước sinh hoạt cho 800 người.
Như vậy, sau quy hoạch thì toàn hạ lưu sông Đà đã cung cấp nước tưới cho 15.732 ha, trong đó diện tích lúa là 11.225 ha và màu 4.507 ha.
3.1.3.2. Phát triển thủy điện
Với nguồn nước dồi dào đã phần nào tạo nên tiềm năng thủy điện to lớn trên lưu vực sông Đà, trong đó có 4 công trình thủy điện lớn nhất là thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La, thủy điện Lai Châu và Huội Quảng.
Năm 2012 thủy điện Sơn La được khánh thành và đi vào hoạt động với công suất lắp đặt lớn nhất, dung tích hữu ích và số lượng di dân được cho là lớn nhất. Cùng đó là thủy điện Nậm Chiến và Bản Chát trên nhánh Nậm Mu phát điện, cùng với thủy điện Hòa Bình và Nậm Chiến 2 đang vận hành thì