Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu Của Vinatex Giai Đoạn 2003-2006 [4]


tư và khách đến đặt hàng, thị trường Mỹ được mở ra và các tháng đầu năm chưa bị áp dụng hạn ngạch. Ngoài ra, còn do sự nỗ lực phấn đấu vượt bậc của các đơn vị thành viên và sự điều hành kiên quyết, kịp thời của Vinatex, sự chỉ đạo sát sao, có hiệu quả của Chính Phủ và các bộ ngành.

Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của Vinatex tăng 169,3 triệu USD, tức là tăng 19,5% so với năm 2002. Mặc dù trong năm 2004, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Vinatex gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt về thị trường và vốn. Cụ thể là: Thị trường Mỹ năm 2004 bị cắt giảm hạn ngạch 4,5%.Việc phân bổ và điều hành hạn ngạch chưa hợp lý làm các doanh nghiệp không chủ động trong sản xuất, giao hàng. Bên cạnh đó, thị trường EU từ đầu năm được cấp phép tự động nhưng ngay từ quý I đã có nhiều cat bị ngừng nên khách hàng bỏ đi nơi khác. Khi bổ sung thêm hạn ngạch thì đã chậm, nhiều doanh nghiệp đã mất khách hàng. Ngoài ra, Vinatex còn vấp phải sự cạnh tranh gay gắt hơn tại thị trường xuất khẩu do các cường quốc dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ,…giảm mạnh giá hàng dệt may nhằm thu hút khách hàng chuẩn bị cho thời kỳ hậu hạn ngạch. Trong khi đó, tình hình chính trị, an ninh thế giới có biến động lớn, đặc biệt là tại khu vực các nước sản xuất dầu mỏ làm chi phí đầu vào như xơ, sợi tổng hợp, xăng dầu, chi phí vận chuyển tăng cao, đặc biệt giá xơ tăng đột biến 20 – 30% so với năm 2003. Tình hình trong nước cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bất lợi như hạn hán, dịch cúm gia cầm làm chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, trong khi đó giá hàng dệt may hầu như không tăng. Trong điều kiện có rất nhiều khó khăn, thách thức, các đơn vị đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng bất lợi, thực hành tiết kiệm, tận dụng mọi nguồn lực để hoàn thành kế hoạch. Vinatex đã có sự chỉ đạo, điều hành kiên quyết, kịp thời, tháo gỡ rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Chính bởi vậy mà năm 2004, Vinatex đã đạt được thành tích khả quan như trên.

Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu đạt 1077 triệu USD, chỉ tăng 3,96% so với năm 2004. Nguyên nhân là do năm 2005 là năm tình hình kinh tế-chính trị


thế giới có những biến động lớn tác động mạnh đến môi trường kinh doanh hàng dệt may (như sau thảm hoạ sóng thần các nước phát triển có chính sách ưu đãi hơn cho các nước chịu thảm hoạ, bỏ chế độ hạn ngạch giữa các nước thành viên WTO, trong khi Việt Nam chưa được hưởng ưu đãi này, chiến tranh, khủng bố tại nhiều quốc gia sản xuất dầu mỏ làm cho giá dầu và giá các sản phẩm xơ, sợi tổng hợp tăng cao,…) Trong nước, năm 2005 cũng có nhiều biến động như hạn hán, bão lũ xảy ra liên tiếp, dịch cúm gia cầm và nguy cơ bùng phát trên diện rộng, tình trạng thiếu điện và giá nguyên, nhiên liệu, chi phí vận chuyển tăng cao, vốn cho sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải vay với lãi suất cao lại bị giảm hạn mức… Những nhân tố trên đã tác động xấu đến kết quả sản xuất kinh doanh nói chung hay kim ngạch xuất khẩu nói riêng của Vinatex trong năm 2005.

6 tháng đầu năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đạt 51,5 % so với năm 2005. Đây là một kết quả rất khả quan, nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do trong 6 tháng đầu năm 2006, Vinatex đã gặp một số yếu tố thuận lợi, tạo đà cho việc thúc đẩy xuất khẩu, đó là: Trung Quốc bị tái áp hạn ngạch trở lại tại hai thị trường lớn là Mỹ và EU nên nhiều khách hàng đã quay trở lại thị trường Việt Nam, việc cấp hạn ngạch tự động sang thị trường Mỹ trong 3 tháng đầu năm giúp cho nhiều doanh nghiệp thuộc Vinatex ký kết và thực hiện các hợp đồng lớn. Việc đổi mới và sắp xếp lại các doanh nghiệp từ Tập đoàn đến các đơn vị thành viên cũng như việc áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng tại các đơn vị giúp cho doanh nghiệp có định hướng phát triển. Tuy nhiên cần phải nhận định rằng trong 6 tháng cuối năm, Vinatex có thể sẽ gặp một số khó khăn như sau:

Cho đến khi trở thành thành viên chính thức của WTO, việc xuất khẩu vào Mỹ vẫn bị hạn chế bằng chế độ hạn ngạch. Việc dừng cấp visa tự động và tỷ lệ sử dụng cao đối với các cat nóng trong những tháng đầu năm sẽ làm cho nhiều doanh nghiệp thiếu hạn ngạch đi Mỹ vào các tháng cuối năm.


Nguy cơ tiếp tục xảy ra tình trạng biến động lao động dệt may có tay nghề ở các thành phố lớn.

Sức ép cạnh tranh về giá khi khả năng tăng giá điện, tiền lương tối thiểu, lãi suất ngân hàng cộng với những ảnh hưởng của biến động thị trường nguyên liệu thế giới, làm tăng chi phí sản xuất, dội giá thành sản phẩm.

4.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu.

Bảng 10: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Vinatex giai đoạn 2003-2006 [4]

Đơn vị: triệu USD


TT


2003

2004

2005

6 t đầu 2006


Tổng kim ngạch xuất khẩu

866,61

1.036,00

1.077,08

554,99

1

Châu Âu

EU

177,71

164,49

193,22

184,08

223,62

217,17

127,86

124,15

2

Châu Mỹ

Mỹ

461,89

445,91

606,94

594,39

602,06

582,94

321,08

310,14

3

Châu á

Nhật Đài Loan

219,57

140,88

44,79

226,01

148,58

44,04

246,97

174,72

32,36

103,66

73,24

9,20

4

Châu Phi

0,16

0,18

0,70

0,50

5

Châu úc

3,43

5,23

1,22

0,84

6

Xuất khẩu tại chỗ

3,84

4,34

2,50

1,04

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Xây dựng chiến lược xuất khẩu của tập đoàn Dệt - may Việt Nam Vinatex trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế - 4


Từ bảng trên có thể thấy rằng trong giai đoạn từ 2003 – 2005, Vinatex xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Châu Mỹ ( luôn chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Vinatex), trong đó đặc biệt là Mỹ (luôn chiếm tỷ trọng trên 95% giá trị xuất khẩu của Vinatex sang thị trường châu Mỹ). Tiếp đó là châu Á, với 2 nước là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Vinatex ở khu vực chõu Á là Nhật và Đài Loan. Tổng kim ngạch xuất khẩu sang 2 thị trường này chiếm 84,5 % (năm 2003), 85,2% (năm 2004), 84% (năm 2005) và 80% (6 tháng


đầu năm 2006) trong kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Á của Vinatex. Đứng thứ 3 là châu Âu với kim ngạch xuất khẩu lên tới 177,71 triệu USD năm 2003, 193,22 USD năm 2004, 223,62 triệu USD năm 2005 và 127,86 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2006, với EU là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Vinatex( luôn chiếm trên 90% kim ngạch xuất khẩu của Vinatex sang thị trường châu Âu). Xuất khẩu tại chỗ và châu Úc có xu hướng biến động phức tạp trong các năm trở lại đây, tuy nhiên chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Vinatex. Châu Phi - tuy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này còn rất khiêm tốn nhưng dự báo sẽ là một thị trường tiềm năng trong tương lai, bởi vậy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này không ngừng tăng trong các năm gần đây. Như vậy, có thể coi các thị trường xuất khẩu chính của Vinatex trong giai đoạn hiện nay là: Mỹ, EU và Nhật.

4.3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Bảng 11: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Vinatex giai đoạn 2003-2006 [2]

Đơn vị: triệu USD


TT


2003

2004

2005

6t đầu 2006


Tổng kim ngạch xuất khẩu

866,61

1.035,99

1.077,08

554,99

I

May mặc

641,42

821,73

843,98

431,62

1.Jacket và áo khoác

224,37

321,58

291,05

108,16

2.Sơ mi và áo các loại

192,64

185,04

207,51

111,04

3.Quần các loại

124,14

174,66

195,34

145,31

4.Quần áo các loại khác

100,27

149,45

150,08

67,10

II

Hàng dệt kim

164,52

149,34

162,07

80,38

III

áo len

1,57

0,80

0,72

0,27

IV

Sợi

15,34

13,92

18,04

12,86

V

Vải

9,05

9,67

11,29

6,45


VI

Khăn bông

22,10

29,16

30,96

12,47

VII

Thảm các loại

0,04

0,08

0,14

-

VIII

áo choàng tắm

0,18

0,24

0,40

0,46

IX

Bộ quần áo vest

-

-

-

5,76

X

Thiết bị phụ tùng

-

0,12

0,30

-

XI

Hàng khác

12,38

10,92

9,17

5,12


Từ bảng trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Vinatex, mặt hàng may mặc gồm các mặt hàng: Jacket và áo khoác, sơ mi và áo các loại, quần các loại, quần áo các loại khác luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 74% (năm 2003), 79,3%(năm 2004), 78,3%(năm 2005) và 77,7%(6 tháng đầu năm 2006). Trong đó, mặt hàng jacket và áo khoác lại

được xuất khẩu nhiều nhất. Tiếp theo là hàng dệt kim với giá trị xuất khẩu đạt 164.523.571 USD (năm 2003), 149.342.448 USD (năm 2004), 162.074.985

USD (năm 2005) và 80.382.477 USD (6 tháng đầu năm 2006). Mặt hàng khăn bông cũng đạt giá trị khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Vinatex, lên đến 30.962.928 USD vào năm 2005. Mặt hàng sợi và vải cũng đạt kim ngạch xuất khẩu khá ổn định trong các năm trở lại đây. Các mặt hàng khác như lều, ga giường, tất,… có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2003-2005, tuy nhiên cũng đạt giá trị xuất khẩu tương đối trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Vinatex (khoảng 10 triệu USD). Điều đáng chú ý là mặt hàng bộ quần áo vest mới được xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2006 nhưng đã đạt kim ngạch xuất khẩu đáng kể (5.763.453 USD chỉ trong 6 tháng đầu năm 2006). Đây là kết quả khá khả quan, phản ánh xu hướng xuất khẩu các mặt hàng cao cấp của Vinatex . Thảm các loại, áo choàng tắm, áo len, thiết bị phụ tùng chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Vinatex.

4.4. Các đối thủ cạnh tranh

4.4.1. Trung Quốc


Trung Quốc có ưu thế về chế tạo, thiết bị tinh xảo và trình độ kỹ thuật, công nghệ được đánh giá là dẫn đầu thế giới. Hiện Trung Quốc có khoảng

111.000 xí nghiệp sản xuất phục trang may mặc quy mô lớn, với tổng sản lượng năm 2005 là 46.500 triệu chiếc, tăng 11,2% so năm trước. Ngành công nghiệp phục trang Trung Quốc thu hút hơn 10 triệu lao động, trong đó 70%

đến từ nông thôn. Trung Quốc còn là thị trường tiêu thụ hàng may mặc khổng lồ, với tổng giá trị tiêu thụ hàng tiêu dùng trên 6,7 triệu nhân dân tệ, tăng 12,9% so với năm trước. Trung Quốc được coi là nước có khả năng cạnh tranh cao nhất với lợi thế rất lớn về nguồn lao động. Chi phí thấp, nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng và dồi dào cũng như khả năng sản xuất hầu như tất cả các chủng loại sản phẩm trong mọi khung giá cả, chất lượng.

Về sản xuất: Trung Quốc triển khai kế hoạch tái cơ cấu một cách triệt để từ năm 1998 với ngân sách hỗ trợ hàng tỷ đô la nhằm hiện đại hoá ngành dệt. Trong đó, cho phép đóng cửa và sát nhập các nhà máy làm ăn không hiệu quả, loại bỏ hơn 10 triệu cọc sợi cũ. Tổng cộng trong 3 năm 2001 – 2004, Trung Quốc đã đầu tư 21 tỷ USD để nâng cấp 3500 nhà máy trong toàn ngành dệt may. Trung Quốc cũng miễn thuế nhập khẩu với nguyên phụ liệu để phục vụ sản xuất xuất khẩu.

Năm 2002, sản lượng bông của Trung Quốc là 8,2 triệu tấn, sản lượng vải là 32,2 tỷ m2 , sản phẩm may trên 13 tỷ sản phẩm và kim ngạch xuất khẩu đạt 56 tỷ USD. Dự báo Trung Quốc chắc chắn sẽ chiếm lĩnh thị trường xơ hàng dệt và sản xuất hàng dệt trong thời gian tới. Hiện tại Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ bông và tơ tằm lớn nhất trên thế giới đồng thời cũng là nước tiêu thụ len nhiều nhất trên thế giới. Đối với sợi nhân tạo, Trung Quốc là nước sản xuất lớn nhất trên thế giới và năng lực sản xuất cũng sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới. Năm 2003, năng lực sản xuất sợi polyeste filament của Trung Quốc là 8,4 triệu Tấn, dự kiến tới năm 2010, năng lực sản xuất tăng lên 14,4 triệu Tấn. Đối với sợi Polyeste ngắn, năng lực sản xuất năm 2003 đạt 4,3 triệu Tấn, dự kiến 2010 đạt 7,7 triệu Tấn. Xuất khẩu hàng dệt may sang Trung


Quốc cũng tăng nhanh từ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO tháng 11/ 2001. Xuất khẩu vào Mỹ tăng 67% từ 4903 triệu mét vải (quy đổi) năm 2002 sang 8287 triệu mét vải năm 2003; chiếm khoảng 20% tổng nhập khẩu dệt may toàn thế giới vào Mỹ. Năm 2004, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Trung Quốc đạt 97,4 tỷ USD, tăng 25,2 % so với 2003. Trong đó, xuất khẩu hàng may mặc đạt 61,6 tỷ USD và xuất khẩu hàng dệt đạt 35,8 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu lớn nhất với Trung Quốc là Hồng Kông, Nhật Bản, Mỹ, EU. Bước vào năm 2005, sau 3 tháng xuất khẩu trong điều kiện phi hạn ngạch, xuất khẩu dệt may của Trung Quốc vào thị trường Mỹ đạt 3,7 tỷ USD, tăng 67,79% và vào thị trường EU đạt 3,97 tỷ USD, tăng 47,42%. Một số mã hàng có tốc độ tăng trưởng chóng mặt tới trên 1000% như Cat 338/339 (áo dệt kim, chất bông), Cat 347/348 (quần dệt thoi, chất bông), Cat 332 (tất), Cat 342 (váy chất bông), Cat 647, 648 (quần dệt thoi, sợi nhân tạo). Trước tốc độ xuất khẩu mạnh mẽ của hàng dệt may Trung Quốc giai đoạn hậu hạn ngạch, EU và Mỹ

đã chính thức tiến hành điều tra việc bán phá giá hàng dệt may Trung Quốc vào tháng 05/2005. Hiện tại, Trung Quốc đã đạt được thoả thuận với Châu Âu

để hạn chế bớt xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này. Mỹ cũng tái áp

đặt hạn ngạch với 3 nhóm Cat 338/339, Cat 347/348, Cat 352/652 và đang tập trung điều tra một số nhóm khác. Dù vậy, xuất khẩu của Trung Quốc dự báo sẽ chiếm tới 49,4% thị phần thế giới vào năm 2010.

4.4.2. Ấn Độ

Ấn Độ là cường quốc thứ 2 trên thế giới về sản xuất dệt may và được coi là nước cung cấp thay thế Trung Quốc với hơn 3100 doanh nghiệp và sản xuất 4 triệu tấn sợi, 42 tỷ m2 vải (thống kê năm 2001). Kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt 11,7 tỷ USD. Ấn Độ có lợi thế dồi dào về nguồn lao động giá thành thấp, có kỹ năng và khả năng thiết kế đa dạng, là một trong những nước sản

xuất sợi và vải lớn nhất thế giới và khả năng sản xuất đa dạng các mặt hàng dệt may, đặc biệt hàng dệt nội thất kể cả ga trải giường và khăn mặt.


Về chính sách, loại bỏ khống chế với các nhà đầu tư nước ngoài, bãi bỏ những hạn chế và giấy phép về nhập khẩu, hỗ trợ nâng cao chất lượng bông, giảm thuế nhập khẩu máy dệt và cho phép sử dụng máy dệt cũ, nâng cấp hạ tầng và trang bị tại các trung tâm sản xuất dệt, hỗ trợ đào tạo thiết kế thời trang.

Dự báo, xuất khẩu hàng dệt may từ Ấn Độ có thể tăng 3 lần trong khoảng từ năm 2005 đến 2010. Đặc biệt khi các công ty Ấn Độ đã và đang đầu tư đáng kể vào lĩnh vực xơ, sợi, vải và dệt. Các nhà bán lẻ lớn của Hoa Kỳ như Wal-Mart, J C Penny và Carrefour đều đã đặt hàng tại Ấn Độ.

4.4.3. Thái Lan

Thái Lan là một trong những nước ASEAN xuất khẩu hàng dệt may mạnh nhất. Cách đây hơn mười năm ngành may mặc xuất khẩu của họ cũng gặp khó khăn như tình trạng hiện nay của Việt nam, sản xuất sản phẩm mang thương hiệu của nước thuê gia công vì vậy nhãn hiệu "Made in Thailand" còn quá xa lạ với người tiêu dùng nước ngoài. Nhưng hiện nay sản phẩm của họ được coi là có chất lượng, có uy tín, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Không những thế sản phẩm của họ cạnh tranh được trên trường không phải vì giá rẻ mà về chất lượng, mẫu mã. Nguyên nhân của sự phát triển mạnh mẽ của hàng dệt may Thái Lan là do họ đã có những chiến lược phát triển đúng hướng mà chúng ta có thể học tập như:

Tổ chức nhiều hội chợ thời trang quốc tế tại Bangkok để quảng cáo cho hàng may sẵn của mình.

Tạo môi trường thi thố tài năng cho các nhà thiết kế mẫu.


4.4.4. Inđônêxia

Inđônêxia là một trong những nước sản xuất hàng dệt lớn nhất tại Đông Nam Á và được coi là nguồn cung cấp dệt may quan trọng trong thương mại

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 17/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí