kinh tế của tỉnh, có thể nói là cây xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, đồng thời góp một phần đáng kể vào ngân sách địa phương.
+ Toàn tỉnh hiện có trên 2.886 doanh nghiệp và hơn 44.000 hộ kinh doanh cá thể đăng ký hoạt động trên các lĩnh vực. Bến Tre đã hình thành Khu công nghiệp Giao Long và Khu công nghiệp An Hiệp đưa vào hoạt động thu hút nhiều dự án đầu tư vào tỉnh. Hiện tỉnh đang tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái, sông nước.Trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp phát triển khá ổn định, thương mại- du lịch phong phú, đa dạng ngày càng sôi động, tạo tiền đề cho bước đột phá tăng trưởng kinh tế của địa phương trong thời gian tới. Đặc biệt, cống đập Ba Lai, cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông, cầu Cổ Chiên hoàn thành và đưa vào sử dụng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra tương lai phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, đưa Bến Tre thoát khỏi thế “ốc đảo”, nhanh chóng hòa nhập với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tạo đà phát triển các mặt kinh tế- xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng cho toàn vùng.
-Xã hội:Dân cư và nguồn lao động: tỉnh Bến Tre có khoảng 1,255 triệu người với 64,5% dân số trong độ tuổi lao động. Bên cạnh đó, tỉnh có hai trường Cao đẳng và trên 60 cơ sở dạy nghề. Hàng năm tỉnh đã đào tạo và giới thiệu việc làm cho khoảng
30.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 36%. Bến Tre hiện có 31 trường trung học với 40.000 học sinh, trong đó có khoảng 12.000 học sinh trung học phổ thông tốt nghiệp hàng năm và khoảng 3.000 học sinh bước vào các trường Đại học, Cao đẳng (Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Bến Tre).
2.1.4 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
2.1.4.1 Cơ sở hạ tầng
- Giao thông:
+Đường bộ: Hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh có vị trí đặc biệt trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố Bến Tre nối liền thành phố Hồ Chí Minh (qua Tiền Giang, Long An) dài 86 km.Quốc lộ 57 nối liền với tỉnh Vĩnh Long. Quốc lộ 60 nối liền các tỉnh miền Tây như Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc
Trăngđang được đầu tư nâng cấp, cầu Rạch Miễu đã khánh thành và đưa vào sử dụng, rút ngắn đáng kể thời gian đến Bến Tre bằng đường bộ. Cầu Hàm Luông hoàn thành nối liền cù lao Bảo và cù lao Minh, cầu Cổ Chiên nối Bến Tre với Trà Vinh vừa được hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ là động lực phát triển kinh tế của địa phương, gắn kết kinh tế của tỉnh với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, để tiềm năng kinh tế-văn hóa- xã hội của Bến Tre được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ.
+ Đường thủy: Bến Tre là tỉnh có hệ thống sông ngòi khá phát triển, với 4 con sông lớn chảy qua (sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên). Các con sông có một vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông đường thủy không chỉ của tỉnh mà còn của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, hệ thống kênh rạch chằng chịt nối liền nhau đã tạo thành một mạng lưới giao thông và thủy lợi rất thuận tiện.
- Bưu chính viễn thông: Thời gian qua, Bưu chính viễn thông Bến Tre đã xây dựng cơ sở hạ tầng, lắp đặt thêm nhiều trạm BTS 2G và 3G; Đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều dự án hiện đại về công nghệ, mở rộng về dung lượng đảm bảo phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm tới, Bưu chính viễn thông Bến Tre sẽ tiếp tục có những sách lược, hướng đi phù hợp để phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững, phát triển nguồn nhân lực, tập trung xây dựng lực lượng cán bộ khoa học có trình độ và năng lực quản lý, quyết giữ vững vai trò chủ lực trong lĩnh vực bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh,…
- Cấp thoát nước: Hệ thống xử lý và cấp nước tập trung đủ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân thành phố và trung tâm các huyện. Hiện tại, Công ty cấp thoát nước Bến Tre có hai nhà máy ở xã Sơn Đông (thành phố Bến Tre) và xã Hữu Định (huyện Châu Thành), công suất 32.000 m3/ngày đêm và nhà máy cấp nướcChợ Lách, công suất 1.000 m3/ngày đêm. Với công suất này, hàng năm Công ty cung cấp trên 7 triệu m3 nước cho những hộ dân vùng đô thị và lân cận.
-Điện lực: Những năm gần đây, ngành điện đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng nhiều công trình trọng điểm như: Trạm 220 kV Bến Tre – 2 x 125
MVA đường dây 220 kV Mỹ Tho – Bến Tre, đường dây 110 kV Mỏ Cày – Chợ Lách, đường dây 110 kV Vĩnh Long – Chợ Lách, trạm 110 kV Chợ Lách và dự kiến công trình trạm 110 kV Bình Đại, trạm 110 kV Thạnh Phú, đường dây 110 kV Giồng Trôm – Bình Đại, Mỏ Cày – Thạnh Phú đưa vào vận hành trong các năm 2012 và 2013.
2.1.4.2 Cơ sở vật chất phục vụ kỹ thuật phục vụ du lịch
- Cơ sở lưu trú và ăn uống
Bảng 2.1: Cơ sở lưu trú du lịch ở Bến Tre từ năm 2010 - 2014
Đơn vị | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Tổng số | Cơ sở | 40 | 42 | 48 | 56 | 57 |
- Tổng số phòng | Phòng | 698 | 846 | 1.124 | 1.222 | 1.302 |
- Tổng số giường | Giường | 1.146 | 1.680 | 1.768 | 1.955 | 2.075 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Đối Tượng Tham Gia Vào Hoạt Động Du Lịch Sinh Thái
- Chiến Lược Sản Phẩm Du Lịch Và Chiến Lược Sản Phẩm Du Lịch Sinh Thái
- Chiến Lược Đa Dạng Hóa Và Chuyên Môn Hóa Spdl Sinh Thái
- Tình Hình Lao Động Du Lịch Tại Bến Tre Năm 2010 – 2014
- Đánh Giá Xếp Hạng Của Chuyên Gia Về Tài Nguyên Du Lịch Tự Nhiên
- Đánh Giá Thực Trạng Sản Phẩm Du Lịch Sinh Thái Tỉnh Bến Tre
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre, 2015
Qua bảng 2.1, ta thấy: Toàn tỉnh Bến tre hiện có 57 cơ sở lưu trú với 1.302 phòng và 2.075 số giường, tăng gần gấp đôi so với năm 2010.Trong đó có khách sạn Hàm Luông và Việt Úc đạt tiêu chuẩn 3 sao các khách sạn còn lại có quy mô nhỏ. Các khách sạn chủ yếu tập trung ở Thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành còn đa số các huyện còn lại có huyện chỉ có 1 hoặc không có khách sạn mà chỉ có nhà nghỉ. Hầu hết các khách sạn có quy mô nhỏ, chất lượng phục vụ chưa tốt, tuy nhiên đã có một số cơ sở kinh doanh chuyển hóa mạnh mẽ về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, tiêu biểu là tập đoàn Forever Living Products Hoa Kỳ cho xây dựng Forever Green Resort. Đây là một khu nghỉ dưỡng cao cấp được hình thành nên từ chính những nét đặc trưng sẵn có nơi đây.Ngay từ cái tên đã nói lên được ý nghĩa và mục tiêu mà khu resort này mong muốn mang lại cho du khách – đó là “về với thiên nhiên”. Với tổng diện tích 21 hecta và được chia thành 3 khu chính, ngoài việc cung cấp đầy đủ các chức năng và dịch vụ theo tiêu chuẩn 5 sao như khách sạn, bungalow, nhà hàng, spa, phòng hội nghị, hồ bơi, karaoke, hát với nhau, xem đàn ca tài tử, biễu diễn nghệ thuật…, với lợi thế nằm
dọc theo bờ sông Tiền lộng gió, Forever Green Resort còn tạo nên sự khác biệt và độc đáo cho riêng mình bằng các dịch vụ giải trí đa dạng như câu cá, du thuyền, hái trái cây, trò chơi dân gian, đốt lửa trại, khám phá làng quê, đi thuyền xem đom đóm trong đêm…
Bảng 2.2: Cơ sở ăn uống ở Bến Tre từ năm 2010 - 2014
Đơn vị | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
- Tổng số các cơ sở ăn uống | Cơ sở | 60 | 62 | 66 | 70 | 74 |
- Tổng số ghế | Ghế | 12.550 | 13.274 | 14.500 | 15.928 | 17.128 |
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre, 2015
Từ kết quả ở bảng 2.2 ta thấy:Đến nay thì tỉnh Bến Tre có 74 cơ sở ăn uống với 17.128 số ghế phục vụ du khách. Cũng như cơ sở lưu trú các cơ sở ăn uống đều tập trung phần lớn ở Thành Phố Bến tre và chủ yếu phục vụ liên hoan, tiệc cưới, sinh nhật, hội nghị,… Nhìn chung các nhà hàng ở đây phần nào đáp ứng được nhu cầu của du khách với các món ăn phong phú và đa dạng, đặc biệt các món ăn chế biến từ nguyên liệu dừa.
Ngoài ra Bến Tre có phương tiện chủ lực phục vụ du lịch sinh thái miệt vườn với 72 chiếc ghe, thuyền, 1.799 chỗ ngồi. Vận chuyển đường bộ gồm vận tải ô tô và phương tiện thô sơ có 80 xe ngựa, hàng trăm xe lôi, xe ôm phục vụ khách du lịch. Để đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng tăng của du khách thì số phương tiện này được các cơ sở kinh doanh du lịch đầu tư ngày một tăng lên về số lượng và chất lượng.
- Các dự án đầu tư cho du lịch
Bến Tre tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng đến các điểm du lịch, cơ sở vật chất cũng đã được đầu tư nâng cấp ngày càng khang trang, thoáng mát, mỗi điểm du lịch trong tỉnh đều có khả năng phục vụ ít nhất trên 300 lượt khách trong ngày. Hệ thống các công trình di tích văn hóa - lịch sử không ngừng được trùng tu, bảo tồn để đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch về nguồn, coi đây là một trong những loại hình ưu tiên phát triển của du lịch Bến Tre như: Công trình nhà cổ Hương Liêm (xã Đại Điền, Thạnh Phú), di tích đình Bình Hòa (huyện Giồng Trôm), mộ và đền thờ nhà
giáo Võ Trường Toản (xã Bảo Thạnh, Ba Tri), di tích Nguyễn Đình Chiểu (xã An Đức, Ba Tri), di tích Đồng Khởi (xã Định Thủy, Mỏ Cày Nam), Công viên Nghĩa trang đường Hồ Chí Minh trên biển (huyện Thạnh Phú),…
Hiện nay, một số doanh nghiệp lữ hành trong tỉnh đã khai thác chương trình tour du lịch về nguồn kết hợp với tham quan các điểm du lịch sinh thái tại Bến Tre đã thu hút một số lượng lớn du khách quốc tế từ thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam Bộ,… chủ yếu là khách đến từ các nước Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan và các nước trong khu vực Đông Nam Á,…
Hệ thống nhà hàng, khách sạn, các khu du lịch có quy mô lớn và hiện đại để phục vụ tốt nhất cho du khách cũng được đầu tư mở rộng. Hiện nay, một số nhà hàng, khách sạn đạt chuẩn từ 2 đến 3 sao đang được đưa vào khai thác, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều khởi sắc mới cho du lịch Bến Tre.
Trong năm 2013, Bến Tre đã ký kết hợp tác phát triển du lịch cụm duyên hải phía Đông vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm phát triển du lịch “Bốn địa phương một điểm đến”, phát triển đa dạng sản phẩm du lịch của bốn tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long và Trà Vinh. Năm 2014, với nhiều chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế du lịch tỉnh nhà, Bến Tre đang có những tiềm năng, thời cơ mới, đòi hỏi sự đồng hành cùng nỗ lực, phấn đấu của toàn thể cán bộ công chức, viên chức trong ngành du lịch và các doanh nghiệp lữ hành trong tỉnh, đặc biệt là sự hỗ trợ của các ban, ngành liên quan của tỉnh, các huyện, thành phố trong tỉnh. Xác định được tầm quan trọng của sự phát triển du lịch, Bến Tre cần tập trung phát triển du lịch Bến Tre một cách bền vững, đúng hướng, tập trung khai thác thế mạnh những loại hình du lịch chủ lực, nâng cao nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, đẩy mạnh xúc tiến mời gọi các nhà đầu tư vào các dự án trong lĩnh vực du lịch như: Dự án du lịch 08 xã ven sông Tiền, dự án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa- lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển; Dự án du lịch biển cồn Tròn, cồn Hố, Ba Tri; Dự án du lịch Mekong Pear; Làng du kích kết hợp khu truyền thống Đồng Khởi, đặc biệt là dự án xây dựng Khách sạn Dừa đạt chuẩn 4 sao.
Tiếp tục kết nối với các doanh nghiệp lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh đưa du khách về tham quan Bến Tre, tập trung khai thác thị trường khách tiềm năng, phát triển thị trường khách du lịch mới. Tiếp tục quảng bá giới thiệu hình ảnh du lịch Bến Tre đến với du khách. Đặc biệt, thông tin những chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước; Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư đến với Bến Tre.
2.1.5 Thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Bến Tre
2.1.5.1 Thị trường du khách đến Bến Tre
- Thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế:
Bảng 2.3: Tình hình thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế ở Bến Tre từ năm 2010 – 2014
ĐVT: Lượt khách
Số lượt khách đến | Khách quốc tế | Khách nội địa | % tăng, giảm so với năm trước | |||
Số lượt khách đến | Khách quốc tế | Khách nội địa | ||||
2010 | 540.209 | 230.125 | 310.084 | |||
2011 | 610.000 | 261.000 | 349.000 | +12,92 | +13,42 | +12,55 |
2012 | 693.000 | 300.500 | 392.500 | +13,61 | +15,13 | +12,46 |
2013 | 800.400 | 341.800 | 458.600 | +15,50 | +13,74 | +16,84 |
2014 | 900.000 | 390.000 | 510.000 | +12,44 | +14,10 | +11,21 |
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre, 2015
Từ kết quả số liệu ở bảng 2.3, ta thấy: Giai đoạn 2010 – 2014, ngành du lịch thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình hình lạm phát, chính trị bất ổn tại một số khu vực, thiên tai, dịch bệnh cùng với việc liên tiếp xảy ra các cuộc khủng bố.
Tuy nhiên, đây là thời kì mà Việt Nam được các hiệp hội du lịch, Tổ chức du lịch thế giới đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện. Nhìn chung từ 2010 – 2014 khách du lịch đến với Bến Tre tăng đều qua các năm trong đó có nội địa và quốc tế. Cụ thể năm 2011 khách đến Bến Tre là 610.000 lượt tăng 69.791 lượt và tăng 12,92% so với năm 2010. Trong đó khách quốc tế và nội địa tăng lần lượt là
30.875 lượt, 38.916 lượt và tăng 13,42% , 12,55%. Năm 2012 khách đến Bến Tre là
693.000 lượt tăng 83.000 lượt , tăng 13,61% so với năm 2011 trong đó khách quốc tế tăng 39.500 lượt, tăng 15,13%, khách nội địa tăng 43.500 lượt, tăng 12,46% so với năm 2011. Năm 2013 và 2014 khách đến Bến Tre tăng lần lượt là 15,50% và 12,44% so với năm trước đó..
Nhìn chung lượng khách tham quan tỉnh Bến Tre giai đoạn 2010 – 2014 tăng đều, bao gồm cả khách quốc tế lẫn khách nội địa. Khách du lịch đến Bến Tre tuy có tăng về mặt số lượng nhưng tăng chậm (trung bình khoảng 13,61%), trong thời gian tới Bến tre cần có những chiến lược quảng bá du lịch một cách hợp lý, da dạng hóa các sản phẩm du lịch để tạo một bước đột phá mới trong ngành du lịch Bến Tre.
- Thông tin khách nội địa và quốc tế đến với tỉnh Bến Tre:
Bảng 2.4: Thông tin khách nội địa và quốc tế đến với tỉnh Bến Tre
ĐVT: %
Tỉ lệ | Khách quốc tế | Tỉ lệ | |
Miền Bắc | 8 | ChâuÁ | 23,1 |
Châu Âu | 30,7 | ||
Miền Trung | 24 | Châu Mỹ | 30,6 |
Miền Nam | 68 | Châu Úc | 13,5 |
Châu Phi | 2,1 |
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre, 2015
Qua kết quả thống kê ở bảng 2.4 ta thấy: Khách du lịch nội địa đến Bến Tre chủ yếu là từ Miền Nam chiếm khoảng 68% trong tổng số khách nội địa đến với Bến Tre, miền Trung chiếm 24% còn lại là miền Bắc với 8%. Khách nội địa chủ yếu là từ Thành phố Hồ Chí Minh.Nơi đây được xem là trung tâm gửi và trung chuyển khách du lịch đến với Bến Tre lớn nhất với ước tính khoảng 90%. Một xu hướng mới trong hoạt động lữ hành Bến Tre là việc các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh xậy dựng các trương trình tham quan đưa khách từ Bến Tre đi Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang, Phan thiết, Hà Nội… Hoạt động này còn khá mới, lượng khách
tham quan chưa nhiều.Với xu hướng này, nhu cầu du lịch của khách nội địa sẽ đa dạng hơn.
Thị trường khách quốc tế đến với Bến Tre rất đa dạng, từ nhiều nguồn khác nhau. Khách quốc tế gồm các nước Đông Bắc Á (trung bình chiếm 50% khách từ Châu Á) tiêu biểu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc); Tiếp đến là các nước Tây Âu (chiếm trung bình từ 32- 40% khách từ Châu Âu); Tiếp theo là các nước Bắc Mỹ như Hoa Kỳ, Canada (chiếm từ 5-8% khách từ châu Mỹ). Các nước Đông Âu (chủ yếu là Nga); Các nước ở châu Đại Dương, châu Phi chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong cơ cấu khách quốc tế.
- Khách DLST và khách du lịch văn hóa, lễ hội (VH, LH) truyền thống:
Bảng 2.5: Khách DLST và Khách VH, LH
ĐVT: Lượt khách
Số lượt khách đến | Khách DLST | Khách VH, LH,… | % tăng, giảm so với năm trước | ||
Khách DLST | Khách VH, LH… | ||||
2010 | 540.209 | 399.560 | 140.649 | ||
2011 | 610.000 | 457.526 | 152.474 | +14,51% | +8,40% |
2012 | 693.000 | 533.610 | 159.390 | +16,63% | +4,54% |
2013 | 800.400 | 632.950 | 167.450 | +18,62% | +5,06% |
2014 | 900.000 | 722.500 | 177.500 | +14,15% | +6,00% |
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre, 2015
Qua kết quả ở bảng2.5, ta thấy: Tổng số khách đến tham quan Bến Tre thì số lượng khách đến tham quan du lịch sinh thái chiếm tỷ trọng rất cao (chiếm trên 70%) trong tổng số khách đến tham quan Bến Tre. Còn khách đến với DLVH, LH chiếm tỷ trọng tương đối thấp (chiếm dưới 30%) trong tổng số khách đến du lịch tại Bến Tre. Nhìn chung, số lượng khách đến tham quan DLST và DLVH, LH đều tăng qua các năm (2010 – 2014). Trong đó tốc độ tăng bình quân của khách DLST tăng khá cao xấp xỉ 16%, số lượng khách đến tham quan DLVH, LH có tốc độ bình quân