Tình Hình Lao Động Du Lịch Tại Bến Tre Năm 2010 – 2014


thấp chỉ 6%. Trong thời gian tới Bến Tre cần quảng bá, tổ chức một số lễ hội lớn như: Lễ Hội Dừa, lễ Hội Nghinh Ông, hội đình Phú Lễ,... nhằm tăng số lượng khách du lịch văn hóa, lễ hội đồng thời tăng doanh thu cho du lịch tỉnh Bến Tre.

2.1.5.2 Doanh thu ngành du lịch tỉnh Bến Tre

- Tổng doanh thu từ du lịch:

Bảng 2.6: Doanh thu du lịch tỉnh Bến Tre từ năm 2010 – 2014

ĐVT: Triệu đồng



Năm

Doanh thu du lịch


Lữ hành


Lưu trú


Ăn uống

Hàng hóa lưu niệm

Doanh thu khác

% tăng, giảm so

với năm trước

Doanh thu du

lịch

2010

245.228

29.950

37.620

72.270

89.460

15.700


2011

300.000

41.210

50.180

89.250

97.440

21.920

+22,3

2012

368.000

52.000

65.000

115.000

109.000

27.000

+22,7

2013

459.000

64.000

82.000

144.000

149.000

34.000

+24,7

2014

560.000

90.000

111.200

176.640

138.000

44.160

+22,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre, 2015

Qua kết quả thống kê số liệu ở bảng 2.6, ta thấy: Doanh thu du lịch từ năm 2010 – 2014 tăng đều qua năm. Năm 2014 doanh thu du lịch đạt 560 tỷ đồng gấp 2,283 lần so với năm 2010. Đây là một tính hiệu tích cực cho nghành du lịch tỉnh Bến Tre, doanh thu du lịch chủ yếu từ hoạt động ăn uống, bán hàng lưu niệm với các hàng thủ công mỹ nghệ làm từ dừa, hoạt động lưu trú cũng có bước tăng vọt đạt 11,2 tỷ đồng năm 2014 so với,620 tỷ đồng năm 2010, tuy nhiên chưa chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh thu du lịch tỉnh Bến Tre, một phần do hệ thống khách sạn Bến Tre chưa phát triển, phần còn lại là do du khách chủ yếu đi về trong ngày. Hoạt động lữ hành chiếm 90 tỷ đồng năm 2014 gấp khoảng 3 lần so với năm 2010, tuy nhiên còn thấp chưa xứng với tiềm năng du lịch hiện có của Bến Tre. Chúng ta có thể thấy tỉ trọng gia tăng năm 2013 là 24,7% nhưng đến năm 2014 giảm còn 22%, nguyên nhân là do vấn đề chính trị Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981


vào khu vực Biển Đông của nước ta, từ đó ảnh hưởng đến du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng.

- Doanh thu từ DLST và VH, Lễ Hội:

Bảng 2.7: Doanh thu DLST và du lịch VH, LH

ĐVT: Triệu đồng



Năm

Doanh thu du

lịch

Trong đó

% tăng, giảm so với

năm trước

DLST

VH, LH,…

DLST

VH, LH

2010

245.228

197.255

47.973



2011

300.000

246.900

53.100

+25,17%

+10,69%

2012

368.000

305.808

62.192

+23,86%

+17,12%

2013

459.000

386.414

72.586

+26,36%

+16,71%

2014

560.000

475.523

84.477

+23,06%

+16,38%

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre, 2015

Qua kết quả thống kê ở bảng 2.7, ta thấy: Trong tổng doanh thu ngành du lịch tỉnh Bến Tre thì doanh thu du lịch sinh thái chiếm tỷ trọng rất lớn trung bình trên 80%, còn doanh thu du lịch văn hóa, lễ hội chiếm tỷ trọng rất thấp trung bình dưới 20%. Từ năm 2010 – 2014 doanh thu DLST và DLVH, LH đều tăng, cụ thể doanh thu DLST năm 2014 tăng gấp 2.4 lần so với năm 2010 và doanh thu DLVH, LH năm 2014 tăng gấp 1,76 lần so với năm 2010. Năm 2012 tốc độ doanh thu từ DLVH, LH tăng khá cao (17,12%) so với năm 2011 (10,69%) vì năm 2012 Bến Tre tổ chức thành công Lễ Hội Dừa Lần III thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài tỉnh. Đây là một tín hiệu tích cực cho ngành du lịch tỉnh Bến Tre đang trong thời kỳ phát triển.

2.1.5.3 Lao động trong du lịch

Kết quả ở bảng 2.8, ta thấy: Nhìn chung, số lượng lao động trong ngành du lịch của tỉnh giai đoạn 2010 – 2014 không ngừng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên, lao động qua đào tạo cao đẳng trở lên chiếm tỷ lệ thấp chỉ 10,19%, lao động qua đào tạo du lịch chiếm 30,33%, còn lại là lao động chưa qua đào tạo chuyên ngành


chiếm 59,47%. Điều này chứng tỏ lực lượng lao động trong ngành du lịch còn yếu về chuyên môn và chất lượng có ảnh hưởng rất lớn đối với uy tín và chất lượng du lịch của tỉnh Bến Tre. Chính vì thế Bến tre cần có chủ chương, chính sách đào tạo hợp lý nguồn nhân lực, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tác phong đạo đức nhằm phát triển du lịch tỉnh nhà.

Bảng 2.8: Tình hình lao động du lịch tại Bến Tre năm 2010 – 2014

ĐVT: Người


Lao động du lịch

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng số lao động

4.041

4.141

4.290

4.400

4.530

- Lao động đã qua đào tạo

cao đẳng trở lên

404

414

429

444

462

- Lao động qua đào tạo

855

892

1.287

1.345

1.374

- Lao động khác

2.782

2.835

2.574

2.611

2.694

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre, 2015

2.1.6 Tình hình thực hiện chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Bến Tre

2.1.6.1 Những kết quả đạt được

Giai đoạn 2011 – 2015, ngành du lịch có tiến bộ rõ nét, nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và cộng đồng dân cư thông suốt về vai trò, vị trí và chủ trương phát triển du lịch; Xem phát triển du lịch là nhiệm vụ trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Đảng ủy, chính quyền địa phương căn cứ vào tiềm năng du lịch, lập chương trình hành động, đề án, kế hoạch phát triển du lịch địa phương; các ngành lồng ghép các công việc vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị để hỗ trợ du lịch phát triển; các nhà đầu tư quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch và các hộ dân có điều kiện kinh doanh du lịch tích cực tham gia.

- Cơ sở hạ tầng xã hội được tập trung xây dựng tương đối hoàn chỉnh như cầu, đường, nước sạch, viễn thông.... trong toàn tỉnh; Đã góp phần tạo điều kiện thuận tiện cho nhà đầu tư và du khách tiếp cận các vùng quy hoạch du lịch, khu du lịch, điểm du lịch.


- Các nhà đầu tư hoàn thành dự án đầu tư du lịch, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch phát triển về số lượng và chất lượng được nâng lên. Trước năm 2010, cơ sở kinh doanh du lịch Bến Tre rất nghèo nàn, lạc hậu; đến nay, ngành du lịch có khả năng đáp ứng yêu cầu các hội nghị, hội thảo qui mô quốc tế.Các điểm du lịch nông thôn phát triển số lượng và thường xuyên chỉnh trang, nâng cấp, phục vụ nhu cầu tham quan của du khách.

- Hoạt động thông tin xúc tiến, tuyên truyền quảng bá về du lịch Bến Tre được đổi mới về hình thức cũng như nội dung, ngày càng nhiều du khách biết và quan tâm đến du lịch Bến Tre.

- Ký kết Chương trình liên kết phát triển du lịch với thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, thành phố Cần Thơ, tỉnh Bạc Liêu; Chương trình liên kết phát triển du lịch Cụm duyên hải phía Đông ĐBSCL gồm các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Long An. Tổ chức sơ kết chương trình liên kết, tạo được sự liên kết phát triển du lịch, gắn kết tuyến điểm, sản phẩm du lịch với các tỉnh trong vùng.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch được các địa phương và doanh nghiệp du lịch quan tâm. Các doanh nghiệp thu hút đội ngũ lao động được đào tạo qua các trường chuyên nghiệp du lịch, đào tạo lại đội ngũ nhân viên hiện có. Các địa phương phối hợp với Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch tập huấn nghiệp vụ du lịch cho người lao động tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch tại địa phương. Qua đó, tạo cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch có được kiến thức cơ bản về nghiệp vụ du lịch.

- Lượng khách du lịch, thu từ khách du lịch liên tục tăng trưởng qua các năm.

* Nguyên nhân:

- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, thường xuyên về chiến lược, định hướng phát triển ngành du lịch của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông qua Chỉ thị 18/CT-TTg , Nghị quyết 92/NQ-CP, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, Đề án phát triển du lịch ĐBSCL đến năm 2020, Đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng


ĐBSCL. Việc chỉ đạo của Trung ương đã tạo cơ sở cho tỉnh định hướng phát triển du lịch xác đúng.

- Tỉnh ủy có chủ trương về phát triển du lịch, đề ra các nhiệm vụ trọng tâm thông qua Chỉ thị số 09-CT/TU của Tỉnh ủy về Phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012 - 2015 được triển khai thực hiện đã nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, vị trí và chủ trương phát triển du lịch; Xem phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

- Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011- 2015 và Kế hoạch phân kỳ thực hiện Chỉ thị 09-CT/TU của Tỉnh ủy và đề án Phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2015, kịp thời, đúng hướng, đã tạo được sự đồng thuận giữa các ngành, các cấp và toàn xã hội.

- Các huyện, thành phố quan tâm đến việc phát triển du lịch địa phương, tác động, xúc tiến đầu tư và khuyến khích cộng đồng dân cư có điều kiện tham gia hoạt động kinh doanh du lịch. Tranh thủ các nguồn vốn, đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội ở các địa bàn kêu gọi đầu tư phát triển du lịch, tạo thuận lợi thu hút nhà đầu tư và du khách đến Bến Tre nhiều hơn.

- Các di tích văn hóa – lịch sử được đầu tư, tôn tạo; Các lễ hội được nâng cấp, thu hút du khách đến tham quan.

- Các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch tin tưởng vào chủ trương phát triển du lịch của tỉnh, an tâm đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch ngày càng hoàn chỉnh và hướng đến hiện đại.

- Triển khai thực hiện các đề tài, dự án khoa học tác động, hỗ trợ quá tŕ nh hoạt động kinh doanh du lịch.

2.1.6.2 Những hạn chế

- Việc hỗ trợ nhà đầu tư và doanh nghiệp kinh doanh du lịch của các ngành, các cấp có quan tâm nhưng hiệu quả còn hạn chế.

- Công tác quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương tuy có cố gắng nhưngvẫn còn bất cập,còn một vài lĩnh vực chưa sâu sát, kịp thời nắm bắt tình hình


để có biện pháp quản lý hiệu quả về giá cả, chất lượng sản phẩm, vệ sinh môi trường...

- Một số dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngành du lịch triển khai thi công chậm so với tiến độ dự án; Chậm đưa vào khai thác, tạo sản phẩm du lịch mới cho địa phương.

- Chưa có khu du lịch, điểm du lịch hấp dẫn để giữ chân du khách. Chưa có doanh nghiệp du lịch lớn làm đầu tàu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Sản phẩm du lịch chưa phong phú về loại hình, mẫu mã,...Các doanh nghiệp lữ hành có qui mô nhỏ, chưa thật sự gắn kết khu du lịch, điểm du lịch, chưa quan tâm nghiên cứu phát triển thị trường.

- Các khu di tích văn hóa - lịch sử đã được đầu tư, tôn tạo nhưng chỉ mới bước đầu và chưa có các dịch vụ như: Bán sản phẩm lưu niệm, sản vật địa phương, ăn uống,... phục vụ khách tham quan.

- Nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch có quan tâm đào tạo nhưng trình độ còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, đội ngũ quản lý kinh doanh du lịch có nhiều tiến bộ nhưng chưa thu hút được nhiều chuyên gia, sinh viên được đào tạo chuyên ngành du lịch về Bến Tre; Việc đào tạo tại địa phương còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Do đó, nguồn nhân lực ngành du lịch hiện nay chưa ngang tầm với nhiệm vụ đặt ra.

- Công tác thông tin, xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch tỉnh nhà thời gian qua có chuyển biến tích cực, nhưng còn hạn chế về hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ địa phương và quảng bá du lịch đến các vùng, miền trong nước và các nước trong khu vực.

- Hoạt động của các doanh nghiệp du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch tuy có bước tăng trưởng nhưng lượng khách đến Bến Tre còn khiêm tốn, chỉ đạt mức trung bình so với các tỉnh trong khu vực.

* Nguyên nhân:

- Các cơ chế chính sách về thuế, đất đai, huy động vốn... Còn phụ thuộc vào qui định pháp luật, ngành du lịch chưa nhận được sự ưu đãi hơn các ngành khác.


- Cán bộ phụ trách công tác quản lý nhà nước về du lịch ở huyện, thành phố còn thiếu và yếu, phần lớn là kiêm nhiệm, rất ít được đào tạo chuyên ngành DL.

- Nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch được phân bổ hàng năm chưa cân xứng với nhu cầu kinh phí dự án.

- Nguồn vốn dành cho việc đầu tư tôn tạo di tích văn hóa - lịch sử còn hạn chế.

- Sản phẩm du lịch có cải tiến nhưng còn chậm, chưa đặc sắc, phong phú và đa dạng, thu hút khách du lịch.

- Nguồn vốn phân bổ cho hoạt động thông tin, quảng bá, xúc tiến du lịch chưa tương xứng với nhiệm vụ đề ra trong điều kiện hiện nay.

- Tình hình kinh tế còn khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư không ổn định, các tập đoàn tái cơ cấu nguồn vốn đầu tư. Từ đó, ảnh hưởng tới tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư du lịch trong tỉnh.

- Doanh nghiệp du lịch đa số là qui mô vừa và nhỏ, hạn chế về vốn đầu tư, trình độ quản lý, nghiệp vụ chuyên môn; hạn chế trong việc đầu tư nâng cấp cơ sở, thiếu tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh du lịch.

- Cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại địa phương chưa nhiều, toàn tỉnh hiện có 3 trường đào tạo ngành du lịch; đội ngũ giảng viên chuyên ngành du lịch còn thiếu và yếu cả về chuyên môn lẫn nghiệp vụ, nhất là kỹ năng nghề, cơ sở thực hành chưa có.

[Báo cáo tổng kết thực hiện Đề án phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 - 2015].

2.2 ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

Thông qua tham khảo ý kiến của 11 chuyên gia trong ngành du lịch ở Bến Tre trong đó có 6 chuyên gia thuộc Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre (Phòng nghiệp vụ du lịch 2 chuyên gia và Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch 4 chuyên gia), 5 chuyên gia là điều hành tour, hướng dẫn viên thuộc các Công ty lữ hành tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Bến Tre (Ben Tre Tourist, Ham Luong Tourist và Mien Tay Tourist).(Xem phụ lục 1)


2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn

* Tài nguyên du lịch tự nhiên:


Nguồn Kết quả khảo sát năm 2015 Biểu đồ 2 1 Đánh giá của chuyên gia về 1

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015

Biểu đồ 2.1: Đánh giá của chuyên gia về tài nguyên du lịch tự nhiên

Qua kết quảtừ biểu đồ 2.1, ta thấy: Bến Tre có tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng phong phú, đa dạng. Thông qua các nhận định từ bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia để đánh giá về các yếu tố liên quan đến tài nguyên du lịch tự nhiên thì nhận định đồng tình nhiều nhất là “Hệ thống kênh rạch chặng chịt thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch sông nước, sinh thái miệt vườn” (4.64 điểm), tiếp đến là “Vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển du lịch” (4.36 điểm), thứ ba là “ Khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch” (4.27 điểm), thứ tư là “Các dạng địa hình có phong cảnh đẹp có giá trị du lịch” (4.09 điểm) và cuối cùng là “ Hệ động thực vật đa dạng, phong phú thu hút khách du lịch” (3.82 điểm). Từ đó có thể thấy dduwwocj giá trị của hệ thống sông kênh rạch trong phát triển du lịch sinh thái sông nước miệt vườn đây cũng là loại hình du lịch đặc trưng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/04/2023