đô thị, các cồn, bãi biển… Việc nâng cao đời sống cộng đồng và tạo việc làm cho người dân gắn với phát triển du lịch sẽ là yếu tố đảm bảo để người dân tham gia tích cực vào việc bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, đảm bảo cho việc phát triển du lịch bền vững.
3.3.3.4 Đào tạo và tuyển dụng nhân lực du lịch sinh thái có chất lượng
Có chính sách thu hút đội ngũ lao động chuyên ngành du lịch được đào tạo trong và ngoài nước.
Ngân sách nhà nước dành kinh phí hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước về du lịch và người lao động tham gia kinh doanh du lịch tại địa phương. Tranh thủ các chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch.
Đối với nguồn nhân lực du lịch tỉnh cần quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động quản lý, nhân viên phục vụ chuyên ngành đạt chuẩn quy định. Tổ chức lớp tập huấn kiến thức du lịch, nâng cao kiến thức quản lý về du lịch, mở các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch, nghiệp vụ bàn, lễ tân khách sạn, thuyền viên du lịch cho các điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao trình độ nguồn nhân lực phục vụ trong các điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch.
Phát triển du lịch của tỉnh Bến Tre không thể thiếu bộ phận hướng dẫn viên tại các khu, điểm du lịch đóng vai trò quan trọng. Vì vậy nên các Ban quản lý, các điểm du lịch, cơ sở làng nghề nên phối hợp với các Công ty lữ hành tuyển chọn, đào tạo hướng dẫn viên tại chỗ, chú trọng về ngoại ngữ để đáp ứng chất lượng trong phục vụ du khách.
Thường xuyên làm công tác giáo dục, đào tạo cho người dân tại nơi du lịch về văn hóa giao tiếp, đạo đức kinh doanh. Mở các lớp học nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về du lịch để phục vụ du khách cho người dân làm du lịch. Mở các khóa bồi dưỡng, học tập nâng cao tay nghề cho nghệ nhân tại các làng nghề, giáo dục cách ứng xử, tiếp xúc giữa dân địa phương với khách du lịch.
Có thể bạn quan tâm!
- Du Khách Hài Lòng Khi Tham Gia Hoạt Động Sinh Hoạt Với Người Dân Địa Phương
- Xây Dựng Chiến Lược Sản Phẩm Du Lịch Sinh Thái Tỉnh Bến Tre Đến Năm 2020 Và Tầm Nhìn
- Xây Dựng Chiến Lược Sản Phẩm Du Lịch Sinh Thái Tỉnh Bến Tre Đến Năm 2020 Và Tầm Nhìn Đến Năm 2030
- Xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020 - 15
- Xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020 - 16
- Xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020 - 17
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
Tổ chức tập huấn cho thuyền viên phục vụ trên tàu du lịch, đặc biệt về ngoại ngữ để có thể phục vụ tốt, không gặp trở ngại ngôn ngữ khi giao tiếp, giải đáp thắc mắc của du khách nước ngoài.
Phấn đấu thu hút lao động bằng nhiều hình thức như thu hút lao động từ các trường chính quy, trường dạy nghề, đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ, tập huấn ngắn hạn hàng năm cho người lao động. Phối hợp với các trường nghiệp vụ du lịch, trường dạy nghề trong tỉnh tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng nghề, nghiệp vụ du lịch, bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng dân cư tham gia kinh doanh du lịch.
3.3.3.5 Kích thích phát triển du lịch cộng đồng
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về vị trí, vai trò, hiệu quả và lợi ích của việc phát triển du lịch đối với xã hội nhằm tạo đồng thuận về chủ trương phát triển du lịch của tỉnh. Đồng thời tổ chức các lớp tập huấn cho người dân địa phương về kiến thức và kỹ năng phục vụ khách du lịch.
Ngoài ra tăng cường khuyến khích các thành phần kinh tế, cộng đồng địa phương tham gia tích cực vào hoạt động du lịch.
Hiện nay du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho bản địa. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn là dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương...
Trong bối cảnh các sản phẩm du lịch ngày càng trở nên sáo mòn, trùng lắpthì việc mang đến một làn gió mới cho du lịch, tạo nên sự đa dạng, phong phú vềcác loại hình và sản phẩm du lịch để thu hút du khách được xem là vấn đề quantrọng trong chiến lược phát triển du lịch lâu dài và bền vững. Trong đó, việc đầu tưphát triển du lịch cộng đồng được xem là một trong những giải pháp phù hợp vớinhững tài nguyên du lịch hiện có của tỉnh.
Để phát triển tốt hình thức lịch cộng đồng thì cần phải có sự đầu tư nghiêncứu, xây dựng một số mô hình phù hợp nhằm phát huy được lợi thế của địa phươngvà mang tính chiến lược lâu dài. Với những tiềm năng hiện có, tỉnh Bến Tre có thểxây dựng một số mô hình du lịch cộng đồng như:
- Du lịch sinh thái cộng đồng: Các điểm du lịch như: cồn Phụng, cồn Quy,An Khánh, khu homestay Phú Túc, Sân chim Vàm Hồ,…
- Du lịch văn hóa cộng đồng: Khai thác các giá trị từ văn hóa - lễ hội nhưLễ hội Dừa – nét đặc trưng của Bến Tre.
- Du lịch nông nghiệp:Là hình thức du lịch tại các khu vực nông nghiệp, cóthể là vườn cây ăn trái, ruộng lúa, ao tôm, rau màu hoặc chăn nuôi kết hợp. Dukhách có thể trải nghiệm việc làm hằng ngày của người nông dân.
- Du lịch làng nghề: Với nhiều làng nghề nổi tiếng như làng nghề Câygiống hoa kiểng Cái Mơn, làng nghề Bánh tráng Mỹ Lồng, Bánh phồng Sơn Đốc,nghề làm kẹo dừa, thủ công mỹ nghệ từ dừa,…
3.4 CÁC KIẾN NGHỊ
3.4.1 Kiến nghị đối với Sở văn hóa, thể thao và du lịch
- Tăng cường bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch nhất là nhuồn lực du lịch chuyên phục vụ du lịch sinh thái.
- Có chính sách thu hút nguồn lao động du lịch có chất lượng đã qua đào tạo nghiệp vụ du lịch cho địa phương.
- Tập trung thực hiện tốt công tác quy hoạch, đầu tư mạnh, nhanh về cơ sở hạ tầng du lịch, tạo nhiều sản phẩm du lịch mới, nhất là tập trung đầu tư vào sản phẩm hàng lưu niệm đặc thù không trùng lắp.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư về du lịch, nhằm thu hút các nhà đầu tư vào các công trình trọng điểm của tỉnh và của vùng.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể vận động các nguồn lực trong xã hội để đầu tư cơ sở vật chất, trùng tu, tôn tạo và chống xuống cấp di tích. Đưa ra các biện pháp bảo tồn, tôn tạo các di tích, nhà cổ của tỉnh.
- Thường xuyên cập nhật tình hình các hoạt động tại các điểm du lịch, khu du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức các hoạt động khảo sát, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của mỗi địa phương trong tỉnh. Đẩy mạnh các chương trình hợp tác với các tỉnh để phát triển tour, tuyến du lịch .
- Khuyến khích cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa phục vụ du lịch đối với các điểm du lịch, khu du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá đã niêm yết, cần xử lý chặt chẽ những trường hợp vi phạm.
- Tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường đảm bảo phát triển du lịch bền vững.
- Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến du lịch và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến du lịch, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm du lịch Bến Tre.
- Quan tâm thực hiện các biện pháp để bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch của tỉnh nhà.
- Hỗ trợ người dân địa trong việc phát triển hoạt động du lịch cộng đồng.
3.4.2 Kiến nghị với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- Tuân thủ những quy định của Nhà nước về tổ chức hoạt động du lịch nói chung và hoạt động du lịch sinh thái nói riêng, cùng chung tay góp phần phát triển du lịch tỉnh nhà.
- Cần có ý thức trong việc giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, thường xuyên tìm hiểu cập nhật thông tin trên báo, mạng internet… nhằm nâng cao kiến thức về du lịch và bảo vệ môi trường.
- Tuyển chọn nhân viên có trình độ chuyên môn và có đạo đức tốt, nâng cao năng lực quản lý.
- Luôn tỏ thái độ thân thiện, hiếu khách sẵn sàng giúp đỡ khi khách cần, giữ gìn và phát huy truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc.
- Tích cực tham gia vào các chuyến tập huấn, tìm tòi học hỏi nhằm tạo ra sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của du khách.
- Thường xuyên khảo sát, thăm dò ý kiến du khách về các dịch vụ hoạt động tại các điểm vườn.
- Thiết kế những chương trình du lịch chuyên đề đặc sắc để phục vụ nhu cầu của du khách.
3.4.3 Kiến nghị với người dân địa phương
- Luôn tỏ thái độ thân thiện, lịch sự và mến khách.
- Giữ gìn và phát huy các làng nghề truyền thống và bản sắc văn hóa đặc sắc của địa phương.
- Có ý thức trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên du lịch tại địa phương.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 trình bày 3 vấn đề chính:
* Những chỉ tiêu dự báo vàcơ sở xây dựng chiến lược:
- Những chỉ tiêu dự báo về phát triển du lịch tỉnh Bến Tre.
- Cơ sở xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 dựa vào 4 cơ sở chính:
+ Tầm nhìn sứ mạng và mục tiêu chiến lược.
+Đề án phát triển du lịch vùng ĐBSCL đến năm 2020 và Đề án phát triển SPDL đặc thù vùng ĐBSCL đến năm 2020.
+ Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Bến Tre đến năm 2020.
+Ý kiến của du khách.
* Những chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái đề ra và những giải pháp khả thi nhằm thực hiện chiến lược.
- Ma trận trận Ansoff để định hướng và lựa chọn chiến lược.
- Những chiến lược sản phẩm DLST đề ra gồm có 5 chiến lược:
+ Chiến lược đa dạng hóa và chuyên môn hóa SPDL sinh thái
+ Chiến lược tạo sản phẩm đặc trưng và SPDL chuyên đề
+ Chiến lược sản phẩm thay thế
+Chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái
+ Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của SPDL sinh thái
- Những giải pháp thực hiện chiến lược sản phẩm DLST gồm 5 giải pháp:
+ Cải thiện và nâng cao năng lực quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre trong công tác xây dựng kế hoạch và quy hoạch phát triển du lịch sinh thái.
+ Tăng cường đầu tư phát triển sản phẩm du lịch sinh thái cả về mặt số lượng và chất lượng.
+ Bảo vệ bền vững tài nguyên du lịch sinh thái.
+ Đào tạo và tuyển dụng nhân lực du lịch sinh thái có chất lượng.
+ Kích thích phát triển du lịch cộng đồng.
* Kiến nghị với ba đối tượng: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre; Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre; Người dân địa phương.
PHẦN KẾT LUẬN
-------
Bến Tre với tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng phong phú, thuận lợi để phát triển du lịch. Đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái sông nước miệt vườn – đặc trưng của khu vực ĐBSCL. Trong thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã tăng cường đầu tư và kêu gọi đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến du lịch và kích thích cộng động địa phương tham gia vào hoạt động du lịch. Ngoài ra, tỉnh còn đẩy mạnh liên kết với các tỉnh thành trong khu vực nhằm nâng cao sản phẩm du lịch, phát triển tour du lịch liên tỉnh, liên vùng,… nhằm khai thác tốt tiềm năng du lịch hiện có.
Kết quả hoạt động du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng của tỉnh Bến Tre trong những năm qua khá tốt như tổng số lượt du khách và doanh thu từ du lịch tăng lên đáng kể, thu hút nguồn lao động du lịch lớn, giải quyết được công ăn việc làm và phát triển kinh tế địa phượng. Tuy nhiên, nhìn chung Bến Tre vẫn chưa thật sự khai thác hết được tiềm năng du lịch của mình cụ thể: Sản phẩm du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng chưa có sự đa dạng và chuyên môn hóa,; Chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng, sản phẩm du lịch chuyên đề hoặc bị trùng lấp so với một số tỉnh trong vùng; Chưa tạo được sản phẩm du lịch thay thế khi các sản phẩm du lịch khác đã bảo hòa hay bắt đầu có xu hướng nhàm chán đối với du khách; Chất lượng dịch vu du lịch còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách, đặc biệt là du khách quốc tế; Năng lực cạnh tranh, thu hút khách của sản phẩm du lịch vẫn còn ở mức thấp. Bên cạnh việc phát triển du lịch vẫn theo hướng tự phát, chưa được đồng bộ. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch vẫn còn hạn chế do thiếu kinh phí, nguồn lực,…
Để du lịch sinh thái xứ dừa Bến Tre phát triển bền vững trong thời gian tới ngày càng thu hút nhiều du khách thì tác giả có đưa ra một số chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái phù hợp nhất với tình hình hiện tại, đồng thời đề xuất những giải pháp khả thi nhất để thực hiện các chiến lược này. Ngoài ra, hơn bao giờ hết ngành chức
năng, các doanh nghiệp du lịch, các điểm đến du lịch và cộng đồng địa phương hãy cùng đồng hành trách nhiệm, luôn đề cao các yếu tố “Xanh, sạch, đẹp, văn minh, lịch sự, an toàn và mến khách” lên hàng đầu, thì chắc chắn du lịch Bến Tre sẽ tạo được chỗ đứng trong lòng du khách, làm nên thương hiệu cho du lịch Bến Tre.