lòng và 28% bình thường) trong tổng số DK tham gia vào hoạt động Homestay, tuy nhiên vẫn còn 5% (trong đó không hài lòng 2%, rất không hài lòng chiếm 3%) trong tổng số DK tham gia vào hoạt động Homestay chưa hài lòng. Nhìn chung hoạt động Homestay đáp ứng được phần nào nhu cầu của DK thể hiện qua mức độ hài lòng cao của DK.
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015
Biểu đồ 2.8: Du khách hài lòng khi tham quan vườn trái cây
Qua kết quả ở biểu đồ 2.8, ta thấy: Mức độ hài lòng từ bình thường đến rất hài lòng chiếm tỉ lệ rất cao tới 98% (trong đó 40% là hài lòng, 40% rất hài lòng và 18% bình thường) trong tổng số DK tham gia vườn trái cây, tuy nhiên vẫn còn 2% (trong đó không hài lòng 1%, rất không hài lòng chiếm 1%) trong tổng số DK tham gia vườn trái cây chưa hài lòng. Hoạt động này chủ yếu diễn ra ở huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre với những vườn cây trái trĩu quả.Tỉnh Bến Tre cần có chính sách hỗ trợ về vốn và kỹ thuật nhằm phát triển những vườn trái cây này trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu cho du khách.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Xếp Hạng Của Chuyên Gia Về Tài Nguyên Du Lịch Tự Nhiên
- Đánh Giá Thực Trạng Sản Phẩm Du Lịch Sinh Thái Tỉnh Bến Tre
- Nguồn Thông Tin Mà Du Khách Biết Đến Dlst Tỉnh Bến Tre Bảng 2.19: Nguồn Thông Tin Mà Du Khách Biết Đến Dlst Tỉnh Bến Tre
- Xây Dựng Chiến Lược Sản Phẩm Du Lịch Sinh Thái Tỉnh Bến Tre Đến Năm 2020 Và Tầm Nhìn
- Xây Dựng Chiến Lược Sản Phẩm Du Lịch Sinh Thái Tỉnh Bến Tre Đến Năm 2020 Và Tầm Nhìn Đến Năm 2030
- Đào Tạo Và Tuyển Dụng Nhân Lực Du Lịch Sinh Thái Có Chất Lượng
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015
Biểu đồ 2.9: Du khách hài lòng khi tham quan các di tích lịch sử Qua kết quả thống kê được ở biểu đồ 2.9, ta thấy: Mức độ hài lòng từ bình thường đến rất hài lòng chiếm tỉ lệ rất cao tới 96% (trong đó 48% là hài lòng, 33% rất hài lòng và 15% bình thường) trong tổng số DK tham quan các di tích lịch sử, tuy nhiên vẫn còn 4% DK không hài lòng, không có DK nào rất không hài lòng trong tổng số DK tham quan di tích lịch sử. Bến Tre có các di tích lịch sử nổi tiếng như mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu, Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản, tượng đài
Hoàng Lam, Chùa Hội Tôn,… thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước.
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015
Biểu đồ 2.10: Du khách hài lòng khi tham gia hoạt động sinh hoạt với người dân địa phương
Từ kết quả thống kê ở biểu đồ 2.10, ta thấy: Mức độ hài lòng từ bình thường đến rất hài lòng chiếm tỉ lệ rất cao tới 96% (trong đó 49% là hài lòng, 23% rất hài lòng và 24% bình thường) trong tổng số DK tham gia hoạt động sinh hoạt với người dân địa phương, tuy nhiên vẫn còn 4% (trong đó không hài lòng 3%, rất không hài lòng chiếm 1%) trong tổng số DK tham gia hoạt động sinh hoạt với người dân địa phương chưa hài lòng. Từ thực tế trên các cơ quan chức năng trong ngành du lịch có thể đưa ra những định hướng, chiến lược hợp lý nhằm đáp ứng sự hài lòng cho du khách.
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015
Biểu đồ 2.11: Du khách hài lòng khi tham gia lễ hội truyền thống
Kết quả thống kê ở biểu đồ 2.11, ta thấy: Mức độ hài lòng từ bình thường đến rất hài lòng chiếm tỉ lệ rất cao tới 97% (trong đó 44% là hài lòng, 28% rất hài lòng và 25% bình thường) trong tổng số DK tham gia lễ hội truyền thống, tuy nhiên vẫn còn 3%( trong đó không hài lòng 2%, rất không hài lòng chiếm 1%) trong tổng số DK tham gia lễ hội truyền thống chưa hài lòng. Các lễ hội nổi tiếng Bến Tre như Lễ hội Dừa, lễ hội Nghinh Ông, hội đình Phú Lễ,…Đầu năm 2015, tỉnh Bến Tre đã tổ chức rất thành công Lễ hội dừa thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài tỉnh.
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015
Biểu đồ 2.12: Du khách hài lòng khi nghe Đờn ca tài tử
Qua kết quả thống kê ở biểu đồ 2.12, ta thấy: Mức độ hài lòng từ bình thường đến rất hài lòng chiếm tỉ lệ rất cao tới 94% (trong đó 36% là hài lòng, 44% rất hài lòng và 14% bình thýờng) trong tổng số DK tham gia hoạt động DL nghe đờn ca tài tử, tuy nhiên vẫn c̣ n 6% (trong đó không hài lòng 5%, rất không hài lòng chiếm 1%) trong tổng số DK tham gia hoạt động du lịch nghe đờn ca tài tử chưa hài lòng. Bến Tre cần giữ gìn và phát huy hoạt động du lịch này nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và thưởng thức cho DK đồng thời bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa nghệ thuật nước nhà. Đặc biệt nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2012 và được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tháng 12 năm 2013 nên rất thu hút du khách nhất là du khách quốc tế muốn tìm hiểu loại hình nghệ thuật này.
- Tổng hợp mức độ hài lòng của du khách khi tham gia các hoạt động DLSTtại Bến Tre:
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015
Biểu đồ 2.13: Tổng hợp mức độ hài lòng của du khách khi tham gia các hoạt động du lịch sinh thái ở tỉnh Bến Tre
Từ kết quả thống kê ởbiểu đồ 2.13 ta thấy, mức độ hài lòng của du khách đối với các hoạt động du lịch sinh thái không giống nhau. Cụ thể, du khách hài lòng với các hoạt động sau: Hoạt động nghe đờn ca tài tử và tham gia vườn trái cây (chiếm cao nhất với 4,16 điểm); Hoạt động tham gia các di tích lịch sử (4,1 điểm); Hoạt động tham gia các lễ hội truyền thống (3,97 điểm); Hoạt động tham gia sinh hoạt với người dân địa phương (3,89 điểm); Cuối cùng là hoạt động nghỉ dưỡng Homestay có số điểm thấp nhất với 3,81 điểm. Qua đó cho thấy, du khách khá hài lòng về các hoạt động du lịch sinh thái của tỉnh Bến Tre hiện nay.
2.3.3 Thị trường du khách hiện đang khai thác
Du lịch sinh thái chiếm tỉ trọng doanh thu trung bình lớn trên 80% so với các loại hình du lịch khác của tỉnh (xem bảng 2.7). Có thể nói rằng, ngành du lịch tỉnh Bến Tre chủ yếu dựa vào hoạt động du lịch sinh thái. Hiện tại, du lịch sinh thái của
tỉnh đã và đang khai thác tốt cả hai thị trường du khách nội địa và quốc tế với tỉ lệ sấp xỉ nhau (xem bảng 2.3), lượng khách quốc tế và nội địa qua các năm gần đây tăng khá ổn định trung bình 13,61%/năm (xem biểu đồ 2.1) nhưng chưa thật sự đúng với tiềm năng và thế mạnh du lịch sinh thái của tỉnh. Chính vì thế, tỉnh cần có hướng đầu tư cải tạo - phát triển, quảng bá – xúc tiến những sản phẩm du lịch sinh thái hiện có và khai thác những sản phẩm du lịch sinh thái còn ở dạng tiềm năng nhằm thu hút du khách đến với tỉnh nhà.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
* Thuận lợi
Bến Tre được có vị trí địa lý rất thuận lợi để phát triển du lịch, với rừng dừa bạt ngàn, vườn cây ăn trái trĩu quả, bốn nhánh sông Cửu long bao bọc và 65km bờ biển. Bên cạnh đó tỉnh còn có nhiều tài nguyên du lịch gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái sông nước miệt vườn, du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng, homestay... Đặc biệt, tiềm năng du lịch sinh thái dừa là một nét riêng của Bến Tre mà không tỉnh nào trong khu vực có được. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, sản xuất, kinh doanh và phát triển ngành du lịch, một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Bến Tre.
Những năm gần đây thực hiện theo “Đề án phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2015” và “Nghị quyết quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” tỉnh chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch để có thể đáp ứng nhu cầu cho số lượng du khách đến Bến Tre ngày càng tăng lên qua các năm. Bên cạnh tỉnh còn quan tâm đến việc trùng tu, tôn tạo những điểm du lịch hiện đang khai thác và khuyến khích mở thêm nhiều điểm du lịch mới và kêu gọi cộng đồng địa phương cùng chung tay tham gia phát triển du lịch. Ngoài ra, việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trong du lịch, công tác quảng bá xúc tiến cũng đặc biệt được chú trọng để phục vụ tốt cho du khách và đem hình ảnh du lịch xứ dừa phổ biến rộng rãi.
Về sản phẩm du lịch sinh thái:
- Loại du lịch chính ở Bến Tre là sinh thái sông nước miệt vườn với những sản phẩm du lịch đặc thù như vườn trái cây, hoa kiểng, ghe tàu, xe ngựa, đờn ca tài tử,…kết hợp với các sản phẩm du lịch khác từ làng nghề, lễ hội, di tích lịch sử, homestay,… đã và đang được du khách ưa chuộng và khá hài lòng về chuyến đi cũng như chất lượng dịch vụ.
- Tiềm năng du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái đã và đang được khai thác khá hiệu quả.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ riêng cho hoạt động du lịch sinh thái được chú trọng đầu tư như hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, y tế, cơ cở lưu trú, ăn uống,…
- Nguồn nhân lực chuyên phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái đang được đào tạo để nhằm phụ vụ tốt hơn. Ngoài đội ngũ hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ thì tỉnh còn chú trọng đào đào người dân địa phương tại các điểm du lịch sinh thái, làng nghề, homestay,…
- Các dịch vụ phục vụ du lịch sinh thái như dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ vui chơi giải trí,.. đang được đầu tư, khai thác hiệu quả.
- Đặc biệt, Bến Tre có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái rất lớn từ cây dừa – nét đặc thù riêng của quê hương xứ dừa, tạo được sự khác biệt về diện mạo các khu du lịch sinh thái của Bến Tre so với các tỉnh ở ĐBSCL.
* Khó khăn
Bến Tre hiện vẫn chưa khai thác hết được tiềm năng phát triển du lịch, nhiều tài nguyên du lịch gồm cả tự nhiên lẫn nhân văn hiện vẫn đang bị bỏ phí hay mai một do chưa được chú trọng.
Cơ sở hạ tầng hiện tại vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch. Một số dự án còn chậm triển khai thực hiện, do tình hình kinh tế nói chung vẫn còn khó khăn, tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh ngành, nghề chính của nhà đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án đầu tư du lịch.Cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ du lịch dù được đầu tư khá nhiều nhưng vẫn chưa thể đáp ứng tốt nhất cho du khách.
Năng lực của lực lượng phục vụ du lịch còn khá nhiều hạn chế, đặc biệt về ngoại ngữ, các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch chưa đủ tầm để nâng lên trình độ chuyên nghiệp cho người tham gia kinh doanh du lịch. Đặc biệt, là các cơ sở kinh doanh du lịch ở nông thôn, hộ gia đình.
Nguồn vốn phân bổ cho hoạt động thông tin, xúc tiến, quảng bá du lịch chưa tương xứng với nhiệm vụ đề ra trong điều kiện hiện nay.
Về sản phẩm du lịch sinh thái:
- Tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái song các sản phẩm du lịch sinh thái chưa được thật sự đa dạng hóa và chuyên môn hóa nhằm tạo nhiều sự lựa chọn và hấp dẫn đối với du khách.
- Các sản phẩm du lịch sinh thái của Bến Tre hiện đang khai thác vẫn chưa tạo nét đặc trưng và sự khác biệt về so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL.
- Chưa có định hướng hay giải pháp dự phòng một sản phẩm du lịch thái thế cho những sản phẩm hiện có mà khai thác không hiệu quả.
- Chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái vẫn chưa được nâng cao nên tính cạnh tranh thấp. Chưa có khu du lịch, điểm du lịch hấp dẫn để lưu giữ du khách lưu trú dài ngày.
Bên cạnh đó, có không ít cơ sở kinh doanh du lịch thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường làm cho cảnh quan tự nhiên xuống cấp, ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của ngành du lịch tỉnh nhà.