Một Số Kiến Nghị Đối Với Nhà Nước Nhằm Phát Triển Lpg Cho Ô Tô Tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Hình 3.8:Sơ đồ tổ chức phòng Marketing được đề xuất


BAN GIÁM ĐỐC


PHÒNG MARKETING

Bộ phận chức năng

Bộ phận tác nghiệp


Nghiên cứu Marketing

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Chiến lược Marketing

Tuyên truyền quảng cáo

Theo dõi bán hàng

Tổ chức theo kiểu này các hoạt động được phân định rõ ràng không chồng chéo lên nhau. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Marketing có thể được phân định như sau:

Bộ phận chức năng:

- Nghiên cứu thị trường của đối thủ cạnh tranh về sản phẩm, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, phương thức phân phối, các chính sách khuyến mãi...

- Nghiên cứu qui mô, tiềm năng, xu hướng của thị trường mục tiêu

- Nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng đối với hàng hóa đã sử dụng và những kiến nghị đề xuất của khách hàng về sản phẩm cũng như phát triển sản phẩm trong tương lai.

- Xây dựng các phương pháp nghiên cứu thị trường, các chiến lược Marketing. Hệ thống hóa các kênh thông tin, các kênh phân phối dịch vụ, phân phối trung gian... nhằm nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường.

- Nghiên cứu ảnh hưởng các chính sách của Nhà nước hiện tại và tương lai đối với doanh nghiệp. Những yếu tố môi trường và khả năng nội lực của công ty có ảnh hưởng tới tổ chức kinh doanh.

- Nghiên cứu khả năng liên doanh, phát triển mạng lưới.

Từ những kết quả thu thập được của những nghiên cứu trên, bộ phận này tổng hợp, xử lý và đưa ra những biện pháp trình lên ban giám đốc để quyết định.

Bộ phận tác nghiệp

- Căn cứ vào những thông tin thu thập được từ bộ phận chức năng phối hợp với phòng kinh doanh để ra những quyết định về kế hoạch tiếp thị sao cho phù hợp với tương lai, đồng thời phối hợp với những phòng ban chức năng khác để vạch ra các định hướng giúp cho bộ phận tác nghiệp trực tiếp hoạt động và theo dõi việc bán hàng của Công ty.

- Phụ trách việc nghiên cứu xúc tiến tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm.

Bên cạnh đó, Công ty cần có chính sách thưởng sao cho phù hợp với khả năng của từng cán bộ tiếp thị để tạo ra cho anh em sự phấn khởi trong công việc của mình.

Những nội dung và giải pháp thực hiện chiến lược Marketing trên đây là rất cần thiết đối với PV Gas South trong giai đoạn đầu phát triển sản phẩm mới LPG cho ô tô. Tuy nhiên, đây là sản phẩm mang tính cộng đồng cao, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho Công ty PV Gas South nói riêng và ngành Dầu khí Việt Nam nói chung mà còn mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, do đó, để phát triển LPG cho xe ô tô, thiết nghĩ cần phải có sự hỗ trợ, góp sức từ Nhà nước, các nhà sản xuất, các hiệp hội... Dưới đây, tác giả đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước nhằm phát triển LPG cho xe ô tô tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

3.4. Một số kiến nghị đối với Nhà nước nhằm phát triển LPG cho ô tô tại thành phố Hồ Chí Minh

Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, trong thời gian tới, LPG cho ô tô tại Việt Nam sẽ phát triển nhanh chóng.


Vấn đề kỹ thuật của chuyển đổi từ xe chạy xăng dầu sang dùng Autogas không phức tạp, với chi phí thấp (từ 5-10 triệu với xe ôtô). Đối với nguồn nhiên liệu, từ năm 1999, Việt Nam đã có thể cung cấp LPG từ nguồn nội địa của Nhà máy chế biến khí Dinh Cố. Sắp tới, Việt Nam sẽ có Nhà máy lọc dầu số 1, số 2 và các chương trình khí Tây Nam, nên nguồn LPG của Việt Nam khá dồi dào.

Khó khăn trong việc triển khai chương trình sử dụng nhiên liệu khí cho giao thông vận tải ở Việt Nam là chưa có một hệ thống cơ sở pháp lý để hỗ trợ tích cực cho việc lưu hành các phương tiện loại này, cũng như chính sách khuyến khích ưu đãi về thuế đối với các thiết bị nhập khẩu Autogas.


Bên cạnh đó, việc tạo dựng cơ sở hạ tầng - hệ thống phân phối gas thuận tiện cho các phương tiện giao thông cũng gặp nhiều khó khăn. hệ thống cung cấp gas hiện nay chưa phổ biến. Mặc dù là “con đẻ” của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, có một mạng lưới bán lẻ nhiên liệu rộng khắp đất nước, nhưng hiện Taxi gas PetroVietnam Green Taxi ở TPHCM cũng chỉ có 2 trạm bơm gas ở đường Phan Văn Hớn và Dương Quảng Hàm, Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, Công ty cần có thời gian để xây dựng hệ thống mạng lưới phân phối gas trên toàn quốc cho xe ô tô.


Một trở ngại khác: các tiêu chuẩn an toàn trong việc chuyển đổi hệ thống sử dụng năng lượng trong xe chưa có. Hiện nay PV Gas South không chỉ thực hiện chuyển đổi xe cho mình mà còn rất sẵn lòng chuyển đổi xe cho các doanh nghiệp vận tải khác. Tuy nhiên, do chưa có quy định về an toàn trong trường hợp chuyển đổi nhiên liệu nên nhiều doanh nghiệp kinh doanh taxi khác đã từ chối đề nghị của PV Gas South.


Hơn nữa, hiện nay không có các căn cứ pháp luật cho việc chuyển đổi từ xe chạy xăng sang chạy bằng LPG. Bởi vì theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, việc chuyển đổi cấu tạo của xe phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền. Thêm bộ chuyển đổi nhiên liệu vào trong xe nghĩa là đã thay đổi cấu tạo xe – tuy nhiên, nhà nước chưa có quy định thì cơ quan thẩm quyền không có cơ sở cho phép.


Từ những khó khăn thực tế trên đây, muốn phát triển ứng dụng LPG cho xe ô tô, cần có sự tham gia của nhiều phía: Chính phủ, chính quyền địa phương, nhà chế tạo, các công ty sản xuất, kinh doanh phân phối LPG, các hiệp hội…

Tác giả đưa ra một số kiến nghị như sau:


Ôtô chạy gas tại Việt Nam đang đi những bước chập chững ban đầu. Cái lợi cả về môi trường và nguồn nhiên liệu đều đã được thừa nhận. Tuy nhiên, loại hình mới mẻ này cần một sự ''đỡ đầu'' của Nhà nước như một chính sách khuyến khích lâu dài, ổn định.


- Có chính sách hỗ trợ cho hệ thống xe bus, taxi và các loại ô tô khác chuyển sang sử dụng LPG, chẳng hạn như hỗ trợ chi phí lắp đặt bộ chuyển đổi, ưu đãi về giá LPG cho xe ô tô, miễn giảm phí lưu thông cho các xe sử dụng LPG (dán nhãn tem kiểm định ở phía trước xe để dễ nhận dạng)…

- Hạn chế các xe gây ô nhiễm vào một số khu vực nội thành

- Ưu tiên làm các thủ tục đăng ký, đăng kiểm, giấy phép lưu hành cho xe sử dụng LPG làm nhiên liệu.

- Cho phép khấu hao nhanh lượng đầu tư cho thiết bị Autogas;

- Ưu đãi thuế nhập khẩu, VAT với thiết bị ô tô dùng LPG, hay có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước sản xuất thiết bị ôtô sử dụng Autogas;

- Ban hành cơ sở pháp lý về quản lý xe hoán cải sử dụng gas, các tiêu chuẩn cho thiết kế, lắp đặt, kiểm tra, cấp phép, kiểm định thiết bị Autogas.

- Chính quyền địa phương khi quy hoạch thành phố, hoặc đường cao tốc có tính đến địa điểm để xây dựng trạm bơm LPG cho ô tô.

- Quan trọng hơn cả là tuyên truyền, vận động, khuyến khích để người tiêu dùng thấy

được lợi ích và tích cực ủng hộ việc ứng dụng Autogas.

- Tiêu chuẩn hóa các bộ phận thiết bị Gas cho ô tô, các trạm nạp. Các cơ sở lắp đặt chuyển đổi ô tô Gas có sự phối hợp với các nhà sản xuất xe lắp đặt ngay khi xe đang ở trên dây chuyền.

- Ban hành cơ sở pháp lý về quản lý xe hoán cải sử dụng LPG, các tiêu chuẩn cho thiết kế, lắp đặt, kiểm tra, cấp phép, kiểm định thiết bị Autogas. Có hành lang pháp lý từ việc đăng ký kiểm đối với xe Autogas xuất xưởng mới và các tiêu chuẩn về việc hoán cải xe chạy xăng thành xe sử dụng gas.

- Sớm thông qua TCVN về Autogas và công nghệ chuyển đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thị trường Autogas tại Việt Nam.

Chính phủ nhiều nước trên thế giới như Anh, Italy, Ba Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc...đang có những chính sách ưu đãi với xe chạy bằng nhiên liệu gas. Trung Quốc thành lập một Ủy ban Phụ trách về Autogas trực thuộc Chính phủ. Riêng tại Thượng Hải, Nhà nước không chỉ hỗ trợ về giá gas mà còn hỗ trợ mỗi ôtô chuyển đổi 1.000 tệ, và qui định bắt buộc 100% taxi phải chạy bằng gas. Một số nước còn có quy định, chủ phương tiện đi vào trong nội thành bắt buộc phải chạy bằng gas.


3.5. Kết luận chương 3


Trên cơ sở phân tích môi trường vĩ mô và vi mô tác động đến ngành kinh doanh khí hóa lỏng nói chung và trên cơ sở phân tích môi trường bên trong của Công ty cổ phần Kinh doanh khí hóa lỏng miền Nam, bằng các công cụ phân tích và lựa chọn chiến lược, tác giả đã xây dựng chiến lược và đưa ra các giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường LPG cho xe ô tô du lịch và đa dụng tại thành phố Hồ Chí Minh. LPG cho xe ô tô du lịch và đa dụng là một sản phẩm mới, chưa có một công ty nào phát triển ứng dụng này, do đó chiến lược marketing trong giai đoạn này đòi hỏi phải có sự đầu tư kỹ càng và nhiều chi phí. Khi thực hiện các giải pháp marketing, Công ty cần phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn và hiệu quả cả 4 yếu tố marketing (4P), không được xem nhẹ bất kỳ yếu tố nào.


Trong chương này, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đến các cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương, các công ty sản xuất, kinh doanh, phân phối LPG... nhằm hoàn thiện hơn nữa các chính sách hỗ trợ phát triển LPG cho ô tô tại Việt Nam. Để các chủng loại động cơ LPG có thể phát triển rộng rãi, một mặt, chúng ta nên có một chính sách khuyến khích ở tầm vĩ mô trong việc điều tiết giá cả và thuế giữa các loại nhiên liệu và mặt khác, chúng ta cũng cần đầu tư cơ sở hạ tầng nhất định cho hệ thống cung cấp LPG.

KẾT LUẬN


Với mục tiêu đề ra là xây dựng được chiến lược marketing đúng đắn dựa trên những cơ sở khoa học về chiến lược và thực tiễn, luận văn: “Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm LPG dùng làm nhiên liệu cho ô tô du lịch và đa dụng của công ty PV Gas South” đã giải quyết được các vấn đề cơ bản:


- Làm sáng tỏ và hệ thống hóa những lý luận cơ bản nhất về chiến lược Marketing cho một doanh nghiệp.

- Phác họa được bức tranh về thị trường gas và dự báo sự phát triển của thị trường gas ở Việt Nam trong thời gian tới.

- Phân tích sự cần thiết phải ứng dụng LPG làm nhiên liệu cho các phương tiện vận tải.

- Phân tích, dự báo và đánh giá ảnh hưởng của môi trường kinh doanh và hoàn cảnh nội bộ của PV GAS SOUTH để nhận diện các cơ hội và đe dọa của môi trường, vị thế cạnh tranh của công ty cùng những điểm mạnh, điểm yếu của nó thông qua các ma trận EFE, IFE..

- Bằng cách kết hợp các kỹ thuật SWOT, hình thành các chiến lược cho Công ty

để phát triển sản phẩm nhiên liệu LPG.

- Trên cơ sở thực trạng hoạt động Marketing của PV Gas South, xây dựng chiến lược marketing để phát triển ứng dụng LPG cho ô tô du lịch và đa dụng (tại thành phố Hồ Chí Minh) cho PV GAS SOUTH.

- Luận văn cũng đưa ra các giải pháp để thực hiện chiến lược marketing và đưa ra các kiến nghị để phát triển LPG cho ô tô tại Việt Nam nói chung và tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong thời gian tới.


Trong quá trình thực hiện các nội dung trên, tác giả đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược marketing của doanh nghiệp trên cơ sở vận dụng kiến

thức của bản thân, kinh nghiệm của các chuyên gia về chiến lược và trong ngành gas. Vì vậy, tác giả tin rằng chiến lược marketing được xác định sẽ đáp ứng được mục tiêu phát triển PV GAS SOUTH trong điều kiện cạnh tranh gay gắt.


Tuy nhiên, với tính phức tạp của đề tài về chiến lược, trong điều kiện hạn chế về thời gian và khả năng có hạn của người nghiên cứu nên luận văn chưa bao quát và phát triển được tất cả mọi nội dung của chiến lược Marketing. Trong luận văn của mình, tác giả mới chỉ xây dựng được 4 yếu tố cơ bản của chiến lược Marketing (4P: Product, Price, Place, Promotion) mà chưa thiết kế được kế hoạch nhân sự và tài chính để thực hiện được các yếu tố đó, cũng như chưa xây dựng quy trình kiểm tra chiến lược marketing của doanh nghiệp. Những điểm hạn chế này tác giả xin được tiếp tục nghiên cứu bổ sung trong các công trình khác khi có điều kiện.

PHỤ LỤC 1: CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM


PHỤ LỤC 1 CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN CỦA TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM 1

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/07/2023