Xây dựng các mô hình cấu trúc, sinh trưởng và hình dạng thân cây làm cơ sở đề xuất các phương pháp xác định trữ lượng, sản lượng cho lâm phần keo tai tượng Acacia mangium tại khu vực Hàm Yên – Tuyên Quang - 14


Tăng trưởng thể tích lâm phần

0.0400


0.0350


0.0300


0.0250


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

0.0200

Zv

Xây dựng các mô hình cấu trúc, sinh trưởng và hình dạng thân cây làm cơ sở đề xuất các phương pháp xác định trữ lượng, sản lượng cho lâm phần keo tai tượng Acacia mangium tại khu vực Hàm Yên – Tuyên Quang - 14

DeltaV

0.0150


0.0100


0.0050


0.0000

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30


Tăng trưởng thể tích cây cá lẻ

0.0450


0.0400


0.0350


0.0300


0.0250


0.0200

Zv

DeltaV

0.0150


0.0100


0.0050


0.0000

2

4

6

8

10

12

14

16

18

20

22

24

26

28

30

Hình 4.20:Đường tăng trưởng thể tích cây cá lẻ và lâm phần Keo tai ượng


Thời điểm đạt thành thục số lượng của cây cá lẻ có vỏ là tuổi 11, còn đối với lâm phần những cây có vỏ là tuổi 12. Đây sẽ là cơ sở để các cơ quan chủ quản có những biện pháp tác động kinh doanh hợp lý, bởi nếu khai thác ở tuổi này sẽ cho sản lượng gỗ cao nhất.

Thực tế tình hình kinh doanh rừng Keo tai tượng tại Hàm Yên cho thấy: mật độ trồng rừng ban đầu thấp, trồng rừng thâm canh cao, khí hậu ôn hoà, đất đai tốt,.. đã tác động tích cực đến các lâm phần Keo tai tượng. Áp dụng quy trình trồng chăm sóc rừng Keo tai tượng của Tổng công ty giấy Việt Nam đó là mật độ trồng ban đầu bằng mật độ cuối cùng và chăm sóc tốt để cây sinh trưởng đồng đều. Tại khu vực nghiên cứu, chu kỳ kinh doanh của rừng Keo tai tượng từ 7 – 8 năm, tức là tại tuổi 7 (hoặc tuổi 8) tiến hành khai thác. Như vậy, thời điểm khai thác trước khi lâm phần đạt thành thục số lượng. Điều này cũng phù hợp và gần giống với các loài cây mọc nhanh khác [12].


Chương 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ


5.1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu đạt được, đề tài rút ra một số kết luận sau:


5.1.1. Các quy luật cấu trúc như N-D, N-H, H/D, Dt/D1,3 lâm phần Keo tai tượng thuộc đối tượng nghiên cứu, nhìn chung tuân theo những quy luật chung của lâm phần thuần loài đều tuổi ở nước ta, chúng chịu chi phối của của nhiều yếu tố nội tại và ngoại cảnh.

- Các đường biểu diễn quy luật N-D ở các tuổi khác nhau có dạng một đỉnh lệch trái, được mô phỏng bằng hàm Weibull với các tham số , từ tuổi 3 đến 11 cho ở bảng (4.2).

- Phân bố N-H ở các tuổi cũng có dạng đường cong một đỉnh lệch trái và được mô phỏng bằng hàm Weibull, tham số được tính từ tuổi 3 đến 11 từ 1,94 đến 2,93 cho ở bảng (4.3).

- Giữa chiều cao và đường kính thân cây thực sự tồn tại mối liên hệ dưới dạng phương trình Power. Mỗi lô đều biết được lí lịch lô (tuổi lâm phần), vì vậy có thể sử dụng các phương trình biểu thị quan hệ H/D ở các tuổi 3 đến 11 ở bảng (4.5).

- Giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực tồn tại dưới dạng phương trình đường thẳng (3.6) cho từng tuổi ở mức độ chặt chẽ. Kết quả kiểm tra thuần nhất các phương trình tương quan Dt/D1,3 lập cho từng tuổi cho thấy không có cơ sở xác lập phương trình chung cho các lâm phần Keo tai tượng khác tuổi thuộc đối tượng nghiên cứu.


Phương trình dạng (3.9) do Schumacher và Hall đề xuất biểu thị tốt mối quan hệ giữa thể tích thân cây không vỏ với đường kính và chiều cao vút ngọn loài Keo tai tượng ở khu vực Hàm Yên, với phương trình cụ thể lập được (4.4).

Giữa thể tích thân cây có vỏ và thể tích thân cây không vỏ có quan hệ rất chặt chẽ dưới dạng phương trình đường thẳng với phương trình cụ thể lập được (4.7).

5.1.2. Kết quả nghiên cứu quan hệ giữa hình số (f1,3) với đường kính (d1,3) và chiều cao vút ngọn thân cây (hvn) cho thấy thực sự tồn tại mối quan hệ giữa f1,3 với d1,3 và hvn. Có thể sử dụng các dạng quan hệ này làm cơ sở xác định thể tích cây rừng cũng như trữ lượng lâm phần. Các phương trình cụ thể như sau:

- Giữa f1,3 và d1,3 tồn tại dạng tương quan (3.11), có thể sử dụng các dạng phương trình biểu thị quan hệ f1,3/d1,3 ở các tuổi 3 đến 10 ở bảng (4.8). Kết quả kiểm tra thuần nhất cho thấy không có cơ sở lập phương trình f1,3/d1,3 bình quân chung cho các lâm phần Keo tai tượng khác tuổi thuộc đối tượng nghiên cứu.

- Giữa f1,3 với d1,3 và hvn tồn tại dạng tương quan (3.12). Có thể sử dụng

các dạng phương trình biểu thị quan hệ f1,3/d1,3 ở các tuổi 2 đến 10 ở bảng (4.9).

- Giữa hf1,3 và hvn tồn tại dạng tương quan (3.13) ở mức độ từ tương đối chặt đến rất chặt. Có thể sử dụng các dạng phương trình biểu thị quan hệ f1,3/d1,3 ở các tuổi 2 đến 10 ở bảng (4.10). Thông qua việc kiểm tra thuần nhất giữa các phương trình tương quan lập cho các tuổi khác nhau cho thấy có thể xác lập một phương trình chung biểu thị mối quan hệ giữa hf1,3/hvn cho toàn bộ cây rừng trong khu vực nghiên cứu ở dạng phương trình (4.10).

- Giữa hvnf1,3 và d1,3 chưa thực sự tồn tại mối liên hệ. Việc sử dụng nhân tố d1,3 (nhân tố dễ đo đạc) để xác định hình cao hvnf1,3 thông qua các phương trình tương quan trong bảng 4.11 cho kết quả không thực sự đáng tin cậy.


5.1.3. Quá trình sinh trưởng cây cá lẻ và lâm phần Keo tai tượng đều được

biểu thị tốt bằng hai hàm toán học Schumacher và Gompertz. Cụ thể như sau:


- Đối với quá trình sinh trưởng cây cá lẻ: hàm Gompertz được sử dụng để thể hiện quy luật sinh trưởng cho cả 3 đại lượng D1,3, Hvn, và V. Từ đó, các phương trình sinh trưởng thể hiện cho D1,3ov, D1,3cv, Hvn, Vov và Vcv lần lượt là (4.22), (4.23), (4.24), (4.25) và (4.26).

- Đối với quá trình sinh trưởng lâm phần: hàm Schumacher được sử dụng để thể hiện quy luật sinh trưởng D1,3 và Hvn. Hàm Gompertz được sử dụng để thể hiện quy luật sinh trưởng thể tích. Từ đó, các phương trình sinh trưởng thể hiện lần lượt là (4.27), (4.28), (4.29).

5.1.4. Vận dụng các quy luật cấu trúc, sinh trưởng và hình dạng dự đoán được trữ sản lượng rừng Keo tai tượng. Xây dựng được công thức xác định thể tích cây đứng Keo tai tượng thể hiện ở công thức (4.32).

- Dự đoán được tỉ lệ phần trăm số cây, thể tích theo cỡ D1,3, Hvn trên cơ sở xác định D1,3 của ô tiêu chuẩn (lô), tuổi của lô qua lý lịch lô, Pi% theo công thức Weibull, quan hệ H/D, quan hệ f1,3 với D và H, và công thức kinh điển xác định thể tích thân cây.

- Xác định được trữ lượng lâm phần theo tuổi trên cơ sở biết được số cây của lô, tuổi của lô (qua lý lịch lô) và phương trình biểu thị quá trình sinh trưởng thể tích lâm phần (4.29). Ngoài ra, còn tính được lượng tăng trưởng lâm phần Keo tai tượng sau một chu kỳ kinh doanh ngắn dựa vào công thức (4.29) và lý lịch lô Keo tai tượng.

- Có thể sử dụng các phương trình (4.4), (4.7) và (4.9) để xác định thể tích thân cây hoặc lâm phần Keo tai tượng có vỏ và không vỏ, hoặc sử dụng các phương trình này để lập biểu thể tích cho khu vực nghiên cứu.


- Cũng có thể sử dụng 2 dạng phương trình (4.19) và (4.21) được thiết lập từ phương trình đường sinh thân cây để xác định thể tích thân cây đứng hoặc lâm phần Keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu.

- Tuổi thành thục số lượng Keo tai tượng đối với cây cá lẻ (có vỏ) là tuổi 11, đối với lâm phần tại tuổi 12.

5.2. Tồn tại

Do thời gian, năng lực bản thân và nguồn tài liệu có hạn, đề tài còn một số tồn tại cơ bản sau:

Do đặc điểm riêng của đối tượng nghiên cứu, những kết quả thu được mới chỉ ở độ tuổi cao nhất là 11 năm. Vì vậy, các kết quả nghiên cứu chỉ phù hợp cho các đối tượng thuộc phạm vi tuổi nghiên cứu, các giai đoạn tuổi lớn hơn cần có những nghiên cứu tiếp theo.

Số liệu điều tra được thiết lập trên các ô tiêu chuẩn tạm thời nên có những hạn chế trong quá trình nghiên cứu cấu trúc và sinh trưởng.

Kết quả nghiên cứu và đề xuất mới chỉ dừng lại ở mức độ thăm dò và phát hiện quy luật, chưa được kiểm nghiệm bằng tài liệu khách quan nên ý nghĩa khoa học bị hạn chế. Đó cũng là khó khăn và tồn tại trong nghiên cứu đề tài này.

Phương trình đường sinh thân cây chỉ được lập trên cơ sở 16 cây giải tích

tuổi ở 10, chưa có số liệu nghiên cứu cho các tuổi khác ở khu vực nghiên cứu.


Đề tài mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một số quy luật cấu trúc, sinh trưởng và hình dạng và vận dụng chúng trong việc xác định trữ sản lượng rừng Keo tai tượng. Chưa giải quyết trọn vẹn vấn đề đưa ra các công cụ ứng dụng trong công tác điều tra quy hoạch rừng.


5.3. Kiến nghị

Do đối tượng nghiên cứu chưa có những lâm phần ở tuổi cao nên kết quả nghiên cứu mới chỉ đến tuổi 11. Sau này khi có những lâm phần ở tuổi cao hơn cần nghiên cứu bổ sung để kiểm nghiệm và nâng cao độ chính xác của quy luật biến đổi lâm phần.

Có thể vận dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài trong việc xác định trữ sản lượng rừng cho khu vực nghiên cứu. Bên cạnh đó, những kết quả nghiên cứu này cần tiếp tục được theo dõi và kiểm nghiệm độ chính xác.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 05/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí