Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Du Lịch Sinh Thái


2.1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái

Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và đa dạng sinh học

Du lịch sinh thái lấy tự nhiên làm nền tảng cho sự phát triển. Chính sự phong phú của thế giới tự nhiên quyết định lên giá trị của các sản phẩm du lịch sinh thái. Như vậy việc bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ là mục tiêu riêng của ngành du lịch sinh thái mà còn là mục tiêu chung của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều quốc gia nhằm tiềm kiếm sự hòa thuận chung của con người và động vật với môi trường sinh thái.

Đứng ở góc độ du lịch sinh thái, thì đa dạng sinh học bao gồm cả sự đa dạng về văn hóa là sự thể hiện của con người, một thành viên của thế giới sinh vật, đồng thời là nhân tố quan trọng của hệ sinh thái. Trong đó văn hóa bản địa là một bộ phận đặc biệt của đa dạng văn hóa, góp phần tạo nên nền văn hóa của một dân tộc, một quốc gia. Văn hóa bản địa chính là vật chất, tinh thần được hình thành trong quá trình phát triển của một cộng đồng dân cư, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa tự nhiên và con người trong không gian của một hệ sinh thái tự nhiên cụ thể.

Sự kết hợp giữa du lịch sinh thái với loại hình du lịch khác

Với nhu cầu đi du lịch như hiện nay, phần lớn du khách thường mong muốn tận hưởng tối đa các giá trị du lịch trong các chuyến tham quan của họ để để tiết kiệm thời gian và chi phí. Do đó các nhà du lịch thường kết hợp nhiều loại hình du lịch trong cùng một chuyến đi. Sự kết hợp các loại hình du lịch là nhằm mục đích đa dạng hóa sản phẩm du lịch làm tăng sức lôi cuốn đối với du khách, hỗ trợ các hoạt động du lịch cho nhau làm phong phú các chương trình du lịch, nhằm thỏa mãn tối đa các nhu cầu và đối tượng du lịch khác nhau, tăng khả năng kéo dài thời gian lưu trú của du khách, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và cải thiện phúc lợi cho cộng đồng địa phương. Căn cứ vào bản chất của hoạt động du lịch có thể thấy sự giống và khác nhau giữa du lịch sinh thái và một số loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên.


2.1.2.2. Các đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái là một dạng của hoạt động du lịch, vì vậy nó cũng bao gồm tất cả những đặc trưng của hoạt động du lịch nói chung bao gồm :

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Tính đa ngành : Tính đa ngành thể hiện ở đối tượng được khai thác để phục vụ du lịch (Sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo,…).

Tính đa thành phần : Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du lịch những người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa đối với du lịch sinh thái tại Vĩnh Long - 4

Tính đa mục tiêu : Biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử, văn hóa nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch và người tham gia hoạt động du lịch, mở rộng giao lưu văn hóa, kinh tế và nâng cao nhạn thức trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội.

Tính liên vùng : Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch, với một quần thể ccas điểm du lịch trong một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau.

Tính mùa vụ : Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với cường độ cao trong năm.

Tính chi phí : Biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch là hưởng thụ sản phẩm du lịch chứ không phải mục đích kiếm tiền.

Tính xã hội : Biểu hiện ở chổ thu hút toàn bộ mọi thành phần trong xã hội tham gia (có thể trực tiếp hoặc gián tiếp) vào hoạt động du lịch.

Bên cạnh các đặc trưng của du lịch nói chung du lịch sinh thái cũng hàm chứa những đặc trưng riêng bao gồm :

Tính giáo dục cao về môi trường : Hoạt động du lịch gây nên những áp lực lớn đối với môi trường và du lịch sinh thái được coi là chiếc chìa khoa nhầm cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch và việc bảo vệ môi trường.

Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học.


Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương : Phát triển du lịch sinh thái hướng con người đến các vùng tự nhiên hoang sơ, có giá trị cao về đa dạng sinh học qua đó góp phần làm tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng.

2.1.2.3. Các đối tượng tham gia hoạt động du lịch sinh thái

Các nhà hoạch định chính sách

Là các nhà làm công tác quy hoạch, xây dựng các chính sách phát triển du lich sinh thái trong các viện nghiên cứu để xác định các định hướng phát triển phù hợp với tiềm năng và điều kiện thực tế, đề xuất các chính sách giải pháp nhằm đảm bảo cho việc thực hiện những định hướng đó.

Theo quan điểm của các nhà quản lý lãnh thổ thì mục mục tiêu bảo tồn được xem là quan trọng hàng đầu trong khi đó các tổ chức kinh doanh du lịch lại coi các mục tiêu thương mại trong việc khai thách lãnh thổ. Điều đó đòi hỏi các nhà quy hoạch và lập chính sách phát triển du lịch sinh thái phải có được phương án và các giải pháp phù hợp để tối đa hóa lợi ích từ hoạt động phát triển du lịch sinh thái, đồng thời đảm bảo việc phát triển du lịch sinh thái như một công cụ hửu hiệu để phục vụ công tác bảo tồn, cần có những điều chỉnh giới hạn bảo vệ lãnh thổ khỏi các tác động của hoạt động du lịch, để một mặt phù hợp với quyền lợi thực tế của cộng đồng địa phương và mặt khác đảm bảo các lợi ích kinh doanh du lịch.

Các nhà quản lý lãnh thổ

Để có thể khai thác có hiệu quả tiềm năng lãnh thổ phục vụ phát triển du lịch sinh thái trên quan điểm bảo tồn và phát triển bền vững, yêu cầu đầu tiên với các nhà quản lý lãnh thổ là sự kiểm soát thường xuyên đối với sự biến đổi các hệ sinh thái và môi trường tự nhiên trong phạm vi được quản lý. Điều này yêu cầu các nhà quản lý lãnh thổ phải có sự đánh giá đầy đủ về hiện trạng sinh thái môi trường, các tác động chủ yếu do hoạt động kinh tế xã hội của khu vực trước và trong quá trình phát triển du lịch sinh thái để có thể đề xuát những biện pháp thích hợp trong việc điều chỉnh và quản lý các tác động tiêu cực.


Các nhà điều hành du lịch

Là những người có vai trò quan trọng trong việc tổ chức điều hành cụ thể hoạt động du lịch sinh thái, họ trực tiếp chịu trách nhiệm, xác định các phương thức tiến hành hoạt động, lựa chọn địa điểm tổ chức du lịch sinh thái, xây dựng các chương trình tour trọn gói, xác định các dịch vụ mà công ty có thể cung cấp cho khách với cơ chế giá cả cạnh tranh. Chính vì vậy họ phải là những người có hiểu biết toàn diện về tổ chức kinh doanh, song phải luôn tôn trọng những nguyên tắc của du lịch sinh thái điều này cần được thể hiện cụ thể trong mọi hoạt động điều hành của họ.

Hướng dẫn viên

Là những người được xem là cầu nối giữa khách du lịch và đối tượng du lịch để thỏa mãn các nhu cầu của khách, chất lượng những đóng góp của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của hoạt động du lịch sinh thái. Chính vì vậy hướng dẫn viên du lịch phải là những người có kiến thức, nắm được đầy đủ thông tin về môi trường tự nhiên, các đặc điểm sinh thái, văn hóa cộng đồng địa phương để giới thiệu một cách sinh động nhất, đầy đủ nhất với du khách về những vấn đề mà họ quan tâm.

Bên cạnh đó, các hướng dẫn viên du lịch sinh thái cũng phải là những người có mối quan hệ đặc biệt với người dân địa phương nơi tổ chức hoạt động du lịch.

Hướng dẫn viên du lịch có thể là người dan địa phương hoặc các nhà quản lý lãnh thổ, các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

2.1.2.4. Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái

Một khu vực được ưu tiên lựa chọn để phát triển du lịch sinh thái cần phải có các yêu cầu sau : Có cảnh quang tự nhiên đẹp, hấp dẫn cùng với sự phong phú và độc đáo của các giá trị văn hóa bản địa, có tính đại diện cho một vùng, có tính đại diện cao cho một hoặc vài hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh học cao, có sự tồn tại của những loài sinh vật đặc hữu có giá trị khoa học, có thể làm nơi tham quan nghiên cứu, có những điều kiện đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động du


lịch sinh thái về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật,… và có thể tiếp cận một cách dễ dàng và thuận lợi.

Tài nguyên du lịch sinh thái

Tài nguyên du lịch sinh thái là cảnh quang thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hóa, các di tích cách mạng, những giá trị nhân văn, các công trình lao động sáng tạo của con người được sử dụng để thỏa mãn nhu cầu du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.(Pháp lệnh du lịch Việt Nam,1999).

Tài nguyên du lịch sinh thái được phân thành tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.

Tài nguyên du lịch tự nhiên : bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, các hệ sinh thái tự nhiên điển hình có tính đa dạng sinh học cao như hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển – đảo và vùng vên biển, hệ sinh thái miền đồng bằng và vùng sông nước, hệ sinh thái miền núi với sự đa dạng sinh học có nhiều loài sinh vật đặc thù, quý hiếm và những nét độc đáo về khí hậu, địa hình cảnh quan,… Đây là các yếu tố quyết định tính thiên nhiên hay tính xanh của du lịch sinh thái.

Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn : các gia trị văn hóa bản địa được hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái tự nhiên như các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống dân tộc. Theo đó chúng ta có thể lý giải thêm phần văn hóa bản địa : „‟Văn hóa bản địa là các giá trị vật chất, tinh thần được hình thành trong quá trình phát triển của một cộng đồng dân cư, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa thế giới tự nhiên và con người trong không gian của một hệ sinh thái tự nhiên cụ thể „‟.

2.1.2.5. Hiệu quả và lợi ích mang lại từ du lịch sinh thái

Hiệu quả kinh tế

Tính kinh tế thể hiện ở việc cải thiện đời sống kinh tế xã hội cho cộng đồng địa phương trong khu du lịch sinh thái và lợi ích thu được từ ngân sách nhà nước, khai thác có hiệu quả các tiềm năng sẵn có phục vụ cho mục đích du lịch.


Lợi ích hoạt động du lịch sinh thái không đơn thuần dựa trên tổng thu nhập mà còn phải tính đến sự trao đổi ngoại tệ, thiệt hại chi phí bỏ ra so với lợi ích kinh tế thu được, có cơ hội tiếp cận đối tượng du khách là nhà đầu tư, thiết lập xây dựng các dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao cho địa phương.

Lợi ích xã hội

Mục đích của việc phát triển du lịch du lịch sinh thái không chỉ khai thác giá trị của các hệ sinh thái hay khu bảo tồn thiên nhiên phục vụ cho du lịch mà còn góp phần taneg thu nhập, giải quyết việc làm cho cộng đồng địa phương. Hơn nửa trong quy hoạch phát triển du lịch sinh thái còn phải chú ý phát huy hiệu quả lợi ích về mặt xã hội, sinh thái nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.

Tính giáo dục

Mục tiêu quan trọng hàng đầu của du lịch sinh thái là ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ nền văn hóa bản địa. Do vậy, khi khách vào tham quan cần những người hướng dẫn du khách có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nền văn hóa bản địa. Để thỏa mãn yếu tố tính giáo dục trong hoạt động thực tế, các nhà quy hoạch cần tổ chức triển khai công tác giáo dục môi trường cho cán bộ quản lý, công ty du lịch, cộng đồng địa phương,… để đảm bảo quản lý chặc chẽ, thông tin đầy đủ về nguyên tắc, quy chế bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch sinh thái.

2.1.3. Lý thuyết về sự hài lòng

Theo Oliver (1980), ông đưa ra định nghĩa sự hài lòng của khách hàng là khoảng cách giữa giá trị mong đợi và giá trị cảm nhận, khi giá trị cảm nhận cao hơn giá trị mong đợi thì khách hàng hài lòng và ngược lại, giá trị mong đợi cao hơn giá trị cảm nhận thì khách hàng không hài lòng.

Theo Parasursman, Zeithaml, Berry (1991) có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách : (1) Độ tin cậy, (2) Mức độ đáp ứng, (3) Sự đảm bảo, (4) Sự cảm thông, (5) Phương tiện hửu hình.

Theo Bachelet (1995) cho rằng sự hài lòng của khách hàng như một phản ứng mang tính cảm xúc của khách hàng đáp lại với kinh nghiệm của họ với một sản phẩm hay một dịch vụ.


Theo Zeithaml and Bitner (2000), sự hài lòng của khách hàng là sự đánh giá của khách hàng về một sản phẩm hay một dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của họ. Còn theo Philip Kotler (2001), sự hài lòng là mức độ của trạng thái của một người, bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm và những kỳ vọng của người đó.

Có nhiều tác giả nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng và đã đưa ra nhiều khái niệm về sự hài lòng với nọi dung khác nhau nhưng dù nói theo một nghĩa nào đi nữa thì sự hài lòng cũng đều thể hiện sự so sánh giữa giá trị mong đợi và giá trị cảm nhận được khi họ tiêu dùng hay sở hữu một sản phẩm nào đó.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Long, số liệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam, thu thập qua báo chí, internet, ý kiến chuyên gia....

- Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn du khách theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Do số biến quan sát dự kiến là 32 biến nên tác giả lựa chọn 200 du khách để phỏng vấn.

2.2.2. Thiết kế thang đo lường sự hài lòng

Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng để thu thập thông tin cho việc xây dựng thước đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách. Mỗi đáp viên khi được hỏi sẽ cho biết mức độ (từ 1 đến 5) mà họ đồng ý với từng câu hỏi (1- rất không hài lòng; 2- không hài lòng; 3- trung bình; 4- khá hài lòng; 5- rất hài lòng).

2.2.3. Các yếu tố được lựa chọn để nghiên cứu

Dựa vào lý thuyết về sự hài lòng và mô hình nghiên cứu của Parasursman, Zeithaml, Berry (1991) và đề tài nghiên cứu của tác giả Phan Ngọc Châu (2013). Trường Đại học Cần Thơ tác giả chọn lựa 6 nhóm yếu tố để nghiên cứu:


* An ninh, an toàn: là điều kiện an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn về tài sản, an toàn tính mạng con người….

* Mức độ đáp ứng: là sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên trong việc cung ứng dịch vụ một cách nhanh chóng cho du khách.

* Năng lực phục vụ và sự đồng cảm: Năng lực phục vụ thể hiện qua trình độ chuyên môn vá thái độ lịch sự, niềm nở với khách hàng.

* Cơ sở vật chất phục vụ du lịch : Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có ý nghĩa rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác các tài nguyên và phục vụ khách du lịch. Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch được đánh giá bằng số lượng và chất lượng, tính đồng bộ, các tiện nghi của của khách sạn , homestay, nhà hàng, phương tiện vận chuyển......

* Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm du lịch là nhận thức của du khách về chất lượng dịch vụ của một công ty du lịch nào đó được đem so sánh với chất lượng sản phẩm của công ty du lịch khác về sản phẩm mà họ sử dụng như: tham quan vườn trái cây, tham quan làng nghề......

* Mức độ hợp lý của chi phí: là sự sẵn lòng chi trả của du khách và sự kỳ vọng về mức độ thỏa mãn của sản phẩm mà họ sử dụng.

Sự hài lòng của du khách đối với chất lượng DV du lịch sinh thái Vĩnh Long

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2023