Dự Báo Lượng Cầu Nhập Khẩu Urê Cho Các Năm 2007, 2008, 2009


Tóm lại, trong thời kỳ đổi mới khi nền kinh tế VN vận hành theo cơ chế thị trường hàm cầu NK urê được xác định như sau:

URE = e8,473+0,822.P - 0,538.(LT)2,41.S - 0,253 = e9,295.P - 0,538.(LT)2,41.S - 0,253 (4-18)


4.4 Dự báo lượng cầu nhập khẩu urê cho các năm 2007, 2008, 2009


4.4.1 Mô hình dự báo

Sau khi kiểm định, phân tích, và đánh giá kết quả ta có thể dùng hàm hồi qui vừa tìm được để tiến hành dự báo lượng cầu nhập khẩu urê cho các năm kế tiếp khi cho trước giá trị của các biến giải thích. Có thể tiến hành dự báo điểm và dự báo khoảng cho lượng cầu nhập khẩu urê trung bình với xác xuất tin cậy (1-a)100%.

Giả sử véctơ các giá trị của biến giải thích đã biết là:


X0 = (P0; LT0, S0, DV0, 1)


Để dự báo điểm lượng cầu nhập khẩu trung bình của năm kế tiếp ta chỉ việc

thay giá trị X0 vào hàm hồi qui trên ta có được giá trị lnURE = f(x0) = y 0; và do đó


lượng cầu nhập khẩu của năm đó được dự báo sẽ bằng e^( y 0).


Khoảng dự báo cho giá trị lượng cầu nhập khẩu urê trung bình (ln) với xác xuất tin cậy 95% là khoảng:


0 0 0 0 0 0 0

y - t0,025(21 –5).se(Y /X ) ≤ ln[E(Y/X )] ≤ y + t0,025(21 –5).se(Y /X )



se(


se(

Trong đó t0,025(21 –5) là giá trị phân phối t có 16 bậc tự do với xác xuất 95%,

Y

0/X0) là độ lệch chuẩn của giá trị trung bình của biến phụ thuộc. Để tính

Y

0/X0), trước hết ta tính phương sai



0 0


0T T


-1 0 0T 0


Trong đó:

Var(Y

/X ) = 2 X

(X X) X = X

Cov( )X


- Cov( ) là ma trận hiệp phương sai của vectơ hệ số hàm hồi qui mẫu ,


- 2

là phương sai sai số ngẫu nhiên của mô hình hồi qui tổng thể được ước

lượng bằng phương sai sai số ngẫu nhiên của mô hình hồi qui mẫu.

- X là ma trận các số liệu thống kê với n quan sát của các biến giải thích có dạng:

x11

x21 ....x(k 1)1 1

x12

X =

x22

....x(k 1) 2 1

.

...........................

x x ....x 1

1n 2n (k 1) n



4.4.2 Dự báo giá trị của các biến giải thích

Khi dự báo lượng cầu nhập khẩu urê cho các năm 2007, 2008 và 2009 ta có thể cho trước các giá trị các biến giải thích tuỳ theo phân tích tình hình thực tế.

Chẳng hạn đối với lượng cung urê trong nước trong năm 2007 công suất hai nhà máy Phú Mỹ và Đạm Hà Bắc không có thay đổi lớn, nhà máy Khí điện đạm Cà Mau và Nhà máy Đạm Ninh Bình còn trong quá trình xây dựng; vì vậy tổng lượng cung urê trong nước năm 2007 có thể đạt 900.000 tấn (bằng 93% tổng công suất). Từ quí 2/2008 theo kế hoạch nhà máy Khí - Điện - Đạm Cà Mau bắt đầu sản xuất và cho công suất ban đầu 200.000 tấn urê/năm (tổng công suất thiết kế nhà máy này 800000 tấn urê/năm); ta có thể lấy mức cung urê trong nước năm 2008 khoảng 1,1 triệu tấn; nếu nhà máy Khí - Điện - Đạm Cà Mau năm 2009 sản xuất được 500.000 tấn urê, thì sẽ đưa mức cung trong nước năm 2009 lên 1,4 triệu tấn.

Với giá trị tổng sản lượng lương thực ta có thể tiếp cận theo cách của Aysen Tanyeri-Abur và Parr Rosson (2002), tiến hành dự báo các giá trị của biến này ở các năm tiếp theo bằng cách tạo ra chuỗi số liệu mới của nó dựa vào mô hình hồi qui giữa biến giải thích này với các biến trễ của nó một năm và hai năm. Cụ thể là:

LTt = 1,512 + 0,826 LTt-1 + 0,169 LTt-2; (4-19)


Từ đó ta có thể dự báo tổng sản lượng lương thực của VN năm 2007, 2008 và 2009 tương ứng là: 40,86; 41,88 và 42,93 triệu tấn.


Với các giá trị thực của giá urê trong ba năm tới, ta thấy giá urê nhập khẩu tháng 1/2007 lại tăng lên ở mức 247 USD/tấn FOB, tăng 12 USD/tấn so với tháng 12/2006 do giá urê thế giới tăng 10-20 USD/tấn; dự báo trong tháng 2 và tháng 3/2007 giá urê thế giới vẫn còn nhích lên vì nguồn cung từ Trung Đông sẽ ít đi do một số nhà máy ngừng hoạt động. Giá urê thị trường trong nước vụ Đông xuân 2006-2007 do vậy cũng tăng nhẹ; ở miền Bắc tăng 100-200đồng/kg, phổ biến ở mức 4.550-4.660 đồng/kg; ở ĐBSCL giá tăng ở mức 4.600-4.700 đồng/kg, riêng Kiên Giang ở mức 4.800-4.850 đồng/kg. Năm 2007 tình hình cung urê thế giới vẫn hạn chế bởi nhiều nhà máy sản xuất urê của Ấn Độ và Indonexia đóng cửa; Ấn Độ bãi bỏ trợ cấp cho nông nghiệp, Trung Quốc tăng thuế xuất khẩu urê lên 30%, giá dầu lửa tăng trở lại trên 60USD/thùng …. Mặt khác giá urê thường biến động thất thường, vì vậy để dự báo giá urê ta có thể lấy 2 mức: mức giá thấp và mức giá cao. Dự báo giá thực urê trong năm 2007, 2008 và 2009 với mức thấp tương ứng là 4,5 triệu đồng/tấn; 4,6 triệuđồng/tấn; 4,7 triệu đồng/tấn; và với mức cao tương ứng là 4,8 triệu đồng/tấn; 4,9 triệu đồng/tấn; 5,0 triệu đồng/tấn.

Bảng 4-8: Dự báo giá thực của urê, sản lượng lương thực và lượng cung urê

trong nước các năm 2007-2009



2007

2008

2009

Mức giá thấp

Mức giá cao

Mức giá thấp

Mức giá cao

Mức giá thấp

Mức giá cao

P (triệu VND/tấn)

4,5

4,8

4,6

4,9

4,7

5,0

LT(triệu tấn)

40,86

40,86

41,88

41,88

42,93

42,93

S (tấn)

900.000

900.000

1.100.000

1.100.000

1.400.000

1.400.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Xác định hàm cầu nhập khẩu vật tư nông nghiệp của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới lấy ví dụ phân bón Urê - 15

4.4.3 Dự báo lượng cầu nhập khẩu urê

1. Năm 2007:

a. Với phương án giá urê thấp


X0 = (P0; LT0, S0, DV0, 1) = (4,5; 40,86; 900 000; 1; 1)

Suy ra:

lnUREt = 8.473- 0.5381n(Pt) + 2.410ln(LTt) - 0.253ln(St) + 0.822 (DVt) =13,96


Vậy lượng nhập khẩu urê cho năm 2007 với mức giá thấp dự báo là: 1.105.724 tấn với:


Cov( ) =

LOG(P)

LOG(LT)

LOG(S)

DV

C

LOG(P)

0.060299

-0.07531

-0.01399

0.007632

0.367467

LOG(LT)

-0.07531

0.275646

-0.00962

-0.0527

-0.71765

LOG(S)

-0.01399

-0.00962

0.0140233

-0.00702

-0.114339

DV

0.007632

-0.0527

-0.007015

0.053144

0.208949

C

0.367467

-0.71765

-0.114339

0.208949

3.304577

Ta tính được:


0 0 0T 0

Var(Y /X ) = X Cov( )X

= 0,0306


Suy ra: se(

0/X0) = 0,175. Tra bảng phân phối t được t

(16) = 2,12.

Y0,025


Khoảng dự báo lượng cầu nhập khẩu urê trung bình (ln) với xác xuất tin cậy 95% là khoảng:

13,96- 2,12* 0,175≤ ln[E(Y/X0)] ≤ 13,96+ 2,12* 0,175

763.873 ≤ E(Y/X0) ≤ 1.600.562 (tấn)

b. Với phương án giá urê cao

X0 = (P0; LT0, S0, DV0, 1) = (4,8; 40,86; 900 000; 1; 1)


Suy ra: lnUREt = 13,92

Vậy lượng nhập khẩu urê cho năm 2007 với mức giá cao là: 1.068.103


Var(Y 0/X0) = 0,0302 ; se(Y 0/X0) = 0,174

Khoảng dự báo lượng cầu nhập khẩu urê trung bình (ln) với xác xuất tin cậy 95% là khoảng:



Hay

13,556 ≤ ln[E(Y/X0)] ≤ 14,292


739.895 ≤ E(Y/X0) ≤ 1.541.901 (tấn)


2. Năm 2008:


a. Với phương án giá urê thấp

X0 = (P0; LT0, S0, DV0, 1) = (4,6; 41,88; 1.100.000; 1; 1)


Suy ra :


lnUREt = 8,473- 0.5381n(Pt) + 2,410ln(LTt) – 0,253ln(St) + 0,822 (DVt) = 13,96


Lượng nhập khẩu urê cho năm 2008 với mức giá thấp dự báo là: 1.102.234


Y

tấn . Tính Var(

0/X0) = 0,0369; Suy ra se(

0/X0) = 0,192


Y

Khoảng dự báo lượng cầu nhập khẩu urê trung bình (ln) với xác xuất tin cậy 95% là khoảng:

13,548 ≤ ln[E(Y/X0)] ≤ 14,362 734.486 ≤ E(Y/X0) ≤ 1.654.107 (tấn)

b. Với phương án giá urê cao

X0 = (P0; LT0, S0, DV0, 1) = (4,9; 41,88; 1.100.000; 1; 1)


Suy ra: lnUREt = 13,92. Vậy lượng nhập khẩu urê cho năm 2008 với mức giá cao dự báo là: 1.065.508 tấn


Var(Y 0/X0) = 0,0360; se(Y 0/X0) = 0,190

Khoảng dự báo lượng cầu nhập khẩu urê trung bình (ln) với xác xuất tin cậy 95% là khoảng:

13,519 ≤ ln[E(Y/X0)] ≤ 14,324 713.429 ≤ E(Y/X0) ≤ 1.591.340 (tấn)


3. Năm 2009:


a. Với phương án giá urê thấp


(P0; LT0, S0, DV0, 1) = (4,7; 42,93; 1.400.000; 1; 1)


Suy ra: lnUREt = 13,492. Vậy lượng nhập khẩu urê cho năm 2009 với mức giá thấp dự báo là: 1.088.142 tấn.


Y

Tính được var(

0/X0) = 0,0456 ; Suy ra se(

0/X0) = 0,214


Y

Khoảng dự báo lượng cầu nhập khẩu urê trung bình (ln) với xác xuất tin cậy 95% là khoảng:

13,4905 ≤ ln[E(Y/X0)] ≤ 14,395 692.821 ≤ E(Y/X0 ≤ 1.709.031 (tấn)


b. Với phương án giá urê cao


X0 = (P0; LT0, S0, DV0, 1) = (5,0; 42,93; 1.400.000; 1; 1)


Suy ra: lnUREt = 13,909; Vậy lượng nhập khẩu urê cho năm 2009 với mức giá cao là: 1.052.622 tấn


Y

Var(

0/X0) = 0,0443 ; se(

0/X0) = 0,21


Y

Khoảng dự báo lượng cầu nhập khẩu urê trung bình (ln) với xác xuất tin cậy 95% là khoảng:

13,463 ≤ ln[E(Y/X0)] ≤ 14,3 674.702 ≤ E(Y/X0 ≤ 1.642.225 (tấn)


Bảng 4-9: Dự báo lượng cầu nhập khẩu urê trung bình cho các năm

2007- 2009 với mức giá thấp


Dự báo

2007

2008

2009

Lượng cầu nhập khẩu TB

1.105.724

(tấn)

1.102.234

(tấn)

1.088.142

(tấn)

Độ lệch chuẩn (ln)

0,175

0,192

0,214

Khoảng tin cậy 95%

(763.873; 1.600.562)

(tấn)

(734.486; 1.654.107)

(tấn)

(692.821; 1.709.031)

(tấn)

Như vậy, nếu tình hình thị trường urê thế giới không có biến động lớn dự báo lượng nhập khẩu urê của VN trong các năm 2007, 2008 và 2009 tương ứng khoảng 1,1; 1,1 và 1,09 triệu tấn. Trường hợp, thị trường urê thế giới có những biến động làm giá urê tăng mạnh thì dự báo lượng nhập khẩu urê của VN trong các năm 2007, 2008 và 2009 tương ứng khoảng 1,06; 1,06 và 1,05 triệu tấn.


Bảng 4-10: Dự báo lượng cầu nhập khẩu urê trung bình cho các năm 2007- 2009 với mức giá cao

Dự báo

2007

2008

2009

Lượng cầu nhập khẩu TB

1.068.103

(tấn)

1.065.508

(tấn)

1.052.622

(tấn)

Độ lệch chuẩn (ln)

0,174

0,190

0,210

Khoảng tin cậy 95%

(739.895; 1.541.901)

(tấn)

(713.429; 1.591.340)

(tấn)

(674.702; 1.642.225)

(tấn)

Một điều lưu ý là khi dự báo càng xa thì độ lệch chuẩn càng lớn; để khắc phục điều này chúng ta có thể dự báo cho từng năm một. Tức là, muốn dự báo lượng cầu nhập khẩu urê cho năm kế tiếp chính xác hơn, sau một năm hoạt động ta phân tích và nhập lại số liệu với cỡ mẫu tăng thêm 1, sau đó tiến hành hồi qui để xác định lại hàm cầu nhập khẩu urê và dự báo tương tự.

4.5 Đánh giá thực trạng cung cầu phân đạm của VN qua hàm cầu NK urê


4.5.1 Về lượng cung cầu urê cân bằng trung bình hàng năm

Qua kết quả thu được từ hàm cầu NK urê ta thấy rằng có bốn biến giải thích xác định nên hàm cầu NK urê với ý nghĩa thống kê cao là: Giá thực của urê NK, tổng sản lượng lương thực, cung urê sản xuất trong nước và chính sách đổi mới knh tế. Dòng cầu urê nhập khẩu được xác định qua hàm:

URE = e9,295.P - 0,538.(LT)2,41.S - 0,253.

Hệ số xác định bội R2 = 0,832 cho biết hàm hồi qui mẫu trên giải thích được 83,2% sự thay đổi của lượng cầu nhập khẩu urê.

Lượng cung cầu urê cân bằng trung bình hàng năm của sản xuất nông nghiệp VN bằng tổng lượng cầu NK và sản lượng urê sản xuất trong nước.


4.5.2 Về độ co giãn theo giá và thu nhập của cầu urê nhập khẩu

Giá trị hệ số của biến giá bằng - 0,538 chính là độ co giãn của cầu nhập khẩu urê theo giá thực của nó; cho thấy cầu nhập khẩu urê không co giãn theo giá; nếu giá tăng 1% thì cầu nhập khẩu urê giảm 0,538%, khi các yếu tố khác không đổi.


Tuy nhiên, cầu nhập khẩu urê lại rất co giãn theo thu nhập thực tế của sản xuất nông nghiệp với độ co giãn bằng 2,41; khi sản lượng lương thực tăng 1% thì cầu nhập khẩu urê tăng 2,41%, khi các yếu tố khác không đổi; độ co giãn của cầu nhập khẩu theo thu nhập lớn hơn 1 phản ánh mức tăng của cầu nhập khẩu urê với tỉ lệ lớn hơn mức tăng theo thu nhập thực tế của sản xuất nông nghiệp.

Nếu như trong các nghiên cứu cầu nhập khẩu gộp và đề xuất của Goldstein và Khan, 1985, thì độ co giãn của cầu nhập khẩu gộp của một nước theo giá thường rơi trong khoảng (-1;-0,5) và theo thu nhập trong khoảng (1;2) thì các kết quả này còn cho thấy: cầu nhập khẩu urê- một đầu vào của sản xuất nông nghiệp- tuy cũng có độ co giãn theo giá phù hợp với cầu nhập khẩu gộp chung của các loại hàng hóa, nhưng lại có độ co giãn theo thu nhập thực tế của sản xuất nông nghiệp lớn hơn 2 (bằng 2,41); điều này có thể giải thích rằng chúng ta giành thu nhập thực tế của sản xuất nông nghiệp cho tiêu dùng phân đạm urê nhập khẩu với mức cao hơn so với việc dành thu nhập cho tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu gộp nói chung.

Đồng thời biến tổng sản lượng lương thực có ý nghĩa thống kê rất cao (p- value bằng 0,0003) cho thấy nó chính là biến có ảnh hưởng quyết định đến cầu nhập khẩu urê. Kết quả trên cũng cho thấy, cầu urê nhập khẩu có phản ứng nhạy cảm nhất với tổng sản lượng lương thực so với các biến xác định nên hàm cầu NK.

4.5.3 Về hàng hóa thay thế urê NK

Urê sản xuất trong nước là hàng hóa thay thế hoàn hảo cho urê NK. Hệ số của biến cung urê trong nước bằng -0,253, cho thấy mức độ phản ứng nhạy cảm của cầu nhập khẩu urê theo sản lượng urê được sản xuất trong nước; nếu mức cung urê trong nước tăng 1% thì cầu nhập khẩu urê giảm 0,253%, khi các yếu tố khác không đổi. Đến năm 2006, sản lượng urê trong nước thực sự trở thành một nhân tố xác định hàm cầu NK urê, có vai trò quan trọng trực tiếp làm giảm căng thẳng về cầu urê NK. Tuy nhiên, cho đến năm 2005 sản xuất urê trong nước vẫn chưa có ảnh hưởng đáng kể đến cầu nhập khẩu urê; ta có thể thấy rõ điều này khi xác định hàm cầu NK urê với số liệu chỉ tính đến năm 2005, mức ý nghĩa của cung urê trong nước bằng 0,16 là khá cao (Phụ lục PL-4.3). Từ năm 2006, cung urê sản xuất trong nước là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến cầu nhập khẩu urê.

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 09/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí