Xác định các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc thông qua hoạt động thực hành dược lâm sàng tại khoa Mũi xoang Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương - 2


DANH MỤC HÌNH



Hình

Tên hình

Trang

1.1

Sơ đồ tổng quan về can thiệp dược lâm sàng

11

1.2

Sơ đồ tổng quan về những vấn đề liên quan đến thuốc

17

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Xác định các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc thông qua hoạt động thực hành dược lâm sàng tại khoa Mũi xoang Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương - 2


ĐẶT VẤN ĐỀ

Hoạt động thực hành dược lâm sàng đã và đang được thực hiện hiệu quả ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Úc…Tại các nước này, dược sĩ trực tiếp đi buồng bệnh, tư vấn cho thầy thuốc kê đơn và hướng dẫn người bệnh/người nhà người bệnh sử dụng thuốc,phát hiện các vấn đề liên quan đến thuốc và đưa ra những can thiệp dược lâm sàng hợp lý để nâng cao chất lượng sử dụng thuốc.

Tại nước ta, dược lâm sàng được biết đến thông qua sách báo, qua các chương trình hợp tác quốc tế và các cán bộ y tế đi học hoặc công tác từ nước ngoài về. Từ những năm 70 đã có cuộc vận động ―sử dụng thuốc hợp lý – an toàn‖ ở hệ bệnh viện. Cuối những năm 80, vụ Dược (Bộ Y tế) đã thành lập một nhóm nghiên cứu thực nghiệm ở Bạch Mai do dược sĩ Phan Bá Hùng làm trưởng nhóm cùng một số bác sĩ hoạt động với mục đích tham vấn về sử dụng thuốc hợp lý cho thầy thuốc kê đơn. Kể từ đó dược lâm sàng bệnh viện từng bước phát triển và triển khai thêm ở một số viện khác. Tuy nhiên, nhìn chung lại, hoạt động của dược sĩ bệnh viện trong lĩnh vực dược lâm sàng còn lẻ tẻ và chỉ mới thực hiện được một số chức năng khá ―khiêm tốn‖[4].

Mới đây, ngày 20/12/2012 Bộ Y tế chính thức ban hành thông tư 31/2012/TT-BYT: ―Hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện‖ hướng dẫn các bệnh viện triển khai công tác dược lâm sàng, trong đó có hoạt động dược sĩ lâm sàng tham gia đi buồng bệnh, phân tích sử dụng thuốc của từng người bệnh trên khoa lâm sàng[1]. Một câu hỏi lớn hầu hết các viện đều đặt ra là: ―Phải triển khai công tác dược lâm sàngnhư thế nào và bắt đầu từ đâu để phù hợp với mô hình bệnh tật, cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động của từng bệnh viện?‖Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cũng không nằm ngoài trong số đó.


Công tác Dược lâm sàng tại Bệnh viện thực sự mới bắt đầu được triển khai và còn rất nhiều điều trăn trở từ phía nhà quản lý cũng như từ dược sỹ đảm nhận nhiệm vụ triển khai hoạt động dược lâm sàng tai bệnh viện. Trước thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài ―Xác định các vấn đề liên quan đếnsử dụng thuốc thông qua hoạt động thực hành dược lâm sàng tại Khoa Mũi Xoang Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương‖nhằm 3 mục tiêu chính:

1/ Phát hiện các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc tại Khoa Mũi Xoang Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương.

2/ Thực hiện các biện pháp can thiệp dược lâm sàng để hạn chế các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc

3/Đánh giá hiệu quả của can thiệpdược lâm sàng đã thực hiện.


CHƯƠNG1: TỔNG QUAN

1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH DƯỢC LÂM SÀNG VÀ CAN THIỆP DƯỢC LÂM SÀNG

1.1.1 Định nghĩa

1.1.1.1 Khái niệm về dược lâm sàng trên thế giới

Trong suốt nhiều thập kỷ qua, dược lâm sàng đã được phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới. Mặc dù khái niệm về ―dược lâm sàng‖chưa có sự thống nhất chung, nhưng tất cả các định nghĩa đưa ra đều hướng tới cùng một ý nghĩarằng dược lâm sàng là hoạt động thực hành của người dược sỹ hướng đến đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, chất lượng [84].

Thuật ngữ ―dược lâm sàng‖ đã được sử dụng sớm từ những năm 1960 tại châu Mỹ khi dược sỹ bắt đầu hình thành nên các nền tảng cơ sở và thực hiện các dịch vụ dược lâm sàng đầu tiên [52]. Tại châu lục này[90], khái niệm về dược lâm sàng được đưa ra bởi trường môn dược lâm sàng Mỹ (American College of Clinical Pharmacy - ACCP) như sau: ―Dược lâm sàng là một nhánh của hệ thống chăm sóc sức khỏe đa ngành, với mục đích nâng cao chất lượng chăm sóc y tế thông qua các hoạt động chuyên môn nhằm tối ưu hóa điều trị thuốc, nâng cao sức khỏe và phòng tránh bệnh tật cho người bệnh‖. Bên cạnh đó, dược lâm sàng cũng có nhiệm vụ tham gia vào công tác giảng dậy, đào tạo nhằm truyền tải những kiến thức mới, tiến bộ hướng đến mục đích hoạt động chung.

Người dược sỹ lâm sàng là người làm việc trực tiếp với các bác sỹ, các cán bộ y tế khác và người bệnh để đảm bảo rằng thuốc được kê cho người bệnh sẽ đạt được kết quả điều trị tối ưu nhất. Dược sỹ lâm sàng thực hành tại các cơ sở y tế - nơi họ sẽ thường xuyên tương tác với các bác sỹ cũng như các cán bộ y


tế khác để có được sự phối hợp tốt hơn, hướng tới mục tiêu chung nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.

Họ chịu trách nhiệmthiết lập và trực tiếp quản lý điều trị thuốc cho người bệnhthông qua việc thực hành độc lập hoặc tư vấn/phối hợp với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác. Là chuyên gia về thuốc, người dược sỹ lâm sàng có nhiệm vụ thường xuyên cung cấp các hướng dẫn điều trị cho các cán bộ y tế và các khuyến nghị cần thiết cho người bệnh. Dược sỹ lâm sàng phải đảm bảo nguồn thông tin tư vấn mang tính khoa học, cập nhật, phù hợp với điều kiện thực tế và đáp ứng các tiêu chuẩn chung về lựa chọn thuốc hợp lýnhư: tính an toàn, tính hiệu quả, tính kinh tế và tính tiện dụng[90].

Tại châu Úc[83], Hội dược sỹ bệnh viện Úc (The Society of Hospital of Australia - SHPA) cũng đưa ra khái niệm về dược lâm sàng như sau: ―Dược lâm sàng là một nhánh của hệ thống chăm sóc sức khỏe đa ngành, thông qua các hoạt động chuyên môn của người dược sỹ,nhằm hướng đến mục đích sử dụng thuốc chất lượng‖. Trong đó bao gồm các nhiệm vụ sau: (1) tham gia vào việc quản lý người bệnh; (2) áp dụng những bằng chứng y khoa tốt nhất trong thực hành dược lâm sàng hàng ngày; (3) đóng góp những kiến thức lâm sàng và kỹ năng lâm sàng vào nhóm chăm sóc sức khỏe, (4) xác định và giảm thiểu được những phản ứng có hại liên quan đến thuốc; (5) tham gia vào việc giáo dục người bệnh, người nhà người bệnh và cung cấp thông tin cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác; (6) tham gia nghiên cứu.

Còn tại châu Âu[91], Hội dược lâm sàng châu Âu (European Society of Clinical Pharmacy - ESCP) gần đây đưa ra khái niệm mới nhất về dược lâm sàng, theo đó ―dược lâm sàng‖ là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ hoạt động thực hành dược nhằm mục đích phát triển, thúc đẩy việc sử dụng thuốc hợp lý và phù hợp với danh mục thuốc cũng như điều kiện khoa học công nghệ về điều trị


hiện có. Dược lâm sàng trong đó bao gồm tất cả các dịch vụ dược được thực hiện bởi các dược sỹ thực hành tại các bệnh viện, nhà thuốc cộng đồng, nhà điều dưỡng, dịch vụ chăm sóc tại nhà, phòng khám và các cơ sở y tế khác mà thuốc được sử dụng vào phòng và trị bệnh. Điều này có nghĩa rằng, thuật ngữ ―lâm sàng‖ không nhất thiết có nghĩa là một hoạt động chỉ được thực hiện tại bệnh viện, cả 2 đối tượng dược sỹ cộng đồng và dược sỹ bệnh viện đều có thể thực hiện các hoạt động dược lâm sàng.Và hiện tại, khái niệm mới này đang được sử dụng rộng rãi trên toàn lãnh thổ châu Âu. Như chúng ta đã biết, dược lâm sàng đầu tiên chỉ thể hiện rò vai trò thực hành dược trong bệnh viện, tuy nhiên 20 năm trở lại đây, dược lâm sàng đã có những bước phát triển và xác lập được vị trí của mình trong dược cộng đồng. Sự chuyển biến này đã cho thấy sự phát triển không ngừng của các dịch vụ dược lâm sàng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. Và định nghĩa về dược lâm sàng mà ESCP đưa ra bao hàm được rộng hơn cho tất cả các dịch vụ thực hành dược được thực hiện bởi dược sỹ trong hệ thống chăm sóc sức khỏe[34].

1.1.1.2Khái niệm về dược lâm sàng tại Việt Nam

Tại Việt Nam, mới đây năm 2012, Bộ Y tế đã ban hành thông tư 31/2012/TT-BYT- Hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện, trong đó đã đưa ra khái niệm về dược lâm sàng và những quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ cũng như yêu cầu cần đáp ứng của 1 dược sỹ chuyên trách công tác dược lâm sàng. Cụ thể như sau[1]:

Dược lâm sàng là hoạt động thực hành thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, trong đó người dược sỹ thực hiện vai trò tư vấn về thuốc cho thầy thuốc, giúp tối ưu hóa phác đồ điều trị; đồng thời thực hiện vai trò cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả cho cán bộ y tế và cho người bệnh.


Dược sỹ lâm sàng là những dược sỹ làm việc trong lĩnh vực dược lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện tư vấn về thuốc cho thầy thuốc trong chỉ định, điều trị và hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế và cho người bệnh.Dược sỹ chuyên trách làm công tác dược lâm sàng yêu cầu là dược sỹ đại học và phải đáp ứng một trong ba điều kiện: (1) được đào tạo liên tục và có chứng chỉ thực hành dược lâm sàng; (2) được đào tạo đại học chuyên ngành định hướng dược lâm sàng; (3) được đào tạo sau đại học chuyên ngành dược lý – dược lâm sàng.

Về nhiệm vụ của người dược sỹ lâm sàng trong bệnh viện, nội dung thông tư cũng quy định rò, trong đó bao gồm 2 nhóm nhiệm vụ chính:

Nhiệm vụ chung: tham gia phân tích, đánh giá sử dụng thuốc trong bệnh viện; tham gia tư vấn xây dựng danh mục thuốc của đơn vị; tham gia xây dựng quy trình chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc, xây dựng quy trình giám sát sử dụng thuốc; thông tin thuốc cho người bệnh và cán bộ y tế; tham gia hội chẩn, bình ca lâm sàng; tập huấn, đào tạo về dược lâm sàng…

Nhiệm vụ tại khoa lâm sàng: dược sỹ lâm sàng tham gia đi buồng bệnh và phân tích về sử dụng thuốc của người bệnh. Tùy theo đặc thù của từng bệnh viện, mỗi bệnh viện sẽ lựa chọn khoa lâm sàng và đối tượng người bệnh ưu tiên để triển khai các hoạt động thực hành dược lâm sàng.

1.1.2 Tình hình triển khai thực hành dược lâm sàng

1.1.2.1 Tình hình triển khai thực hành dược lâm sàng trên thế giới

Dược lâm sàng là mộtngành nghề tương đối mới, được phát triển từ những năm 1960. Đối tượng chính mà ngành dược lâm sàng hướng tới đó là người bệnh và công tác đào tạo thực hành tại bệnh viện hơnlà hướng đến lĩnh vực nghiên cứu lâm sàng như định hướng của ngành dược lýlâm sàng[52].


Tại Pháp, vào cuối thế kỷ 18 và nửa đầu thế kỷ 19, giảng dạy về y khoa lâm sàng và dược lâm sàng đã được tổ chức bởi hệ thống cải cách y tế tại cộng hòa Pháp.Michel Foucaul, năm 1963[81]đã nói trong cuốn sách của ông viết về dược lâm sàng rằng: ―dược lâm sàng thực sự đã phát triển từ thế kỷ 18, nhưng đó mới chỉ là những kinh nghiệm cơ bản. Dược lâm sàng không chỉ có thế, nó không phải là câu hỏi đặt ra sau mỗi một tình huống hay là một kinh nghiệm đơn thuần đã được hình thành từ trước để cho sự hiểu biết bị tiêu tan. Đó là câu hỏi, là tình huống không hề có cấu trúc trước của một vấn đề do chính kinh nghiệm thực tế và những con người tham gia vào tình huống thực tế ấy tạo nên.Và ngôi trường đáp ứng được cả 2 tiêu chí ấy không đâu khác chính là bệnh viện”.Kể từđó, dược lâm sàng chính thức bắt đầu được giảng dậy tại các trường đại học và các bệnh viện ở Pháp. Michel Foucaul khẳng định rằng, đây chính là ngày sinh của thực hành dược lâm sàng tại Pháp.

Một quốc gia khác thuộc châu Âu cũng có lịch sử phát triển dược lâm sàng từ rất sớm, đó là Vương quốc Anh. Tại quốc gia này, dược lâm sàng đã được khởi đầu phát triển bởi 2 dược sỹ, người tiên phong cho lĩnh vực này là Graham Calder tại bệnh viện Aberdeen bằng việc xem xét tính an toàn của các đơn thuốc được kê[19]. Người tiếp theo có vai trò khởi đầu cho công tác dược lâm sàng phải kể đến ở Anh là dược sỹ John Baker của bệnh viện Westminster, vào cuối những năm 60 đã phát triển vai trò của dược sỹ như một phần của hệ thống kê đơn[14]. Nhiều bệnh viện khác thuộc nước Anh cũng có những cuộc cách mạng dược lâm sàng bắt đầu bằng sự hiện diện của dược sỹ tại các khoa lâm sàng từ những năm 60 và 70[20].

Tính từ thời điểm sáng lập cho tới nay, dược lâm sàng đã không ngừng phát triển và khẳng định được ý nghĩa mà nó mang lại. Bắt đầu từ những năm 1987, các dự án thí điểm với quy mô lớn đã được áp dụng tại các bệnh viện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2022