Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Ở Sản Phụ Rau Cài Răng Lược Tại Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội

khâu chữ X tại diện rau bám. Có 24% các bệnh nhân bị biến chứng trong và sau mổ bao gồm, tổn thương bàng quang (17%), nhiễm khuẩn (1%), ruột và tụ máu mỏm cắt (7%). 67% bệnh nhân phải truyền máu, trung bình là 3,3 đơn vị khối hồng cầu [3].

Một nghiên cứu nữa của tác giả Lê Hoài Chương cũng tại BVPSTW trong 2 năm 2010 - 2011 hồi cứu trên 39 bệnh nhân RCRL cho thấy, độ tuổi ≥ 35 là 56,4%, 69,2% các bệnh nhân có sẹo MLT, 56% bệnh nhân có tiền sử nạo thai. Về thái độ xử trí, có 59% số bệnh nhân RCRL được mổ chủ động. Tỉ lệ phải cắt tử cung là 82,1% và bảo tồn là 17,9% [50].

MLT trong RCRL là một phẫu thuật rất khó khăn do nguy cơ chảy máu nặng ở 2 thì: khi rạch cơ tử cung lấy thai-nhất là sử dụng đường rạch ngang đoạn dưới tử cung kinh điển, và thì bóc phần RCRL. Để giảm lượng máu mất khi mổ RCRL, năm 2012, tác giả Vũ Bá Quyết đã áp dụng đường mổ dọc thân tử cung cách xa mép trên của bánh rau để lấy thai cho 18 bệnh nhân RCRL có RTĐ và sẹo MLT, sau đó cắt tử cung ngay mà không bóc rau. Kết quả cho thấy, lượng máu mất giảm đi, trung bình mỗi bệnh nhân chỉ truyền 3,9 đơn vị, tổn thương bàng quang cũng ít gặp hơn với tỉ lệ 1/18 = 5,6% [34].

Trong nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2015 [9], rau tiền đạo làm tăng nguy cơ bị RCRL lên 24,71 lần, tiền sử mổ đẻ 1 lần làm tăng nguy cơ RCRL lên gấp 9,58 lần, tiền sử mổ đẻ ≥ 2 lần thì có nguy cơ bị RCRL cao gấp 19,44 lần, nạo hút thai ≥4 lần làm tăng nguy cơ bị RCRL cao gấp 18,5 lần và các sản phụ ≥ 35 tuổi có nguy cơ bị mắc RCRL cao gấp 4,59 lần so với các sản phụ dưới 35 tuổi. Tỉ lệ mổ cấp cứu là 49%, mổ chủ động là 51%. Tỉ lệ các bệnh nhân được phát hiện RCRL trước mổ là 68,6% và 65,7% số bệnh nhân này được mổ chủ động. Tỉ lệ các bệnh nhân phải truyền máu là 91,2%, lượng máu truyền trung bình là 4,49 ± 2,9 đơn vị khối hồng cầu. Các bệnh nhân không được chẩn đoán RCRL từ trước, có tiền sử mổ đẻ, phải mổ cấp cứu, bóc rau, cắt tử cung hoàn toàn thì phải truyền nhiều máu hơn. Tỉ lệ bảo tồn tử cung thành công là 10,78%, cắt tử cung hoàn toàn là 20,6%, cắt tử cung bán phần là 68,62%. Tỉ lệ rạch dọc thân tử cung là 48%, chủ yếu áp dụng đối với RCRL thể đâm xuyên, rau bám mặt trước và các bệnh nhân mổ chủ động cắt tử cung. Khi mổ RCRL, tai biến rách bàng quang là 20,6%, tổn thương niệu quản là 2,9%. RCRL thể đâm xuyên là yếu tố làm tăng nguy cơ rách bàng quang khi mổ.

Theo nghiên cứa của Nguyễn Liên Phương, Trần Danh Cường, Vũ Bá Quyết năm 2017 được nghiên cứu tại BVPSTW [5] cho một số kết quả: tỉ lệ RCRL là 0,39% so với tổng số đẻ năm 2017, RCRL gặp ở 91,7% thai phụ có sẹo mổ lấy thai cũ. Số thai phụ được chẩn đoán trước sinh bằng siêu âm là 64,3%. Xử trí RCRL là mổ lấy

thai tiếp theo chủ động cắt tử cung cầm máu là 100%. Biến chứng của cuộc mổ gặp chủ yếu là tổn thương cơ quan tiết niệu 6%.

Nghiên cứu Trần Khánh Hoa thực hiện năm 2020 tại BVPSHN [7] cho một số kết quả: tuổi sản phụ trung bình là 33,29 4,66 tuổi, 63,46% sản phụ không có triệu chứng lâm sàng, còn lại 34,62% có triệu chứng ra máu âm đạo. Chỉ định MLT chủ động chiếm 75%, phương pháp vô cảm chủ yếu là gây mê nội khí quản chiếm 92,31%. Đường rạch da theo đường trắng giữa rốn chiếm ưu thế với 76,92%, đường rạch tử cung chủ yếu là rạch dọc thân tử cung với 86,54%. Phương pháp cầm máu có cắt tử cung bán phần thấp chiếm 86,54%. Tỉ lệ biến chứng 7,69% trong đó có rách bàng quang (3,85%); tổn thương niệu quản 2 bên (1,92%) và rách bàng quang – rách niệu quản T - đụng dập niệu quản P (1,92%). Cân nặng trẻ sinh là 2686,54 ± 579,05 gram.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Tất cả các trường hợp được chẩn đoán và điều trị RCRL tại BVPSHN có bệnh án lưu trữ tại phòng Kế hoạch Tổng hợp của bệnh viện từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 30/4/2022.

* Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Những sản phụ được chẩn đoán xác định dựa vào lâm sàng và giải phẫu bệnh là RCRL đã phẫu thuật tại BVPSHN.

- Tuổi thai từ 28 - 42 tuần.

- Có đủ các thông tin của bệnh nhân bao gồm: tiền sử sản phụ khoa, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, siêu âm, giải phẫu bệnh, thông tin cuộc mổ, đánh giá kết quả xử trí.

* Tiêu chuẩn loại trừ

- Các hồ sơ bệnh án không có đầy đủ các thông tin cần cho nghiên cứu

- Các sản phụ được chẩn đoán trước mổ là RCRL nhưng sau mổ không phải RCRL như: RTĐ, rau bong non….

- Các tuổi thai dưới 28 tuần tuổi.

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại BVPSHN

2.1.3. Thời gian nghiên cứu

- Thời gian làm nghiên cứu: từ tháng 11/2022 – 6/2022.

- Thời gian thu thập số liệu: từ tháng 3/2022 – 4/2022.

- Thời gian bệnh án được hồi cứu: Từ 01/01//2020 –30/4/2022.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Mô tả cắt ngang.

2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

- Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu toàn bộ, lấy toàn bộ các hồ sơ bệnh án thoả mãn tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu.

- Trên thực tế, chúng tôi đã thu thập được thông tin của 93 hồ sơ bệnh án trong 2 năm (từ tháng ngày 01/1/2020 đến hết ngày 30/04/2022) thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu.

2.2.3. Các biến số nghiên cứu

Bảng 2.1: Các biến số/chỉ số nghiên cứu



STT


Biến số/ chỉ số nghiên cứu

Phân loại biến

Cách thức


thu thập

Mục tiêu 1: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân rau cài răng lược đã được phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

1

Tuổi (tính theo năm dương lịch)

Định lượng

Bệnh án

2

Nghề nghiệp: nông dân, công nhân, văn phòng, tự do, nội trợ, giáo viên, kinh doanh.

Định tính

Bệnh án

3

Nơi ở: Hà Nội, ngoài Hà Nội

Định tính

Bệnh án

4

Tiền sử sản khoa: số lần nạo hút, số lần mổ lấy thai

Định lượng

Bệnh án

5

Tỉ lệ RCRL / tổng số đẻ.


Tỉ lệ RCRL / tổng số mổ lấy thai.

Định lượng

Phân tích

Đặc điểm lâm sàng

6

Đau bụng

Định tính

Bệnh án

7

Ra máu

Định tính

Bệnh án

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật rau cài răng lược tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội - 5

Không triệu chứng

Định lượng

Bệnh án

Đặc điểm cận lâm sàng

9

Được chẩn đoán RCRL trên siêu âm

Định tính

Bệnh án

10

Vị trí rau bám qua siêu âm: rau bám mặt trước tử cung, rau bám mặt sau tử cung.

Định tính

Bệnh án

11

Phân độ RCRL trên giải phẫu bệnh

Định tính

Bệnh án

12

Hemoglobin (g/L): trước mổ, sau mổ

Định tính

Bệnh án

Mục tiêu 2: Đánh giá kết quả xử trí các trường hợp phẫu thuật lấy thai bảo tồn tử cung ở những bệnh nhân trên

Đối với mẹ

13

Thời điểm mổ lấy thai: chủ động, cấp cứu

Định tính

Bệnh án

14

Phương pháp vô cảm

Định tính

Bệnh án

15

Phương pháp rạch da

Định tính

Bệnh án

16

Phương pháp rạch tử cung

Định tính

Bệnh án

17

Lượng máu truyền

Định lượng

Bệnh án

18

Thời gian phẫu thuật

Định lượng

Bệnh án

19

Biến chứng mẹ: tổn thương tạng, mổ lại, nhiễm khuẩn sau mổ, tử vong.

Định tính

Bệnh án

Đối với con

20

Tuổi thai khi sinh

Định tính

Bệnh án

21

Cân nặng của con ngay sau sinh

Định tính

Bệnh án

22

Điểm Apgar (1 phút, sau 5 phút)

Định tính

Bệnh án

23

Tử vong sơ sinh

Định tính

Bệnh án

8

2.2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

- Sử dụng phiếu thu thập số liệu để lấy thông tin từ hồ sơ bệnh án theo các biến số và chỉ số của nghiên cứu.

- Số liệu được nhập, quản lý và phân tích trên phần mềm SPSS 20.0 với các thuật toán sau:

+ Thống kê mô tả các biến định lượng bao gồm trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất.

+ Thống kê mô tả các biến định tính bao gồm tỉ lệ phần trăm.

+ Thống kê suy luận cho biến định lượng được sử dụng để so sánh sự khác biệt giữa các nhóm. Mức ý nghĩa thống kê p < 0,05 được sử dụng trong thống kê suy luận.

2.2.5. Khía cạnh đạo đức của đề tài

- Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu hồi cứu nên không ảnh hưởng đến sức khoẻ bệnh nhân.

- Các thông tin về tiền sử, đặc trưng cá nhân của bệnh nhân được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục tiêu nghiên cứu.

- Đề cương luận văn được thông qua tại Hội đồng bảo vệ đề cương của Bộ môn Phụ sản trường Đại học Y - Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội và sự cho phép của Ban Giám đốc – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU


Đưa vào nghiên cứu

Thu thập thông tin bệnh án


Tra kết quả GPB

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ nghiên cứu


Tất cả bệnh án được chẩn đoán RCRL và phẫu thuật tại BVPSHN từ 1/2020 – 4/2022


Có cơ tử cung trong bánh rau

Không có cơ tử cung trong bánh rau




Loại khỏi nghiên cứu




Hoàn thiện bệnh án nghiên cứu Nhập liệu và thu thập số liệu Việt bài và hoàn thiện luận văn

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở sản phụ rau cài răng lược tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

3.1.1.1. Tuổi


60

52,7%

50

40

34,4%

30

20

12,9%

10

0

25 - 29 tuổi

30 - 34 tuổi

≥ 35 tuổi


Biểu đồ 3.1: Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét:


- Nhóm tuổi mẹ ≥ 35 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 52,7%.

- Đứng thứ 2 là nhóm tuổi mẹ từ 30 đến 34 tuổi chiếm tỉ lệ 34,4%.

- Nhóm tuổi từ 25 đến 29 chiếm tỉ lệ thấp nhất là 12,9%.

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 18/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí