Xây Dựng Hướng Dẫn Điều Trị Thống Nhất Áp Dụng Toàn Khoa


3.2Các nội dung can thiệp dược lâm sàng

3.2.1Thảo luận về DRPstại khoa lâm sàng

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện 2 buổitrao đổi thông qua sinh hoạt khoa học toàn khoa. Thành phần tham dự 2 buổi này bao gồm: bác sĩ điều trị chính, bác sĩ nội trú và y tá điều dưỡng của khoa.

3.2.1.1 Thảo luậnlần 1

- Thời gian thực hiện : Thứ 5 – ngày 15/05/2014.

- Nội dung:Nhóm nghiên cứu trình bày toàn bộ những vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc được phát hiện saubước khảo sát, phân tíchbệnh án. Tiêu đề bài báo cáo can thiệp: "Một số vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc tại Khoa Mũi Xoang Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương" (Phụ lục 4).

- Mục đích của buổi tập huấn này:

+ Trình bày một số vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc mà nhóm nghiên cứu phát hiện được thông qua quá trình khảo sát bệnh án và đi thực tế lâm sàng cùng điều dưỡng.

+ Xin ý kiến về các DRP cần khắc phục và các biện pháp giải quyết của các bác sỹ, điều dưỡng trong khoa.

- Kết quả đạt được sau buổi tập huấn:

+ 100% các bác sỹ đồng ý rằng những vấn đề phát hiện liên quan đến cách dùng thuốc, liều dùng và tần suất đưa liều là có ở khoa và đồng ý sẽ thay đổi hành vi kê đơn. Riêng có vấn đề tần suất đưa liều của Cefamandol (yêu cầu tối thiểu phải là 3 lần đưa thuốc/ngày) thì các ý kiến đưa ra đều cho rằng việc sử dụng thuốc này sẽ không phù hợp với thực tế hoạt động của khoa (không có kíp trực buổi tối) và xu hướng sẽ chuyển sang sử dụng kháng sinh khác.

+ 100% y tá, điều dưỡng đồng ý với những vấn đề phát hiện liên quan đến kỹ thuật đưa thuốc và pha thuốc. Tuy nhiên, các ý kiến đưa ra đều cho rằng thực tế


để đảm bảo lượng dung môi pha thuốc cũng như thời gian tiêm thuốc theo khuyến cáo thì không thể thực hiện được. Và kết luận của các anh/chị điều dưỡng đưa ra là sẽ cố gắng pha thuốc với thể tích dung môi sát với khuyến cáo cũng như cố gắng tiêm chậm nhất có thể.

+ Về vấn đề sử dụng dạng bào chế/đường dùng thuốc chưa được khuyến cáo với corticoid đường tiêm cho bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi mũi xoang, còn nhiều ý kiến khác nhau, các lý do đưa ra là nhóm thuốc này được sử dụng để chống viêm, chống dị ứng, chống phù nề cho bệnh nhân sau phẫu thuật và dùng đường tiêm để đạt tác dụng nhanh, thời gian sử dụng cũng chỉ là 2 – 3 ngày sau phẫu thuật sau đó sẽ chuyển sang dạng uống.

+ Đối với 4 nhóm thuốc điều trị rối loạn chức năng thì quan điểm của các bác sỹ cũng thống nhất.Có 3/5 ý kiến cho rằng các thuốc này nên sử dụng 100% cho các bệnh nhân sau phẫu thuật và không cần phải ghi lý do vì sẽ mất thời gian, không cần thiết. Có 2/5 ý kiến khác lại ủng hộ việc sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng thì cần phải có lý do – (ghi rò triệu chứng của bệnh nhân), nhưng để làm được điều này thì chắc là khó.

Kết luận của buổi sinh hoạt khoa học này : Khoa Dược sẽ cung cấp thêm thông tin liên quan đến việc sử dụng các nhóm thuốc trong điều trị cho bệnh nhân phẫu thuật nội soi mũi xoang.

3.2.1.2. Thảo luận lần 2

- Thời gian thực hiện: Thứ 5 ngày 05/6/2014.

- Mục đích:

+ Nhắc lại một số vấn đề đã can thiệp lần 1.

+ Lựa chọn 1 số vấn đề chưa thống nhất nhưng có thể tiến hành can thiệp tiếp do khả năng cung cấp thêm bằng chứng, đặc biệt là bằng chứng cấp 1 về thử nghiệm lâm sàng.

41


- Nội dung: Cung cấp thêm bằng chứng cấp 1 về khuyến cáo sử dụng corticoid dạng đường uống trên một số đối tượng viêm mũi xoang mạn tính và phẫu thuật nội soi mũi xoang. Tiêu đề bài báo cáo can thiệp lần 2: "Một số điểm cần trao đổi liên quan đến sử dụng Corticoid đường tiêm trên người bệnhviêm mũi xoang mạn tính và phẫu thuật nội soi mũi xoang" (Phụ lục 5).

- Kết quả đạt được sau buổi tập huấn :

+ 100% bác sỹ đồng ý với nội dung bài báo cáo và đồng ý xem xét kỹ hơn các bằng chứng lâm sàng của việc dùng đường uống corticoid thay thế cho đường tiêm, chấp nhận nội dung can thiệp nhưng vẫn chưa hoàn toàn đồng ý sẽ thay đổi hành vi kê đơn.

+ Đồng ý kết hợp với nhóm nghiên cứu xây dựng hướng dẫn điều trị cho bệnh nhân người lớn sau phẫu thuật nội soi mũi xoang, trong đó sẽ bao gồm hướng dẫn sử dụng cho toàn bộ các thuốc được chỉ định cho bệnh nhân chứ không chỉ quan tâm tới riêng thuốc đã tiến hành can thiệp. Hướng dẫn điều trị này sẽ thống nhất áp dụng toàn khoa.

3.2.2Xây dựng hướng dẫn điều trị thống nhất áp dụng toàn khoa

- Xây dựng bản dự thảo hướng dẫn điều trị nội khoa cho bệnh nhân người lớn sau phẫu thuật nội soi mũi xoang được thực hiện bởi một nhóm gồm nghiên cứu viên và 1 bác sĩ - do trưởng Khoa Mũi Xoang phân công.

- Bản dự thảo được lấy ý kiến của các bác sỹ điều trị chính tại khoa trong quá trình tiến hành xây dựng.

- Sau khi tiến hành lấy ý kiến đánh giá của từng bác sỹ, nhóm nghiên cứu tổ chức thảo luận thông qua HDĐT trên khoa trong giao ban thứ 5 ngày 30/7/2014 (phụ lục 6).

- Tiến hành đánh giá mức độ đồng thuận với nội dung của hướng dẫn điều trị đã xây dựng sau buổi thảo luận thông qua thu được kết quả như sau:


+ Có 5 bác sỹ tham gia đầy đủ các buổi can thiệp, trong đó có 4 bác sỹ chính và 1 bác sỹ nội trú. Số phiếu phát ra là 5, số phiếu thu về là 5. Kết quả trình bày tại bảng 3.8.

Bảng 3.8: Tỷ lệ bác sỹ đồng thuận với nội dung của hướng dẫn điều trị


STT

Tiêu chí khảo sát

Số ý kến đồng ý (%)

(n=5)

1

HDSD kháng sinh

4 (80%)

2

HDSD corticoid đường toàn thân

4 (80%)

3

HDSD corticoid dạng xịt tại chỗ

5 (100%)

4

HDSD thuốc giảm đau

5 (100%)

5

HDSD thuốc nhỏ mũi có tác dụng co mạch

4 (80%)

6

HDSD thuốc cầm máu

3 (60%)

7

HDSD thuốc chống dị ứng

4 (80%)

8

HDSD thuốc tiêu nhầy

4 (80%)

9

HDSD thuốc chống phù nề

3 (60%)

10

HDSD thuốc an thần

4 (80%)

100% bác sỹ đồng ý : Xây dựng hướng dẫn điều trị là cần thiết cho công việc

của họ và đề nghị tiếp tục phát triển hình thức này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Xác định các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc thông qua hoạt động thực hành dược lâm sàng tại khoa Mũi xoang Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương - 7

*HDSD : Hướng dẫn sử dụng

+ 80% (4/5) bác sỹ đồng ý với lựa chọn và sử dụng kháng sinh, đồng ý việc sử dụng kháng sinh sau phẫu thuật nên dừng sớm nhất có thể nếu không có dấu hiệu nhiễm khuẩn.

Một ý kiến duy nhất cho rằng, việc sử dụng kháng sinh sau phẫu thuật nội soi mũi xoang dừng sớm nhất cũng phải 7 – 10 ngày, còn nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn phải dùng kéo dài hơn.


+ 80 % (4/5) bác sỹ đồng ý về chỉ định, đường dùng, liều dùng, thời gian dùng của corticoid cho bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi mũi xoang.

Một ý kiến duy nhất cho rằng, việc sử dụng corticoid nên được dùng cho tất cả các bệnh nhân sau phẫu thuật với mục đích chống phù nề và chống dị ứngchứ không chỉ bó hẹp với 2 đối tượng như đã nêu trong hướng dẫn điều trị và thời gian điều trị viêm mũi xoang do nấm thì không nên kéo dài.

+ 100% (5/5) bác sỹ đồng ý với nội dung hướng dẫn sử dụng corticoid dạng xịt tại chỗ và thuốc giảm đau cho bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi mũi xoang.

+ 80 % (4/5) bác sỹ đồng ý với nội dung hướng dẫn sử dụng thuốc nhỏ mũi có tác dụng co mạch và đồng ý rằng lý do sử dụng nhóm thuốc này cần được thể hiện rò trong diễn tiến bệnh lý trong bệnh án của bệnh nhân.

Một ý kiến duy nhất cho rằng nhóm thuốc nhỏ mũi có tác dụng co mạch nên được dùng thường xuyên nhằm mục đích chăm sóc sau mổ dễ dàng.

+ 60 % (3/5) bác sỹ đồng ý rằng thuốc cầm máu là lựa chọn thứ 2 sau các biện pháp can thiệp cầm máu tại chỗ và lý do sử dụng thuốc cần được ghi rò trong bệnh án.

40% (2/5) bác sỹ cho rằng nên sử dụng thuốc cầm máu cho tất cả các bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi mũi xoang để phòng nguy cơ chảy máu do phẫu thuật và rút merocel.

1 bác sỹ yêu cầu làm rò thêm nhóm thuốc nào là phù hợp cho bệnh nhân chảy máu sau phẫu thuật.

+ 80% (4/5) bác sỹ đồng ý với nội dung hướng dẫn sử dụng nhóm thuốc chống dị ứng và đồng ý nhóm thuốc này chỉ sử dụng cho bệnh nhân tiền sử viêm mũi dị ứng hoặc tiền sử dị ứng với nhiều tác nhân và điều này cần được thể hiện rò trong phần khai thác tiền sử bệnh và tiền sử dị ứng của bệnh nhân.


Duy nhất 1 bác sỹ không đồng ý với chỉ định của nhóm thuốc này, lý do đưa ra là : Theo kinh nghiệm điều trị của bác sỹ tất cả các bệnh nhân viêm mũi xoang nên được sử dụng thuốc chống dị ứng vì cho đáp ứng lâm sàng tốt, đặc biệt bệnh nhân sau phẫu thuật thường có phản ứng xuất tiết nhiều do bị kích thích thì nhóm thuốc này có thể làm giảm xuất tiết giúp cải thiện nhanh tình trạng bệnh, và lời khai về tiền sử bệnh cũng như tiền sử dị ứng của bệnh nhân thì thường không hoàn toàn chính xác.

+ 80% (4/5) bác sỹ đồng ý với nội dung hướng dẫn sử dụng thuốc tiêu nhầy và đồng ý lý do sử dụng nhóm thuốc này cần được thể hiện rò ởphần diễn tiến bệnh trong bệnh án của bệnh nhân.

Duy nhất 1 bác sỹ không đồng ý với việc lý do dùng thuốc phải được thể hiện trong bệnh án vì theo bác sỹbệnh nhân nào sau phẫu thuật nội soi mũi xoang cũng rất nhiều nhầy trong mũi và xoang, do đó nhóm thuốc này nên được sử dụng 100% cho các bệnh nhân sau phẫu thuật.

+ 60% (3/5) bác sỹ đồng ý với nội dung hướng dẫn sử dụng thuốc chống phù nề và đồng ý lý do sử dụng thuốc phải được thể hiện ở phần diễn tiến bệnh trong bệnh án của bệnh nhân.

40% (2/5) bác sỹ không đồng ý với việc phải ghi lý do dùng thuốc vào bệnh án vìcho rằng nhóm thuốc này nên được sử dụng 100% cho các bệnh nhân sau phẫu thuật để tăng hiệu quả điều trị của kháng sinh.

+ 80% (4/5) bác sỹ đồng ý với nội dung của hướng dẫn sử dụng thuốc an thần và đồng ý lý do sử dụng thuốc phải được thể hiện ở phần diễn tiến bệnh trong bệnh án của bệnh nhân.

Duy nhất 1 bác sỹ không đồng ý vì cho rằng dựa trên kinh nghiệm lâm sàng nhóm thuốc an thần nên được sử dụng 100% cho các bệnh nhân hôm trước và sau phẫu thuật vì trước phẫu thuật thì bệnh nhân nào cũng lo lắng, còn sau


phẫu thuật việc đặt merocel có thể gây khó chịu cho bệnh nhân dẫn đến mất ngủ và tăng nguy cơ chảy máu.

+ 100% bác sỹ đồng ý rằng :

Những nhóm thuốc không có trong hướng dẫn điều trị này lý do sử dụng phải được thể hiện trong bệnh án và xin ý kiến hội chẩn theo quy định chung của Bệnh viện.

Xây dựng hướng dẫn điều trị này là cần thiết cho công việc của họ và nên phát triển hình thức này.

3.3Đánh giá hiệu quả hoạt động dược lâm sàng

3.3.1 Đánh giá lại qua DRPs phát hiện sau can thiệp

30 bệnh án củabệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nội soi mũi xoangđáp ứng tiêu chí nghiên cứuđã được thu thập trong thời gian từ 01/8/2014 đến 15/8/2014.Phân tích thông tin thu được từ 30 bệnh án này cho thấytần suất phát hiện DRPs sau can thiệp giảm có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp (4,83 vấn đề/1 BA so với trước can thiệp là 5,6 vấn đề/1 BA, p-value = 0,0471<0,05))Tuy nhiên, hiệu quả can thiệp chưa thực sự cao (bảng 3.9).


Bảng 3.9 : So sánh các vấn đề phát hiện liên quan đến sử dụng thuốc trước và sau can thiệp


STT


Nhóm DRP

Phân nhóm

Tần suất*

Tỷ lệ (%) giảm tần suất phát

hiện DRPs


Tên

Thuốc liên quan

Trước CT

(n=32)

Sau CT (n=30)


1


Lựa chọn thuốc

Sử dụng dạng bào chế/đường dùng thuốc

chưa được

khuyến cáo

Corticoid đường tiêm/BN PTNSMX


28/30 (93,3%)


24/30 (80%)


13,3%


Lý do sử dụng thuốc điều trị rối loạn chức năng /BN PTNSMX

không được thể hiện trong BA


Thuốc cầm máu


31/31 (100%)


30/30 (100%)


0%


Thuốc tiêu nhầy


31/31 (100%)


28/28 (100%)


Thuốc chống phù nề


32/32 (100%)


30/30 (100%)


Thuốc an thần


26/26 (100%)


23/23 (100%)

Xem tất cả 86 trang.

Ngày đăng: 12/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí