Trống cỏi, trống khẩu, Chiêng | 05 người | |
Tàn, Lọng, thanh la, cờ phất | 09 người | |
Lộ bộ bát bửu 22 cái | 22 người | |
Đội nhạc đình Vân Gia | 10 người | |
Lực lượng hàng đô rước Kiệu Văn ( người x2) | 1 người | |
13 | Kiệu Lồng Mũ | 62 người |
Trống cỏi, trống khẩu, Chiêng | 05 người | |
Tàn, Lọng, thanh la, cờ phất | 09 người | |
Lộ bộ bát bửu 22 cái | 22 người | |
Đội nhạc đình Phù Sa | 10 người | |
Lực lượng hàng đô rước Kiệu Văn ( người x2) | 1 người | |
14 | Kiệu Ngai | 119 người |
Trống cỏi, trống khẩu, Chiêng | 05 người | |
Tàn, Lọng, thanh la, cờ phất | 09 người | |
Lộ bộ bát bửu 22 cái | 22 người | |
Đội nhạc đình Phù Sa | 10 người | |
Đội tế | 25 người | |
Lực lượng hàng Đô rước kiệu Ngai (1 người x 3) | 4 người | |
15 | Lực lượng bảo vệ của phường Trung Hưng | 51 người |
Công an phường | 9 người | |
Bảo vệ dân phố | 30 người | |
Chống dây điện (03 kiệu – sào chống) | 12 người | |
16 | Lực lượng rước hòm công đức (03 hòm x người) | 18 người |
17 | BTC Lễ hội và khách mời | (dự kiến khoảng 100 người) |
TỔNG: 1463 người (Tổng số người trong đoàn rước khoảng 850 người) |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Tham Gia Của Chính Quyền Trong Lễ Hội Đền Và
- Sự Tham Gia Của Cộng Đồng Trong Lễ Hội Đền Và
- Ban Tổ Chức Lễ Hội Đền Và Của Ubnd Thị Xã Sơn Tây Năm 2020
- Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và ở thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội - 25
- Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và ở thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội - 26
Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.
Phụ lục 9. Tích về lễ hội Đền Và
Phụ lục 9.1. Tích về lễ hội Rằm tháng Giêng
Tương truyền thuở ấy, Đức Thánh Tản (hay còn gọi là Sơn Tinh) thường du ngoạn bốn phương, trong một lần tình cờ Ngài đi đến quả đồi thấp ven dòng sông Tích. Thấy đây là nơi phong cảnh hữu tình, Ngài dừng chân nghỉ ngơi, vừa lúc trên trời xuất hiện đám mây ngũ sắc từ phía núi Ba Vì bay tới che mát một vùng. Ngài cho đó là điềm lành, b n cho lập tại chỗ một hành cung. Nơi ấy nay là Đền Và. Từ khi có hành cung ở Đền Và, Thánh Tản thường lui tới vùng đất bên kia sông Hồng. Lần đó khi đến làng Duy Bình (xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay), Ngài gặp một cô thôn nữ đang cắt cỏ. Ngài nhờ cô mang sọt xuống sông gánh cho Ngài một gánh nước để Ngài tắm. Cô thôn nữ ngạc nhiên bảo: “sọt đựng cỏ sao đựng được nước”. Ngài nói: “Cứ lấy nước vào khắc đựng được”. Quả nhiên, cô xuống nước múc đầy được hai sọt nước gánh lên cho Ngài. Thấy việc lạ, cô thôn nữ vội vã chạy về làng kể lại câu chuyện cho dân làng nghe. Nghe chuyện, dân làng liền chạy ra bờ sông xem xét sự tình thì Ngài đã đi mất. Biết là Thánh hiện về, dân làng Vĩnh Ninh vội vã quay về làng bắt lợn làm thịt tế Ngài. Vì là vội vàng nên “lợn cạo chưa sạch lông, gạo chưa kịp thổi thành xôi, trầu chưa vào vôi thì thánh đã dời đi. Nên từ đó có tục thờ dâng lễ vật dang dở đó. Trong cuộc gặp gỡ tình cờ đó, Ngài còn bày cho cô gái cắt cỏ cách làm liềm thay cho con dao cô vẫn dùng để cắt được dễ hơn, nhanh hơn. Khi nhớ dấu tích và công đức của Ngài, dân làng Duy Bình (xã Vĩnh Ninh huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) đã dựng ngôi Đền Và đặt tên là đền Ngự Dội, ý muốn nhắc việc Ngài đã đến ngự và tắm ở đó trước khi về Đền Và.
Có tích chuyện khác kể rằng: “Tương truyền, có lần Đức Thánh đi qua thôn Duy Bình. Khi đó, ngựa của Ngài bị thương rất nặng. Ngài nhìn mặt nước mênh mông rồi hướng về phía núi Tản xanh mờ, lòng đầy lo lắng. Nếu cho ngựa vượt qua sông thì e rằng sức nó đã kiệt. Tay Ngài dắt con ngựa ròng ròng máu đi dọc bờ sông. Gió từ bờ Nam thổi hắt dang lay lắt những bông lau trắng xoá. Nắng trưa táp đến những cồn cát nhức mắt. Bỗng Ngài nhìn thấy một cô gái đang cắm cúi hái cỏ. Ngài cất tiếng gọi: “Hỡi cô gái, hãy giúp ta”!. Cô gái khép nép cúi đầu trước vị tướng quân:
- Người hãy giúp ta gánh mười gánh nước lên đây.
- Thưa! Con chỉ có đôi sọt đựng cỏ.
- Được! Ngươi cứ lót cỏ dưới đáy sọt rồi múc nước mang lên.
Cô gái làm theo. Nàng cúi xuống, chao nghiêng miệng sọt. Các ngọn cỏ bỗng dựng lên. Ngọn cỏ cao đến đâu, nước đầy đến đó. Nàng phăm phăm gánh nước chạy lên bờ. Hai sọt nước sóng sánh, đầy ắp nhưng không một giọt rơi ra ngoài. Vị tướng vội lấy mũ đồng múc nước ở sọt, dội lên lưng, lên đầu ngựa. Con ngựa rùng mình, xù bờm. Tướng quân múc nước rửa mặt, rửa tay. Bỗng Ngài nắm chặt một túm cỏ, chắp hai tay, hướng về phía núi Tản. Ngài rì rầm gọi M núi và cầu xin m hiển linh. Lạ thay, ngọn cỏ trong tay ngài bỗng sáng bừng lên và trào ra một dòng nước trắng, sánh như sữa. Ngài vò nát nắm cỏ, áp vào vết thương ở ức ngựa. Vết thương từ từ liền dấu. Con ngựa cất vó, hí tiếng vang. Tướng quân mặc áo giáp, nhảy lên mình ngựa. Ngài cúi xuống và nói: “Hỡi cô gái! Ta cám ơn con! Từ nay, con đã biết tác dụng của những ngọn cỏ bên bờ sông này. Con hãy theo lời ta dặn…”. Tiếng Ngài ầm ầm như sấm rền. Khi cô gái ngẩng đầu lên thì cả người và ngựa của vị tướng đã bay đến gần bờ sông bên kia. Mọi người chứng kiến cảnh ấy đều cúi lạy theo. Họ biết Đức Thánh đã ngự giá qua đây. Tại nơi Ngài rửa mặt và tắm cho ngựa, dân làng lập đền thờ, đặt tên là đền Ngự Dội. Ngày đó vào đúng rằm tháng Giêng năm Tý.
Phụ lục 9.2. Tích về lễ hội Rằm tháng Giêng
Chuyện kể rằng, có một hôm Đức Thánh Tản giả dạng thành một lão nông đi dạo trên sông Tích, đến đoạn giữa Cầu Vang (thuộc xã Đường Lâm) và Mả Mang (thuộc phường Trung Hưng) thấy một ông già ngồi kéo vó. Lúc trời đứng bóng, ông già mở cơm nắm muối vừng rồi mời Ngài cùng ăn. Cảm kích trước tấm lòng của ông, Ngài hỏi thăm và muốn giúp ông việc kéo cá. Ông già than phiền vì từ sáng đến giờ chả được con nào. Ngài vui vẻ xin ông kéo thử một mẻ. Thật kỳ lạ, khi cầm vó kéo lên ông già thấy bao nhiêu là cá, cá lớn, cá nhỏ thi nhau quẫy đành đạch làm ông hoa cả mắt. Ông sung sướng vội vàng bắt cá vào giỏ. Hai người vừa bắt vừa đếm được 99 con. Thấy đáy vó còn duy nhất một con cá trê đang mang bụng chửa, ông già đã nghe lời Ngài thả nó về sông để làm phúc. Rồi vì mải vui vì được nhiều cá, khi ngoảnh lại ông già đã không thấy vị khách qua đường đâu. Nhớ lại phong độ đạo mạo và việc làm dị thường của người khách lạ, ông biết rằng mình vừa được gặp Thánh nhân nên vội về làng loan báo tin vui. Từ đấy hằng năm, dân trong vùng lại mở hội đánh cá trên sông Tích, chọn 99 con cá làm lễ vật dâng lên Thánh để cảm tạ ân đức của Ngài. Về con cá trê, sau khi được phóng sinh đã sinh nở đầy đàn. Nhớ ơn cứu mạng, khi sắp chết, cá trê nọ đã cố bơi về gần Đền Và, ngoảnh đầu lạy bái. Nơi này về sau gọi là xóm cá Trê. Thánh Tản còn dạy ông đánh bắt cá và chế biến thành các món ăn tại nơi kéo cá nên là không kịp về nhà lấy muối. (Vì vậy mà hiện nay tất cả các món các được dâng lên trong lễ hội này đều không được dùng muối). Ăn xong, thấy miệng nhạt và tanh, Đức Thánh Tản đã dạy cụ hái cau tươi và lá trầu, lấy vỏ cây nhai cùng (gọi là ăn trầu). Ăn xong cụ già thấy người bừng nóng, miệng thơm và cảm thấy sảng khoái. Sau đó, cụ đã về và truyền dạy lại cho dân trong vùng làm theo.
Phụ lục 10. Ý nghĩa biểu tượng trong lễ hội Đền Và
Nghi thức/ Truyền thuyết | |
1. Thời gian + nghi lễ | |
1.1. Chuẩn bị lễ hội | - Làng Phú Nhi hội ngày 13 âm lịch - chiều tối ngày 14 chuẩn bị lễ. - Làng Phù Sa tối ngày 14 có lễ hội rước nước, lễ vật chuẩn bị sau khi kết thúc lễ rước nước. - Làng Nghĩa Phủ chuẩn bị đồ lễ từ trưa 14 cho tới chiều ngày 14. - Làng Mai Trai chuẩn bị lễ vật vào buổi sáng ngày 14. - Làng Ái Mỗ chuẩn bị kiệu xong từ trưa 14. - Làng Vân Gia chuẩn bị lễ phong triều vào trưa 14 (tráp hoa quả và đồ lễ), chiều tối chuẩn bị cho lễ rước ngày 15 âm lịch |
1.2. Tổ chức lễ hội | - 7 làng thuộc thị xã Sơn Tây và 1 làng bên đền Ngự Dội đều chọn ngày 15 tháng Giêng và 15 tháng Chín để tổ chức lễ hội. Theo truyền thuyết, đó là ngày Thánh hóa. |
2. Lễ vật + nghi lễ | |
2.1. Lễ vật liên quan đến sản xuất lao động nông nghiệp: chiếc sọt, quang gánh và chiếc liềm | Chiếc sọt, quang gánh, và chiếc liềm đều là những dụng cụ nông nghiệp không quá xa lạ với những người dân ở vùng đồng bằng sông Hồng trong công việc sản xuất lao động nông nghiệp. Những công dụng, chức năng, cấu trúc của các vật dụng không thể thiếu cho những người làm nông nghiệp và chúng đều xuất hiện trong lễ hội Đền Và bởi nó được gắn liền với một sự kiện quá khứ, đó là câu chuyện Thánh Tản dạo chơi bên bờ sông Hồng. Từ khi có hành cung ở Đền Và, Thánh Tản thường lui tới vùng đất bên kia sông Hồng. Một lần, trên đường về Đền Và, Ngài dừng chân nghỉ ngơi tại một xóm nhỏ ven sông thôn Duy Bình (xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Tuy đang tiết xuân mát mẻ, nhưng vì đi đường xa gió bụi, nên Ngài muốn tìm nước để tắm giội đôi chút. Nhìn quanh đấy, thấy một cô gái gánh đôi sọt đi cắt cỏ, Ngài đến bên lựa lời chào hỏi rồi ngỏ ý nhờ cô gánh cho một gánh nước sông Hồng. Cô gái tưởng chàng trai đùa lỡm nên cười ngặt nghẽo. Nhưng trước vẻ chân thực của chàng cô gái rất ngạc nhiên rồi |
Nghi thức/ Truyền thuyết | |
chối từ vì sọt của cô chỉ đựng được cỏ, làm sao đựng được nước. Ngài cười và bảo cô cứ giúp thử xem sao. Quả nhiên, đôi sọt đựng được nước thật. Trong khi Ngài thỏa thuê tắm giội thì cô gái chạy về loan báo với dân làng có chuyện lạ đời. Khi mọi người kéo đến nơi thì người tắm đã đi mất, xung quanh còn phảng phất hương trầm. Lúc ấy dân làng mới bừng tỉnh, nhận ra chính đức Thánh Tản vừa mới qua đây. Lại nghe nói, khi mới gặp cô gái, nhân chuyện cắt cỏ, Ngài còn bày cho cô cách làm liềm thay cho con dao cô vẫn dùng, để cắt được dễ hơn, nhanh hơn. Ghi nhớ dấu tích và công đức của Ngài, dân làng Duy Bình đã dựng ngôi Đền Và đặt tên là đền Ngự Dội, ý muốn nhắc việc Ngài đã đến ngự và tắm giội ở đó trước khi về Đền Và. Ở ban thờ chính đền Ngự Dội, ngoài ngai thờ Đức Thánh Tản, còn thờ cô gái cắt cỏ năm xưa và cạnh đó có một đôi sọt, đòn gánh và chiếc liềm. Vào ngày diễn ra lễ hội thì luôn có lễ vật là một đôi sọt, đòn gánh và chiếc liềm. | |
2.2. Lễ vật liên quan đến câu chuyện kén rể: voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao | Trong dịp kén rể cho con gái của mình, để lựa chọn ai là người thắng cuộc, vua Hùng thứ 1 đã ra yêu cầu sính lễ đối với Sơn Tinh và Thủy Tinh như sau: “một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”. Như chúng ta đã biết, voi, gà, ngựa đều là những động vật xuất hiện trong cuộc sống săn bắn của người Việt cổ, nó phản ánh yếu tố Núi trong văn hóa Việt và thông qua việc cho mang sính lễ “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” của Vua Hùng , ta thấy Vua Hùng đã khéo léo khi đưa ra điều kiện thách cưới là ngầm để Sơn Tinh thắng cuộc. Chính vì vậy, vào ngày tổ chức lễ hội, người dân dâng Thánh những lễ vật “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” chính là sự tưởng nhớ sâu sắc của nhân dân về một chặng đường đời đầu của Đức Thánh Tản. |
2.3. Lễ vật liên quan đến câu | Trước đây, vào ngày hội Đền Và, dân làng tập trung ra đoạn sông Tích tại Thượng Cầu Vang (giáp xã Đường Lâm) đến Hạ Mả Mang (giáp thôn Ái Mỗ) để cùng đánh bắt cá tập thể. Ai đánh bắt |
Nghi thức/ Truyền thuyết | |
chuyện chuyện vi hành của Đức Thánh Tản: cá không muối, trầu không vôi và lợn | được cá to thì góp vào để làm cỗ, cỗ thờ cần 99 con cá to. Nhân dân các làng tập trung đánh cá ở sông Tích là tái hiện việc ngày xưa nhân dân đánh cá được sự hướng dẫn của Thánh. Khi đã đưa vào lễ hội, đánh cá không còn là hiện tượng thông tục nữa. Nó là biểu tượng vì nó đã đại diện cho một sự kiện khác xảy ra trong quá khứ, mặc dù gần giống như thực nhưng mặt khác là đánh cá ở đây đã có yếu tố thiêng. Trong niềm tin của dân chúng, đánh cá to và nhiều cá để dâng lên Ngài là do Ngài phù hộ và cũng do Ngài phù hộ nên năm tới sẽ làm ăn may mắn. Thiêng vừa là nguyên nhân của sự may mắn hiện tại vừa là nguyên nhân đem đến sự may mắn trong tương lai, nó nâng cao giá trị của hành động, đồng thời nối liền hiện tại và tương lai. Sau khi đánh cá và chế biến ăn tại chỗ, thấy miệng nhạt và tanh, Thánh Tản đã dạy cụ hái cau tươi và lá trầu, lấy vỏ cây vỏ quạch nhai cùng - gọi là ăn trầu. Cụ già thấy người bừng nóng, miệng thơm và cảm thấy thoải mái. Sau đó, cụ đã dạy dân trong cùng cùng làm theo. Kể từ đó, dân có tục đánh cá thờ và ăn trầu - thờ cá để ghi nhớ công ơn của Đức Thánh Tản. Tục lệ xưa ở Đền Và quy định, các món ăn đều không được dùng muối và khi ăn xong mọi người uống nước ăn trầu nhưng không được dùng vôi. Tất cả đều nhằm nhắc sự tích xưa khi Thánh Tản dạy ông già kéo vó làm các món ăn từ cá và cách ăn trầu . Đối với người dân Việt, “miếng trầu là đầu câu chuyện”, nên trong văn hóa ứng xử của người Việt Nam, trầu cau giữ vị thế “đầu trò”. Lại nữa, “từ ngày ăn phải miếng trầu, miệng ăn môi đỏ dạ sầu đăm chiêu”, miếng trầu cũng còn là cầu nối của nhân duyên. Chẳng thế mà trầu cau luôn luyến quyện trong tâm hồn người Việt. Trầu cau nói hộ cho người ta cái nỗi lòng mình. Bởi vậy, khi trao hay nhận miếng trầu, người ta hiểu “miếng trầu ăn nặng bằng chì”. Cái nặng của tình, của nghĩa, và của cả một truyền thống dân tộc gắn liền với nó. Cùng với câu chuyện đức Thánh Tản dạy ông lão ăn trầu còn có |
Nghi thức/ Truyền thuyết | |
những truyền thuyết trên hiện còn lưu giữ trong vùng. Chuyện rằng: Một hôm Thánh Tản vội đi thăm vùng đất Sơn Tây, Ngọc Hoa gói cho chồng một nắm xôi, mấy khẩu trầu để mang đi ăn đường. Cũng vì vội, nên nàng đã gói xôi quên muối, têm trầu quên vôi. Khi đến làng Phú Nhi bây giờ, Thánh mở xôi ra ăn, phải vào làng xin muối. Thuở ấy dân ngh o, hạt muối cũng không có. Ngài đành phải ăn xôi nhạt và gọi làng ấy là làng Bần Nhi. Rồi khi qua làng Thuần Nghệ, Ngài giở trầu ra ăn, lại phải vào làng xin vôi. Làng Thuần Nghệ cũng quá ngh o, một ít vôi cũng không có. Ngài lại phải ăn trầu nhạt và gọi làng ấy là làng Bạch Nghệ. Nhớ lại tích ấy, ngày nay khi dâng đồ lễ cúng Ngài ở Đền Và dân làng thường giữ tục h m “Trầu không vôi, xôi không muối” là vậy. Cũng theo quá trình điền dã của tác giả, sau khi thấy chiếc sọt đựng được nước, hai cô gái đã chạy về để báo tin cho mọi người trong làng. Dân làng Ngự Dội đã khao Thánh bằng các lễ vật, trong đó nổi bật nhất là lễ vật lợn. Nhưng lúc mang ra không kịp chế biến nên đã dâng cả một con lợn còn sống. Hàng năm, dân làng Ngự Dội luôn dâng lợn, nếu không có điều kiện thì dâng thủ lợn. Một con lợn chừng 30 cân đã được làm sạch sẽ và đặt trước ban thờ Tam vị đức Thánh Tản. Con lợn này được nuôi và chăm sóc rất cẩn thận. Người ta chỉ cho nó ăn cháo và hàng ngày tắm rửa rất sạch sẽ. Ngày nay tuy theo tình hình mà các đền, đình, cũng như tổ chức và cá nhân có thể dâng lễ bằng hình thức khác nhau: thủ lợn, một miếng thịt lợn luộc hay cả con lợn. Sự thành kính sâu sắc không đo đếm bằng quy mô kích cỡ mà bằng chính sự tri ân và tưởng nhớ tích xưa khi vi hành của Thánh. |