Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và ở thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội - 1


BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và ở thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI


NGUYỄN THÙY LINH


VỐN XÃ HỘI TRONG LỄ HỘI ĐỀN VÀ

Ở THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Chuyên ngành: Văn hóa học

Mã số: 9229040


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC


Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Bùi Hoài Sơn

2. PGS.TS. Dương Văn Sáu


HÀ NỘI - 2022

LỜI CAM ĐOAN


Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Bùi Hoài Sơn và PGS.TS. Dương Văn Sáu. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các tài liệu đã được trích dẫn và ghi nguồn theo đúng quy định. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả luận án


Nguyễn Thùy Linh


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 2

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ 3

MỞ ĐẦU 4

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI ĐỀN VÀ 12

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 12

1.2. Cơ sở lý luận 29

1.3. Khái quát về lễ hội Đền Và 41

Tiểu kết 52

Chương 2: VỐN XÃ HỘI DƯỚI GÓC ĐỘ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LỄ HỘI ĐỀN VÀ 53

2.1. Quản lý tín ngưỡng và củng cố hệ tư tưởng chính trị 53

2.2. Chính thống hoá vai trò tổ chức và mở rộng quan hệ xã hội 60

2.3. “Sáng tạo truyền thống” và phân công xã hội 69

Tiểu kết 80

Chương 3: VỐN XÃ HỘI DƯỚI GÓC ĐỘ CỘNG ĐỒNG TRONG LỄ HỘI ĐỀN VÀ81

3.1. Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và nhìn từ phương diện kinh tế 81

3.2. Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và nhìn từ phương diện văn hoá 86

3.3. Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và nhìn từ phương diện biểu tượng 107

Tiểu kết 113

Chương 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ BÀN LUẬN VỀ VỐN XÃ HỘI TRONG LỄ HỘI ĐỀN VÀ 115

4.1. Tam giác quan hệ Nhà nước, cộng đồng và vốn xã hội 115

4.2. Những xu hướng biến đổi của vốn xã hội trong lễ hội Đền Và hiện nay 134

Tiểu kết 146

KẾT LUẬN 147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 164


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT‌


Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

BTC Ban tổ chức

MTTQ Mặt trận Tổ quốc

NCS Nghiên cứu sinh

Nxb Nhà xuất bản

PGS Phó Giáo sư

TDP Tổ dân phố

Tr Trang

TS Tiến sĩ

UBND Ủy ban nhân dân

VXH Vốn xã hội


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Bảng 1.1. Diễn trình lễ hội Đền Và hội chính và hội lệ 49

Bảng 2.1. Đơn vị hành chính thực tế và trong truyền thuyết 59

Bảng 2.2. Di tích gắn với truyền thuyết tại Sơn Tây 59

Bảng 2.3. Đơn vị hành chính trên giấy tờ và tên gọi gốc của các làng 76

Bảng 2.4. Truyền thuyết gắn với các làng xung quanh Đền Và 76

Bảng 3.1. Các đình thờ vọng Đức Thánh Tản 94

Bảng 3.2. Không gian tổ chức lễ hội tại Đền Và 94

Bảng 3.3. Hệ thống biểu tượng trong lễ hội Đền Và 108

Bảng 4.1. Phân công nhiệm vụ tổ chức lễ hội Đền Và tháng Giêng năm 2017 118

Bảng 4.2. So sánh gian thờ Mẫu và gian thờ Đức Thánh Tản ở Đền Và 139

Bảng 4.3. So sánh lễ vật thờ cúng ở ban thờ cô Chín và ban thờ Đức Thánh Tản 140

Bảng 4.4. So sánh gian thờ Mẫu và gian thờ Đức Thánh Tản 142

Sơ đồ 3.1. Từ không gian vật chất đến không gian thiêng 91

Sơ đồ 4.1: Mô hình tác động của định chế xã hội đến tín ngưỡng và lễ hội Đền Và 115

Sơ đồ 4.2: Khái quát sơ đồ Đền Và 141

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Lễ hội cổ truyền là loại hình sinh hoạt văn hóa, sản phẩm tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử dài lâu. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam có trên 8.000 lễ hội trải dài khắp ba miền trong năm, đặc biệt tập trung ở miền Bắc vào thời gian Xuân Thu nhị kỳ. Trong kho tàng lễ hội đa dạng ấy, các lễ hội gắn với tín ngưỡng dân gian là một hiện tượng văn hóa hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử, văn hóa và kinh tế lâu đời. Đây là một trong những giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc trong kho tàng di sản văn hóa của nước ta cần được bảo tồn và phát huy giá trị. Nghiên cứu về lễ hội gắn với tín ngưỡng dân gian chính là quá trình tìm hiểu mối quan hệ mật thiết và sinh động của lễ hội và tín ngưỡng dân gian. Hơn hai thập kỷ trở lại đây, việc thực hành tôn giáo tín ngưỡng đã trỗi dậy ở mọi miền quê, với một sinh khí mới. Gương mặt lễ hội hiện lên trong diện mạo mới với những lễ nghi, trò diễn, nghi thức gắn với tín ngưỡng. Trong bức tranh chung về sự “trỗi dậy” mạnh mẽ đó, quy mô các lễ hội cũng trở nên lớn hơn, sự tham gia của Nhà nước và cộng đồng cũng có những biến đổi nhất định. Không chỉ là không gian sinh hoạt tín ngưỡng của “người làng ta”, lễ hội giờ đây còn là không gian để củng cố quyền lực của bộ máy chính quyền, thiết lập các mối quan hệ xã hội, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh buôn bán cũng như đáp ứng những nhu cầu của cá nhân và các nhóm khác nhau. Những điều này gợi cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ về bản chất của lễ hội hiện nay: lễ hội có phải chỉ đơn thuần là một sinh hoạt văn hóa thông thường hay là cơ hội để liên kết các mối quan hệ xã hội? Những thành viên trong cộng đồng đến với nhau liệu có phải chỉ vì nhu cầu tìm đến sự cộng cảm, vì niềm tin tín ngưỡng hay còn vì vấn đề lợi ích kinh tế, lợi ích của bản thân? Bối cảnh xã hội nào đã tác động làm đa dạng hóa bản chất của các mối quan hệ đó? Và các mối quan hệ này giúp gì cho họ? Như vậy, lý do đầu tiên và cũng là quan trọng nhất khiến NCS lựa chọn đề tài này để nghiên cứu là do tính vấn đề của đối tượng nghiên cứu: việc tham gia vào tổ chức lễ hội giúp Nhà nước và cộng đồng nhận được những lợi ích như thế nào?

1.2. Lễ hội Đền Và, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội đã được tiếp cận dưới nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó các nghiên cứu chủ yếu tiếp cận ở các góc độ văn học và văn hóa học… Các cách tiếp cận này đem đến những thành tựu to lớn trong nghiên cứu về lễ hội Đền Và như: cung cấp một cái nhìn tổng quan về sự hình thành, phát triển của tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản cũng như các yếu tố không gian, thời gian và diễn trình nghi lễ, lễ hội Đền Và. Tuy nhiên, hạn chế dễ nhận thấy trong khi tổng quan tư liệu về lễ hội Đền Và là các nguồn tài liệu thường chỉ tập trung nghiên cứu về bản thân lễ hội này như thời gian, không gian, diễn trình cũng như nhiệm vụ của các thành viên trong tổ chức lễ


hội mà dường như ít quan tâm đến việc nghiên cứu cơ sở hình thành, biểu hiện cũng như lợi ích từ VXH trong thực hành tín ngưỡng và tổ chức lễ hội Đền Và. Đây là một vấn đề cần tìm hiểu của các nhà nghiên cứu. Đề tài: “Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và ở thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội” chính là một cách để nghiên cứu về cách thức tạo lập cũng như sử dụng VXH của Nhà nước và cộng đồng.

1.3. Trong khoảng hai thập niên trở lại đây, VXH trở thành một đề tài thu hút sự quan tâm của rất nhiều học giả trên thế giới và trong nước. Mặc dù có chậm hơn so với các quốc gia khác trong việc tiếp cận khái niệm và khung lý thuyết này, song tính đến nay, ở Việt Nam đã có khoảng vài chục nghiên cứu về VXH bao gồm các bài viết đăng trên các tạp chí, sách, báo và luận án. Các công trình nghiên cứu đã đưa ra cách tiếp cận khác nhau về VXH như chức năng, vai trò của VXH trên phương diện chính sách, vai trò của VXH với việc kiểm soát xã hội hay giáo dục trong gia đình và cộng đồng... Mỗi một góc nhìn khác nhau sẽ cho thấy những diện mạo riêng của VXH. Bởi bản chất của tín ngưỡng và lễ hội là được hình thành từ trong xã hội nông nghiệp cổ truyền và duy trì đến xã hội hiện đại với những khác biệt về thể chế chính trị, nhóm đoàn thể của Nhà nước cũng như tổ chức cộng đồng nên nếu phân tích VXH trong một sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, cụ thể là lễ hội Đền Và thì chúng ta có thể phân tích về phương thức tạo lập, vai trò cũng như lợi ích của Nhà nước và cộng đồng trong mối liên hệ với VXH. Đặc biệt, “sáng tạo truyền thống” là một vấn đề cốt yếu cho thấy vai trò chủ động của Nhà nước và cộng đồng trong tạo lập và sử dụng VXH. Chính vì vậy, đặt Nhà nước và cộng đồng trong hai bối cảnh xã hội đó để phân tích phương thức tạo lập cũng như những nguồn lợi mà hai nhóm này có được từ việc tham gia vào sinh hoạt tín ngưỡng cũng như tổ chức và quản lý lễ hội Đền Và chính là cách tiếp cận được xem như một hướng đi có ý nghĩa lý luận cũng như thực tiễn cao.

Với những lý do trên, NCS chọn “Vốn xã hội trong lễ hội Đền Và ở thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận án.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài nghiên cứu, luận án nhằm đạt được những mục đích: làm rò cơ sở hình thành, biểu hiện và lợi ích của vốn xã hội trong lễ hội Đền Và từ quá khứ đến hiện tại.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

Thứ nhất: hệ thống và phân tích khái niệm “vốn xã hội” và các khái niệm có liên quan, mô tả dân tộc học về thời gian, không gian, diễn trình lễ hội cũng như sự hình thành và các lớp ý nghĩa văn hóa của hình tượng Đức Thánh Tản.


Thứ hai: phân tích và lý giải các đặc trưng nổi bật của VXH của Nhà nước và cộng đồng (cơ sở hình thành, biểu hiện và lợi ích). Đây là cơ sở cho việc lý giải vì sao tín ngưỡng và lễ hội là môi trường giúp cho các thành viên của Nhà nước và cộng đồng tạo lập và sử dụng VXH.

Thứ ba: nhận diện và phân tích một số vấn đề đặt ra từ VXH trong lễ hội Đền Và của Nhà nước và cộng đồng cũng như xu hướng biến đổi và phát triển của VXH trong lễ hội Đền Và trong tương lai.

3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

3.1. Câu hỏi nghiên cứu

Với những mục đích nghiên cứu trên, luận án đặt ra ba câu hỏi nghiên cứu chính là:

Thứ nhất, thông qua tín ngưỡng và lễ hội, VXH dưới góc độ Nhà nước đã được hình thành, biểu hiện và đem lại những lợi ích như thế nào?

Thứ hai, thông qua tín ngưỡng và lễ hội, VXH dưới góc độ cộng đồng đã được hình thành, biểu hiện và đem lại những lợi ích như thế nào?

Thứ ba, mối quan hệ hai chiều giữa Nhà nước và cộng đồng trong việc tạo lập và sử dụng nguồn VXH là gì? Xu hướng vận động và biến đổi của VXH trong lễ hội Đền Và hiện nay là gì?

3.2. Giả thuyết nghiên cứu

Để trả lời cho ba câu hỏi nghiên cứu trên, luận án đưa ra ba giả thuyết sau:

Giả thuyết thứ nhất: VXH đã được hình thành, biểu hiện và đem lại lợi ích thông qua quá trình Nhà nước quản lý tín ngưỡng và củng cố hệ tư tưởng chính trị. Sự lan toả giá trị xã hội của hình tượng Đức Thánh Tản vừa là sự vận động tư thân nhưng đa số là do những tác động của yếu tố chính trị khi tuyển chọn những giá trị phù hợp với lợi ích quốc gia rồi phổ biến chúng khắp đời sống cộng đồng. Cũng từ đó, Nhà nước có thể chính thống hoá vai trò tổ chức, mở rộng mối quan hệ xã hội, thực hiện được quá trình “sáng tạo truyền thống cũng như đảm bảo tốt sự phân công xã hội.

Giả thuyết thứ hai: VXH được hình thành, biểu hiện và lợi ích của VXH từ của cộng đồng trên ba phương diện: kinh tế, văn hoá và biểu tượng. Trên phương diện kinh tế, loại hình kinh tế nông nghiệp xứ Đoài đã hình thành tín ngưỡng và lễ hội và chính quá trình địa danh hoá Đức Thánh Tản đã tạo tiền đề địa danh hoá sản phẩm đặc trưng. Trên phương diện văn hoá, quá trình hình thành tín ngưỡng, thiêng hoá nhân vật phụng thờ, gìn giữ niềm tin tín ngưỡng, “sáng tạo truyền thống” cũng như tâm lý và ý thức cộng đồng cho thấy biểu hiện rò nét của vốn xã hội dưới góc độ cộng đồng. Bên cạnh đó, biểu tượng Đức Thánh Tản cũng các nghi thức biểu đạt đã quy định hành vi và có vai trò cố kết cộng đồng sâu sắc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022