Việc làm ở nông thôn Việt Nam hiện nay - 2

- Các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật.

- Những công việc tự làm để tạo thu nhập và thu lợi nhuận cho bản thân hoặc chỉ cho gia đình mình, nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật) cho công việc đó.

Sự thay đổi nhận thức về việc làm đã dẫn đến các thay đổi về tư tưởng chính sách và biện pháp giải quyết việc làm. Từ chỗ giải quyết việc làm là trách nhiệm của Nhà nước và chỉ khi làm việc trong cơ quan Nhà nước mới được coi là việc làm đã chuyển sang nhận thức mới. Đó là: Mọi hoạt động lao động - xã hội, tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm. Giải quyết việc làm là quá trình tạo ra điều kiện và môi trường bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội làm việc. Tham gia vào quá trình này có nhiều thành phần, đó là Nhà nước, các doanh nghiệp, các đoàn thể và cá nhân từng người lao động trong toàn xã hội. Người lao động không thụ động chờ đợi Nhà nước bố trí việc làm mà chủ động tự tạo việc làm cho mình và cho người khác trong môi trường kinh tế - xã hội, luật pháp thuận lợi do Nhà nước đặt ra. Trách nhiệm của Nhà nước đã chuyển đổi từ vị trí độc tôn trong giải quyết việc làm trước đây, sang ban hành cơ chế, chính sách, luật pháp đảm bảo cho người lao động tự do hành nghề, các đơn vị sản xuất kinh doanh được quyền tự do thuê mướn lao động...

Từ những quan niệm trên có thể hiểu việc làm như sau:

Việc làm là hoạt động lao động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, tạo thu nhập hoặc lợi ích cho bản thân, gia đình người lao động hoặc cho một cộng đồng nào đó.

Với cách hiểu trên, nội dung của khái niệm việc làm được mở rộng và tạo ra khả năng to lớn giải phóng sức lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người. Người lao động được tự do hành nghề, tự do liên doanh, liên kết để tạo việc làm và tự do thuê mướn lao động theo luật pháp của Nhà nước, để tự tạo việc làm cho mình và thu hút thêm lao động xã hội theo quan hệ cung - cầu về lao động trên thị trường.

Khái niệm trên còn thích ứng với nền kinh tế thị trường. Một mặt, nó mở rộng quan niệm của người lao động về việc làm: mặt khác, nó giới hạn hoạt động lao động theo những chế định của pháp luật, ngăn ngừa những hoạt động có hại cho cộng đồng và xã hội, cho dù hoạt động đó có thể có lợi cục bộ cho cá nhân hoặc một nhóm xã hội nào đó.

* Phân loại việc làm và thất nghiệp. Căn cứ vào thời gian thực hiện công việc, Tổ chức Lao động Quốc tế phân chia "việc làm " thành các loại:

- Việc làm đầy đủ:

Việc làm đầy đủ là việc làm cho phép người lao động có điều kiện sử dụng hết thời gian lao động theo quy định. Trong thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam thì người đủ việc làm gồm những người có số giờ làm việc trong tuần lễ tính đến thời điểm điều tra lớn hơn hoặc bằng 40 giờ nhưng lớn hơn hoặc bằng giờ quy định đối với những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại theo quy định hiện hành. Số giờ quy định ở trên có thể được thay đổi theo từng năm hoặc từng thời kỳ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

- Việc làm hợp lý và việc làm hiệu quả:

Việc làm hợp lý là sự phù hợp về số lượng và chất lượng của các yếu tố con người và vật chất của sản xuất, là bước phát triển cao hơn của việc làm đầy đủ. Việc làm hợp lý có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Việc làm hợp lý còn là việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng của người lao động.

Việc làm ở nông thôn Việt Nam hiện nay - 2

Việc làm hiệu quả là việc làm đem lại mức thu nhập cao cho người lao động. Việc làm không hiệu quả là việc làm đem lại thu nhập thấp không đủ cho các chi tiêu cơ bản trong đời sống của người lao động hoặc thấp hơn so với mức thu nhập tối thiểu trong xã hội.

- Thiếu việc làm:

Thiếu việc làm là tình trạng việc làm trong đó người lao động không sử dụng hết thời gian quy định và nhận được thu nhập thấp từ công việc khiến họ

có nhu cầu làm thêm. Tình trạng thiếu việc làm còn gọi là bán thất nghiệp. Người lao động ở trong tình trạng này thường là lao động nông thôn, theo mùa vụ, lao động khu vực thành thị không chính thức, lao động ở các cơ sở sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn, lao động khu vực nhà nước dôi dư.

Tỷ lệ người thiếu việc làm là phần trăm số người thiếu việc làm so với dân số hoạt động kinh tế (lực lượng lao động). Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động là phần trăm của tổng số ngày công làm việc thực tế so với tổng số ngày công có nhu cầu làm việc (bao gồm số ngày công thực tế đã làm việc và số ngày có nhu cầu làm thêm) của dân số hoạt động kinh tế.

- Thất nghiệp:

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), thất nghiệp là tình cảnh của những người lao động không có việc làm vì những lý do ngoài ý muốn của họ, do đó không có thu nhập.

Như vậy, thất nghiệp là những người có khả năng lao động, có nhu cầu lao động nhưng hiện tại không có việc làm, đang tích cực tìm việc hoặc đang chờ đợi trở lại làm việc. Thất nghiệp là hiện tượng phổ biến ở các quốc gia. Tỷ lệ thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của một quốc gia.

Tỷ lệ thất nghiệp được tính theo công thức sau:

Số người thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp = x 100% Lực lượng lao động

Căn cứ vào những tiêu thức khác nhau, người ta chia thất nghiệp ra thành nhiều loại. Ở các nước đang phát triển người ta dùng khái niệm thất nghiệp hữu hình và thất nghiệp trá hình. Thất nghiệp trá hình gồm bán thất nghiệp và thất nghiệp vô hình. Người ta cho rằng thất ngiệp trá hình là biểu hiện chính của tình trạng chưa sử dụng hết lao động ở các nước đang phát triển. Họ là những người có việc làm trong khu vực nông thôn hoặc thành thị không chính thức nhưng việc làm đó có năng suất rất thấp, những người này

đóng góp ít hoặc không đáng kể vào phát triển sản xuất, hầu như không có tích luỹ để đóng góp cho xã hội.

Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm cao sẽ có ảnh hưởng không tốt đến tình hình kinh tế và xã hội. Về mặt kinh tế, nếu tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm cao có nghĩa là một bộ phận lao động và tài nguyên sẽ bị lãng phí trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Về mặt xã hội nó sẽ làm gia tăng các tệ nạn xã hội, cuộc sống của con người luôn ở trạng thái căng thẳng vì thiếu việc làm, từ đó dẫn đến hiện tượng có các dòng di dân từ những nơi căng thẳng về việc làm đến những nơi có thể tìm được việc làm mội cách dễ dàng hơn.

Vì vậy, các khái niệm về lao động và việc làm không nhất thiết áp dụng cứng nhắc, dập khuôn cho mọi nước, mà tuỳ điều kiện cụ thể, yêu cầu và khả năng sử dụng lao động của mỗi nước mà có thể đưa ra khái niệm phù hợp có ý nghĩa thực tế cho nước mình, đáp ứng những yêu cầu và mục tiêu nhất định của chính sách lao động, việc làm mà họ theo đuổi.

1.1.2. Đặc điểm lao động - việc làm ở nông thôn

* Khả năng tạo việc làm thấp

Khu vực nông thôn của nhiều nước đang phát triển và của nước ta có đặc điểm chung là dân số tăng nhanh, cấu trúc dân số trẻ, dẫn đến nguồn lao động hàng năm tăng với tốc độ cao. Vì vậy, khả năng tạo việc làm của nền kinh tế luôn thấp hơn nhu cầu việc làm của lao động nông thôn. Ở Việt Nam, số việc làm tăng hàng năm ở nông thôn chỉ đáp ứng được dưới 60% nhu cầu. Trong khi công nghiệp và ngành nghề ở các địa phương chỉ thu hút thêm được một số lượng không nhiều.

Sản xuất nông lâm ngư nghiệp là lĩnh vực tạo việc làm truyền thống và thu hút nhiều lao động của dân cư nông thôn, nhưng bị giới hạn bởi diện tích đất canh tác vốn rất hạn hẹp và có xu hướng giảm dần do quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đang phát triển mạnh ở các nước. Điều đó đã hạn chế

khả năng giải quyết việc làm ở nông thôn. Nếu tình trạng dân số còn gia tăng

thì sự khan hiếm đất nông nghiệp càng trầm trọng thêm, đưa đến hậu quả ngày càng thiếu việc làm cho lao động nông nghiệp, nếu lực lượng này không được chuyển dần sang khu vực sản xuất khác.

Sản xuất nông nghiệp luôn chịu tác động và bị chi phối mạnh mẽ của các quy luật sinh học và các điều kiện tự nhiên cụ thể của từng vùng, tiểu vùng như: đất đai, khí hậu, thời tiết... Quá trình sản xuất mang tính thời vụ cao, thu hút lao động không đồng đều, trong ngành trồng trọt việc làm chỉ tập trung chủ yếu vào thời điểm gieo trồng và thu hoạch, thời gian còn lại là rỗi rãi đó là lao động " nông nhàn" trong nông thôn.

* Việc làm mang tính thời vụ

Quá trình sản xuất mang tính thời vụ cao và thu hút nhiều lao động không đồng đều, hay nói cách khác thời gian làm việc không rõ ràng, không cụ thể vì vào ngày mùa thì thời gian lao động tăng cao, những ngày nông nhàn làm việc ít và trong thời kỳ nông nhàn, một bộ phận lao động nông thôn thường chuyển sang làm các công việc phi nông nghiệp hoặc đi sang các địa phương khác hành nghề để tăng thu nhập. Tình trạng thời gian nông nhàn cùng với thu nhập thấp trong sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân đầu tiên gây nên hiện tượng di chuyển lao động trong nông thôn từ vùng này đến vùng khác, từ nông thôn ra thành thị, tạm thời hoặc lâu dài.

Ở nông thôn về cơ bản không có thất nghiệp hoàn toàn nhưng nổi lên vấn đề đáng quan tâm là thiếu việc làm, thực tế lao động nông nghiệp là chia việc ra làm, đồng thời việc làm đó hiệu quả không cao, thu nhập thấp và đời sống nhìn chung còn nhiều khó khăn.

Như vậy, ở khu vực nông thôn có hiện tượng thất nghiệp trá hình dưới hai hình thức:

+ Chia nhau việc làm

+ Thất nghiệp theo thời vụ

Khác với lao động thành thị, lao động nông thôn làm việc không kể ngày lễ, ngày chủ nhật. Nếu lao động thành thị làm việc khoảng 290 ngày thì lao động nông thôn làm việc khoảng 340 - 350 ngày. Đặc điểm của lao động nông thôn là tình trạng thiếu việc làm nghiêm trọng bởi vì diện tích đất bình quân đầu người thấp và có xu hướng giảm xuống. Vì đất canh tác bình quân đầu người thấp nên tình trạng thiếu việc làm và thu nhập thấp diễn ra ngay trong bản thân phần lớn các hộ nông dân. Mặt khác, đặc điểm nổi bật của nông nghiệp là tính thời vụ cao. Đặc điểm này quy định nhu cầu lao động, thời gian lao động rất khác nhau trong năm. Những tháng thời vụ khẩn trương, mỗi lao động phải làm việc 26 - 27 ngày trong một tháng, trong khi đó lúc nông nhàn chỉ làm 6 - 7 ngày một tháng. Bên cạnh số lao động dư thừa thời vụ nói trên, trong nông thôn đã và đang xuất hiện ngày càng đông số lao động thiếu hoặc không có việc làm thường xuyên, thậm chí hầu như quanh năm. Phần lớn trong số này là thanh niên chưa có nghề và lao động không có đất hoặc đã chuyển nhượng đất, họ thực sự trở thành lao động thất nghiệp, lao động làm thuê mà việc làm và thu nhập đều hết sức bấp bênh. Ngoài ra, trong nông thôn nói chung còn tồn tại khá phổ biến lao động "dư thừa trá hình" dưới dạng các hoạt động "tự phục vụ", hoạt động không mang lại thu nhập hoặc có thu nhập thấp.

Nếu xem xét trên phương diện nghề nghiệp, sự phân bố các nguồn lực và thành phần dân cư ở nông thôn có thể thấy tình trạng thiếu việc làm, dư thừa lao động tập trung cao ở nhóm hộ thuần nông, hộ nghèo thiếu đất canh tác, thiếu vốn và phương tiện sản xuất, thiếu năng lực và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. Đối tượng thiếu việc làm trước hết là phụ nữ, lao động trẻ không có nghề, vị thành niên và các đối tượng xã hội khác. Đây là nhóm dân cư yếu thế, dễ tổn thương trong điều kiện kinh tế thị trường. Nhiều người trong số họ không có khả năng và cơ hội tiếp cận nghề nghiệp, việc làm hoặc thiếu các điều kiện để tạo lập và tìm kiếm việc làm.

Sản xuất nông nghiệp luôn luôn phụ thuộc vào các yếu tố: đất đai, cơ sở hạ tầng như : giao thông, thuỷ lợi và các hoạt động dịch vụ sản xuất như cung ứng giống, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch chế biến và tiêu thụ sản phẩm... Do đó, tạo việc làm ở nông thôn phải dựa trên cơ sở đẩy mạnh thâm canh, phát triển các hoạt động dịch vụ.

Trong nông thôn các hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ) thường bắt nguồn từ lao động của kinh tế hộ gia đình. Các thành viên trong gia đình có thể chuyển đổi, thay thế để thực hiện công việc của nhau. Vì vậy, việc chú trọng thúc đẩy phát triển các hoạt động khác nhau của kinh tế hộ gia đình là một trong những biện pháp giải quyết việc làm có hiệu quả.

Khả năng thu hút lao động trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi với các cây trồng vật nuôi khác nhau, đồng thời thu nhập cũng rất khác nhau, vì vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thu dụng nhiều lao động cũng là biện pháp tạo thêm việc làm ngay trong sản xuất nông nghiệp.

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn là hoạt động phi nông nghiệp với một số nghề thủ công mỹ nghệ được lưu truyền từ đời này qua đời khác trong từng gia đình, từng dòng họ, từng làng xã, dần dần hình thành nên những làng nghề truyền thống tạo ra những sản phẩm hàng hoá tiêu dùng độc đáo vưà có giá trị sử dụng vừa có giá trị văn hoá nghệ thuật đặc trưng cho từng cộng đồng, từng dân tộc.

* Việc làm hiệu quả thấp

Nói chung việc làm trong nông nghiệp, nông thôn thường là những công việc giản đơn, thủ công, ít đòi hỏi tay nghề cao, tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai và công cụ cầm tay, dễ học hỏi, dễ chia xẻ. Vì vậy, khả năng thu hút lao động cao nhưng sản phẩm làm ra trong sản xuất nông nghiệp phần đa là chất lượng thấp, mẫu mã thường đơn điệu, NSLĐ thấp nên thu nhập bình quân của lao động nông thôn nói chung chưa cao, tỷ lệ nghèo đói ở nông thôn còn khá cao so với thành thị. Ở nông thôn, có một số lượng khá lớn công việc

tại nhà không định thời gian như: trông nhà, trông cháu, nội trợ, làm vườn.... có tác dụng hỗ trợ tích cực tăng thêm thu nhập cho gia đình. Thực chất đây cũng là việc làm có khả năng tạo thu nhập và lợi ích đáng kể cho người lao động.

Thị trường sức lao động ở nông thôn thực tế đã có từ lâu nhưng chưa thật sự phát triển. Hình thức trao đổi sức lao động diễn ra tự phát theo quan hệ truyền thống trong cộng đồng, thiếu một cơ chế điều tiết thống nhất và không được pháp chế hoá. Vì vậy, giá trị công lao động thường được đánh giá theo thoả thuận dân sự, trực tiếp, việc thanh toán kết hợp cả giá trị và hiện vật. Việc thuê mướn lao động dựa trên mối quan hệ thân quen là chủ yếu, vừa kết hợp làm thuê chuyên nghiệp, vừa theo thời vụ. Lao động thủ công, cơ bắp là chính. Một số nơi do chưa phát triển được ngành nghề, dẫn đến dư thừa lao động, nhất là vào thời vụ nông nhàn, người lao động phải đi làm thuê ở vùng khác, xã khác hoặc ra đô thị để tìm việc làm.‌

1.2. Những nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc làm ở nông thôn hiện nay

1.2.1. Tàì nguyên đất đai ở nông thôn

Đất đai là một yếu tố của quá trình sản xuất, có vai trò đặc biệt không chỉ đối với nông nghiệp mà còn đối với công nghiệp, dịch vụ phi nông nghiệp

Nước ta có diện tích hơn 330.000 km2, đứng thứ 58 trên thế giới; diện tích bình quân đầu người là 0,45ha, đứng thứ 159 trong số gần 200 nước trên thế giới. Hiện cả nước có 8,1 triệu ha đất nông nghiệp, bình quân 0,68ha/hộ nông nghiệp và bình quân một lao động nông nghiệp có 0,27 ha, đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng bình quân một lao động nông nghiệp chỉ có 600m2. Nhu cầu lao động ở nông thôn cho nông nghiệp tối đa chỉ 19 triệu người. Nếu không phát triển mạnh việc làm phi nông nghiệp, sẽ dư thừa tương đối lao động rất lớn, khoảng 10 triệu người [23].

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 03/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí