vừa và nhỏ, trong đó có làng nghề và kinh tế trang trại nhằm, nơi tạo ra thu nhập cao và ổn định hơn. Kinh tế trang trại có khả năng làm tăng giá trị sản phẩm theo hướng xuất khẩu và hình thành các thị trường nông sản ngay tại địa phương, đồng thời cũng tạo ra thu nhập và việc làm ổn định hơn trong quá trình đô thị hóa.
Phát triển các loại hình kinh tế, tăng việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa cần thực hiện tốt và liên tục rà soát sửa đổi bổ sung một số chính sách có liên quan như: chính sách phát triển các hợp tác xã mới, chính sách phát triển kinh tế trang trại, chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản thủy sản; chỉ thị 31/CT-TU ngày 21/7/2002 của Thành ủy và kế hoạch của UBND TP về tăng cường lãnh đạo thực hiện nghị quyết hội nghị TW5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn thành phố Hà Nội; quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/07/2012 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016. Trong đó, tiếp tục đánh giá để hoàn chỉnh và bổ sung quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/07/2012 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy định thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012- 2016 cho phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo tính khả thi cao trong giai đoạn tới ( ví dụ: như chính sách khuyến khích đầu tư thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của quyết định này thực hiện 3 năm qua trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô hiệu quả rất hạn chế).
4.2.2.8. Phát triển thông tin thị trường lao động, hoàn thiện hệ thống giao dịch chính thức trên thị trường lao động cho lao động nông nghiệp cần chuyển đổi trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô
- Nâng cao chất lượng hoạt động của Sàn Giao dịch việc làm thành phố. Phát triển website “vieclamhanoi.net” cung cấp rộng rãi, miễn phí các thông tin tuyển dụng, tuyển sinh cho người lao động trên mạng. Tăng cường các hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm, học nghề cho lao động nông nghiệp, ngoại thành tìm việc làm tại Sàn giao dịch việc làm thành phố.
- Đầu tư hiện đại hoá Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội và đặt thêm 5 sàn giao dịch việc làm vệ tinh tại các quận huyện: Sơn Tây, Thanh Trì, Long Biên, Sóc Sơn, Ứng Hoà trong thời gian tới để người lao động tại các khu vực nông nghiệp, ngoại thành có thể tiếp cận với các Sàn giao dịch việc làm dễ dàng hơn.Tổ chức tuyên truyền, tư vấn chuyển nghề, học nghề và giới thiệu việc làm đối với những lao động lao động nông nghiệp, ngoại thành mất việc, có nhu cầu tìm việc hoặc chuyển đổi nghề nghiệp tham gia chương trình xuất khẩu lao động.
- Đổi mới việc thu thập thông tin thị trường lao động và hoàn thiện hệ thống giao dịch việc làm chính thức trên thị trường lao động trong quá trình xây dựng nông thôn mới:
Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa sở Lao động Thương binh xã hội với UBND các huyện, phòng Lao động Thương binh xã hội, cán bộ theo dõi về việc làm và lao động ở các huyện với UBND các xã để đảm bảo thu thập thông tin về lao động việc làm, nhu cầu đào tạo nghề đến từng hộ gia đình trong đó có lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới hàng năm, để làm căn cứ xây dựng kế hoạch hoạt động của các sàn giao dịch, phiên giao dịch cùng với sự phối hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng. Từ đó, tổ chức thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền trong các cuộc họp, hội nghị ở thôn, xóm, tuyên truyền qua đài phát thanh, cổng giao tiếp điện
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng Cao Đời Sống Nông Thôn, Tăng Thu Nhập Cho Lao Động Nông Nghiệp Trong Quá Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Hà Nội
- Đẩy Mạnh Công Tác Tuyên Truyền Trong Việc Đào Tạo, Đào Tạo Lại, Dạy Nghề, Tạo Việc Làm, Tư Vấn Học Nghề Cho Lao Động Nông Nghiệp Trong Quá Trình
- Đào Tạo Lao Động Nông Nghiệp Chất Lượng Cao Ở Những Khu Vực Thuần Nông Trong Quá Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới
- Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội - 21
- Lao Động Nông, Lâm Nghiệp Và Thủy Sản Phân Theo Nhóm Tuổi Chia Theo Đơn Vị Hành Chính
- Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội - 23
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
tử của huyện và các xã. Thông tin về nhu cầu tuyển dụng phải đến được tất cả người dân, người lao động trong đó có lao động nông nghiệp để họ biết và tham gia, có vậy việc tổ chức sàn giao dịch mới có hiệu quả. Các phiên giao dịch được tổ chức ở những địa điểm phù hợp, tổ chức tiết kiệm, thiết thực, tránh phô trương, hình thức, lấy thành tích.
- Rà soát quy hoạch, củng cố sắp xếp hệ thống giới thiệu việc làm, mạng
lưới Trung tâm giới thiệu việc làm theo quy định của pháp luật.
- Thiết lập hệ thống thông tin, thống kê thị trường lao động thống nhất từ Thành phố đến quận, huyện, xã phường.
- Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá, lưu trữ thông tin về số lượng, chất lượng nguồn lao động nông thôn, lao động thất nghiệp. Tổ chức cập nhật các thông tin về cung, cầu lao động, thực hiện tốt các quy định về chế độ báo cáo thống kê, báo cáo thông tin về quản lý nguồn lao động nông nghiệp từ cơ sở đến quận huyện, thành phố.
- Kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để khai thác chỗ việc làm trống, tìm hiểu kế hoạch và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Tổ chức thường xuyên các phiên giao dịch việc làm cùng các hình thức đào tạo mới để tăng cường cơ hội cho người lao động gặp gỡ, kết nối cung - cầu.
- Thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thị trường lao động. Hình thành ngày càng nhiều các Trung tâm giới thiệu việc làm trọng điểm vùng. Ngoài ra, trong phương hướng hoạt động giới thiệu việc làm, cần đầu tư nâng cao năng lực cho các Trung tâm giới thiệu việc làm một cách tập trung, tránh dàn trải, bình quân. Đầu tư chính vào các hoạt động thông tin thị trường lao động, kết nối việc làm, xây dựng sàn giao dịch việc làm, đào tạo kỹ năng tư vấn, giới thiệu việc làm cho các bộ làm công tác giới thiệu việc làm. Xây dựng cơ chế đầu tư gắn với nhiệm vụ được giao và kết quả hoạt động của Trung tâm. Nâng cao trình độ của đội ngũ tư vấn viên, tăng khả năng giao dịch việc làm thành công.
- Kiểm tra, phân tích, đánh giá các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp chuyên doanh xuất khẩu lao động có đủ điều kiện, năng lực và phù hợp với nhu cầu của người lao động trên địa bàn để đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong quá trình lao động.
- Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động, dự báo xu hướng việc làm, nhu cầu của người sử dụng lao động, chi phí đào tạo, tỷ lệ hoàn trả của đào tạo,… Đồng thời cung cấp đầy đủ các thông tin về dự báo kinh tế, triển vọng đầu tư, các dự án phát triển, trên cơ sở đó các doanh nghiệp sẽ dự kiến phát triển kinh tế, nhu cầu nguồn nhân lực và chủ động xây dựng các kế hoạch nhân lực của mình. Đặc biệt cần đầu tư công tác thống kê, phân tích dữ liệu thông tin thị trường lao động.
4.2.2.9.Tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường lao động, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội
- Để tăng cường vai trò quản lý nhà nước với thị trường lao động, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ở Thủ đô, cần thực hiện tốt một số nội dung sau đây:
Một là, phải có sự đổi mới tu duy, sự nhận thức mới của các cấp ủy đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị, đặc biệt là ở cấp cơ sở trong quá trình xây dựng nông thôn mới về phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và những yêu cầu mới của phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng hiện đại trên cở sở ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương thức sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả năng lực cạnh tranh gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Phát triển nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới văn minh, tăng hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất lao động nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân. Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái, góp phần tạo cảnh quan môi trường, thúc đẩy phát triển du lịch sinh
thái, hài hòa và bền vững với môi trường, từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu. Phát triển nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh, các vành đai xanh, sinh thái và các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Phát triển nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tiến tới an ninh dinh dưỡng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong đó, tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng năng suất và chất lượng cao đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, ưu tiên phát triển những cây, con có lợi thế; giảm dần diện tích sản xuất cây lương thực đi đôi với việc phát triển lúa chất lượng cao; tăng sản xuất rau ăn toàn, hoa cây cảnh, cây ăn quả nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng đất, nguồn nước, lao động và vốn đầu tư. Chuyển mạnh phát triển chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, tập trung ngoài khu dân cư; theo hướng ổn định tổng đàn lợn và gia cầm, tăng nhanh đàn bò sữa, phát triển đàn bò thịt. Phát triển thủy sản theo hướng tập trung thâm canh, tăng năng suất, phát triển bền vững.
Hai là, xác định rõ nội dung đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp Thủ đô theo hướng toàn diện, tổng hợp và hệ thống để có thể đáp ứng hoạt động trong tất cả các lĩnh vực, tổ chức và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án trọng điểm của ngành nông nghiệp Thủ đô trong hiện tại và tương lai.
Ba là, tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách đào tạo, đào tạo lại, dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Theo đó, tiếp tục đổi mới các hình thức đào tạo nghề, thời gian mở lớp nghề, chương trình giảng dạy gắn lý thuyết với thực hành. Trong đề án 1956, chính sách được áp dụng cho các xã, các huyện là như nhau, điều này làm giảm hiệu quả của công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm ở các xã, các huyện có tốc độ đô thị hóa cao, quá trình xây dựng nông thôn mới diễn ra mạnh mẽ khác
với các khu vực có tốc độ đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới chậm ở những vùng còn sản xuất nông nghiệp thuần nông.
Bốn là, tiếp tục nâng cao trách nhiệm và vai trò quản lý của nhà nước với việc quản lý, tổ chức thu thập cung cấp thông tin thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người lao động trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Đồng thời cũng đẩy mạnh việc xã hội hóa thu hút mọi nguồn lực trong xã hội để thực hiện giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp phù hợp với điều kiện ở mỗi huyện, mỗi xã trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước ở tất cả các cấp chính quyền đối với công tác quản lý thị trường lao động và giải quyết việc làm. Phân cấp rõ công tác quản lý nhà nước về việc làm và giải quyết việc làm, thông tin thị trường lao động giữa thành phố, huyện, xã trong quá trình xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.
- Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp theo Chỉ thị 22/CT/TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư Trung ương ương.
- Tăng cường quản lý nhà nước, củng cố chất lượng hoạt động các đơn vị xuất khẩu lao động trên địa bàn nông thôn, xây dựng cơ chế hỗ trợ các đối tượng chính sách (người có công với cách mạng, bộ đội hoàn thành nghĩa vụ, người nghèo) đi xuất khẩu lao động. Quản lý hoạt động của các tổ chức cung ứng nhân lực, giới thiệu việc làm theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động, tập huấn triển khai các chế độ chính sách lao động phù hợp đến các chủ doanh nghiệp và người lao động nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng, nhất là về chính sách chế độ liên quan trực tiếp đến người lao động như: chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, điều kiện an toàn vệ
sinh lao động, vấn đề đình công đúng trình tự quy định của pháp luật lao động. Nâng cao nhận thức của chủ doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc việc xây dựng và đăng ký với cơ quan lao động của Thành phố, huyện theo phân cấp về: khai trình sử dụng lao động, xây dựng và đăng ký nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể, hệ thống thang lương bảng lương, quy chế trả lương, thành lập tổ chức công đoàn, Hội đồng hoà giải lao động cơ sở ... trong doanh nghiệp.
- Tư vấn tìm việc, học nghề cho người lao động khi tham gia thị trường lao động về pháp luật chính sách lao động.
- Tổ chức tập huấn cán bộ lao động thương binh xã hội cấp xã, cán bộ lao
động cấp huyện, các Trung tâm giới thiệu việc làm.
- Triển khai tuyên truyền sâu rộng về Bảo hiểm thất nghiệp và tập huấn cho các doanh nghiệp, các quận, huyện về Bảo hiểm thất nghiệp để các doanh nghiệp và người lao động thực hiện đóng Bảo hiểm thất nghiệp từ tháng 7/2009 và người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp từ 01/01/2010. In ấn, phát tờ rơi cho người lao động khi mất việc làm tìm được địa chỉ cần thiết, hưởng chế độ thất nghiệp và tìm việc làm theo quy định.
- Quản lý nhà nước về lao động phải phù hợp với sự phát triển của thị trường lao động ở hiện tại và tương lai, nhất là công tác thông tin, quy hoạch phát triển thị trường lao động. Thời gian qua, công tác hệ thống dự báo và thông tin thị trường lao động chưa được quan tâm thích đáng đã dẫn đến công tác hướng dẫn, định hướng hoạt động thị trường lao động còn bị động, hiệu quả thấp; đào tạo chưa gắn với nhu cầu; người lao động và người thất nghiệp thiếu thông tin về việc làm; người sử dụng lao động thiếu thông tin về cung cầu trên thị trường lao động, ảnh hưởng đến đầu tư, phát triển sản xuất; cơ quan quản lý nhà nước thiếu thông tin để phân tích, đánh giá và xây dựng chính sách thị trường lao động phù hợp với nhu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế.
- Phải giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề
xã hội, nhất là việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Ngăn chặn được tình
trạng người sử dụng lao động cố tính ký các hợp đồng lao động dưới ba tháng nhằm trốn tránh đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; môi trường làm việc không bảo đảm; số lượng thanh tra viên lao động thấp mới.
- Nâng cao vị trí, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc định hướng, điều tiết thị trường lao động ở Hà Nội hiện nay. Xây dựng cơ chế ba bên giữa cơ quan quản lý nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động giúp giải quyết hài hòa nhất các mâu thuẫn của thị trường lao động.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức công đoàn cơ sở tham gia có hiệu quả vào quản lý lao động, làm tốt vai trò là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.