Dự Báo Cơ Cấu Sử Dụng Lao Động Nông Nghiệp Trong Quá Trình Xây Dựng Nông Thôn Mới


Bảng 4.3: Dự báo cơ cấu sử dụng lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới

Đơn vị tính: %


Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Tổng số

100,0

100,0

100,0

1.Công nghiệp - Xây dựng

21,9

26,0

30,0

2. Dịch vụ

49,5

53,0

55,0

3. Nông nghiệp

28,6

21,0

15,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội - 16

- Phấn đấu trung bình mỗi năm giải quyết việc làm mới cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thủ đô là 135-140 nghìn người trong giai đoạn 2011-2015 và 155-160 nghìn người trong giai đoạn 2016-2020.

- Phấn đấu số lao động nông nghiệp được đào tạo nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới trung bình mỗi năm đạt 150 nghìn lượt người.

Bảng 4.4: Kế hoạch đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020

Số TT


Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm

2010

2015

2020

11

Dân số trong độ tuổi

lao động

Người

4.535.900

4.777.900

4.976.000

22

Dân số tham gia hoạt

động kinh tế

Người

3.779.200

4.440.600

4.571.600


Chất lượng lao động






nông nghiệp


55,00

65,00

75,00

33

- Tỷ lệ lao động qua

đào tạo

%


32,00


45,00


55,00


- Tỷ lệ lao động qua






ĐT nghề








Từ 2009-




Số lượng lao động


2010

Từ 2011- 2015

Từ 2016- 2020

44

nông nghiệp được ĐT

Người

bình quân

bình quân mỗi

bình quân mỗi


nghề


mỗi năm

năm 158.000

năm 103.000




158.000



55

Kinh phí đầu tư

Tỷ đồng /năm

69,00

97,00

135,00


66

Tỷ lệ lao động nông nghiệp có việc làm

sau đào tạo


%


80%


90 %


Trên 90%


Dự báo tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thủ đô đến năm 2015 đạt tỷ lệ trên 55% và đến năm 2020 đạt tỷ lệ từ 70-75%.

4.1.2. Phương hướng giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thủ đô Hà Nội cần gắn với dự báo về tốc độ tăng trưởng dân số trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Từ những dự báo và các chỉ tiêu phân đấu trên, phương hướng giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội là:

Một là, giải quyết việc làm cho lao động trong quá trình xây dựng nông thôn mới phải đạt mục tiêu giảm dần sự bất hợp lý và lãng phí trong sử dụng nguồn lao động, sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Hai là, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới phải tạo những cơ hội việc làm cho người lao động nông thôn, tạo nguồn lực lao động nông nghiệp, có thể chuyển dịch lao động sang các ngành dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, làm việc cho các doanh nghiệp, chủ lực là các hộ kinh doanh dịch vụ trong quá trình xây dựng nông thôn mới, trong quá trình đô thị hóa và phát triển nền nông nghiệp đô thị sinh thái của Thủ đô. Nâng cao chất lượng nguồn lao động nông nghiệp, lao động nông thôn; tập trung đào tạo cho các lao động trẻ, lao động ở các huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh, các vùng quy hoạch sản xuất hàng hóa chất lượng cao để có thể đáp ứng nguồn cán bộ lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao với các xã đã cơ bản đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới nhằm đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Dịch vụ - Công nghiệp – Nông nghiệp. Số lao động này được đào tạo bài bản, có địa chỉ sử dụng rõ ràng, gắn đào tạo theo đơn đặt hàng.


Ba là, tăng cường giáo dục nhận thức và thu hút các nguồn lực trong toàn dân, đẩy mạnh xã hội hóa trong giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phát huy vai trò của các cơ sở đào tạo của các trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, các tổ chức đào tạo nghề không chuyên, các chuyên gia, các lao động giỏi trong các ngành nghề; thực hiện có hiệu quả các mô hình khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công, khuyến thương; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, lao động trong các làng nghề truyền thống, các trang trại, các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Bốn là, đổi mới cơ chế chính sách và nội dung giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp cho phù hợp với đối tượng đào tạo, phương thức đào tạo, với yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình xây dựng nông thôn mới, quá trình đô thị hóa phù hợp với thực tiễn mỗi huyện của thủ đô.

Năm là, nắm vững các chỉ tiêu giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015.

Bảng 4.5: Kế hoạch giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015

TT

Chỉ tiêu

Đơn

vị

Năm

Tổng số

2011

2012

2013

2014

2015

1

Tổng số

Người

137.000

139.000

141.000

143.000

145.000

705.000

1.1

Giải quyết việc làm

trong nước

Người

132.800

134.600

136.400

138.200

140.000

682.000

1.2

Đi xuất khẩu

lao động

Người

4.200

4.400

4.600

4.800

5.000

23.000

2

Chia theo nhóm ngành kinh tế về giải quyết việc làm


Công nghiệp, xây dựng

Cơ cấu

Người


%

57.000


42,92

58.500


43,46

60.500


44,36

63.000


45,59

65.000


46,43

304.000


44,57


Thương mại, dịch vụ

Cơ cấu

Người


%

18.000


13,55

20.000


14,86

22.000


16,13

23.500


17,00

25.000


17,86

108.500


15,91


Nông,

lâm nghiệp

Cơ cấu

Người


%

57.800


43,53

56.100


41,68

53.900


39,51

51.700


37,41

50.000


35,71

269.500


39,52


* Các hình thức tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô

Thực hiện quyết định 1956/QĐ-TTG ngày 27/11/2009 của Thủ tướng chính phủ , thành phố Hà Nội đã xây dựng chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2011 – 2015 [62], trong đó đã xác định các hình thức tạo việc làm cho người lao động như sau:

- Tổ chức thi, xét tuyển công chức, viên chức hàng năm vào các cơ quan hành chính, sự nghiệp ở các huyện, xã theo chỉ thị của UBND thành phố Hà Nội;

- Tuyển lao động nông nghiệp làm việc tại các doanh nghiệp dịch vụ, xây dựng, công nghiệp nông nghiệp;

- Tạo việc làm trong nông lâm nghiệp, thủy sản.

- Tạo việc làm thông qua các dự án vay vốn từ quỹ giải quyết việc làm Thành phố và các địa phương.

- Tạo việc làm thông qua hình thức xuất khẩu lao động.

- Tạo việc làm thông qua phát triển làng nghề, dịch vụ.

- Lao động tự tạo việc làm.

- Các hình thức tự tạo việc làm khác

4.2. Giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp

trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thủ đô Hà Nội

4.2.1. Nhóm giải pháp chung về xây dựng nông thôn mới có tác động toàn diện tới việc nâng cao đời sống của nông dân và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới

4.2.1.1. Phát triển nông nghiệp hợp lý để giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội

a. Tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch chuyên ngành

Căn cứ vào các quy hoạch chuyên ngành đã được UBND Thành phố phê duyệt, các huyện, thị xã cụ thể hóa kế hoạch thực hiện, bố trí nguồn lực triển


khai, trong đó tập trung thực hiện Quy hoạch về phát triển nông nghiệp, Quy hoạch nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm, Quy hoạch phát triển làng nghề. Đồng thời triển khai thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch theo quy định hiện hành. Các cơ quan chức năng của Thành phố tăng cường phối hợp với các địa phương kiểm tra, xử lý các vi phạm theo quy định.

b. Tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách

UBND Thành phố tiếp tục rà soát các cơ chế chính sách đã ban hành và nghiên cứu đề xuất, trình HĐND Thành phố sửa đổi, bổ sung, ban hành cơ chế chính sách mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn theo mục tiêu đề ra. Tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách đã được ban hành và các Chính sách vừa được HĐND Thành phố Hà Nội Khóa XIV Kỳ họp thứ 8 thông qua “Chính sách khuyến khích phát triển Vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020; Chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội; Chính sách hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn thành phố Hà Nội” nhằm khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản; xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ đào tạo, tập huấn kỹ thuật; xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại; hỗ trợ vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, tập trung; hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khuyến khích phát triển làng nghề và hỗ trợ kiên cố hoá đường giao thông thôn, xóm đạt chuẩn nông thôn mới; khuyến khích đầu tư xây dựng và cấp nước sinh hoạt nông thôn.

c. Tổ chức triển khai thực hiệu hiệu quả các chương trình, đề án

Tăng cường chỉ đạo thực hiện các chương trình, đề án, dự án phát triển nông nghiệp đã được UBND Thành phố phê duyệt, trọng tâm là sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, sản xuất hoa, cây cảnh, cây ăn quả giá trị cao, nuôi


trồng thủy sản thâm canh, chăn nuôi trang trại, nuôi bò sữa... Tổ chức thực hiện tốt đề án xây dựng nông thôn mới, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện, tổ chức sơ kết hàng năm nhằm đánh giá hiệu quả từng chương trình, đề án, dự án để rút kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện.

d. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước các cấp, hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp, phát triển mới các hợp tác xã ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn

Quan tâm và đầu tư hơn nữa công tác đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp và cơ sở. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị tiên tiến để nâng cao khả năng chẩn đoán và phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát chất lượng các loại vật tư, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật.

Tiến hành rà soát, đánh giá thực chất hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp để củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động HTX nông nghiệp; xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển và thành lập mới các HTX chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ, thương mại, vận tải, tiểu thủ công nghiệp.. theo Luật HTX.

e. Tăng cường đầu tư xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, xây dựng hạ tầng sản xuất nông nghiệp

Tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng hợp tác sản xuất và chế biến nông sản với các tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài. Hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân tổ chức và tham gia các hội chợ, triển lãm hàng nông sản và làng nghề; xây dựng nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản và sản phẩm làng nghề của Thủ đô.

Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống chợ đầu mối nông, lâm sản ở các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp và vùng phụ cận đô thị. Hỗ trợ, nâng cấp các chợ nông thôn, các cơ sở chế biến nông, lâm sản, thực phẩm. Đầu tư xây dựng


các công trình đê điều, thủy lợi, phòng chống lụt, bão, hạ tầng của vùng sản xuất chuyên canh tập trung, các cơ sở giống thủy sản chất lượng cao, trung tâm đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho lao động nông nghiệp.

4.2.1.2.Tích cực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp

a. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm xây dựng nông thôn mới

Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể tăng cường chỉ đạo và tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, đảng viên, nhân dân về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới. Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Thành ủy, các cơ quan truyền thông, báo chí, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội Thành phố phối hợp chặt chẽ với sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch, nội dung công tác tuyên truyền, tổ chức tuyên truyền, nhằm tạo sự đồng thuận và nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Tiếp tục nâng cao nhận thức về Chương trình xây dựng nông thôn mới cho mọi chủ thể trong xã hội để tạo ra một sức bật mới phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới.

Tiếp tục nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, các chủ thể sản xuất - kinh doanh ở khu vực nông nghiệp, nông thôn về Chương trình xây dựng nông thôn mới. Chỉ có hoàn thành tốt các nội dung, tiêu chí xây dựng nông thôn mới, mới có thể tạo được việc làm, giải quyết tốt tình trạng thất nghiệp của lao động nông nghiệp, phát triển kinh tế bền vững.

Đặc biệt, nâng cao nhận thức cho nông dân, bồi dưỡng cho họ hiểu rõ, chủ thể xây dựng nông thôn mới chính là nông dân và nông dân cũng là người


hưởng thụ những thành quả của Chương trình xây dựng nông thôn mới. Một khi đã nâng cao được nhận thức của nông dân, biến nhận thức thành hành động thì mọi khó khăn, trở ngại trong xây dựng nông thôn mới sẽ từng bước được tháo gỡ và thực hiện hiệu quả.

Nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, các chủ thể sản xuất kinh doanh phải sử dụng nhiều hình thức, nhiều phương pháp, trong đó, vai trò lớn nhất thuộc về các cấp ủy Đảng, từ trung ương đến địa phương; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Bên cạnh đó, sự trợ giúp của các phương tiện truyền thông là vô cùng quan trọng.

Các cơ quan thông tin, báo chí của Thành phố tăng thêm thời lượng tuyên truyền, giới thiệu các điển hình tiên tiến, phương pháp hay, sáng kiến, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới ở cơ sở, đồng thời phê phán những nơi triển khai thụ động, kém hiệu quả, trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước.

b. Thường xuyên chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành cho đội ngũ cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới

Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn kiến thức về quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cho cán bộ cơ sở, từ cấp bí thư chi bộ, trưởng, phó thôn trở lên. Nội dung, thời lượng của chương trình phải phù hợp với thực tiễn và trình độ của cán bộ cơ sở. Phấn đấu đến hết năm 2015, cơ bản hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao trình độ, kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ chủ chốt cấp xã. Chú trọng bổ sung cán bộ trẻ có trình độ, năng lực và trách nhiệm cao cho các cơ sở còn yếu kém.

c. Tập trung huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Ngân sách nhà nước các cấp hàng năm dành tối thiểu 35% đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND, ngày 21/4/2010 của HĐND Thành phố về xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020, định hướng 2030 [31]. Trong

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 15/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí