Phương Hướng Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Nghiệp


- Cầu lao động kỹ thuật một số nhóm ngành và cấp độ đào tạo có xu hướng chững lại và tăng chậm trong khi cung lao động có chuyên môn kỹ thuật của nhóm ngành này vẫn tăng lớn (Rõ nhất là nhóm lao động có trình độ đại học, cao đẳng các ngành kinh tế, luật...) nên có một bộ phận cung lao động có trình độ cao phải chấp nhận làm những vị trí công việc có yêu cầu trình độ thấp hơn, gây lãng phí và bất hợp lý trong sử dụng nguồn nhân lực.

- Cầu lao động nông nghiệp phổ thông, lao động trong các làng nghề và lao động xuất khẩu lao động trên địa bàn khá phong phú, với số lượng lớn, song tâm lý kén chọn việc làm và thu nhập của lao động nông nghiệp Hà Nội còn rất nặng nề (phần lớn người lao động không muốn làm các công việc giản đơn, nặng nhọc, thu nhập thấp) nên kết quả giải quyết việc làm hàng năm cũng chỉ đáp ứng khoảng 50- 55% cầu lao động của khu vực này trên thị trường lao động.

* Mặc dù công tác tạo việc làm cho lao động nông nghiệp được các cấp quan tâm và đầu tư nhiều nguồn lực hỗ trợ nhưng tỷ trọng việc làm bền vững tăng chậm, việc làm không ổn định, tạm thời còn khá cao chiếm khoảng 45% kết quả giải quyết việc làm hàng năm.

* Quản lý nhà nước đối với thị trường lao động còn khó khăn, bất cập, việc nắm bắt các thông tin thị trường và các giải pháp điều tiết cung- cầu chưa linh hoạt... Các thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động, tuyển sinh học nghề... người lao động nông nghiệp ở các vùng nông thôn, vùng xa khó có cơ hội tiếp cận nên việc chọn nghề và tìm việc làm gặp khó khăn.

* Đội ngũ cán bộ viên chức và lao động của hệ thống giới thiệu việc làm còn thiếu, yếu về chuyên môn nên việc tư vấn việc làm, học nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động nông nghiệp và kết nối cung- cầu lao động trên thị trường lao động nông nghiệp còn hạn chế, kết quả chưa cao.

* Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong dạy nghề, học nghề việc làm chưa ngang tầm với vị trí, vai trò của công tác dạy nghề và giải quyết việc


làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới, vẫn còn tồn tại tâm lý chỉ muốn lựa chọn cấp học ở trình độ cao (Đại học, Cao đẳng) nên một bộ phận thanh niên Thủ đô chưa thật sự thiết tha với học nghề, kén chọn việc làm không muốn làm việc khó khăn, nặng nhọc, thu nhập thấp, không muốn làm việc ở ngành nông nghiệp (Hiện nay cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn về cơ khí, thủy lợi về phục vụ cho nông nghiệp nông thôn là rất thiếu). Bên cạnh đó, nhận thức của người lao động các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất còn hạn chế, tiền đền bù và hỗ trợ người dân chủ yếu sử dụng vào mục đích xây nhà, mua sắm thiết bị sinh hoạt, chưa chú trọng đến tạo việc làm và học nghề cho bản thân đã tạo ra mâu thuẫn giữa trình độ năng lực của người tìm việc với yêu cầu sử dụng của các nhà tuyển dụng khiến cung - cầu lao động khó đáp ứng nhau, hạn chế đến kết quả giải quyết việc làm hàng năm.

Diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, bình quân ruộng đất đầu người hiện đã rất thấp, phân bố lại manh mún, nhỏ lẻ, làm chia cắt hệ thống công trình thủy lợi, giảm năng lực phục vụ của hệ thống này đồng thời gây khó khăn cho việc xây dựng nền sản xuất hàng hóa.

Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ở các huyện ngoại thành diễn ra mạnh mẽ gây áp lực rất lớn cho việc tiêu thoát nước và sử lý môi trường, giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận lao động nông nghiệp mất đất sản xuất nhưng chưa đủ điều kiện để chuyển sang ngành nghề khác.

Trình độ thâm canh, cũng như ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất giữa các vùng miền có sự chênh lệch, ảnh hưởng đến việc chuyển giao đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất trên diện rộng.

Sự hội nhập kinh tế vào kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng tạo sức ép trong cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ngày càng lớn, trong khi sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, hàng nông sản vẫn còn là sản phẩm thô sơ. Vấn đề thương hiệu hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm, quảng bá sản phẩm chưa được chú trọng đúng mức.


Các công trình thủy lợi, đê điều ngày càng xuống cấp; hạ tầng nông thôn

ở những vùng sâu và xa thành phố còn yếu và thiếu.

Năng lực của cán bộ các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp còn nhiều hạn chế, công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa tương xứng với việc đầu tư ngân sách nhà nước đã chi dùng trong quá trình thực hiện đề án 1956 của chính phủ.

3.3.3.3. Những vấn đề đặt ra

+ Địa bàn Hà Nội rộng, số đơn vị hành chính cấp xã ở khu vực nông thôn lớn, với cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn và chưa đồng bộ, đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn.

+ Sự phát triển của các địa phương không đồng đều, trình độ dân trí, thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn còn chênh lệch lớn so với khu vực nội thành.

+ Chất lượng nguồn lao động nông nghiệp ở khu vực nông thôn còn thấp, lao động nông nghiệp qua đào tạo phân bố theo khu vực còn mất cân đối, lực lượng lao động kỹ thuật tập trung ở đô thị, còn ở khu vực nông thôn thì lại thiếu.

+ Việc thay đổi cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế dẫn đến cơ cấu lao động cũng thay đổi nhưng chưa phù hợp với điều kiện thực tế. Cơ cấu lao động trong nông nghiệp giảm, nhưng sự mất cân đối giữa cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế nên đã gây ra tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu lao động. Tình hình việc làm và sử dụng quỹ thời gian lao động nông nghiệp tuy đã có những tiến triển rõ rệt, song giá trị lao động nông nghiệp và thu nhập của lao động nông nghiệp vẫn còn ở mức thấp.

+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa ở nông thôn thường không ổn định, đầu ra của sản phẩm còn chưa có nơi tiêu thụ, đó là nguyên nhân gây khó khăn cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh tạo thêm việc làm cho người lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thủ đô.

+ Chương trình giải quyết việc làm của thành phố có được triển khai thực

hiện nhưng chưa đồng bộ và toàn diện ở các huyện nên kết quả còn chưa cao.


+ Lực lượng lao động nông nghiệp ở nông thôn trên địa bàn thành phố có nguy cơ thất nghiệp không lớn nhưng tình trạng dư thừa lao động nông nghiệp lại khá cao, vì vậy có ảnh hưởng đến sự ổn định trong đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận dân cư ở khu vực này. Người lao động nông nghiệp không có điều kiện học nghề, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật nên gặp khó khăn trong tìm việc làm, không có việc làm thường xuyên dễ nảy sinh tiêu cực, tệ nạn xã hội.

+ Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ quản lý ở cơ sở nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Một bộ phận cán bộ trách nhiệm không cao; uy tín thấp, ảnh hưởng đến công tác vận động nhân dân thực hiện xây dựng nông thôn mới.


Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

4.1. Phương hướng giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp

trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thủ đô Hà Nội

4.1.1. Dự báo quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội tác động đến việc làm cho lao động nông nghiệp

Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại. Vì vậy xây dựng nông thôn mới luôn nhận được sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp bảo đảm hoàn thành các mục tiêu của đề án xây dựng nông thôn mới.

Quá trình xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội phải tuân thủ theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Thủ đô, quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050 và các quy hoạch ngành, quy hoạch kinh tế xã hội các huyện, thị xã.

Xây dựng nông thôn mới vừa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vừa bảo tồn phát huy giá trị văn hoá truyền thống, giữ gìn bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng Thủ đô phát triển bền vững có môi trường xanh, sạch, đẹp .

Xây dựng nông thôn mới trên tinh thần phát huy nội lực của cộng đồng, ý chí tự chủ, tự lực, tự cường của nhân dân là chính, kết hợp với sự hỗ trợ của nhà nước và phù hợp với điều kiện từng cơ sở.

Xây dựng nông thôn mới cần triển khai đồng bộ, toàn diện trên toàn Thành phố có sự tập trung ưu tiên cho điểm. Đồng thời triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản


các xã trong Thành phố đạt các tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, văn

hóa và xã hội.

Xây dựng nông thôn mới Thủ đô Hà Nội có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Phát triển nông nghiệp thủ đô theo hướng gắn với phát triển đô thị sinh thái và du lịch, dịch vụ, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, hài hòa và bền vững với môi trường.

Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nông dân, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.

Xây dựng nông thôn thủ đô có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ hiện đại, phát triển theo quỵ hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị; nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.

- Dự báo giai đoạn 2010-2015: dự báo đến năm 2015, có trên 40% số xã trên địa bàn Thành phố đạt chuẩn nông thôn mới. Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được bê tông hóa đạt 87%, trạm y tế được kiên cố hóa đạt 100%, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế 70%. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia từ 50% - 55%. Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó, tỷ lệ được dùng nước sạch đạt 60%. Tỷ lệ thôn, xóm, cụm dân cư đạt tiêu chuẩn làng văn hóa 68%; tỷ lệ thôn, xóm, cụm dân cư có nhà văn hóa - thể thao đạt 92%. Có 100% số cơ sở giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và hoàn thành các chi tiêu về an ninh, quốc phòng.

Thu nhập của nông dân đạt 29 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ lao động nông nghiệp còn dưới 20% lao động xã hội; lao động nông nghiệp qua đào tạo phấn


đấu đạt 55%, trung bình mỗi năm giải quyết việc làm cho 70.000-75.000 lao

động nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 1,5-1,8%/năm.

- Dự báo giai đoạn 2016-2020: dự báo có thêm từ 120 - 140 số xã (bằng 30% - 35% số xã) đạt chuẩn nông thôn mới, để đến hết năm 2020 toàn Thành phố có 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

- Định hướng đến 2030: Hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới ở 401 xã trên địa bàn Thành phố (đạt 100%).

Theo số liệu của Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01 tháng 4 năm 2009, trong giai đoạn 2000-2009 tốc độ tăng dân số bình quân của thành phố Hà Nội đạt 2,0%/năm, tuy nhiên giai đoạn 2006-2008 tăng khá cao là 2,42%/năm. Dự kiến tốc độ tăng dân số chung của thành phố sẽ giảm dần, đạt khoảng 2,0%/năm giai đoạn 2011-2015, khoảng 1,8%/năm giai đoạn 2016- 2020 và khoảng 1,74%/năm giai đoạn 2021-2030. Tốc độ tăng dân số cơ học cũng giảm dần từ 0,85%/năm giai đoạn 2011-2015 xuống còn khoảng 0,7%/năm giai đoạn 2016-2020 và khoảng 0,4%/năm giai đoạn 2021-2030, bình quân mỗi năm tăng khoảng 51-65 nghìn người. Với dự báo như trên quy mô dân số Hà Nội đến năm 2015 đạt 7,2-7,3 triệu người, năm 2020 khoảng 7,9-8,0 triệu người và năm 2030 khoảng 9,41 -9,52 triệu người.

Bảng 4.1: Dự kiến tốc độ tăng trưởng dân số

Đơn vị: %


Chỉ tiêu

Năm

2001-2005

Năm

2006-2008

Năm

2011-2015

Năm

2016-2020

Năm

2021-2030

1. Tổng dân số

1,91

2,42

2,00

1,80

1,74

- Tăng tự nhiên

1,17

1,26

1,15

1,10

1,00

- Tăng cơ học

0,74

1,16

0,85

0,70

0,74

2. Dân số đô thị

5,60

3,32

4,30

4,16

4,00

3. DS Nông thôn

-0,14

1,82

0,25

- 0,35

-1,42

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội - 15


Bảng 4.2: Dự báo dân số Thủ đô Hà Nội có tác động tới việc làm

Đơn vị: Nghìn người


Chỉ tiêu

Năm

2009

Năm

2010

Năm

2015

Năm

2020

Năm

2030

1. Dân số thành phố Hà Nội

6.448

6.591

7.277

7.956

9.416

2. Dân số đô thị

2.632

2.722

3.359

4.294

6.355

Tỷ lệ đô thị hóa (%)

40,8

41,3

46,2

58,05

67,5

3. Dân số nông thôn

3.816

3.869

3.917

3.662

3.061


Dự kiến đến năm 2020, dân số đô thị của thành phố Hà Nội khoảng 4,3 triệu người, trong đó tại đô thị trung tâm khoảng 3,5 triệu người, bố trí tại các đô thị vệ tinh khoảng 550-600 nghìn người và các đô thị huyện lỵ khoảng 200-250 nghìn người, dân số ở khu vực nông thôn khoảng 3,7 triệu người. Số lao động nông nghiệp nông thôn đòi hỏi phải có nhu cầu làm việc là rất lớn. Đến năm 2030, dân số đô thị của thành phố Hà Nội khoảng 6,4 triệu người, trong đó tại đô thị trung tâm khoảng 4,8 triệu người, tại các đô thị vệ tinh khoảng 1,1-1,5 triệu người, các đô thị huyện lỵ khoảng 450-500 nghìn người; dân số nông thôn giảm xuống còn 3 triệu người. Đây là một nguồn lực lao động lớn bổ sung cho lực lượng lao động của Hà Nội, song cũng gây nên sức ép về việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp để chuyển dịch sang các nghề kinh doanh dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề với hàng hóa chất lượng cao, sản phẩn sạch đòi hỏi phải có nguồn lao động chất lượng cao ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào công tác quản lý điều hành và trực tiếp sản xuất kinh doanh dịch vụ trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thành phố trong giai đoạn tới.

Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới đến năm 2015 lao động nông nghiệp còn khoảng 21%, đến năm 2020 lao động còn khoảng 15% .

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2024