Vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay - 13

Cùng với đó, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lao động. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp cố tình không chấp hành quyết định xử phạt cần có những biện pháp thích hợp. Bên cạnh đó cũng cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật lao động, mà trước hết cơ quan thi hành pháp luật cần phải thực hiện đúng pháp luật, tránh xảy ra tình trạng bao che, chống đỡ, ô dù đối với các hành vi vi phạm pháp luật lao động.

Ngoài các nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm thì sở lao động thương binh và xã hội cần thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ hướng dẫn, tư vấn pháp luật trong doanh nghiệp. Là cơ quan quản lý trực tiếp về lĩnh vực lao động ở địa phương, nên đơn vị này thường nắm bắt được cụ thể tình hình thực hiện pháp luật lao động ở các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thông qua các báo cáo của doanh nghiệp về vấn đề tuyển dụng, sử dụng lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ….Vì vây, sở nên làm tốt công tác hướng dẫn, chỉnh sửa những sai phạm của doanh nghiệp theo hướng giúp đỡ doanh nghiệp hoàn thiện hơn trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật.

Thứ năm, phổ biến, tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức pháp luật lao động nói chung, pháp luật về giao kết hợp đồng lao động nói riêng trong nội bộ doanh nghiệp

Để nhận thức về pháp luật lao động nói chung và giao kết hợp đồng lao động nói riêng thực sự đi vào đời sống, cần đẩy mạnh và đề cao công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các bên liên quan trong quan hệ lao động. Qua nghiên cứu thực tiễn, nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm về pháp luật lao động nói chung và giao kết hợp đồng lao động nói riêng là do sự thiếu hiểu biết của các bên tham gia quan hệ lao động, nhất là người lao động. Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật sẽ nâng cao nhận thức

cũng như ý thức chấp hành pháp luật của các bên trong quan hệ lao động. Từ đó, các bên cũng có cơ sở tự bảo vệ mình khi có các hành vi vi phạm từ phía bên kia.

Trên thực tế, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thường chỉ được quan tâm khi Bộ luật Lao động cũng như Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động mới được ban hành, còn các văn bản hướng dẫn Luật thì chưa được phổ biến sâu rộng. Bên cạnh việc đẩy mạnh, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cần chú trọng nâng cao quyền lợi, trình độ nghiệp vụ của các tuyên truyền viên, phát triển hệ thống tương tác rộng khắp trên nhiều phương diện, phương tiện thông tin đại chúng. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động được thực hiện dưới nhiều hình thức như sau:

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Đài truyền hình Trung ương, đài truyền hình kỹ thuật số, đài truyền hình các địa phương giới thiệu những điểm mới của Bộ luật Lao động dưới các hình thức: phổ biến, phỏng vấn; hỏi – đáp. Một số báo lớn ở trung ương và địa phương đều có chuyên mục tuyên truyền phổ biến Bộ luật Lao động.

- Xây dựng tài liệu tuyên truyền về những điểm mới của Bộ luật Lao động cho các báo cáo viên thuộc các Bộ, ngành, các địa phương.

- Biên soạn và in ấn các loại sách, các tờ rơi, phát hành rộng rãi và một số loại phát hành miễn phí cho người lao động và các doanh nghiệp.

- Tổ chức các hội nghị tập huấn: hội nghị đối thoại 3 bên giữa người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương; tổ chức hội nghị tư vấn pháp luật lao động trực tiếp tại các khu nhà trọ người lao động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

- Thông qua các đợt kiểm tra tại doanh nghiệp để tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật lao động,…

- Các thông tin pháp luật lao động thường xuyên được cập nhật trên các trang thông tin điện tử.

Vi phạm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay - 13

Trong nội bộ doanh nghiệp, phải công khai các quy định của pháp luật, nội quy, Thoả ước lao động tập thể. Điều này tạo điều kiện để người sử dụng lao động và người lao động tiếp cận và hiểu một cách đầy đủ các quy định liên quan, nội quy, quy chế của doanh nghiệp, từ đó hiểu được quyền lợi và trách nhiệm của mình trong quan hệ lao động. Việc công khai các văn bản pháp luật có thể được thực hiện bằng nhiều cách như: đưa lên bảng tin công khai, thực hiện phát thanh hằng ngày, thành lập tổ pháp chế, tuyên truyền phổ biến pháp luật tại đơn vị, tổ chức tìm hiểu pháp luật, tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động, sổ tay pháp luật…, Nên khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng văn hoá công nghiệp trên cơ sở đề cao ý thức pháp luật lao động.

Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, hệ thống các chế độ chính sách về lao động được triển khai kịp thời, đồng bộ, thông suốt tới người lao động và người sử dụng lao động, góp phần làm chuyển biến mạnh trong nhận thức và hành động theo luật của các bên tham gia quan hệ lao động. Người lao động đã có những hiểu biết cơ bản về quyền lợi của mình để tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Công tác tuyên truyền pháp luật lao động đến người sử dụng lao động cũng mang ý nghĩa lớn để họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với người lao động, đảm bảo cho người lao động có những điều kiện tốt nhất để lao động sản xuất, nâng cao năng suất, đồng thời góp phần đảm bảo quan hệ lao động trong doanh nghiệp hài hòa, ổn định, tiến bộ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Qua những đề xuất, kiến nghị trên có thể thấy rằng hoàn thiện các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng lao động nhằm đảm bảo và tôn trọng quyền tự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ hợp đồng lao động. Phải tính đến đặc trưng của quan hệ lao động, những đặc thù của thị trường lao động nước ta đồng thời quan tâm đến xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của quan hệ hợp đồng lao động. Ngoài ra, cần phải chú ý đến các giải pháp như cân đối cung cầu lao động, thiết lập cơ chế ba bên, tăng cường công tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động cho các chủ thể,xây dựng, hoàn thiện các chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe xử lí nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật lao động, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp… tạo môi trường, điều kiện để hợp đồng lao động phát huy hiệu quả cao nhất. Để từ đó các bên tham gia giao kết hợp đồng lao động sẽ thuận lợi hơn khi thỏa thuận và thống nhất các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền và nghĩa vụ, làm được điều đó quyền lợi của các bên sẽ được đảm bảo, hạn chế tranh chấp lao động xảy ra, nhằm góp phần thúc đẩy thị trường lao động phát triển lành mạnh, văn minh và tiến bộ.

KẾT LUẬN


Từ việc nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản đối với những nội dung giao kết hợp đồng lao động trong Bộ luật Lao động 2012, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để hợp đồng lao động được thực thi,trong thực tiễn, nhằm bảo vệ lợi ích của các bên trong quan hệ lao động. Pháp luật về hợp đồng lao động nói chung và giao kết hợp đồng lao động nói riêng tạo ra giới hạn pháp lý để các bên của quan hệ lao động lựa chọn xử sự đúng đắn, được xã hội thừa nhận, tôn trọng và an toàn pháp lý cho bản thân chủ thể của quan hệ lao động, rộng hơn nữa là đảm bảo được mục đích quản lý của Nhà nước.

Bên cạnh những mặt tích cực, những hành vi vi phạm về giao kết hợp đồng lao động vẫn đang xảy ra hằng ngày trong thị trường lao động. Tất cả các hành vi đó, dù vô tình hay hữu ý, được thực hiện bởi người sử dụng lao động hay người lao động, đều tạo ra những hậu quả pháp lý, đều có thể xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên còn lại trong quan hệ lao động. Điều này kéo theo nhiều hệ luỵ phức tạp, tác động tiêu cực đến thị trường lao động và ảnh hưởng tới sự cân bằng của xã hội.

Thực tiễn thi hành pháp luật về giao kết hợp đồng lao động, bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, những quy định này vẫn tồn tại những bất cập, hạn chế cần khắc phục để đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng trong việc giao kết hợp đồng lao động, đặc biệt khi người lao động- nhóm yếu thế trong quan hệ lao động thường xuyên phải chịu những bất cập do doanh nghiệp, người sử dụng lao động gây ra. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người lao động, đồng thời cùng với mong muốn cắt giảm chi phí, tối đa hoá lợi nhuận của người sử dụng lao động mà dẫn đến những hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, sự yếu kém trong

công tác quản lý, thanh kiểm tra của các cơ quan nhà nước có chức năng, các chế tài xử phạt chưa đủ mạnh, đủ sức răn đe những hành vi vi phạm.

Hoàn thiện các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng lao động nhằm đảm bảo và tôn trọng quyền tự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ hợp đồng lao động. Phải tính đến đặc trưng của quan hệ lao động, những đặc thù của thị trường lao động nước ta đồng thời quan tâm đến xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của quan hệ lao động… Để từ đó các bên tham gia giao kết hợp đồng lao động sẽ thuận lợi hơn khi thỏa thuận và thống nhất các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền và nghĩa vụ, làm được điều đó quyền lợi của các bên sẽ được đảm bảo, hạn chế tranh chấp lao động xảy ra, nhằm góp phần thúc đẩy thị trường lao động phát triển./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Quốc hội (2013) Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

2. Quốc hội (2012) Bộ Luật lao động 2012


3. Quốc hội(2015) Bộ luật tố tụng dân sự 2015


4. Quốc hội(2014) Luật Bảo hiểm xã hội 2014


5. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định 88/2015/NĐ-CP về sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Hà Nội

6. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Hà Nội

7. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015) Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động, Hà Nội

8. Bộ Lao động Thương binh- Xã hội (2015), Thông tư 47/2015/TT- BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành (Hà Nội)

9. Bộ Lao động Thương binh- Xã hội (2016), Báo cáo 03 năm thi hành Bộ luật Lao động, Hà Nội

10. Bộ Lao động Thương binh- Xã hội (2014), Toàn văn tham luận của ông Lê Đình Quảng về Bộ luật Lao động 2012, Trung tâm hỗ trợ và phát triển Quan hệ lao động, http://cird.gov.vn/content.php?id=464&cate=58

11. Đào Thị Hằng (2011) Nội dung cơ bản của pháp luật lao động Cộng hoà Liên bang Đức, Tạp chí Luật học- Đặc san 09/2011

12. Lê Thị Hoài Thu (2003), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay- phần hợp đồng lao động, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội

13. Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội

14. Trường Đại học luật Hà Nội (2011), Giáo trình luật lao động Việt Nam,nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội

15. Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật (2011), giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội

16. C. Mác- Ph. Anghen tuyển tập (1980), tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội


17 . Lưu Bình Nhưỡng (1998), Chấm dứt hợp đồng lao động, tạp chí Luật học, 6

18. Phạm Công Trứ (1996), Hợp đồng lao động, một trong những chế định chủ yếu của luật Lao động Việt Nam, Nhà nước và pháp luật (102)

19. ThS. Nguyễn Thúy Hà (2011), Trung tâm Thông tin khoa học thuộc Viện nghiên cứu Lập pháp (2011) đã chủ trì nghiên cứu đề tài cấp cơ sở “Hợp đồng

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 20/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí