các nguyên tố khác nhau như Si, Mn, P và S. Gang thông dụng thường chứa 2,0 - 4,0%C; 0,4-3,5%Si; 0,2-1,5%Mn; 0,04-0,65%P; 0,02-0,15%S.
Để nhanh chóng phản đoán tổ chức của gang khi kết tinh cùng tinh và có thể sử dụng giản đồ trạng thái Fe-C cho đơn giản, người ta dùng khái niệm cacbon đương lượng (Cdl, %) và mức độ kết tinh (SE); Cdl = C + 1/3(Si +P); SE = Cdl/4,3
Trong đó C, Si, P là hàm lượng (%) cacbon, silic và photpho có trong gang.
Đặc trưng nổi bật nhất trong tổ chức tế vi của gang là chứa lêđêburit trong hệ ổn định giả và graphit trong hệ ổn định. Sự hình thành các tổ chức này là hậu quả của sự kết tinh lần thứ nhất từ lỏng sang rắn, đặc biệt là sự kết tinh cùng tinh quyết định. Khi kết tinh theo hệ ổn định giả, ta có gang trắng, ở đó hầu hết cacbon ở dạng liên kết trong hợp chất Fe3C. Nếu gang kết tinh theo hệ ổn định ta được gang xám, ở đây phần lớn cacbon nằm ở dạng graphit.
So với thép, do có graphit, gang có độ bền thấp nhưng lại rẻ, dễ sản xuất và lại có một số tính chất đặc biệt như tính giảm chấn tốt, chịu xung nhiệt tốt, chịu mài mòn trong điều kiện bôi trơn không đầy đủ, có tính đúc rất tốt nên được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp.
2.7.1.1. Sự hình thành graphit trong gang
Graphit trong gang có thể tồn tại ở các dạng khác nhau. Graphit tấm (dạng I) là graphit thường gặp nhất trong gang. Graphit tấm phân nhánh và chia cắt rất mạnh hạt cùng tinh, các mép của nó thường nhọn là nơi tập trung ứng suất khi có tải trọng tác dụng. Trên mặt cắt dưới kính hiển vi, graphit tấm có hình phiến đỉnh nhọn, nằm phân cách với nhau. Vì thế gang xám có tính chất cơ học thấp nhưng lại có tính chất lý học, đặc biệt là tính đúc rất tốt.
Graphit cầu là dạng graphit phổ biến trong gang bền cao (gang cầu) nhờ biến tính gang lỏng bằng các chất cầu hóa graphit như Mg, Ce và các nguyên tố đất hiếm khác. Nhờ graphit ở dạng cầu là dạng chia cắt ít nhất nền kim loại nên chúng ít bị tập trung ứng suất khi có tải trọng tác dụng. Vì vậy, gang cầu có cơ tính cao gần bằng thép.
Graphit giun là dạng trung gian giữa graphit tấm và graphit cầu và là dạng phổ biến trong gang giun. Dạng graphit này dược hình thành nhờ biến tính gang lỏng bằng lượng nhỏ các nguyên tố cầu hóa graphit như Mg, Ce và các nguyên tố đất hiếm hoặc biến tính phối hợp với các nguyên tố cầu hóa graphit với các nguyên tố khử cầu như Ti, Al,… Graphit giun cũng phân nhánh mạnh trong hạt cùng tinh nhưng các mép và đỉnh đều tù và tròn nên phối hợp các tính chất cơ học tốt của gang cầu và tính đúc
cũng như tính ch ất lý học tốt của gang xám.
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ Chức Tế Vi Của Thép Gió: A. Trạng Thái Sau Khi Đúc, Có Lêđêburit, Cacbit Không Đồng Đều; B. Sau Khi Rèn Và Ủ, Cacbit Đồng Đều
- Mức Độ Hòa Tan Nguyên Tố Hợp Kim Vào Austenit Theo Nhiệt Độ Nung
- Thép Không Gỉ Hóa Cứng Tiết Pha (Thép Austenite- Mactenxit)
- Hợp Kim Nhôm Biến Dạng Không Hóa Bền Bằng Nhiệt Luyện
- Thành Phần Hóa Học, Tổ Chức Và Tính Chất
- Yêu Cầu Đối Với Hợp Kim Làm Ổ Trượt
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
Graphit quả bông là graphit ở dạng cụm và tồn tại phổ biến trong gang dẻo.
2.7.1.2. Quá trình graphit hóa của gang khi kết tinh
Khi so sánh năng lượng tự do của gang lỏng với năng lượng tự do của hỗn hợp
γ+ Xê và γ +Gr theo nhiệt độ cho thấy năng lượng tự do của graphit luôn nhỏ hơn năng lượng tự do của Xê trong mọi khoảng nhiệt độ. Về mặt này, graphit là pha ổn định nhất. Nhưng công tạo mầm của Xê lại nhỏ hơn của graphit rất nhiều vì thành phần và cấu trúc của Xê rất gần với gang lỏng. Vì vậy, graphit có thể trực tiếp tiết ra từ pha lỏng hoặc phân hủy từ Xe.
Đặc điểm của gang xám khi kết tinh là có phản ứng cùng tinh. Ngoài ra, pha tiết ra đầu tiên đối với gang trước cùng tinh là austenit còn sau cùng tinh là graphit. Cùng tinh austenit và graphit được tạo ra trong khoảng nhiệt độ tương đối hẹp, từ 11530C đến 11470C. Trạng thái hóa lý của gang lỏng cũng như đi ều kiện nguội có ảnh hưởng trực tiếp tới độ quá nguội của gang.
2.7.1.3. Quá trình graphit hóa của gang ở trạng thái rắn
Quá trình graphit hóa ở trạng thái rắn là quá trình chuyển biến tổ chức từ trạng thái cân bằng không ổn định của xêmenit dạng Fe3C hoặc (Fe, Me)3C và của dung dịch rắn quá bão hòa cacbon thành các tổ chức trạng thái cân bằng ổn định graphit.
Trên nhiệt độ vùng chuyển biến cùng tích, quá trình graphit hóa được thể hiện ở các phương trình sau :
- Đối với gang trắng và gang có chứa Xê tự do: Fe3C → 3Fe( C) + C(gr)
- Đối với gang xám:γ-Fe*(C) → Fe(C) + C(gr)
Quá trình graphit hóa khi chuyển biến cùng tích xảy ra theo phương trình sau:
- Khi gang nguội tương đối nhanh:γ-Fe(S) → P + C(gr)
- Khi gang nguội rất chậm: γ-Fe(S) → Fe(C) + C(gr)
Giữ gang lâu ở khoảng dưới nhiệt độ chuyển biến cùng tích một chút (đối với gang thông thường là 650 -7500C), sẽ có phản ứng graphit hóa xêmenit trong peclit: Fe3C → 3Fe(C) + C(gr)
Ở đây γ-Fe(C), γ-Fe*(C), γ-Fe(S) là austenite bão hòa C, austentit quá bão hòa C và austenite có thành phần C ở điểm S trong giản đồ pha Fe – C; Fe(C) là ferit, C(gr) là cacbon ở dạng graphit.
Như vậy, tùy theo tổ chức của gang nhận được sau khi kết tinh, thành phần gang và điều kiện nguội mà quá trình graphit hóa xảy ra khác nhau. Sư graphit hóa xêmenit theo phản ứng rất điển hình cho quá trình ủ gang trắng ra gang dẻo.
Trong gang xám, ở đây hầu hết cacbon đã tồn tại ở dạng graphit thì quá trình graphit hóa kể cả ở nhiệt độ cao và cả khi chuyển biến cùng tích chỉ còn theo hai giai đoạn khuếch tán cacbon trong dung dịch rắn tới graphit và kết tinh cacbon lên graphit.
Tăng hàm lượng các nguyên tố graphit hóa như C, Si và làm gang nguội chậm qua vùng chuyển biến cùng tích sẽ làm tăng quá trình graphit hóa. Tổ chức cuối cùng của gang sẽ là α-Fe và graphit. Tăng hàm lượng của các nguyên tố cacbit hóa như Cr, Mo, Mn, V,… và các nguyên tố ổn định peclit như Ni, Cu cũng như làm gang ngu ội
tương đối nhanh sẽ gây cản trở quá trình graphit hóa khi chuyển biến cùng tích và tổ chức nhận được cuối cùng là peclit và graphit.
2.7.2. Tổ chức tế vi và cơ tính của các loại gang
2.7.2.1. Gang trắng
Gang trắng là gang có tổ chức lê đê burit ứng với giản đồ Fe-C hệ ổn định giả. Tuỳ theo thành phần của gang mà trong tổ chức của chúng có thể chứa peclit- Lêđêburit (gang trắng trước cùng tinh), lêđêburit (gang trắng cùng tinh) và lêđêburit- xêmenitI (gang trắng sau cùng tinh).
Gang trắng thông thường chứa C, Si thấp. Gang trắng cùng tinh và sau cùng tinh chỉ được tạo ra khi làm nguội chúng rất nhanh.
Gang trắng có độ cứng rất cao và đạt tới 450-650HB. Độ cứng cao nhất của gang tương ứng với tổ chức mactenit-cabit. Để tăng tính chịu nhiệt, chịu mài mòn có va đập, gang trắng còn được hợp kim hóa bằng Cr, Mo và Ni. Do cứng, gang trắng không thể gia công được. Gang trắng ít được sử dụng mà chỉ để ủ ra gang dẻo, đúc các chi tiết chịu mài mòn như bi nghiền xi măng….
2.7.2.2. Gang xám
Gang xám graphit tấm là loại gang được dùng rất phổ biến và chiếm tới 80% tổng giá trị gang đúc. Tổ chức của gang xám bao gồm graphit tấm, thông dụng nhất là ở dạng A và nền kim loại có thể là ferit, ferit-peclit, hoặc peclit. Hình 2.13 giới thiệu tổ chức tế vi của gang xám.
Hình 2.13. Tổ chức tế vi của gang xám
a. gang xám pherit
b. gang xám pherit – peclit
c. gang xám peclit
Dạng graphit tấm càng ít, càng nhỏ mịn và phân bố đều, nền kim loại là peclit càng mịn thì cơ tính của gang càng cao.
Thành phần và tốc độ nguội của gang khi đúc có ảnh hưởng quyết định tới sự hình thành tổ chức và tính chất cơ học của gang.
Giảm C, Si và Cdl cũng như tăng t ốc độ nguội (tương ứng với giảm đường kính mẫu thử), tổ chức của gang sẽ thay đổi từ ferit tới ferit-peclit và peclit. Tương ứng, độ bền kéo của gang trắng tăng lên. Tiếp tục giảm SE và tăng tốc độ nguội, trong gang sẽ xuất hiện xê mentit tự do dẫn tới làm xấu tính chất cơ học của gang. Thành phần của gang xám thông thường dao động như sau: 2,8-3,6%C; 1,2-2,8%Si; 0,5-1,6%Mn; tới 0,65%P; tới 0,15%S. Hợp kim hóa gang bằng 0,2-0,5%Cr; 0,3-1,0%Ni; 0,3-0,4%Mo; 0,4-1,0%Cu tùy theo thành phần cụ thể của gang mà dùng phối hợp các nguyên tố hợp kim theo tỷ lệ nhất định giữa các nguyên tố cacbit hóa và graphit hóa để không xuất hiện cacbit tự do khi kết tinh cùng tinh, sẽ làm cho peclit trong gang trở nên nhỏ mịnh và do đó, nâng cao tính chất cơ học cũng như tính chịu mài mòn và tính chịu nhiệt,… cho gang.
Nhìn chung, gang xám do graphit chia cắt rất mạnh nền kim loại, các đỉnh và mép của graphit đều nhọn là nơi taạp trung ứng suất khi có tải trọng tác dụng nên gang xám có độ bền tương đối thấp, đặc biệt có tính dẻo kém. Cơ tính của gang xám phụ thuộc vào tổ chức nền kim loại. Tuy nhiên gang xám có độ bền nén tốt, có khả năng tự bôi trơn do có graphit khi làm việc ở điều kiện chịu mài mòn nửa khô, có tính xung nhiệt và tính giảm chấn tốt lại rất rẻ nên được sử dụng rất rộng rãi để chế tạo thân và bệ máy, các chi tiết chịu lực không lớn, không yêu cầu tính dẻo dai trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như ngành chế tạo máy, máy nông nghiệp, luyện kim…
Ở Việt Nam, gang xám được ký hiệu GX với hai cặp số chỉ giá trị tối thiểu của
độ bền kéo và độ bền uốn của gang với đơn vị kG/mm2.
Các mác gang GX00, GX12-28, GX15-32 là các loại gang xám chứa Cdl cao. Tổ chức tế vi của nó gồm: graphit nhiều, thô to và nên kim loại là ferit-peclit. Cơ tính của gang này thấp nên chỉ được sử dụng cho các chi tiết không chịu lực nhưng lại chịu va đập nhiệt tốt.
Các mác gang GX21-40, GX24-44, GX28-48, GX32-52 khi nấu phải pha thêm nhiều thép vụn trong phối liệu để giảm Cđl, sau đó biến tính graphit hóa bằng FeSi hoặc CaSi nên có graphit tấm số lượng ít, mịn, phân bố đều, tổ chức nền kim loại là peclit, do đó cơ tính của gang khá và chúng được sử dụng cho các chi tiết chịu lực, chịu mài mòn, … trong ngành chế tạo máy.
Hai mác gang GX35-56, GX38-60 khi nấu phải pha nhiều thép vụn, biến tính bằng FeSi hoặc CaSi và hợp kim hóa thấp bằng Cr (0,3%-0,7%) và Ni (0,5%-0,8%) nên graphit ít, độ mịn cao, phân bố đều và tổ chức nền kim loại là peclit nhỏ mịn.
Gang này có cơ tính cao, được dùng cho các chi tiết dày, tải trọng nặng.
Các mác gang hợp kim thấp ngoài cơ tính cao còn làm việc được trong điều kiện nhiệt độ hơi cao (500-7000C), chịu mài mòn, chịu ăn mòn trong một số môi trường nhất định. Ví dụ, gang dùng trong công nghiệp điezen như bloc xilanh chứa 0,25- 0,5%Cr; 0,3-0,5%Ni; gang để đúc secmăng đơn chiếc được hợp kim hóa bằng 0,25%- 0,35%Cr; 0,35%-0,5%Cu (hoặc Ni) và 0,08%-0,18%Ti,…
2.7.2.3. Gang xám biến trắng
Ngoài gang xám bình thường, trong thực tế còn gặp gang xám biến trắng. Gang này có tổ chức thay đổi từ ngoài vào trong, ngoài cùng là gang trắng, lớp trung gian là gang hoa râm (chứa cả lê đê burit và graphit tự do) và trong cùng là gang xám.
Gang biến trắng thường có thành phần thích hợp và được tạo ra một lớp trắng bề mặt bằng cách làm nguội rất nhanh lớp bề mặt khi đúc ví dụ dùng khuôn kim loại.
Gang xám biến trắng: chứa không quá 3,5%C; 0,7-0,8%Si; không quá 3%Mn; P, S càng thấp càng tốt.
Để tăng và thay đổi lớp biến trắng, gang còn được hợp kim hóa nhiều nhất là 1,5%Cr; 2,5%Ni, phải đảm bảo tỷ lệ Ni/Cr =3/1); 0,5%Cu (tỷ lệ Cu/Cr=3); 0,6%Mo (tỷ lệ Mo/Cr=2-4) và tới 2%V. Độ cứng của gang biến trắng giảm dần từ ngoài vào trong. Độ cứng lớp trắng có thể đạt tới 450-650HB. Độ cứng lớn nhất ứng với tổ chức mactenxit –cacbit khi hợp kim hóa gang tới 4%Ni và tới 1,5%Cr.
Giới hạn bền kéo của gang biến trắng có thể đạt 100-550MPa. Gang cầu biến trắng cho độ bền cao nhất.
Gang biến trắng thường được dùng để đúc trục cán, bánh xe goong tàu hỏa, các chi tiết cam, má nghiền, đầu phun cát, đầu phun bi…
2.7.2.4. Gang cầu
Gang cầu còn được gọi là gang bền cao có graphit ở dạng cầu nhờ biến tính bằng các nguyên tố cầu hóa graphit như Mg, Ce và các nguyên tố đất hiếm. Sau khi biến tính cầu hóa, gang lỏng còn được biến tính lần hai bằng các nguyên tố graphit hóa như FeSi, CaSi để chống biến trắng cho gang.
Nhờ các chất biến tính cầu hóa mà gang lỏng trở nên sạch các tạp chất như S và khí, làm tăng độ quá nguội cho gang và tạo cho graphit phát triển chủ yếu theo hướng thẳng góc với bề mặt cơ sở của tinh thể graphit. Do đó, graphit kết tinh thành dạng cầu.
Tổ chức tế vi của gang cầu bao gồm graphit cầu và nền kim loại là ferit, ferit- peclit, peclit. Tổ chức tế vi của gang cầu được giới thiệu trên hình 2.14.
Do graphit ở dạng cầu là dạng ít bị tập trung ứng suất khi chịu tải- nên gang cầu có độ bền và độ dẻo cao, hoàn toàn có thể gia công biến dạng được. Có thể áp dụng các phương pháp nhiệt luyện thép cho gang cầu để có thể đạt được tổ chức nền kim loại khác nhau như: xoocbit, banit, mactenxit,… và cho các tính chất mong muốn.
Hình 2.14. Tổ chức tế vi của gang cầu
a. gang cầu ferit
b. gang cầu ferit – peclit
c. gang cầu peclit
Gang cầu thường chứa Cdl cao và bằng 4,3%-4,6%C để chống biến trắng và do graphit ở dạng cầu sít chặt, ít chia cắt nền kim loại nên không làm giảm đáng kể tính chất cơ học của gang. Hàm lượng Si không nên quá cao nhỏ hơn 3,0% để khỏi ảnh hưởng đến độ dẻo dai của gang. Hàm lượng S sau khi biến tính cầu hóa bằng Mg phải nhỏ hơn 0,03% thì gang mới nhận được graphit cầu, nên hàm lượng S trong gang lỏng ban đầu càng thấp càng tốt để khỏi tốn chất biến tính và hạn chế tạp chất “vết đen” do MgS tạo ra sẽ làm giảm tính chất cơ học của gang. Hàm lượng Mn được chọn phụ thuộc vào loại gang cầu: với gang cầu ferit ở trạng thái đúc lượng Mn nhỏ hơn 0,2% ở gang cầu peclit chúng có thể lên tới 1,0%. Lượng P càng ít càng tốt vì P làm giảm tính dỏe dai của gang cầu. Thành phần hóa học của gang cầu dao động như sau: 3,0- 3,6%C; 2,0-3,0%Si; 0,2-1,0%Mn; ít hơn 0,15%P; ít hơn 0,03%S; 0,04-0,08%Mg.
Gang cầu có độ bền và độ dẻo dai cao, đặc biệt sau khi nhiệt luyện thích hợp.
Gang cầu theo TCVN được ký hiệu bằng chữ cái GC với hai cặp chữ số để chỉ giá trị tối thiểu của giới hạn bền kéo σbk (kG/mm2) và độ dẻo δ(%) của gang. Gang cầu ferit mác GC40-10 cho σbk≥400MPa; δ ≥10% và độ cứng đạt 156-197HB. Gang cầu peclit mác GC40-2 có độ bền cao σbk≥600MPa; δ≥2% và độ cứng 197-269HB. Đặc biệt ở gang cầu sau khi tôi đẳng nhiệt để đạt tổ chức bainit có thể đạt σbk= 1000- 1300MPa, δ=4-8%; HB=302-369.
Gang cầu được sử dụng để sản xuất các chi tiết chịu lực lớn và chịu tải trọng va
đập, chịu mài mòn như trục khuỷu ô tô, cam, bánh xe răng… Do rẻ, gang cầu được dùng nhiều để thay thế thép và gang dẻo.
2.7.2.5. Gang giun
Gang giun là gang có graphit ở dạng giun là dạng trung gian giữa graphit tấm và graphit cầu. Có thể thực hiện các phương pháp sau để sản xuất gang giun.
Biến tính gang lỏng bằng phối hợp các nguyên tố cầu hóa graphit như Mg, Ce và các nguyên tố đất hiếm với các nguyên tố khử cầu như Ti, Al. Để chống khuynh hướng tạo xê mentit tự do khi đông rắn, gang lỏng cần được biến tính lần hai bằng các chất graphit hóa như FeSi, CaSi…
Tổ chức tế vi của gang bao gồm 80-100% graphit ở dạng giun và 0-20% graphit dạng cầu, nền kim loại là ferit, ferit-peclit, peclit và cũng có thể là các tổ chức nhận được sau các quá trình nhiệt luyện khác nhau như xoocbit, bainit, mactenxit,..
Thành phần hóa học của gang ban đầu để chế tạo gang giun cũng gần giống như ở gang cầu: Cdl = 4,3%; C = 3,2-3,8%; Si = 1,5 – 2,8%; Mn = 0,2 – 0,8%; P=0,15%; S
có thể lấy trong khoảng rộng nhưng tốt nhất là 0,03%. Các nguyên tố khác sau biến
tính giun hóa còn lại Mg = 0,013 – 0,023% nếu chỉ biến tính bằng Mg; Ce = 0,02 – 0,06% nếu chỉ biến tính bằng mischmetal; 0,01 – 0,025%Mg và 0,10 – 0,25%Ti khi biến tính phối hợp Mg và Ti. Tính chất của gang giun nằm giữa gang xám và gang cầu, nhưng cơ tính gần với gang cầu còn lý tính và tính đúc lại rất gần với gang xám. Cơ tính của gang do lượng graphit cầu và nền kim loại quyết định. Tăng lượng graphit cầu, độ bền và độ dẻo của gang đều tăng lên. Gang giun ferit có độ dẻo khá còn gang giun peclit có độ bền cao. Do các tính chất tốt của mình, gang giun được dùng thay thế gang xám bền cao và gang cầu. Chúng được dùng nhiều cho các chi tiết chịu lực, chịu va đập nhiệt trong công nghiệp đi ê zen như nắp và bloc xilanh, các chi tiết chịu mài mòn như secmang, phanh tàu cao tốc, đặc biệt là các chi tiết chịu va đập nhiệt như khuôn đúc thỏi thép, ống xả của ô tô…
2.7.2.6. Gang dẻo
Gang dẻo là gang có graphit ở dạng cụm hay còn gọi là quả bông được hình thành do ủ từ gang trắng trước cùng tinh ứng với tổ chức peclit – lê đê burit. Tổ chức tế vi của gang dẻo bao gồm graphit ở dạng cụm và nền kim loại là ferit, ferit –peclit, peclit. Hình 2.15 giới thiệu tổ chức tế vi của gang dẻo.
Gang trắng trước cùng tinh để ủ ra gang dẻo có tổng lượng C +Si nhỏ hơn 3,7 – 3,8%. Vật đúc gang thường có thành mỏng nhỏ hơn 10 -20mm, để gang kết tinh trắng hoàn toàn. Hàm lượng Si được chọn sao cho không xuất hiện graphit tự do và thông thường bằng 0,4 -1,7%. Mn dùng để trung hòa S nên được xác định theo hàm lượng S có trong gang theo công thức: Mn = 2S + 0,2%.
P là tạp chất làm giảm tính dẻo của gang nên hàm lượng của nó càng thấp càng
tốt. Cr đặc biệt nguy hiểm vì chúng làm cho cacbit trở nên rất bền vững nên kéo dài thời gian ủ, cần khống chế hàm lượng của nó ở mức thấp nhất ít hơn 0,05 -0,07%.
Hình 2.15. Tổ chức tế vi gang dẻo
a. gang dẻo ferit
b. gang dẻo ferit – peclit
c. gang dẻo peclit
Có hai loại gang dẻo:
- Gang dẻo tâm trắng chứa 2,8 – 3,4%C; 0,4 – 0,8%Si; 0,2 – 0,5%Mn; 0,12 – 0,25%S, thường được nấu trong lò đứng nên chứa hàm lượng C cao và Si thấp. Việc ủ gang dẻo tâm trắng được tiến hành trong môi trường Oxy hóa dùng quặng sắt tạo môi trường khí CO để đốt cháy bớt C. Việc ủ được tiến hành theo chế độ giữ nhiệt ở 980 – 10600C trong 60 – 120h sau đó làm nguội tương đối nhanh để tạo ra tổ chức peclit – graphit cụm. Thực tế, tổ chức của gang thay đổi từ ngoài vào trong như sau : lớp mỏng ngoài cùng là ferit do thoát C, lớp trung gian tiếp theo là ferit – peclit – graphit cụm và lớp chủ yếu phía trong là peclit – graphit cụm.
- Gang dẻo tâm đen chứa 2,2 – 2,8%C; 1,0 – 1,6%Si; 0,2 – 0,5%Mn; 0,12 -0,16S,
thường được nấu trong lò điện, chứa C thấp, Si cao nên được ủ trong môi trường trung tính. Chế độ ủ gang dẻo tâm đen như sau, ủ để phân hủy cacbit ở 9500C trong khoảng 20h, ủ ferit hóa bằng cách làm nguội chậm vật đúc với tốc độ 3 – 50C/h ở vùng nhiệt độ 760 – 6800C hoặc làm nguội tương đối nhanh vật đúc vừa dưới nhiệt độ chuyển biến cùng tích rồi giữ ở nhiệt độ đó cho tới khi peclit phân hóa hết thành ferit và graphit cụm.
Tổ chức cuối cùng của gang dẻo tâm đen là ferit – graphit cụm. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện làm nguội ở giai đoạn ferit hóa trong và dưới vùng chuyển biến cùng tích mà tổ chức nền kim loại của gang dẻo có thể là ferit, ferit – peclit hoặc peclit.