Hố khai quật năm 2017 xác định có 05 dấu tích kiến trúc thời Lý chạy theo chiều Đông-Tây trong hố khai quật. Hiện trạng mặt bằng kiến trúc thời Lý bị di tích ao/hồ thời Lê Trung hưng phá hủy hầu như toàn bộ phần phía trên, chỉ còn lại một phần đáy móng cột kiến trúc. Dấu tích móng cột bắt đầu xuất lộ từ lớp đào 09 và lớp đào 15 phần phạm vi di tích ao/hồ cắt phá. Các di tích kiến trúc xuất lộ trong lớp đất sét màu vàng, đất thuần, kết cấu chặt và hầu như không có hiện vật. Các di tích móng cột được kết cấu bởi sỏi cuội, gạch, ngói và đất sét vàng đầm lèn với nhau tạo thành các lớp vật liệu gia cố chắc chắn.
Hố khai quật năm 2018 phát hiện 03 dấu tích kiến trúc thời Lý tại khu vực phía Bắc và phía Nam hố khai quật. Mặt bằng kiến trúc thời Lý bị di tích thời Lê-Nguyễn phá hủy hầu như toàn bộ, chỉ còn lại một phần đáy móng kiến trúc. Các di tích móng cột có kết cấu là sỏi cuội, vật liệu sành, gạch ngói và đất sét vàng đầm lèn tạo thành các lớp gia cố chắc chắn.
- Di tích kiến trúc thời Đinh – Tiền Lê
Mặt bằng xuất lộ cụm sành nằm sát sinh thổ, tại khu vực góc Tây Nam hố khai quật, trong lớp đào 15, tại hố khai quật năm 2017
Dấu tích hố đen bị di tích móng tường ao/hồ 17.ĐKT.H1.AH.01 thời Lê Trung hưng cắt phá thành hai phần. Dấu tích hố đen cho thấy phần vật liệu và lớp than tro xuất lộ thành hình lòng chảo, chạy dài theo chiều Đông-Tây, rộng theo chiều Bắc- Nam, phần biên phía Tây tiếp tục ăn sâu vào vách hố. Các vật liệu sành như mảnh miệng lon, miệng vò, các mảnh thân, đáy sành mịn, đanh, màu nâu xám, xám nhạt lẫn ít sạn cát hạt nhỏ, vật liệu mang đặc trưng thời Đinh-Tiền Lê. Dấu tích này nằm rải rác theo cụm, phía dưới lớp sét vàng đắp nền và lớp vật liệu ngói cong lòng máng thời Lý. Kích thước hố đen chiều Bắc-Nam là 8m, chiều Đông-Tây xuất lộ là 2m. Các di tích liên quan,
tại phía Nam hố đào là di tích nền gạch đỏ đầm lèn có niên đại thế kỷ 7-8. Điều này cho thấy sự có mặt của các lớp văn hóa nối tiếp từ sớm tới muộn.
- Di tích kiến trúc thời Đại La
Lớp văn hóa Đại La đã xuất lộ một đoạn cống nước gạch. Cống nước chạy theo hướng Bắc-Nam, dài 9,45m, rộng 57cm (lòng cống rộng 36cm). Về vật liệu dấu tích này được xây dựng bằng gạch ngói vỡ gồm: gạch bìa đỏ, xám; ngói âm dương và ngói phẳng đỏ-xám dày 1-1,5cm. Hiện dấu tích đang tiếp tục phát triển vào hai vách Bắc, Nam của hố thám sát 1 (PLIII, H3: 6).
Có thể bạn quan tâm!
- Vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII tại khu vực Chính điện Kính Thiên Hoàng thành Thăng Long qua tài liệu khai quật năm 2017-2019 - 2
- Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Vật Liệu Kiến Trúc Thế Kỷ Xv-Xviii Tại Khu Vực Chính Điện Kính
- Khai Quật Ở Khu Vực Điện Kính Thiên Trong Các Năm 2017-2019
- Vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII tại khu vực Chính điện Kính Thiên Hoàng thành Thăng Long qua tài liệu khai quật năm 2017-2019 - 6
- Vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII tại khu vực Chính điện Kính Thiên Hoàng thành Thăng Long qua tài liệu khai quật năm 2017-2019 - 7
- Vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII tại khu vực Chính điện Kính Thiên Hoàng thành Thăng Long qua tài liệu khai quật năm 2017-2019 - 8
Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.
1.2.2.4. Di vật và vật liệu xây dựng thế kỷ XV – XVIII năm 2017-2019
Các đợt khai quật đã thu được số lượng di vật rất lớn với nhiều loại hình, chất liệu phong phú bao gồm các loại vật liệu kiến trúc, sành, gốm men, đất nung, bao nung, đồ gỗ, đồ kim loại. Nổi bật trong số đó là loại hình vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII tìm được qua 3 năm khai quật (2017-2019) với tổng số 119238 hiện vật, trong đó gạch là 54456, ngói là 46956, trang trí kiến trúc có 16459 mảnh và gỗ 70 tiêu bản, đá 297 mảnh. Tuy có số lượng rất lớn nhưng hầu hết đều là các mảnh vỡ, hiện vật nguyên và đủ dáng không đáng kể.
Các di vật này được chỉnh lý trong báo cáo khai quật các năm. Một số tác giả bước đầu tìm hiểu, nghiên cứu loại hình vật liệu kiến trúc trong NPHMVKCH như: minh văn trên VLKT, kết quả khai quật khảo cổ học khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2017 trong NPHMVKCH năm 2018, kết quả khai quật khảo cổ học khu vực điện Kính Thiên năm 2018 trong NPHMVKCH năm 2019, một số cấu kiện kiến trúc gỗ ở khu vực Chính điện Kính Thiên (qua đợt khai quật năm 2017-2019), giếng đá thời Lê Trung hưng phát hiện tại địa điểm điện Kính Thiên năm 2017, kết quả khai quật khảo cổ học khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2019, cùng một số các bài viết lẻ tẻ
khác. Tuy nhiên tất cả các bài viết này đều chưa tập hợp được một cách đầy đủ và hệ thống về các loại hình di vật VLKT thế kỷ XV-XVIII tại khu vực này. Do vậy, với việc tiếp cận toàn bộ khối di vật đồ sộ này, tác giả sẽ phân chia từng loại hình hiện vật ứng với từng giai đoạn sớm muộn một cách chi tiết và đầy đủ nhất với hi vọng bước đầu nghiên cứu vật liệu xây dựng thế kỷ XV-XVIII tại khu vực Chính điện Kính Thiên.
Tiểu kết chương
Vật liệu kiến trúc giai đoạn thế kỷ XV-XVIII được phát hiện khá sớm và đó cũng là thời kỳ mở đầu của nền khảo cổ học Việt Nam đầu thế kỷ XX bởi các học giả người Pháp. Tuy nhiên, các phát hiện đều mang tính lẻ tẻ và không nằm trong địa tầng. Kết quả nghiên cứu chưa thực sự chính xác do hạn chế bởi phương pháp khai quật và tư liệu.
Đến thập niên 70, những phát hiện và nghiên cứu về VLKT xuất hiện nhiều hơn và do các học giả Việt Nam thực hiện. Bên cạnh những phát hiện mang tính ngẫu nhiên, đã có những phát hiện về VLKT thế kỷ XV-XVIII nằm trong địa tầng của các cuộc khai quật. Những nghiên cứu về chúng được tiếp cận từ nhiều hướng như lịch sử, mỹ thuật, kỹ thuật sản xuất, chất liệu… là những tài liệu bước đầu để nhận thức chung về VLKT thế kỷ XV-XVIII.
Khoảng cuối thế kỷ XX đến nay, nhiều cuộc khai quật ở khu vực Thăng Long – Hà Nội đã được tiến hành. Qua đó VLKT thế kỷ XV-XVIII được phát hiện ngày càng nhiều hơn, phong phú và đa dạng hơn. VLKT được phát hiện trong địa tầng hố khai quật cung cấp những thông tin đáng tin cậy về niên đại và diễn biến phát triển của các loại hình.
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU KIẾN TRÚC THẾ KỶ XV-XVIII TẠI KHU VỰC CHÍNH ĐIỆN KÍNH THIÊN QUA CÁC ĐỢT KHAI QUẬT
NĂM 2017-2019
Trong cuộc khai quật từ 2017-2019 phát hiện được rất nhiều các loại hình di vật trong các cuộc khai quật tại khu vực điện Kính Thiên với nhiều loại hình, chất chất liệu khác nhau của nhiều thời kỳ. Trong đó vật liệu kiến trúc bao gồm nhiều loại hình vật liệu như đất nung, gỗ, đá của giai đoạn thế kỷ XV-XVIIII.
2.1. Vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVI
2.1.1. Vật liệu đất nung
Vật liệu đất nung là loại hình hiện vật phát hiện được số lượng nhiều hơn cả so với các loại hình khác. Gồm có gạch, ngói và trang trí kiến trúc.
2.1.1.1. Gạch
So với các giai đoạn trước, gạch thế kỷ XV-XVI phát hiện ở điện Kính Thiên với một số lượng lớn hơn nhiều cụ thể từ năm 2017-2019 đã thu được 35309 mảnh. Tuy nhiên, gạch thời kỳ này cũng nằm trong tình trạng bị vỡ nát nhiều. Dựa và hình dáng và kích thước có thể chia gạch của thời Lê thành 5 loại hình cơ bản: gạch hình chữ nhật, gạch vuông, gạch hình thang, gạch thẻ, gạch hình hộp (PLI, Bảng 01-2).
a. Gạch hình chữ nhật
Gạch chữ nhật là loại gạch có mặt cắt hình chữ nhật, tiết diện của gạch có nhiều loại để phù hợp với từng vị trí như gạch có tiết diện vuông, gần vuông hoặc hình chữ nhật. Gồm loại gạch không trang trí, gạch in chữ Hán và gạch trang trí hoa văn.
- Gạch không trang trí hoa văn
Dựa vào kích thước và hình dáng gạch chữ nhật không trang trí hoa văn có thể chia thành hai loại: Thứ nhất là loại gạch có kích thước lớn có độ dày gần hoặc bằng với chiều rộng hay còn gọi là gạch vồ, loại thứ hai có độ dày mỏng hơn với độ dày từ 3-7 cm hay còn gọi là gạch bìa.
+ Loại 1: Gạch chữ nhật có mặt cắt vuông hoặc gần vuông hay còn gọi là gạch vồ. Trong thực tế, cái gọi là gạch vồ có nhiều kích thước, đặc biệt là về hình dáng mặt cắt ngang: có loại mặt cắt ngang hình vuông, có loại mặt cắt ngang chữ nhật nhưng lại có nhiều độ dày khác nhau – khiến cho trong nhiều trường hợp có khi gọi là “gạch vồ” hay “gạch dày chữ nhật” không có một ranh giới rò ràng. Đó là một hạn chế rất khó tránh khỏi trong phân loại các loại hình gạch - giữa gạch vồ và gạch chữ nhật.
Để thống nhất, trong hệ thống phân loại ở địa điểm Điện Kính Thiên, gạch chữ nhật có mặt cắt ngang hình vuông hoặc gần vuông được gọi là gạch vồ.
Số lượng gạch vồ không trang trí thời Lê thu được ở địa điểm Chính điện Kính Thiên khá lớn, nhưng hầu hết đều nằm trong tình trạng bị vỡ nát và không xác định được kích thước. Số lượng gạch vồ còn nguyên dáng hầu như rất ít, chỉ có 35 viên. Đây chính là cơ sở tài liệu để nghiên cứu các đặc điểm chính của gạch vồ thời Lê ở địa điểm này.
Nhìn chung, cũng như các loại hình khác, gạch vồ thời Lê đều có hai loại chất liệu: gạch đỏ và gạch xám. Xét về mặt chất liệu, loại hình gạch vồ thường không được lọc kỹ, xương gạch chứa khá nhiều sạn to hoặc có thể lẫn cả bã thực vật.
Điểm đáng lưu ý là đa số gạch vồ có các kích cỡ nêu trên đều trùng hợp với các loại gạch vồ có in dập chữ Hán thuộc thời Lê như gạch có chữ “Hữu”, “Tả” hoặc chữ “Trung” phát hiện được tại địa điểm 18 Hoàng Diệu.
Nếu so sánh với các di tích khác thì gạch vồ thời Lê của địa điểm điện Kính Thiên có kích thước gần như tương đương với sưu tập gạch vồ thời Lê ở cổng Đoan Môn hoặc ở Lam Kinh (Thanh Hóa), nhưng lại có kích thước lớn hơn nhiều so với gạch vồ thời Nguyễn ở cổng Cửa Bắc của Trấn Bắc thành Hà Nội.
+ Loại 2: Gạch bìa hình chữ nhật
Khác với loại gạch hộp, gạch bìa chữ nhật có độ dày mỏng hơn dày khoảng 3-7 cm. Về mặt chức năng, gạch bìa chữ nhật là loại hình vật liệu xây dựng thông dụng và phổ biến nhất. Loại gạch này có thể dùng để xây móng bó nền, xây thành cống rãnh, lát sân hè… Vì vậy, ở bất kỳ công trình kiến trúc nào thì gạch bìa chữ nhật cũng chiếm một số lượng lớn, thu được 2222 mảnh. Số gạch còn nguyên dạng hầu như không đáng kể.
Tiêu bản mang ký hiệu 17.ĐKT.H1.V02, gạch còn nguyên (38cm x 20cm x 6cm) các rìa cạnh cắt phẳng. Gạch được làm bằng loại đất sét đỏ, độ nung khá cao.
- Gạch in chữ Hán
Gạch có in dập chữ Hán được xác định của thời Lê phát hiện được ở địa điểm điện Kính Thiên có 5 viên. Đặc điểm nổi bật của nhóm gạch này đa số đều thuộc loại hình gạch vồ và gạch hộp chữ nhật với kích thước lớn và rất dày. Về kỹ thuật in chữ trên gạch của thời Lê cũng rất phong phú về kiểu loại: chữ nổi, chữ chìm, chữ nét to, chữ nét nhỏ, chữ được đóng trong khung triện, lại có chữ không được bao quanh bởi đường viền.
Thống kê nội dung chữ Hán in dập trên gạch cho thấy thời Lê có các loại sau đây (Bảng kê 01).
+ Gạch in chữ Hán Hữu “右”
Đặc điểm thống nhất của nhóm gạch có chữ này đều đi kèm với các loại gạch chữ nhật có kích thước lớn và dày. Trong đó có nhiều viên thuộc vào loại gạch vồ xám của thời Lê. Mỗi viên chỉ có một chữ và tất cả đều là chữ dập nổi nằm ở rìa cạnh ngắn của viên gạch. Nét chữ rò ràng, dày từ 0,5- 0,6 cm và được tạo ra ngay trong khuôn đóng gạch. Đó chính là nét khác biệt so với loại chữ triện trên gạch thời Lý-Trần.
Tiêu bản gạch duy nhất in chữ Hán “Hữu” ký hiệu 17.ĐKT.H1.V71 thuộc loại gạch vồ hình chữ nhật còn đủ dáng có kích thước 40 x 21,5 x 9cm.
Trên một rìa cạnh được dập nổi chữ Hán Hữu “右”. Gạch loại này được làm
bằng chất liệu đất sét xám gạch khá đanh chắc, xương gạch lẫn nhiều sạn đầu ruồi (PLIII, H4: 01).
Đây là quân hiệu của một sở của 4 vệ Hiệu Lực. Gạch in chữ Hữu là gạch do Hữu sở vệ Hiệu Lực sản xuất. Vẫn chưa xác định được đây là Hữu sở của vệ Hiệu Lực nào trong 4 vệ Tiền, Hậu, Tả, Hữu. Loại hình gạch in chữ Hán này cũng đã được phát hiện tại địa điểm 62-64 Trần Phú.
+ Minh văn ghi quan phủ thời Lê sơ: loại hình này thu được hai tiêu bản in các chữ Hán: Tam Phụ quân, Hổ Uy quân.
Gạch in chữ Hán Tam Phụ quân (三輔軍)
Tiêu bản ký hiệu 17.ĐKT.H1.V78, viên gạch vỡ, còn lại một phần. Một rìa cạnh dài viên gạch được khắc chìm chữ Hán “Tam Phụ quân” được in trong một khuôn hình chữ nhật. Chữ viết chân phương, ngay ngắn, gạch được làm bằng chất liệu đất sét đỏ, độ nung khá thấp (PLIII, H4: 03-04). Loại gạch này cũng đã được phát hiện tại địa điểm 18 Hoàng Diệu (PLIII, H4: 02).
Tam Phụ quân tìm thấy tại di chỉ Hoàng thành là quân hiệu của một trong 5 sở của vệ Quảng Vũ thuộc Đông Quân phủ. Quân của sở Tam Phụ cũng có mặt trong công cuộc lao động xây dựng kinh đô [28, tr.45].
Gạch in chữ Hán Hổ Uy quân (虎威軍)
Tiêu bản mang ký hiệu 17.ĐKT.H1.V15 kích thước: 31,5cm x 15,5cm x 9,5cm chữ viết theo thể Khải, trong khung chữ nhật, con dấu chữ nhật, khuôn in rất rò ràng, gạch nung chín, đất mịn, màu đỏ (PLIII, H4: 5). Viên gạch tương tự cũng đã phát hiện được ở địa điểm 18 Hoàng Diệu (PLIII, H4: 6)
Vệ Phủng Thần của Trung quân phủ có 5 sở: Hám Hổ, Hổ Uy, Thần Hổ, Mãnh Hổ, Hùng Hổ. Hổ Uy là quân hiệu thuộc một trong 5 sở của vệ Phủng Thần. Quân của sở này cũng được điều về kinh nung gạch xây dựng, sản phẩm được in quân hiệu Hổ Uy quân [28, tr.42].
+ Gạch in chữ Hán ghi địa danh thời Lê: thu được hai tiêu bản in địa danh thời Lê gồm có Thu Vật huyện Vũ Linh hương và Thu Vật huyện Nhân Khảm hương.
Gạch in chữ Hán “Thu Vật huyện Vũ Linh hương” (收物縣武令鄉).
Tiêu bản ký hiệu 17.ĐKT.H1.V79, vỡ, kích thước ([23cm] x [13cm] x 9.5cm), viên gạch in 6 chữ, viết thành một hàng dọc Thu Vật huyện Vũ Linh hương chữ viết được in trong một khuôn hình chữ nhật (PLIII, H5: 1-2).
Gạch in chữ Hán “Thu Vật huyện Nhân Khảm hương” (收物縣仁坎鄉).
Tiêu bản ký hiệu 19.ĐKT.H1.V13 kích thước [17cm] x [13cm] x 11cm) trên một rìa cạnh khắc chìm dòng minh văn Thu Vật huyện Nhân Khảm hương, nhưng ba chữ đầu đã bị vỡ (PLIII, H5: 3-4).