Gạch chữ nhật xám trang trí chấm tròn 17.ĐKT.H1.V69 | |
H6: 3-4 | Gạch thẻ trang trí rồng 19.ĐKT.H1.V03 |
H6: 5-6 | Gạch thẻ trang trí rồng 19.ĐKT.H1.V05 |
H7: 1-2 | Gạch thẻ trang trí hoa dây có nhũ đinh 18.ĐKT.H1.V04 |
H7: 3-4 | Gạch thẻ trang trí hoa dây 19.ĐKT.H1.V06 |
H7: 5-6 | Gạch thẻ trang trí hoa dây dạng hình sin 19.ĐKT.H1.V07 |
H8: 1-2 | Gạch thẻ trang trí hoa dây dạng hình sin 19.ĐKT.H1.V02 |
H8: 3-4 | Gạch thẻ trang trí hoa dây dạng hình sin 19.ĐKT.H1.V23 |
H8: 5 | Gạch trang trí hoa dây lá cách điệu (miếu Trung Nhạc, Trung Quốc) |
H8: 6 | Gạch thẻ trang trí nhũ đinh 17.ĐKT.H1.V341 |
H9: 1-2 | Gạch thẻ trang trí nhũ đinh men xanh 18.ĐKT.H1.V24 |
H9: 3-4 | Gạch thẻ trang trí nhũ đinh men vàng 17.ĐKT.H1.V270 |
H9: 5-6 | Gạch hộp (thông gió) trang trí rồng men xanh 18.ĐKT.H1.V30 |
H10: 1-2 | Gạch hộp (thông gió) trang trí rồng men vàng 18.ĐKT.H1.V8 |
H10: 3-4 | Gạch hộp (thông gió) xám trang trí rồng 18.ĐKT.H1.V31 |
H10: 5-6 | Gạch hộp (thông gió) xám trang trí hoa sen 18.ĐKT.H1.V32 |
H11: 1-2 | Gạch hộp (thông gió) trang trí hoa cúc 18.ĐKT.H1.V33 |
H11: 3-4 | Gạch hộp (thông gió) trang trí hoa chanh 19.ĐKT.H1.V57 |
H11: 5-6 | Gạch hộp (thông gió) trang trí in chữ Hán 18.ĐKT.H1.V74 |
H12: 1-2 | Gạch hộp (thông gió) trang trí in chữ Hán "Tứ Ngũ" 19.ĐKT.H1.V81 |
H12: 5 | Vị trí đặt gạch thông gió |
H13 | Giả định vị trí Bát giác đình, cố cung Thẩm Dương Trung Quốc |
H14: 1-2 | Đuôi ngói ống men vàng loại 1, 18.ĐKT.H1.V03 |
H14: 3-4 | Đuôi ngói ống men vàng loại 2, 17.ĐKT.H1.V181 |
H14: 5-6 | Đuôi ngói ống men vàng loại 3, 17.ĐKT.H1.V174 |
H15: 1-2 | Đầu ngói ống trang trí rồng men vàng 17.ĐKT.H1.V184 |
H15: 3-4 | Đầu ngói ống trang trí rồng men vàng 18.ĐKT.H1.V05 |
H15: 5 | Đầu ngói trích thủy trang trí rồng men vàng 17.ĐKT.H1.V187 |
Có thể bạn quan tâm!
- Vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII tại khu vực Chính điện Kính Thiên Hoàng thành Thăng Long qua tài liệu khai quật năm 2017-2019 - 1
- Tổng Quan Tình Hình Nghiên Cứu Vật Liệu Kiến Trúc Thế Kỷ Xv-Xviii Tại Khu Vực Chính Điện Kính
- Khai Quật Ở Khu Vực Điện Kính Thiên Trong Các Năm 2017-2019
- Vật Liệu Kiến Trúc Thế Kỷ Xv-Xviii Tại Khu Vực Chính Điện Kính Thiên Qua Các Đợt Khai Quật
Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.
Đầu ngói trích thủy trang trí rồng men vàng 17.ĐKT.H1.V189 | |
H16: 1-2 | Đầu ngói trích thủy trang trí hoa cúc men vàng 17.ĐKT.H1.V193 |
H16: 3-4 | Đuôi ngói ống men xanh loại 1, 17.ĐKT.H1.V205 |
H16: 5-6 | Đuôi ngói ống men xanh loại 2, 18.ĐKT.H1.V22 |
H17: 1-2 | Đuôi ngói ống men xanh loại 3, 17.ĐKT.H1.V202 |
H17: 3-4 | Đầu ngói ống hình tròn trang trí rồng men vàng 17.ĐKT.H1.V209 |
H17: 5-6 | Đầu ngói ống nửa hình tròn trang trí rồng men vàng 18.ĐKT.H1.V28 |
H18: 1-2 | Ngói lòng máng men xanh 17.ĐKT.H1.V208 |
H18: 3-4 | Ngói trích thủy trang trí rồng men xanh 17.ĐKT.H1.V210 |
H18: 5 | Đuôi ngói ống xám loại 1, 17.ĐKT.H1.V92 |
H18: 6 | Đuôi ngói ống xám loại 2 |
H19: 1 | Đầu ngói ống trang trí hoa cúc(18.ĐKT.H1 ) |
H19: 2-3 | Đầu ngói ống trang trí hoa cúc 19.ĐKT.H1.V29 |
H19: 4 | Đầu ngói ống trang trí hoa cúc (18.ĐKT.H1 ) |
H19: 5 | Đầu ngói ống nửa hình tròn trang trí rồng (19.ĐKT.H1 ) |
H19: 6 | Đầu ngói ống nửa hình tròn trang trí rồng Lam Kinh, Thanh Hóa |
H20: 1-2 | Ngói lòng máng xám 19.ĐKT.H1.V01 |
H20: 3-4 | Ngói trích thủy xám trang trí rồng 17.ĐKT.H1.V93 |
H20: 5-6 | Ngói trích thủy xám trang trí hoa cúc |
H21: 1-2 | Ngói bò nóc trang trí hoa sen 19.ĐKT.H1.V32 |
H21: 3-4 | Ngói chống dột 19.ĐKT.H1.V5 |
H21: 5 | Vị trí lợp ngói chống dột |
H22: 1-2 | Ngói lót lợp diềm mái trang trí hoa sen 19.ĐKT.H1.V9 |
H22: 3-4 | Ngói lót lợp diềm mái trang trí hoa dây cách điệu 19.ĐKT.H1.V18 |
H22: 5-6 | Ngói lót lợp diềm mái trang trí hoa dây cách điệu 19.ĐKT.H1.V17 |
H23: 1-2 | Ngói lót lợp diềm mái trang trí hoa dây cách điệu 19.ĐKT.H1.V10 |
H23: 3-4 | Ngói lót lợp diềm mái trang trí hoa dây cách điệu 19.ĐKT.H1.V16 |
H23: 5 | Ngói lót lợp diềm mái trang trí hoa dây cách điệu 18 Hoàng Diệu |
Ngói lót lợp diềm mái trang trí hoa dây cách điệu Lam Kinh, Thanh Hóa | |
H24: 1-2 | Đuôi ngói ống in chữ Hán Nhân |
H24: 3-4 | Đuôi ngói ống in chữ Hán Tứ |
H24: 5-6 | Đuôi ngói ống in chữ Hán Đại |
H25: 1-2 | Tượng rồng trang trí trên ngói ống men vàng 17.ĐKT.H1.V281 |
H25: 3-4 | Tượng rồng trang trí trên ngói ống men vàng 18.ĐKT.H1.V10 |
H25: 5 | Tượng rồng trang trí trên ngói ống men vàng 17.ĐKT.H1.V196 |
H25: 6 | Tượng rồng trang trí trên ngói ống men vàng 18 Hoàng Diệu |
H26: 1-2 | Diềm răng cưa xám trang trí loại 1 kiểu 1, 17.ĐKT.H1.V346 |
H26: 3-4 | Diềm răng cưa xám trang trí loại 1 kiểu 2, 17.ĐKT.H1.V347 |
H26: 5-6 | Diềm răng cưa men xanh trang trí loại 2 kiểu 1, 17.ĐKT.H1.V321 |
H27: 1-2 | Diềm răng cưa men xanh trang trí loại 2 kiểu 2, 17.ĐKT.H1.V325 |
H27: 3-4 | Lan can hình đốt trúc 19.ĐKT.H1.V94 |
H27: 5-6 | Mô hình mái nhà 19.ĐKT.H1.V82 |
H28: 1-2 | Chân tảng loại 1 18.ĐKT.ĐA.CT02 |
H28: 3-4 | Chân tảng loại 1 18.ĐKT.ĐA.CT06 |
H28: 5-6 | Chân tảng loại 2 18.ĐKT.ĐA.CT04 |
H29: 1 | Cột góc 18.ĐKT.H1.Go01 |
H29: 2 | Cột góc 18.ĐKT.H1.Go02 |
H29: 3-4 | Con rường (rường bụng lợn) 17.ĐKT.H1.Go06 |
H29: 5-6 | Vị trí đặt rường bụng lợn và cấu trúc liên kết bộ khung mái |
H30: 1-2 | Xà soi rãnh 18.ĐKT.H1.Go17 |
H30: 3-4 | Hoành 19.ĐKT.H1.Go 6 |
H30: 5-6 | Xà góc (kẻ góc) 18.ĐKT.H1.Go03 |
H31: 1 | Xà góc (kẻ góc) 18.ĐKT.H1.Go04 |
H31: 2 | Chi tiết cấu trúc bộ góc đao Đình Tây Đằng (Ba Vì) |
H31: 3-4 | Rui bay 18.ĐKT.H1.Go04 |
H31: 5 | Rui bay 19.ĐKT.H1.Go9 |
Rui bay 19.ĐKT.H1.Go | |
H32: 1-2 | Cấu kiện gỗ dạng ang19.ĐKT.H1.Go32 |
H32: 3 | Kết cấu đấu củng ngoài điện Thánh, Chùa Bối Khê (Thanh Oai) |
H32: 4 | Bản vẽ Kết cấu đấu củng ngoài điện Thánh, Chùa Bối Khê (Thanh Oai) |
H32: 5-6 | Xà có vân mây như ý 18.ĐKT.H1.Go07 |
H33: 1-2 | Xà có vân mây như ý 18.ĐKT.H1.Go09 |
H33: 3 | Hoa van trang trí trên xà có vân mây 18.ĐKT.H1.Go09 |
H33: 4 | Kết cấu đấu củng ngoài điện Thánh, Chùa Bối Khê (Thanh Oai) |
H33: 5-6 | Thanh ngang lắp xà củng 18.ĐKT.H1.Go6 |
H34: 1 | Gạch vồ xám 17.ĐKT.H1.V23 |
H34: 2 | Gạch chữ nhật trong dấu tích bồn hoa thời Lê Trung hưng |
H34: 3 | Gạch thỏi hình thang xám 17.ĐKT.H1.V30 |
H34: 4 | Dấu tích đường đi thời Lê Trung Hưng năm 2018 |
H34: 5-6 | Gạch thẻ trang trí hoa dây 18.ĐKT.H1.V35 |
H35: 1-2 | Đuôi ngói ống 17.ĐKT.H1.V96 |
H35: 3 | Đầu ngói ống trang trí hoa cúc loại 1 kiểu 1 (17.ĐKT.H1.V87) |
H35: 4 | Đầu ngói ống trang trí hoa cúc loại 1 kiểu 1 (17.ĐKT.H1.V86) |
H35: 5-6 | Đầu ngói ống trang trí hoa cúc loại 2 kiểu 1 |
H36: 1 | Đầu ngói ống trang trí hoa cúc loại 2 kiểu 2 |
H36: 2 | Đầu ngói ống trang trí hoa cúc loại 3 |
H36: 3-4 | Đầu ngói ống trang trí hoa cúc loại 4 kiểu 1 (19.ĐKT.H1.V30) |
H36: 5 | Đầu ngói ống trang trí hoa cúc loại 4 kiểu 2 (17.ĐKT.H1.V83) |
H36: 6 | Đầu ngói ống trang trí hoa cúc loại 5 (17.ĐKT.H1.V83) |
H37: 1 | Đầu ngói trích thủy tráng trí hoa cúc loại 1 |
H37: 2 | Đầu ngói trích thủy tráng trí hoa cúc loại 2 |
H37: 3-4 | Đầu ngói trích thủy tráng trí hoa cúc |
H37: 5-6 | Đầu ngói trích thủy tráng trí hoa cúc loại 2 kiểu 2 |
H38: 1-2 | Đầu ngói trích thủy tráng trí hoa cúc loại 3 kiểu 3 |
Đầu ngói trích thủy tráng trí hoa cúc loại 3 kiểu 2 | |
H38: 5-6 | Diềm mái trang trí |
H39: 1-2 | Chân tảng 18.ĐKT.ĐA.CT07 |
H39: 3-4 | Chân tảng 18.ĐKT.ĐA.CT08 |
H39: 5-6 | Chân tảng 18.ĐKT.ĐA.CT09 |
H40: 1-2 | Chân tảng 18.ĐKT.ĐA.CT10 |
H40: 3-4 | Chân tảng 18.ĐKT.ĐA.CT08 |
H40: 5 | Đá hình chữ nhật |
H40: 6 | Đá cong |
H41: 1-2 | Lan can đá chạm rồng |
H41: 3-4 | Cối cửa |
H41: 5-6 | Khẩu giếng |
H42: 1 | Giếng đá chùa Báo Thiên (Hà Nội) |
H42: 2 | Giếng đá lăng Nguyễn Văn Nghị (Thanh Hóa) |
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gạch ngói và trang trí kiến trúc bằng đất nung là vật liệu xây dựng chủ yếu trong các công trình kiến trúc xưa. Cùng với các loại hình vật liệu khác như gỗ, đá,… là những nguyên vật liệu chính tạo nên một công trình kiến trúc hoàn chỉnh. Trải qua thời gian dài với nhiều biến cố thăng trầm trong lịch sử cùng với khí hậu khắc nghiệt, các kiến trúc đó hầu như đều không còn. Trong các di tích kiến trúc ở Việt Nam, nhiều khi chỉ còn lại có vật liệu xây dựng. Chính vì vậy nghiên cứu vật liệu kiến trúc góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử xây dựng Việt Nam truyền thống.
Có thể nói, trong bất kỳ một công trình kiến trúc nào thì lọai hình vật liệu xây dựng luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng để tạo nên diện mạo của công trình đó. Đặc biệt đối với các kiến trúc cổ chúng lại càng có ý nghĩa quan trọng, không chỉ cung cấp thông tin chân thực đối với việc nghiên cứu kiến trúc đương thời mà còn có giá trị nhiều mặt trong việc nghiên cứu lịch sử mỹ thuật, điêu khắc, lịch sử nghề thủ công cho đến việc nghiên cứu lịch sử văn hóa dân tộc.
Hiện nay với nhiều cuộc thăm dò khai quật các nhà khảo cổ học đã có nhiều điều kiện tiếp cận với loại hình vật liệu kiến trúc. Vì vậy một vài công trình nghiên cứu cũng đã đề cập đến loại hình vật liệu kiến trúc qua các triều đại. Đã có nhiều bài viết rất hay đi sâu vào nghiên cứu về loại hình vật liệu kiến trúc Việt Nam thế kỷ XV-XVIII sớm nhất là Louis Bezacier (1944, 1955), tiếp theo là H. Parmentier và R.Mecier (1954), tiếp theo là Tống Trung Tín đã có bài “Hệ thống vật liệu xây dựng kinh đô Thăng Long qua các đợt khai quật Đoan Môn, Bắc Môn, Hậu Lâu”, “Báo cáo kết quả khai quật Hậu
Lâu”; Luận án tiến sĩ của Ngô Thị Lan về “Gạch - ngói thế kỷ XV-XVIII ở Bắc Việt Nam qua nguồn tư liệu khảo cổ học” cùng với nhiều bài nghiên cứu đã góp phần nhận diện các loại hình vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII.
Từ 2011 đến nay, đã có nhiều đợt thám sát và khai quật trong khu vực điện Kính Thiên với sự phối hợp của hai cơ quan là Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội và Viện Khảo cổ học. Khu vực điện Kính Thiên, theo các kết quả nghiên cứu chung là một khu di tích có tầm quan trọng bậc nhất của Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Nơi đây có điện Kính Thiên là Chính điện của Cấm thành - nơi thiết triều của nhà Lê Sơ, nhà Mạc và nhà Lê Trung hưng mà dấu tích hiện còn là bậc thềm với các lan can đá chạm rồng, mây, lá... Hơn nữa, theo sử cũ, nơi đây còn là chính điện Càn Nguyên thời Lý, chính điện Thiên An thời Lý, thời Trần. Đã có nhiều luận văn thạc sĩ khảo cổ học nghiên cứu khu vực này như: “Vật liệu kiến trúc đất nung thời Lý, Trần ở khu vực điện Kính Thiên qua các đợt khai quật từ năm 2011 đến năm 2014”; “Dấu tích kiến trúc thời Lê thế kỷ 15-18 tại khu vực Chính điện Kính Thiên (phát hiện năm 2011-2013).
Kết quả khai quật đã thu được một khối lượng di vật rất lớn, bao gồm nhiều loại hình từ đồ gốm sứ, đồ sành và vật liệu kiến trúc, trong đó chiếm số lượng nhiều nhất là các loại hình vật liệu kiến trúc của các thời kỳ từ Bắc thuộc đến thời Nguyễn. Trong đó vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII cũng xuất hiện khá phong phú về số lượng và đa dạng về loại hình. Việc phân loại di vật này có thể góp phần tìm hiểu thêm diện mạo kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc thế kỷ XV-XVIII nói chung và ở khu vực Thăng Long nói riêng. Hơn nữa, từ việc góp phần nhận diện kiến trúc thế kỷ XV-XVIII ở khu vực trung tâm, việc nghiên cứu vật liệu ở đây cũng góp phần vào việc tìm hiểu một vấn đề mà giới khoa học quan tâm là vị trí trung tâm của Hoàng thành Thăng Long thế kỷ XV-XVIII ở đâu? Đặc biệt, các cấp quản lý và giới nghiên cứu
đang rất quan tâm tới việc phục dựng Chính điện Kính Thiên thế kỷ XV-
XVIII. Do vậy việc nghiên cứu vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII ở khu vực này ngày càng cấp thiết.
Tác giả luận văn may mắn được trực tiếp tham gia khai quật tại điện Kính Thiên từ năm 2016 đến nay. Qua quá trình khai quật tác giả đã nhận thấy đây là một cơ hội tốt để góp phần tìm hiểu loại hình vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII. Từ những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII tại khu vực chính Điện Kính Thiên (Hoàng Thành Thăng Long) qua tư liệu khai quật năm 2017-2019” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình nhằm hệ thống lại toàn bộ loại hình vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII đã khai quật được trong 3 năm ở khu vực này.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống, phân loại vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII qua các đợt khai quật ở khu vực điện Kính Thiên từ năm 2017 đến 2019.
- Tìm hiểu các đặc trưng của hệ thống vật liệu kiến trúc thế kỷ XV- XVIII ở khu vực điện Kính Thiên qua ba đợt khai quật từ 2017 - 2019.
- So sánh tổng hợp và tiến hành phân tích, đánh giá đặc trưng của các loại hình vật liệu kiến trúc thế kỷ XV - XVIII ở khu vực điện Kính Thiên với hệ thống vật liệu kiến trúc ở khu vực phụ cận và mối tương quan với các loại di vật khác cùng thời nhằm xác định những giá trị của hệ thống vật liệu kiến trúc này. Qua đó góp phần nghiên cứu lịch sử văn hóa và văn minh Thăng Long, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản Thế giới Hoàng Thành Thăng Long.