Khai Quật Ở Khu Vực Điện Kính Thiên Trong Các Năm 2017-2019

văn hóa là khá rò. Ở đây đã làm rò được có lớp văn hóa thời hiện đại (22 - 45cm), lớp văn hóa thời Nguyễn và thời Pháp thuộc (40 - 45cm), lớp văn hóa thời Lê (25 - 60cm) [57, tr.19] (Sđ 03).

Năm 2012, hố khai quật có diện tích 500m2 nằm ở phía Bắc cổng Đoan Môn theo chiều Đông – Tây, cách mép trong Đoan Môn là 28,8m về phía Bắc. Hố đào ban đầu được chia thành 5 hố, mỗi hố 50m2 chạy thẳng hàng theo hướng Đông - Tây, sau đó được mở rộng thêm 250m2 về phía Bắc trên cơ sở nối liền 3 hố (H3, H4, H5) ở phía Tây. Tầng văn hóa: dày khoảng 4m với các lớp văn hóa từ thời Đại La đến thời Nguyễn nằm chồng xếp lên nhau [57, tr 20] (Sđ 03).

- Năm 2013, tiến hành khai quật 1000 m2 được chia thành 2 đợt:

Đợt 1 khai quật với diện tích 500m2, nằm tiếp giáp về phía Tây Bắc với hố khai quật năm 2012; Đợt 2 khai quật 510m2, ở vị trí nằm song song và cách hố 1 khoảng 12m về phía Tây, cạnh tường hành cung phía Tây thời Nguyễn. Tầng văn hóa: độ sâu trung bình là 4,7m, gồm 5 lớp văn hóa chồng xếp lên nhau từ Đại La đến Nguyễn [57, tr.16] (Sđ 03).

- Năm 2014, tiến hành khai quật gần 1000m2 gồm 3 hố, về địa tầng đã phát hiện các lớp văn hóa chồng xếp từ thời Đại La đến Nguyễn. Hiện vật thu được khá đa dạng và phong phú như đồ gốm men, vật liệu kiến trúc, kim loại… trong đó có nhiều di vật thuộc giai đoạn thế kỷ XV-XVIII [47] (Sđ 03).

- Năm 2015, tiến hành khai quật gần 976 m2 gồm 3 hố, về địa tầng đã phát hiện các lớp văn hóa chồng xếp từ thời Đại La đến Nguyễn. Hiện vật thu được khá đa dạng và phong phú như đồ gốm men, gạch ngói, kim loại… trong đó có nhiều di vật thuộc giai đoạn thế kỷ XV-XVIII [48] (Sđ 04).

- Năm 2016, tiến hành khai quật 978m2 gồm 2 hố, về địa tầng đã phát hiện các lớp văn hóa chồng xếp từ thời Đại La đến Nguyễn. Hiện vật thu được

khá đa dạng và phong phú gồm nhiều giai đoạn, trong đó có nhiều di vật thuộc giai đoạn thế kỷ XV-XVIII [50] (Sđ 04).

1.2.2. Khai quật ở khu vực điện Kính Thiên trong các năm 2017-2019


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

1.2.2.1. Vị trí khai quật


Vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII tại khu vực Chính điện Kính Thiên Hoàng thành Thăng Long qua tài liệu khai quật năm 2017-2019 - 4

Từ năm 2017 đến năm 2019, TTBTDSTLHN đã phối hợp với Viện KCH tiến hành khai quật với tổng diện tích gần 3000m2, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Đông Bắc của di tích nền điện Kính Thiên (sđ 05-06).

- Năm 2017, tiến hành khai quật gần 1000m, hố khai quật ở góc phía Đông Bắc Chính điện Kính Thiên. Phía Đông Nam khu vực hành cung thời Nguyễn.

Địa tầng có đầy đủ các lớp văn hóa từ Đại La đến Nguyễn chồng xếp lên nhau, độ sâu trung bình 4,0-4,5m. Lớp mặt dày 1,0-1,4m, lớp văn hóa thời Nguyễn dày (20-30cm). Lớp văn hóa thời Lê sơ dày từ 0,15m-0,3m. Lớp văn hóa thời Trần khá rò nét ở một số khu vực sát vách Tây và khu vực giữa hố sát vách Đông, với hệ thống kiến trúc bao gồm móng gia cố, bó nền, nền kiến trúc. Lớp văn hóa thời Lý hầu như bị di tích ao/hồ giai đoạn sau phá hủy chỉ còn lại phần đáy móng gia cố đào sâu xuống lớp sinh thổ. Lớp văn hóa Đại La xuất lộ với đặc trưng lớp sét nâu xám, dày trung bình 0,15-0,3m.

- Năm 2018, tiến hành khai quật gần 1000m2 hố nằm chếch về phía Đông Bắc di tích nền Chính điện Kính Thiên. Phía Đông Bắc khu vực Hành cung thời Nguyễn.

Địa tầng có đầy đủ các lớp văn hóa của nhiều thời kỳ chồng xếp lên nhau, dày trung bình 4,0-4,5m. Lớp mặt dày 1,0-1,2m, lớp văn hóa thời Nguyễn dày trung bình 0,7m-0,8m. Khu vực hồ/ao thời Lê Trung hưng còn rò lớp văn hóa Nguyễn với phần vật liệu gạch, ngói và trang trí kiến trúc thời Lê

sơ và Lê Trung hưng, có kích thước lớn, dày trung bình từ 2,6-2,8m. Lớp văn hóa thời Lê Trung hưng dày trung bình 0,3-0,5m. Lớp văn hóa thời Lê sơ dày từ 30cm-40cm, lớp văn hóa thời Trần độ dày trung bình 0,3-0,4m. Lớp văn hóa Đại La dày trung bình 0,15-0,3m.

- Năm 2019, tiến hành khai quật gần 1000m2 hố nằm tại khu vực phía Đông Bắc của di tích nền điện Kính Thiên, phía Đông Bắc khu vực Hành cung thời Nguyễn.

Địa tầng khá dày 5,05m-6,1m, gồm đầy đủ các lớp văn hóa từ Đại La đến Nguyễn. Lớp văn hóa Thời Nguyễn dày 0,80-1,25m. Lớp văn hóa thời Lê Trung Hưng dày 0,3-0,4m. Lớp văn hóa thời Lê Sơ dày 0,7m đến 1,80m. Lớp văn hóa thời Trần dày 0,75m. Lớp văn hóa thời Thời Lý dày 0,3m. Lớp văn hóa thời tiền Thăng Long dày 0,3-0,4m.

Luận văn đi sâu vào tìm hiểu kết quả của các đợt khai quật 3 năm (2017-2019).

1.2.2.2 Tầng văn hóa và dấu tích kiến trúc tiêu biểu các thời kỳ trong đợt khai quật thám sát từ 2017 đến 2019

a. Tầng văn hóa ở mỗi khu vực, trong mỗi năm và ở mỗi hố có độ dày mỏng khác nhau, tuy nhiên có thể khái quát một cách tương đối địa tầng của khu vực ĐKT trong 3 năm khai quật như sau: (BA 02)

Trên tổng thể, tầng văn hóa của khu vực khai quật được ký hiệu theo trật tự từ trên xuống như sau:

Tầng văn hóa thời hiện đại


TV01: Thời Nguyễn (TK XIX - XX) TV02: Thời Lê (TK XV-XVIII)

TV03: Thời Trần (TK XIII - XIV) TV04: Thời Lý (TK XI - XIII) TV05: Thời Đại La (TK VIII-IX).

Diễn biến của các tầng văn hoá tại hai cả ba hố khai quật từ năm 2017- 2019 ngoài khu vực lớn bị phá hủy bởi di tích ao/hồ thì một số khu vực có sự thống nhất tương đối và được thể hiện một phần qua mặt cắt địa tầng các vách ở từng hố xuống sinh thổ:

a. Khu vực tầng văn hóa bị đào phá, xây dựng bởi di tích ao/hồ:


+ Lớp mặt dày trung bình 100-140cm. Đây là lớp đường bê tông và vật liệu gia cố, lớp móng từng gạch, vữa giai đoạn cuối thế kỷ XX, phía dưới là lớp đường nhựa và hệ thống vật liệu gạch, một số móng gia cố và cống thoát nước, hầm thời Pháp. Phía dưới là lớp phù sa lắng đọng vào đầu thế kỷ XX (thời Nguyễn)(PLIII, H1: 3-4).

+ Phía dưới lớp lắng đọng là hệ thống vật liệu gia cố, xáo trộn rất cao thuộc nhiều niên đại từ thời Nguyễn tới Lê - Trần. Đây là lớp san lấp di tích ao/hồ. Lớp san lấp này phủ kín toàn bộ di tích ao/hồ và một số khu vực ăn sâu xuống lớp sinh thổ.

b. Khu vực tầng văn hóa không bị di tích ao/hồ phá hủy:


Diễn biến tầng văn hóa có sự thống nhất từ trên xuống dưới, từ muộn xuống sớm, các lớp văn hóa tương đối quy chuẩn như các tầng văn hóa đã khai quật trong các hố tại khu vực trước điện Kính Thiên. Phía dưới lớp mặt là lớp văn hóa 1 (TV01) với sự xáo trộn của các lớp vật liệu thời Nguyễn và lớp phù sa lắng đọng đầu thế kỷ XX. Tầng văn hóa 2 (TV 02a) dày 30cm- 40cm, cao độ còn lại từ +8,600m; +8,200m là lớp nền gạch vuông lát kiểu Caro và hệ thống móng cột kiến trúc thời Lê Trung hưng.

+ Lớp văn hóa 2 (TV 02b): Tương đương các lớp đào từ L02 đến L03, cao độ còn lại từ +8,300m; +8,000m. Đây là lớp văn hóa Lê sơ thế kỷ XV- XVI, dày từ 15-30cm có nền sét màu vàng nhạt và vật liệu gia cố bằng gạch ngói. Đã phát hiện dấu tích bó nền kiến trúc, móng trụ, dấu tích móng cột kiến trúc này bị phá hủy bời giai đoạn sau.

+Lớp văn hóa 3(TV03): Tương đương các lớp đào L04 - L08, cao độ từ

+8,600; +7,300m, đây là phần di tích với đất sét vàng nhạt lẫn nhiều vật liệu gạch, ngói; móng cột sỏi, ngói; bó nền kiến trúc; dải nền trang trí hoa chanh.

Phía dưới đã phát hiện 04 kiến trúc thời Trần bao gồm 03 kiến trúc phát hiện dấu tích móng cột gia cố bằng sỏi cuội và đất sét; 01 kiến trúc móng cột gia cố bằng vật liệu gạch, ngói. Cả bốn kiến trúc này bị phá hủy nghiêm trọng bởi các hoạt động và di tích của giai đoạn sau. Di vật xuất lộ khá nhiều gạch chữ nhật đỏ, ngói cong lòng máng và nhiều mảnh trang trí kiến trúc thời Lý-Trần.

+Lớp văn hóa 4(TV04): Tương đương các lớp đào L8 - L15 và một số móng cột gia cố có độ sâu đến lớp 18, cao độ từ +8,000; +6,000m; + 5,600m, đây là phần di tích với đất sét vàng nhạt lẫn nhiều vật liệu gạch, ngói; Móng cột sỏi, gạch, ngói.

Phía dưới đã phát hiện 05 kiến trúc thời Lý, các kiến trúc phát hiện dấu tích móng cột gia cố bằng sỏi, gạch, ngói âm dương và đất sét. Cả 5 kiến trúc này đều bị phá hủy nghiêm trọng bởi các hoạt động và di tích của giai đoạn sau. Di vật xuất lộ khá nhiều gạch chữ nhật đỏ, ngói cong lòng máng và nhiều mảnh trang trí kiến trúc thời Lý, Đinh - Tiền Lê và Đại La.

+Lớp văn hóa 5(TV05): Lớp văn hóa thời Đại La, kết cấu sét xám đen lẫn ít thảm thực vật, có sự dày mỏng khác nhau trong toàn bộ mặt bằng hố,

dày trung bình từ 15-30cm, cao độ từ +7,000; +6,500m. Phát hiện dấu tích đường nước thời Đại La tại hố khai quật năm 2019.

+ Sinh thổ: Đất sét vàng dạng gan gà, đất thuần màu và không có di

vật.


Có thể thấy, trừ khu vực bị dấu tích ao hồ phá hủy diễn biến địa tầng

và niên đại các vách có sự thống nhất tương đối về từng thời kỳ. Niên đại các lớp văn hóa kéo dài từ giai đoạn hiện đại tới thời Pháp-Nguyễn-Lê-Trần-Đại La và phía dưới cùng là sinh thổ. Thời Nguyễn việc xây dựng thành Hà Nội san lấp toàn bộ di tích ao/hồ và lớp văn hóa thời Lê Trung hưng.

1.2.2.3. Các dấu tích kiến trúc phát hiện từ 2017-2019.


- Di tích kiến trúc thời Nguyễn


Phát hiện 3 dấu tích kiến trúc có móng cột thời Nguyễn được xây dựng khá cẩn thận ở phía Đông Bắc nền điện Kính Thiên. Hiện nay trong phạm vi hố khai quật chưa thể nhận thức được quy mô, cấu trúc và tính chất của từng kiến trúc nhưng ít nhất cũng đã biết được một số đặc điểm thời Nguyễn. Tương tự như các giai đoạn trước, các móng cột được đào hố móng hình vuông, sử dụng đất sét và các loại gạch ngói vụn đầm nện chặt. Bên cạnh đó thì móng cột thời Nguyễn cũng có một số thay đổi như kích thước nhỏ hơn thời Lê Trung Hưng, thời Trần, thời Lý và lớn hơn so với móng cột thời Lê Sơ ở đây. Các lớp đầm nện không có quy luật thống nhất như các thời kỳ trước đó. Các móng cột của kiến trúc có thể có kỹ thuật đầm nện kỹ lưỡng, công phu, vật liệu được đầm nhỏ thành từng lớp. Nhưng cũng kiến trúc thì vật liệu đầm có kích thước lớn hơn, kỹ thuật đầm là trộn đều và nhồi chặt.

- Di tích kiến trúc thời Lê Trung Hưng gồm các loại hình di tích sau:

+ Dấu tích móng cột 19.ĐKT.LTH.KT1: đã xuất lộ hệ thống 7 móng cột kích thước đồng đều xếp đối xứng thẳng hàng. Các móng cột dạng hình vuông kích thước trung bình là 2x2m được đầm bằng gạch ngói vụn và đất sét, kỹ thuật đầm nện rất kỹ lưỡng (PLIII, H1: 5).

+ Dấu tích cống nước đá: xuất lộ ở khu vực trung tâm hố khai quật, cống nước bị phá hủy chỉ còn lại đoạn giữa là tương đối nguyên vẹn. Thành cống nước được xây dựng bằng đá phiến màu xám xanh đáy cống được lát bằng đá và gạch đỏ, xám hình vuông (PLIII, H1: 6).

+ Dấu tích đường đi: nằm ở phía Đông hố khai quật, hiện xuất lộ 3 con đường được xây dựng nằm trong khuôn viên sân vườn Lê Trung Hưng (PLIII, H2: 1).

+ Dấu tích bồn hoa: xuất lộ 5 bồn hoa hình vuông kích thước 98cm x 98cm, sâu 20cm. Bốn thành bồn hoa được dựng bằng 3 viên gạch bìa đỏ (35cm x 18 cm x 6,5cm). Bên trong các bồn hoa chứa đất phù sa nâu, một số bồn có lẫn vôi (PLIII, H2: 3).

+ Dấu tích hồ/ao: xuất lộ trong hầu hết mặt bằng khu vực hố phía Nam. Đã xuất hiện rò dấu tích tường gạch ở hai đầu hố, tổng chiều dài Bắc Nam là 60m độ sâu 2,9m, chiều rộng lòng ao hồ 7m, tường được xây dựng bằng đá phiến hình chữ nhật, gạch vồ xám, đỏ. Về hình dáng di tích xuất lộ dạng uốn cong ở hố khai quật năm 2019, kết nối với dấu tích ao hồ đã phát hiện năm 2017, 2018 (PLIII, H1: 1-2; H2: 4-5).

- Di tích kiến trúc thời Lê Sơ gồm các di tích sau:


+ Dấu tích kiến trúc có móng cột: Hiện đã xuất lộ hệ thống móng bó nền và 16 móng cột, móng bó nền xuất lộ ở cả 2 phía Đông và Tây, tất cả chạy theo hướng Bắc Nam, mặt gạch quay ra phía ngoài và đều có xu hướng phát triển về 2 phía Bắc và Nam. Trong 2 bó nền này đã xuất lộ 16 móng cột

bố trí thành 4 dãy cột theo chiều Đông Tây. Theo hướng bó nền các dãy móng cột cách đều nhau 4,2m và cũng đang phát triển về 2 hướng Bắc Nam. Móng cột dạng vuông có kích thức 85x 85x 40cm. Theo hướng và đặc điểm của cấu trúc gian, móng cột kiến trúc này khá gần với dấu tích kiến trúc hành lang thời Lê sơ đã phát hiện ở phía trước nền điện Kính Thiên gần di tích Đoan Môn.

+ Dấu tích bó nền: xuất lộ tại khu vực trung tâm hố khai quật năm 2019 phía hai dấu tích kiến trúc bó nền chạy song song ăn xuống lớp văn hóa Lê Sơ. Dấu tích kiến trúc dài theo chiều Bắc Nam tiếp tực phát triển vào hai vách Bắc và Nam của hố, được xếp bằng gạch vồ xám và gạch bìa đỏ, xám (PLIII, H2: 6).

+ Dấu tích bó nền trang trí hoa chanh: Bó nền kiểu “hoa chanh” phát hiện năm 2019 được xây xếp bằng gạch bìa đỏ xếp đứng dọc theo chiều Bắc Nam bên trong là gạch bìa (đỏ - xám) xếp đứng cài ngang theo chiều Đông Tây, phần này các viên lành được cài thành các ô rộng 30-40cm bên trong thì cài bằng các viên gạch vỡ tận dụng, kiểu kỹ thuật bó nền gạch này được cài theo truyền thống thời Trần tuy nhiên kích thước chỉ còn một nửa và kỹ thuật không còn được đẹp và tỷ mỉ nữa. Các dấu tích kiểu này đã thấy xuất hiện ở Đoan Môn và khu vực 18 Hoàng Diệu (PLIII, H2: 5).

- Di tích kiến trúc thời Trần


Dấu tích kiến trúc thời Trần chỉ thấy ở các vị trí thám sát. Tại HTS2 đã phát hiện vết tích một lạch nước nhỏ chạy theo hướng Đông Tây, 1 dấu tích kiến trúc đã xuất lộ bó nền, nền gạch lát, cống nước ngầm và 2 hàng gạch bìa (PLIII, H3: 4-5).

- Di tích kiến trúc thời Lý


Từ năm 2017-2019 đã phát hiện 8 dấu tích kiến trúc thời Lý trong đó:

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí